1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Tác giả Chu Vĩ Hùng, Võ Ngọc Bảo Ngân, Đinh Khả Di, Lâm Trúc Linh, Ngô Thanh Thảo, Nguyễn Hoàng Nhật, Nguyễn Phương Trí Nhân
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Điệp
Trường học Trường Đại Học Hoa Sen
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 7,78 MB

Nội dung

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

ĐỀ TÀI:

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

ĐỀ TÀI:

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

Trang 3

TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (KTĐHXH) là một hình thứckinh tế mà Việt Nam đã áp dụng từ đầu những năm ở thập kỷ 1980 KTĐHXH làmột sự kết hợp giữa yếu tố thị trường và yếu tố xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra một

mô hình phát triển kinh tế bền vững và công bằng

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và dầntham gia vào kinh tế toàn cầu Chính sách KTĐHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ Hình thức kinh tếnày đã giúp nâng cao đời sống và mức sống của người dân Việt Nam, đồng thời tạo

ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp

KTĐHXH cũng mang lại nhiều lợi ích xã hội cho Việt Nam Chính phủ cókhả năng can thiệp và điều chỉnh thị trường để đảm bảo sự công bằng và bình đẳngtrong phân phối tài nguyên Hơn nữa, các chính sách xã hội được triển khai nhưchăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường có thể được thực hiện để đảmbảo phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp xã hội yếu thế

Tuy nhiên, KTĐHXH cũng đặt ra một số thách thức cho Việt Nam Cần có

sự cân nhắc và điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo rằng quyền lợi của người lao động

và các tầng lớp xã hội yếu thế không bị bỏ lại phía sau Ngoài ra, quá trình chuyểnđổi từ kinh tế quốc doanh sang KTĐHXH còn đòi hỏi sự thay đổi về tư duy, quản

lý và chính sách để đảm bảo sự phát triển bền vững và không gây tổn thương đếnmôi trường và xã hội

Trên hành trình phát triển KTĐHXH, Việt Nam đã gặp phải nhiều thử thách,nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu Qua việc tích cực học hỏi và áp dụng cácphương pháp và kinh nghiệm từ các quốc gia khác, Việt Nam đang dần xây dựngmột mô hình KTĐHXH phù hợp với đặc thù của đất nước

Với sự phát triển của KTĐHXH, Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục đạt được sựcân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, tạo ra một môi trường kinhdoanh thuận lợi, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, và nâng cao chất lượng sống củangười dân

Trang 5

MỤC LỤC

TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH 4

NỘI DUNG 5

I KHÁI QUÁT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5

1 Kinh tế thị trường 5

2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5

II TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 6

1 Phù hợp với xu thế phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 6

2 Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 9

3 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 11

4 Kết luận 12

III ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 13

1 Về mục tiêu 13

2 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế 14

3 Về quan hệ quản lý nền kinh tế 15

4 Về quan hệ phân phối 16

5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội 17

6 Kết luận 19

7 Liên hệ với thực tiễn Việt Nam 19

LỜI CẢM ƠN 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

CÂU HỎI THẢO LUẬN 24

3

Trang 6

Hình 10: Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Việt Nam 16Hình 11: Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính Phủ “Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do

Hình 12: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin 21

Trang 7

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1 Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không có mô hình kinh

tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển mà mỗi nước sẽ

có những mô hình kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện quốc gia đó

Những điểm chung của các nền kinh tế thị trường là vừa có những đặc trưngtất yếu không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặctrưng phản ánh điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia đó

2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Là một phần trong tổng thể kinh tế thị trường thế giới, kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có củakinh tế thị trường lẫn những đặc trưng riêng về trình độ phát triển, điều kiện lịch

sử của Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vậnhành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác

5

Trang 8

lập một xã hội mà ở đó dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh; có sựđiều tiết của nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Các giá trị “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà kiểu kinh

tế này hướng đến thực chất là những giá trị cốt lõi mà bất kỳ quốc gia, dân tộc hay

xã hội nào cũng mong muốn hướng đến Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít quốc giađảm bảo được cùng lúc các yếu tố này

Chính vì vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời nhằm

nỗ lực cân đối và giữ vững được hệ giá trị trên Ngoài ra, nền kinh tế thị trườngViệt Nam, cũng như các nền kinh tế thị trường khác, luôn cần có vai trò điều tiếtcủa nhà nước, và với nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự lãnh đạo của đảngCộng sản Việt Nam (đảng cầm quyền do lịch sử khách quan quy định) lẫn vai tròcủa nhân dân được đề cao hơn hết

II TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1 Phù hợp với xu thế phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Trang 9

Bản chất cơ bản của kinh tế thị trường là sự phát triển đạt trình độ cao của kinh

tế hàng hoá Bởi lẽ chịu ảnh hưởng của quy luật phát triển khách quan: khi kinh tếhàng hoá phát triển đến trình độ nhất định sẽ chuyển sang kinh tế thị trường Nhìnnhận thực tế, Việt Nam đã trải qua quá trình dài trau dồi, tích luỹ và phát triển nềnkinh tế hàng hoá Thế nên có thể nói, Việt Nam có nền tảng về ý thức trao đổi muabán hàng hoá, thị trường và các điều kiện khác để kết luận việc hình thành và pháttriển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu và khách quan

Mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh luôn là mụctiêu chung của các quốc gia trên thế giới, và tất yếu, trong đó có Việt Nam Thếnhưng sự khác biệt trong mỗi quốc gia đòi hỏi mỗi nền kinh tế đều khác biệt,không thể chung chung, trừu tượng cho mọi hình thái kinh tế- xã hội Từ đó đặt rađòi hỏi Việt Nam tìm kiếm kiểu kinh tế thị trường phù hợp

Việt Nam có quyền lựa chọn hai kiểu kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩahoặc xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, nhìn nhận thấy mặc dù kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa phát triển rất nhanh và phồn thịnh nhưng vẫn không giải quyết hay khắcphục được những mâu thuẫn vốn có trong xã hội, khiến nền kinh tế này đang có xuhướng tự phủ định và tự tiến hóa để tạo ra những điều kiện cần và đủ cho cuộccách mạng xã hội - cách mạng xã hội chủ nghĩa

=> Việt Nam lựa chọn đi theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa làphù hợp với xu thế thời đại và đặc trưng dân tộc, không mâu thuẫn mà ngược lạicòn rất đồng nhất với tiến trình phát triển của đất nước

7

Trang 10

Thành tựu:

● Từ đầu thập niên 90s, Việt Nam thực hiện tự do hóa giá cả, tự do hóathương mại, phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quyền kinh doanhcho các doanh nghiệp, mở ra nền kinh tế… Những thay đổi tích cực ấy đãgiúp kinh tế Việt Nam khả quan hơn thông qua việc mở rộng thương quyền,thực hiện Luật Doanh nghiệp, tạo xu thế xuất nhập khẩu cho các doanhnghiệp, gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế như ASEAN, AFTA, WTO,APEC, , ký kết FTA với nhiều quốc gia, ký kết Hiệp nghị Thương mại ViệtNam - Mỹ,…Điều này đồng thời cũng giúp Việt Nam đến gần hơn vớinhững giá trị cốt lõi “mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh” bằng cách phát triển giáo dục, xoá đói giảm nghèo, tập trung đầu

tư công và thúc đẩy kinh tế

Trang 11

2 Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

“Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy luật kinh tế khách quan để đi đến mục tiêu của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

Ngoài ra, xét trên các khía cạnh sau, càng có cơ sở để chắc chắn sự phát triểncủa kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, cụthể:

o Là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được sovới mô hình phi kinh tế

o Là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả

o Nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động

o Kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ

o Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành

Từ đó, có thể thấy rằng muốn phát triển nhanh và hiệu quả các mục tiêu củachủ nghĩa xã hội, Việt Nam phải thúc đẩy kinh tế thị trường mạnh mẽ trong sự theo

9

Trang 12

dõi, chú ý không ngừng những thất bại, khuyết tật của thị trường để Đảng và nhànước kịp thời can thiệp, điều tiết.

Thành tựu:

● Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn FDI từ các công ty nước ngoài.Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao công nghệ và đóng gópvào phát triển kinh tế Các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt đã đượcthành lập để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

● Tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do và khu vực kinh tế, tạo điềukiện thuận lợi cho xuất khẩu và mở rộng thị trường Việt Nam đã trở thànhthành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCE) và nhiều hiệpđịnh thương mại quan trọng khác

● Kết cấu hạ tầng kinh tế − xã hội và phát triển các dịch vụ công có nhiều tiến

bộ, mang lại cơ hội thụ hưởng lợi ích của tăng trưởng kinh tế cho ngườidân

+ Năm 2022, tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố lên tới 96,8%+ Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT), tính đến tháng 5/2019, hệthống đường bộ cả nước dài 630.200 km, tăng 87,12% so với 2010 (dài 336.792km) Ngoài quốc lộ và cao tốc, hệ thống đường địa phương tăng 89,1% so với 10năm trước (từ 319.569 km lên 604.324 km)

+ Từ năm 2012 tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đã đạt mức 97,6%, đến năm 2020 và

2022 cùng đạt 99,5%

+ 73,2% dân số Việt Nam dùng Internet (2022) Việt Nam đứng thứ 12 quốc gia cónhiều người dùng Internet nhất trên thế giới (Cục Viễn thông - Bộ thông tin vàtruyền thông 2022)

Trang 13

3 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Thực hiện kinh tế thị trường để hướng tới những giá trị mới với mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng to lớn và duy nhấtcủa toàn thể nhân dân Việt Nam và cũng là việc mang tính tất yếu khách quan

Các mục tiêu xã hội sẽ thực hiện được khi nền kinh tế đủ tiềm lực, bắt đầu từviệc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để phá vỡ tính chất

tự cấp, tự túc, lạc hậu của nền kinh tế

Việc đẩy mạnh phân công lao động xã hội để tạo thêm nhiều ngành nghề, việclàm cho người lao động, tăng thu nhập giúp đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh đó, kinh tế thị trường tạo điều kiện công bằng, phát triển bền vững,hội nhập vào kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích sự đổimới và sáng tạo, tăng cường cạnh tranh hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của người laođộng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, Tất cả những điều nàyđều phù hợp và giúp ích trong việc hiện thực hóa khát vọng của nhân dân ViệtNam

11

Trang 14

Thành tựu:

● Có đến 85,8% số người lao động trong khu vực ngoài Nhà nước (theoTổng cục Thống kê, 2016)

● Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2013 là 1,9% thấp hơn so với một

số nước Châu Á như Philippines (7,3%), Indonesia (6%), Brunei(3,7%), Myanmar (3,5%), Malaysia (3,2%), Singapore (3,1%) (theo Tổchức lao động quốc tế - ILO, 2014)

● Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng GDP duy trì ở mức 5-7%, tăngtrưởng ổn định và cao trong nhiều năm qua Từ năm 2010 đến 2019, tốc

độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt khoảng 6,8% Đóng gópvào sự gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của ngườidân

● Nhà nước thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo với nhiều sự hỗ trợnhư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở, học phí, tiền điện, chi phí mua bảohiểm y tế, xây nhà vệ sinh, vay vốn sản xuất Qua đó:

+ Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 37,4% xuống còn 7% (1998-2015) (Tổng cục Thống kê,1999- 2016)

+ Tỷ lệ hộ nghèo đói theo chuẩn quốc tế giảm từ 58% xuống còn khoảng 25%

4 Kết luận

Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nammang tính tất yếu khách quan bởi mong muốn của quần chúng và yêu cầu của thờiđại Tuy vẫn còn những mặt khó khăn, nhưng không thể phủ nhận vai trò kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những thành tựu, bước tiến mới vềmọi mặt của Việt Nam

Qua những yếu tố trên, Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất nhà nước của dân, dodân, vì dân Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện

Trang 15

vọng mong muốn “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của nhândân Việt Nam

III CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1 Về mục tiêu

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tập trung hướng đến các yếu tố:+ Phát triển lực lượng sản xuất

+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

+ Nâng cao đời sống nhân dân

+ Thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Sự tập trung ưu tiên đó cũng chính là sự khác biệt căn bản về mục tiêu (bắtnguồn từ cơ sở kinh tế) của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vớikinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

(*) Mục tiêu của tư bản chủ nghĩa: tối đa hiệu quả kinh tế, gia tăng lợi nhuậncho bộ phận giai cấp tư sản và giai cấp cầm quyền

Hình 6: Mục tiêu của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

13

Trang 16

2 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

a Về quan hệ sở hữu:

Sở hữu là quan hệ giữa các cá nhân trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xãhội dựa trên việc chiếm hữu các nguồn lực và kết quả lao động liên quan trong mộtđiều kiện nhất định Sở hữu gồm 3 bộ phận chính: chủ thể sở hữu, đối tượng sởhữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu

Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và pháp lý, cụ thể như sau:

+ Nội dung kinh tế: sở hữu là cơ sở, điều kiện của sản xuất

+ Nội dung pháp lý: sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật

về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu

Cả hai nội dung thống nhất biện chứng trong cùng một chỉnh thể, thế nên khithúc đẩy phát triển quan hệ sở hữu tất yếu cần chú ý đến cả hai khía cạnh này của

sở hữu

b Về các thành phần kinh tế:

Nội dung kinh tế: Theo quan điểm tại đại hội XII của Đảng cộng sản ViệtNam, hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thànhphần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài

Các thành phần kinh tế độc lập, bình đẳng với nhau trước pháp luật Nhà nướckhuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển Các thành phần kinh tế khác nhaudựa trên các quan hệ sở hữu khác nhau và thường đại diện cho những giai cấp, tầnglớp xã hội khác nhau

Do đó, trong quá trình cùng phát triển chúng đan xen đấu tranh mâu thuẫn vàphát triển theo những khuynh hướng khác nhau

Ngày đăng: 12/12/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w