1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

752.2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG .... 1013.1.2 Khái quát hoạt động giám sát ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nư

Trang 1

-  -

NGUYỄN THỊ THU TRANG

KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xii

DANH MỤC PHỤ LỤC xiii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 19

1.1 KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 19

1.1.1 Giám sát ngân hàng 19

1.1.2 Kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng 26

1.1.3 Phân loại kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng 34

1.1.4 Mục tiêu thực hiện kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng 40

1 2 KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 45

1.2.1 Khái niệm kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng 45 1.2.2 Đặc điểm của kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng 47

1.2.3 Điều kiện thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng 48

1.3 KHUNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 55

1.3.1 Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô 56

1.3.2 Đo lường tác động của các kịch bản tới rủi ro tín dụng 60

1.3.3 Đánh giá tác động tới ngân hàng 67

1.3.4 Phản ứng của cơ quan giám sát 70

Trang 3

CHƯƠNG 2: KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 75

2.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÁC QUỐC GIA NGHIÊN CỨU 75

2.2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 76

2.2.1 Kinh nghiệm tại Châu Âu 76

2.2.2 Kinh nghiệm tại Anh 81

2.2.3 Kinh nghiệm tại một số quốc gia Châu Á 88

2.3 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 96

2.3.1 Về thực hiện kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng 96

2.3.2 Về thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng 98

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 101

3.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NHNN VIỆT NAM 101

3.1.1 Khái quát hệ thống ngân hàng Việt Nam 101

3.1.2 Khái quát hoạt động giám sát ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .105

3.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NHNN VIỆT NAM 108

3.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng ngân hàng tại Việt Nam 108

3.2.2 Thực trạng thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại NHNN Việt Nam 115

3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NHNN VIỆT NAM 125

Trang 4

3.3.1 Kết quả đạt được 125

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 126

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 130

4.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 130

4.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 131

4.2.1 Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô 131

4.2.2 Đo lường tác động của các kịch bản vĩ mô tới rủi ro tín dụng 135

4.2.3 Đánh giá tác động 139

4.2.4 Phản ứng của cơ quan giám sát 141

4.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 141

4.3.1 Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô 141

4.3.2 Đo lường tác động của các kịch bản kinh tế vĩ mô tới rủi ro tín dụng 147 4.3.3 Đánh giá tác động 151

4.3.4 Phản ứng của cơ quan giám sát 159

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 163

5.1 ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 163

5.2 GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 164

5.2.1 Quy định về mục tiêu, vai trò và trách nhiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng 164

Trang 5

5.2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện triển khai kiểm tra sức chịu đựng 165

5.2.3 Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng 167

5.2.4 Phát triển hệ thống kho dữ liệu tập trung để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng 168

5.2.5 Phối hợp kiểm tra sức chịu đựng với các kỹ thuật giám sát khác 169

5.2.6 Phối hợp với các bộ phận, cơ quan khi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng 170

5.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 171

5.3.1 Kiến nghị với các ngân hàng 171

5.3.2 Kiến nghị với các bên liên quan khác 175

5.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN 178

KẾT LUẬN 180

TÀI LIỆU THAM KHẢO 182

PHỤ LỤC 195

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận án

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi vị thế trung gian trong việc trung chuyển vốn Chính vì thế, sự lành mạnh của các định chế tài chính này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng cũng như các bên liên quan khác Ngân hàng Trung Ương (NHTW) với hai nhiệm vụ chính là điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính cần có những biện pháp giám sát cẩn trọng về rủi ro nhằm cảnh báo sớm, đo lường tác động cũng như có những khuyến nghị chính sách để xử lý nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, đảm bảo tính ổn định và bền vững cho nền kinh tế Sau cuộc khủng hoảng kinh

tế năm 2008, một trong những vấn đề nổi lên đó là năng lực giám sát các ngân hàng

và các tổ chức tài chính bởi sự phát triển lớn mạnh, đa dạng và phức tạp của các tổ chức này Do đó, thách thức đối với các NHTW và cơ quan giám sát (CQGS) là cần phải đảm bảo sự tương đồng giữa mục tiêu chính sách tiền tệ và mục tiêu giám sát an toàn, quan tâm hơn tới mục tiêu ổn định tài chính và an toàn vĩ mô, tập trung vào những rủi ro và các tổ chức có tầm quan trọng trong hệ thống (Bernanke, 2013)

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BCBS (2006) trong Basel II đã tích hợp trong trụ cột 1 phương pháp kiểm tra sức chịu đựng (KTSCĐ- Stress test) để ước lượng các khoản nợ xấu, dự phòng cũng như mức độ đủ vốn của các ngân hàng trước các sự kiện bất lợi, đồng thời KTSCĐ cũng là một nội dung của trụ cột 2 về giám sát ngân hàng Chương trình ổn định tài chính (Financial Sector Assessment Programs- FSAP) được thực hiện bởi IMF và WB tại các nước phát triển và đang phát triển cũng sử dụng KTSCĐ là một phương pháp để đánh giá khả năng chống

đỡ của khu vực tài chính trước các cú sốc và áp dụng cho các rủi ro khác nhau, trong đó có rủi ro tín dụng Dựa trên những quy định của Basel, phương pháp KTSCĐ được NHTW nhiều nước áp dụng nhằm hỗ trợ cho công tác giám sát, điển hình như NHTW tại Anh (Bank of England-BoE), NHTW Nhật Bản (Bank of Japan- BoJ), NHTW Tây Ban Nha (Bank of Spanin- BoS), Hà Lan (De Nederlandsche Bank-DNB) và NHTW Châu Âu (European Central Bank-ECB),…

Trang 7

Trong các cuộc KTSCĐ được thực hiện bởi NHTW thì đều có cấu phần liên quan đến KTSCĐ rủi ro tín dụng Borio và cộng sự, (2012) cũng cho rằng KTSCĐ vĩ mô cần tập trung trước hết vào rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Như vậy có thể khẳng định KTSCĐ ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu và đắc lực để NHTW và CQGS đánh giá và giám sát các ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng của các ngân hàng nói riêng

Trải qua hơn 65 năm hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam

liên tục tăng trưởng cả về số lượng, quy mô, mạng lưới và phương thức vận hành Tính đến cuối năm 2019, hệ thống các NHTM Việt Nam có 7 NHTM Nhà nước, 28 NHTM cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng tài sản hệ thống NHTM chiếm tới 97,17% tổng tài sản hệ thống TCTD Việt Nam (NHNN, 2019) Trong đó rủi ro tín dụng vẫn

là rủi ro trọng yếu nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam NHNN bắt đầu nghiên cứu và triển khai KTSCĐ từ năm 2013, tuy nhiên nội dung thực hiện vẫn còn ở những bước đầu và còn nhiều nội dung cần hiệu chỉnh Trong chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 986/QĐ- TTg ngày 08/8/2018, một trong những nội dung quan trọng là cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế Hoạt động giám sát ngân hàng tại Việt Nam, vì vậy cũng cần hướng tới việc đổi mới phương pháp giám sát, triển khai các công cụ giám sát hiện đại, trong đó có KTSCĐ nhằm chuyển đổi từ giám sát tuân thủ sang giám sát rủi ro, kết hợp giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô Bên cạnh đó, tổng quan nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu về KTSCĐ nói chung và KTSCĐ rủi ro tín dụng nói riêng trên phương diện cơ quan giám sát tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống

Xuất phát từ các vấn đề lý luận, thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu như

trên, việc nghiên cứu về “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát

ngân hàng tại Việt Nam” là cần thiết, nhất là trong công tác quản lý nhà nước trong

Trang 8

lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan nghiên cứu quốc tế

của cả các nhà học thuật, các nhà nghiên cứu và những người làm thực tế trong KTSCĐ trở thành công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá sự ổn định, khả năng chống

đỡ của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trước những

cú sốc bất lợi của nền kinh tế Tổng quan nghiên cứu được chia thành ba cấu phần:

về kiểm tra sức chịu đựng, về kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng và kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng Cụ thể:

 Về kiểm tra sức chịu đựng

Thuật ngữ kiểm tra sức chịu đựng, tiếng anh là Stress test bắt nguồn từ ngành

kỹ thuât (Demkas, 2015), trong đó KTSCĐ được hiểu là phân tích thử nghiệm một

hệ thống hay cấu trúc trong hoàn cảnh nào thì vượt quá khả năng hoạt động bình thường dẫn đến không hoạt động, từ đó xác nhận thông số kỹ thuật cần được đảm bảo của hệ thống hay cấu trúc đó

Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính-ngân hàng, một trong những ứng dụng đầu tiên của phương thức này được thực hiện vào đầu những năm 1990 tại J.P.Morgan khi tích hợp vào phương pháp ma trận rủi ro (RiskMetrics) để đo lường rủi ro thị trường (Zangari 1996) Berkowitz (1999) cung cấp cách tiếp cận lý thuyết KTSCĐ

áp dụng cho lĩnh vực tài chính như là một thay thế cho phương pháp tiếp cận VaR khi mà phương pháp này không xét đến tác nhân làm thay đổi rủi ro hiện tại Berkowitz (1999) đã gợi ý một cách ước tính rủi ro danh mục tiềm ẩn hình của các ngân hàng bằng cách kết hợp các biến động lịch sử của các hành vi kinh tế vĩ mô vào mô hình

Hilbers và cộng sự (2004) trong một nghiên cứu khác của IMF nhấn mạnh sự khác biệt trong việc đánh giá sức chịu đựng ở mức hệ thống (vĩ mô) và vi mô Các tác giả cũng tổng quan lại phương pháp đánh giá sức chịu đựng, từ xác định các tổn thất tới xây dựng các tình huống và phát biểu kết quả Trong khi đó Ủy ban Basel về giám

Trang 9

sát ngân hàng (BCBS, 2009) đã ban hành bộ nguyên tắc về KTSCĐ, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng KTSCĐ trong việc xác định mức vốn cần thiết để hấp thụ các tổn thất khi các cú sốc xảy ra Alfaro và Drehmann (2009) khi đánh giá mức hiệu quả của các phương pháp KTSCĐ trong giai đoạn khủng hoảng Các tác giả nhấn mạnh các giả định trong mô hình không tương ứng với những gì đã thực sự xảy ra trong khủng hoảng Hơn thế, Alfaro và Drehmann (2009) còn nhận thấy rằng đa phần các tình huống trong mô hình thường dựa trên dữ liệu lịch sử về điều kiện vĩ mô khả quan hơn thực tế Trong khi đó Schuermann (2014) chỉ ra hạn chế của các quy định an toàn vốn trong cuộc khủng hoảng vừa qua và nhấn mạnh vai trò của KTSCĐ như là công

cụ mới, hữu hiệu đánh giá rủi ro chính xác

Sau đó, phương pháp KTSCĐ này được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức tài chính, NHTW, CQGS Cơ quan giám sát tài chính đã nhận ra lợi ích của việc kiểm tra sức chịu đựng của toàn bộ danh mục hoặc toàn bộ bảng cân đối từ các tình huống mô phỏng lượng hóa các giả thuyết về "cú sốc" cho các biến được lựa chọn

và đánh giá tác động lên lợi nhuận, vốn, hay khả năng của các tổ chức quy định để tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ của họ, bao gồm cả các yêu cầu từ các cơ quan giám sát (Hirtle và cộng sự, 2014) Năm 2018, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BCBS

đã ban hành bộ nguyên tắc về KTSCĐ mới thay thế cho bộ nguyên tắc về KTSCĐ được ban hành năm 2009 (BCBS, 2018) Adrian (2020) gần đây nhất đã phân tích các nội dung và thách thức khi thực hiện KTSCĐ trong các chương trình FSAP tại các quốc gia thành viên của IMF

Phân chia theo rủi ro, KTSCĐ có thể được thực hiện theo cách thưc tiếp cận từng phần hay từng rủi ro, trong đó xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các cú sốc tới các biến tài chính riêng biệt Rủi ro thị trường là rủi ro đầu tiên ứng dụng KTSCĐ như trong nghiên cứu của (Zangari 1996) Sau đó mới đến các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Pesaran

và cộng sự (2004) và Alves (2004) Phương pháp thứ hai là phương pháp tích hợp

để đánh giá chung sự ổn định của cả hệ thống Adrian và Shin (2008), Sorge (2004)

và Jandacka và cộng sự (2005) đã sử dụng cách thức tiếp cận này vì nó có thể đưa

Trang 10

ra được phân phối thua lỗ trong bất kì tình huống cần kiểm tra nào Tùy theo mục tiêu nghiên cứu sẽ áp dụng cho một loại rủi ro hay nhiều rủi ro

 Về Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng

KTSCĐ rủi ro tín dụng phổ biến nhất so với thực hiện KTSCĐ các rủi ro khác Thuật ngữ KTSCĐ rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại được hiểu là tập hợp các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trước những sự kiện hoặc kịch bản bất lợi Khung thực hiện KTSCĐ rủi ro tín dụng NHTM bao gồm quy trình các bước

và các nội dung được thực hiện theo trình tự xác định Cihak (2007) Theo đó,

KTSCĐ rủi ro tín dụng NHTM gồm 3 bước chính để thực hiện Bước 1: Kịch bản

kinh tế vĩ mô được xây dựng nhằm phản ánh các kịch bản về các biến số kinh tế vĩ

mô Theo Foglia (2009) có 3 mô hình được sử dụng để xây dựng các kịch bản kinh

tế vĩ mô bao gồm: mô hình kinh tế lượng cấu trúc (structural macroeconomic model), mô hình tự hồi quy véc tơ (vector autoregressive methods) và phương pháp

tiếp cận thống kê thuần túy (statistical approaches) Tại bước thứ hai, tùy theo mục

tiêu của KTSCĐ tín dụng, mức độ săn có của dữ liệu mà mô hình đo lường rủi ro tín dụng có thể được đánh giá ở cấp độ tổng hợp, ngành Theo Cihak (2007), có hai phương pháp tiếp cận thường được sử dụng: (i) Một phương pháp dựa trên chất lượng khoản vay như nợ xấu – NPLs, dự phòng mất vốn (loan loss provisions – LLP) hay tỉ lệ vỡ nợ lịch sử; (ii) phương pháp thứ hai dựa trên số liệu vi mô liên quan đến rủi ro vỡ nợ của khu vực hộ gia đình và/hay khu vực doanh nghiệp Việc

sử dụng kỹ thuật mô hình nào phụ thuộc vào mức độ sẵn có của dữ liệu cũng như

mục tiêu của việc thực hiện KTSCĐ rủi ro tín dụng Bước thứ ba và cũng là bước

cuối cùng trong quy trình KTSCĐ là đánh giá tác động của kịch bản vĩ mô lên rủi ro tín dụng của ngân hàng, và cuối cùng đánh giá xem liệu ngân hàng có khả năng chịu đựng được các cú sốc đã đưa ra hay không Điều này được thực hiện bằng cách so sánh tổn thất của ngân hàng với một ngưỡng phù hợp Các phương pháp có thể áp dụng khác nhau với mô hình đo lường rủi ro tín dụng tổng thể, mô hình sử dụng

Ngày đăng: 01/06/2024, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w