19Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ .... Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô luôn được các quốc gia quan tâ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HỒNG PHƯƠNG
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HỒNG PHƯƠNG
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9340410
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS Tô Thị Ánh Dương
2 TS Phạm Thanh Bình
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận án
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 8
1.1.1 Nghiên cứu về cơ chế tỷ giá hối đoái 8
1.1.2 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ 10
1.1.3 Nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam 14
1.1.4 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lạm phát, với cán cân thương mại và vay nợ nước ngoài của Việt Nam 15
1.2 Khoảng trống trong các nghiên cứu 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 20
2.1 Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái 20
2.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 20
2.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 21
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 23
2.1.4 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế 25
2.2 Cơ sở lý luận về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 29
2.2.1 Cơ chế tỷ giá hối đoái 29
2.2.2 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 35
2.2.3 Vai trò của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều hành chính sách tiền tệ 41
2.3 Cơ điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế 45
2.3.1 Hội nhập quốc tế 45
2.3.2 Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 47
2.3.3 Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế - Lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ 49
2.4 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 54
2.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 55
2.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 62
Trang 52.4.3 Kinh nghiệm của Singapore 63
2.4.4 Bài học kinh nghiệm từ cơ chế điều hành tỷ giá của các nước 65
Tiểu kết Chương 2 68
Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 69
3.1 Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và ngành ngân hàng 69
3.1.1 Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 69
3.1.2 Tiến trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam 72
3.1.3 Các cam kết về hội nhập tài chính và mở cửa tài khoản vốn 77
3.2 Khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam 79
3.2.1 Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành tỷ giá hối đoái và quản lý thị trường ngoại hối 79
3.2.2 Quy định về quản lý ngoại hối và giao dịch vãng lai 81
3.2.3 Quy định về giao dịch hối đoái và trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng 83
3.2.4 Quy định về sử dụng ngoại tệ trong nước, quản lý thị trường vàng và chống đô la hóa 85
3.3 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2007-2020 86
3.3.1 Tổng quan cách thức điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 86
3.3.2 Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2007- 2011 95
3.3.3 Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái giai đoạn 2011 – 2016 99
3.3.4 Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới giai đoạn 2016-2020 108
3.3.5 Việt Nam bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ và vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 116
3.4 Đánh giá cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, 2007-2020 121
3.4.1 Những thành công của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 121
3.4.2 Một số hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 125
Trang 63.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 127
Tiểu kết Chương 3 130
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 132
4.1 Xu hướng hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới và Việt Nam đến năm 2030 132
4.1.1 Xu hướng của hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới đến năm 2030 132
4.1.2 Bối cảnh kinh tế và định hướng điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam 135
4.2 Mục tiêu và các nguyên tắc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam 139
4.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 141
4.3.1 Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp 141
4.3.2 Sử dụng và phối hợp hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều hành tỷ giá hối đoái 143
4.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt 143
4.3.4 Nhóm giải pháp xác định và tính tỷ giá trung tâm 147
4.3.5 Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam 148
4.4 Kiến nghị chính sách 149
4.4.1 Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành 149
4.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 152
Tiểu kết Chương 4 153
KẾT LUẬN 154
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 174
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
System
Hệ thống giao dịch hối đoái của Trung Quốc
CPTPP
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Nam - EU
hàng Trung ương Singapore
Trang 8Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế
- NHTW Trung Quốc
Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh các cơ chế tỷ giá hối đoái 31
Bảng 2.2 Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái theo thực tế (De facto) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 2013 – 2019 34
Bảng 2.3 Cơ cấu và tỷ trọng các đồng tiền trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá đồng Nhân dân tệ (RMB) 60
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam, 2007-2020 71
Bảng 3.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam, 1994-2020 87
Bảng 3.3 Tổng hợp các công cụ của chính sách tỷ giá ở Việt Nam, 2007-2020 90
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và tiền tệ của Việt Nam, 2007-2020 95
Bảng 3.5 Mức độ đô la hóa ở Việt Nam, 2007-2011 98
Bảng 3.6 Việt Nam: Đánh giá theo 3 tiêu chí về thao túng tiền tệ của Mỹ 117
Bảng 3.7: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam so với một số nước Châu Á 120
Bảng 4.1 Một số chỉ số kinh tế vĩ mô và tài chính, tiền tệ của Việt Nam 2016-2023 137
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tam giác ―Bộ ba bất khả thi‖ 11
Hình 2.1 Mô hình thị trường ngoại hối 23
Hình 2.2 Các cơ chế tỷ giá hối đoái cơ bản, 2015-2019 32
Hình 2.3 Tỷ trọng các loại cơ chế tỷ giá hối đoái, 2010-2019 35
Hình 2.4 Tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực tế của RMB, 2000-2014 58
Hình 2.5 Tỷ giá USD/SGD, tỷ lệ lạm phát và cán cân vãng lai của Singapore, 1990-2000 64
Hình 3.1 Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do, 2009-2011 102
Hình 3.2 Diễn biến tỷ giá VND/USD, 2013 - 2015 103
Hình 3.3 Biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái, 2008 -2013 105
Hình 3.4 Tỷ giá VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2013-2015 107
Hình 3.5 Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước ASEAN-4, 2010-2020 109
Hình 3.6 Diễn biến tỷ giá hối đoái VND/USD, 2015 – 2019 111
Hình 3.7 Tỷ giá hối đoái VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2016-2019 115
Hình 3.8 Tỷ giá VND/USD, REER, NEER, 2007-2020 119
Hình 3.9 Can thiệp trên thị trường ngoại hối của Việt Nam, 2016-2020 119
Hình 3.10 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2010-2020 122
Trang 11DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung phân tích của luận án……… ……… 173
Phụ lục 2: Các công cụ giao dịch trên thị trường ngoại hối 174
Phụ lục 3: Tóm tắt các lần điều chỉnh biên độ và tỷ giá, 2007-2020 180
Phụ lục 4: Thống kê các FTA tính đến tháng 12/2020 181
Phụ lục 5: Chính sách quản lý thị trường vàng, 2000-2020 182
Phụ lục 6: Chính sách quản lý thị trường vàng từ sau Nghị định 24/NĐ-CP 184
Phụ lục 7: Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối 185
Phụ lục 8: Các nhóm giải pháp để hạn chế và giảm tình trạng đô la hóa 187
Phụ lục 9: Đo lường ―Bộ ba bất khả thi‖ 190
Phụ lục 10: Các cấp độ hội nhập quốc tế 192
Phụ lục 11: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các nước 195
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mở cửa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô luôn được các quốc gia quan tâm đến trong quá trình hội nhập quốc tế là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) Chính sách tỷ giá hối đoái là việc Ngân hàng Trung ương sử dụng hệ thống các công cụ, các biện pháp trong một thời kỳ nhất định để tác động đến cung cầu trên thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái Vì vậy, mỗi quốc gia sẽ xây dựng và điều hành một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với khuôn khổ chính sách tiền tệ đã lựa chọn trong từng thời kỳ Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu lựa chọn khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thì phần lớn các quốc gia lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt (gần 40 quốc gia) Thực tiễn cho thấy, đa số các nước thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Từ đó đến nay, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là, Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) năm 2020 và nhiều hiệp định thương mại song phương
và đa phương đã và đang tiến hành ký kết
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập tài chính nói riêng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam trong công tác điều hành chính sách tiền
tệ, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối Cụ thể:
Trong năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam đã đón nhận một lượng lớn vốn đầu
tư trực tiếp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP năm 2007: 8,5%, năm 2008: 6,2%) Tuy nhiên, dòng vốn này đã làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, để đối phó với tình hình dư cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành mua ngoại tệ Hệ quả của việc mua ngoại tệ là lạm phát tăng, đỉnh điểm là năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên tới 19,9%, và năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,13% Giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thành công
Trang 13trong việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh vào năm 2015, như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng lãi suất làm cho đồng USD liên tục lên giá; Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh và thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá đồng Nhân dân tệ; Đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam đồng loạt giảm giá mạnh Trước tình hình đó, ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (RMB) vào ngày 11 và 12/08/2015, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD tăng từ +1% lên +2% Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/08/2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ +2% lên +3%
Như vậy, trong năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và điều chỉnh biên độ thêm 2% (từ mức +1% lên +3%) Năm 2015 cũng là năm kết thúc một thời gian dài NHNN điều hành tỷ giá neo cố định vào đồng USD
Từ ngày 04/01/2016, NHNN bắt đầu điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm Cơ chế điều hành tỷ giá mới có những ưu điểm sau: Tỷ giá hối đoái niêm yết và giao dịch hàng ngày của các ngân hàng biến động nhanh và sát cung cầu thị trường hơn, do đó
sẽ hạn chế đầu cơ ngoại tệ; Đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; Giảm bớt tính ―tổn thương‖ cho nền kinh tế trước những biến động tiền tệ trên thị trường thế giới; Hỗ trợ thị trường phái sinh ngoại tệ phát triển, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán của mình, tăng tính thanh khoản và phát triển thị trường tài chính; và tăng dự trữ ngoại hối Mặc dù, có những ưu điểm như vậy nhưng
cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái này cũng có những hạn chế (cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cần linh hoạt hơn nữa trong bối cảnh tự do hóa các luồng vốn), hơn nữa, sau 5 năm thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, cũng cần có những đánh giá toàn diện để điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cho phù hợp với những thay đổi của thị trường Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh thế giới đầy biến động Bên cạnh đó, trong báo cáo tháng 12/2020 của
Bộ Tài chính Mỹ về ―Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các nước đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ‖, Việt Nam đã bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền
tệ, do vậy, cần có những nghiên cứu, phân tích, chỉ rõ nguyên nhân tại sao Việt Nam
Trang 14lại bị Mỹ phán quyết như vậy, cũng như làm rõ các vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam (xem phần tổng quan), nhưng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong mỗi thời kỳ đều có những yêu cầu riêng cho phù hợp với những biến động của thị trường Đặc biệt, trong thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái lại càng phải linh hoạt hơn Bởi vậy, nghiên
cứu sinh lựa chọn chủ đề nghiên cứu: "Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế của mình nhằm
đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu của luận án
Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế
điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
đoái và mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái với chính sách tiền tệ
biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối ở Việt Nam qua các thời kỳ
cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020, trong đó đặc biệt chú trọng vào giai đoạn Việt Nam thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới -
cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm
hối đoái ở Việt Nam theo hướng linh hoạt hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế
3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách
tỷ giá hối đoái) của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế