1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Trình bày định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (vksnd) trong tố tụng hành chính (tailieuluatkinhte com)

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

https tailieuluatkinhte com Trình bày định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) trong tố tụng hành chính A MỞ ĐẦU 1.https tailieuluatkinhte com Trình bày định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) trong tố tụng hành chính A MỞ ĐẦU 1.

Trang 1

Trình bày định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) trong tố tụng hành

chính

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 2

1 Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính 2

2 Cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính 2

3 Mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát trong tớ tụng hành chính 5

II NỢI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 5

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát 6

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên 8

3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên 10

III ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 11

C KẾT LUẬN 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 16

Trang 2

1

ĐỀ BÀI: Trình bày định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) trong tố tụng hành chính

A MỞ ĐẦU

Luật tố tụng hành chính năm 2015 được ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, đồng thời đã có những điểm mới phù hợp với thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính trong giai đoạn hiện nay

Sự ra đời của Luật tố tụng hành chính năm 2015 là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực lập pháp nói chung và tố tụng hành chính nói riêng

Bên cạnh những quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thì pháp luật tố tụng hành chính hiện hành vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế khi áp dụng trong những trường hợp cụ thể

Trong phạm vi nghiên cứu, em xin đi làm rõ các nội dung về: “Định

hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính”, nhằm nâng cao hiệu quả áp

Trang 3

2

B NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

1 Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính

Để có thể sử dụng được các biện pháp, quyền năng pháp lý quy định trong LTTHC 2015, Nhà nước đã trao cho VKSND những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định Nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng hành chính là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra và được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, LTTHC và các văn bản pháp luật khác mà VKSND phải thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

Như vậy, nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng hành chính là những công

việc cụ thể do pháp luật quy định đối với VKSND trong các giai đoạn khác nhau của q trình tớ tụng hành chính, từ khi Tòa án xử lý đơn khởi kiện đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án, nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng

Dưới góc độ pháp lý, quyền hạn của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt đợng, cấp và chức vụ, vị trí cơng tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo luật định

Như vậy, quyền hạn của VKSND trong giải quyết vụ án hành chính là

quyền giải quyết những công việc cụ thể của VKSND trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật

2 Cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính

Trang 4

3

Theo quy định tại Điều 107 - Hiến pháp năm 2013, Điều 2 - Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cợng hịa xã hợi chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ hiện pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tơ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

So với thuyết tam quyền của Montesquieu coi quyền tư pháp là quyền xét xử, được thực hiện thông qua cơ quan có chức năng xét xử là Tòa án Quyền tư pháp ở Việt Nam có nghĩa rộng hơn nhiều, xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Như vậy, ở Việt Nam khơng có sự phân chia quyền lực, vì vậy quyền tư pháp và cơ quan tư pháp Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với nhiều quốc gia trên thế giới

Hiện nay, chưa có mợt văn bản pháp ḷt của Việt Nam chính thức xác định khái niệm tư pháp có nội hàm gì, cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào, nhưng điều này đã được thể hiện qua chủ trương của Đảng nêu trong các Nghị quyết về cải cách tư pháp và thông qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cùng với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về mợt sớ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08-NQ/TW) lần đầu tiên tiếp cận khái niệm pháp và cơ quan tư pháp dưới góc độ đường lới chính sách của Đảng về cơng tác tư pháp Theo đó, nội dung của công tác tư pháp và cơ quan tư pháp có phạm vi rất rộng, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án

Trang 5

4

cơ quan tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tớ tụng hình sự và các cơ quan thi hành án

Như vậy, theo các nghị qút của Bợ Chính trị, các cơ quan tư pháp của Việt Nam gồm cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án Theo đó công tác tư pháp hay hoạt động tư pháp gồm hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án Nếu ở nhiều nước, “tư pháp” là xét xử và cơ quan tư pháp là Tòa án, thì ở Việt Nam, “tư pháp” được hiểu theo nghĩa rợng, là sự trợn lẫn tồn bợ hoạt động bảo vệ pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm

Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một trong những hoạt động kiểm sát hoạt đợng tư pháp của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Như vậy, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là hoạt đợng của Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tớ tụng trong giải qút vụ án hành chính nhằm mục đích phát hiện vi phạm của Tòa án và các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng hành chính, trên cơ sở đó thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm đã xảy ra hoặc có thể xảy ra, góp phần bảo đảm cho Tịa án giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm minh.1

Trong hoạt động tớ tụng nói chung và trong tớ tụng hành chính nói riêng, pháp ḷt ln quy định nhiệm vụ đi đôi với quyền hạn, tạo thành mối liên kết vững chắc làm căn cứ để KSV thực hiện chức năng, công việc

Trang 6

5

Khoản 2 Điều 25 LTTHC năm 2015 đã nêu rõ: “Viện kiểm sát kiểm sát

vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật”

Nhiệm vụ, quyền hạn trên của VKS trong tố tụng hành chính được thực hiện thông qua vai trò của Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên, mà cụ thể là thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những chủ thể này

3 Mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát trong tố tụng hành chính

Với vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, VKSND thực hiện các

nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật nhằm: Một là, bảo

đảm cho việc giải quyết các vụ án hành chính ở Tòa án các cấp nhanh chóng,

khách quan, tồn diện, đầy đủ và kịp thời Hai là, bảo đảm mọi bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ và đúng pháp luật Ba là, bảo đảm mọi bản án, quyết

định của của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật và kịp thời

II NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Luật Tố tụng hành chính được Q́c hợi khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 25/11/2015 gồm 23 chương, 372 điều với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng; trong đó, đáng chú ý có nhiều quy định mới, bổ sung về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính

Trang 7

6

kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là những người tiến hành tố tụng hành chính cùng với Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án Như vậy, LTTHC năm 2015 đã bổ sung thêm Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng hành chính, thể hiện sự đờng bợ, phù hợp với quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát

Điều 42 LTTHC 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng

VKS như sau:

1 Khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ, qùn hạn sau đây:

a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt đợng tớ tụng hành chính;

b) Qút định phân công KSV thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp ḷt trong hoạt đợng tớ tụng hành chính, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này và thông báo cho Tịa án biết; phân cơng KTV tiến hành tớ tụng đới với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 14 của Luật này;

c) Quyết định thay đổi KSV, KTV;

d) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật này;

đ) Yêu cầu, kiến nghị theo quy định của Luật này;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

Trang 8

7

So với các quy định của LTTHC 2010, Luật TTHC 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn cho Viện trưởng VKS như sau:

Một là, bổ sung quy định về việc thông báo việc phân công Kiểm sát viên

cho Tòa án Theo đó, tại Điểm b Khoản 1 Điều 42 LTTHC năm 2015 đã bổ sung quy định quyết định phân công KSV thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp ḷt trong hoạt đợng tớ tụng hành chính phải được thơng báo cho Tịa án biết Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi trong cơ chế phối hợp để kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính giữa Tịa án và VKS mà cụ thể là giữa KSV với những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án Ngoài ra, LTTHC 2015 đã bổ sung quy định việc phân công KSV, KTV tiến hành tố tụng đới với vụ án hành chính phải bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 14 LTTHC năm 2015 Đây là quy định mới nhằm giúp cho việc phân công KSV, KTV của Viện trưởng VKS được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm tính vô tư, khách quan của KSV và KTV trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, đồng thời ngăn ngừa sự không vô tư, khách quan của Viện trưởng VKS trong việc phân công Kiểm sát viên và KTV nhằm bảo đảm cho công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tớ tụng hành chính đạt hiệu quả tớt nhất

Hai là, bổ sung quy định thay đổi Kiểm tra viên Theo quy định tại Điểm c

Điều 42 LTTHC 2015 đã bổ sung quy định thay đổi Kiểm tra viên cùng với quy định thay đổi Kiểm sát viên Quy định bổ sung này là hồn tồn hợp lý vì Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng được LTTHC 2015 bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Vì vậy, trong trường hợp KTV rơi vào các trường hợp do pháp luật quy định mà có thể ảnh hưởng đến tính vô tư và khách quan thì Viện trưởng VKS sẽ ra quyết định thay đổi Kiểm tra viên để bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết vụ án hành chính

Ba là, Luật TTHC năm 2015 đã bỏ quy định Viện trưởng VKS kiểm tra

Trang 9

8

động kiểm sát của KSV sẽ tạo ra sự can thiệp vào hoạt đợng kiểm sát giải qút vụ án hành chính, ảnh hưởng đến tính độc lập của KSV khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định Theo quy định trong tớ tụng hành chính, KSV có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật và họ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, công vụ của mình nên đã có cơ chế xử lý nếu KSV sai phạm mà không cần phải có thêm cơ chế kiểm tra của Viện trưởng VKS

Bốn là, bổ sung quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 42 LTTHC 2015 về

quyền “yêu cầu, kiến nghị theo quy định của Luật này” Việc bổ sung quy định này là cần thiết để bảo đảm sự phù hợp với các quy định khác của LTTHC 2015, vì pháp ḷt tớ tụng hành chính hiện nay đã quy định cho Viện trưởng VKS được quyền yêu cầu và kiến nghị trong nhiều trường hợp khác nhau Ngoài ra, tại điểm g khoản 1 Điều 42 LTTHC 2015 đã bổ sung quy định Viện trưởng VKS còn “thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này”

Năm là, Luật này bổ sung quy định những trường hợp khơng được ủy

nhiệm cho Phó Viện trưởng khi Viện trưởng vắng mặt tại Khoản 2 Điều 44, cụ thể là đối với quyền quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tịa án thì Viện trưởng VKS khơng được ủy nhiệm cho Phó Viện trưởng thực hiện Việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ làm phát sinh việc xét xử phúc thẩm hoặc xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và có thể làm thay đổi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án hành chính Do đó, kháng nghị theo các thủ tục này là một hoạt động rất quan trọng của VKSND, đòi hỏi trách nhiệm của người ký quyết định đối với quyết định kháng nghị của mình Việc đảm bảo quyền quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, qút định của Tịa án tḥc về Viện trưởng VKS, khơng được ủy nhiệm cho Phó Viện trưởng VKS là hợp lý

Trang 10

9

Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp ḷt trong hoạt đợng tớ tụng hành chính, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1 Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện 2 Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án

3 Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này

4 Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này

5 Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án

6 Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này

7 Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp ḷt

8 Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật

9 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này Quy định này của Luật TTHC năm 2015 thể hiện những điểm mới sau:

Thứ nhất, LTTHC 2015 đã bổ sung cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn của

Trang 11

10

Thứ hai, bổ sung thêm quy định KSV được quyền phát biểu quan điểm của

VKS về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật khi tham gia phiên tòa, phiên họp Việc sửa đổi này là hợp lý, bởi lẽ, KSV là người kiểm sát việc giải quyết vụ án ngay từ khi vụ án hành chính được khởi kiện, KSV cũng được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án nên hơn ai hết KSV là người nắm rõ bản chất vụ việc Do đó, KSV phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án được xem là kênh quan trọng để Hội đồng xét xử tham khảo, đánh giá về tính hợp pháp của đới tượng khiếu kiện

Thứ ba, sửa đổi quy định “kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những

người tham gia tố tụng” của LTTHC năm 2010 thành quy định “kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật” Như

vậy, theo quy định của Luật TTHC năm 2015 thì KSV chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tớ tụng mà khơng cịn phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung như Luật TTHC năm 2010

3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 thì KTV là người tiến hành tớ tụng hành chính mới được Ḷt TTHC năm 2015 ghi nhận Việc bổ sung này để bảo đảm sự phù hợp với quy định Luật Tổ chức VKSND năm 2014, vì đây là chủ thể tố tụng cũng được quy định rất cụ thể trong văn bản ḷt này Ngồi ra, quy định này cịn giúp KTV chủ động thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật cũng như tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn đó, góp phần nâng cao được tinh thần, trách nhiệm của KTV trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao, tạo ng̀n có chất lượng cao để tiến tới bổ nhiệm KSV khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

Trang 12

11

kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân cơng của KSV hoặc Viện trưởng VKS; giúp KSV kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định của Luật này

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của KTV ít hơn so với KSV và các quyền hạn, nhiệm vụ này góp phần cùng với KSV kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Bên cạnh đó, có thể thấy KSV thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn này trên cơ sở được phân công, giám sát và phải báo cáo công tác với KSV Viêc quy định như thế này là phù hợp với vai trò của Kiểm tra viên - người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.2

Trên cơ sở những sửa đổi, bổ sung so với LTTHC 2010, các quy định của LTTHC 2015 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Viện trưởng VKS, KSV và KTV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi tham gia vào hoạt đợng tớ tụng hành chính, góp phần giúp cho việc giải quyết vụ án hành chính được chính xác và khách quan, đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính

III ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 03 năm kể từ ngày LTTHC 2015 có hiệu lực và đi vào thực tiễn thì việc kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của Viện Kiểm sát vẫn còn gặp không ít khó khăn bởi những quy định của pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, còn quá nhiều kẽ hở, Chính vì vậy, trong bài tập lớn này, em xin đưa ra những bất cập, thiếu sót trong quy định của pháp luật và định hướng hoàn thiện về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính, nhằm bảo đảm hiệu quả của việc thi hành và phù hợp với thực tiễn

Trang 13

12

Thứ nhất, về vấn đề cơ chế đảm bảo quyền yêu cầu, kiến nghị của VKS

Trong quá trình Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải qút vụ án hành chính của tịa án, từ khi Tòa án xử lý đơn khởi kiện đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án, VKS được thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, hiện nay pháp luật tố tụng hành chính vẫn chưa có quy định đầy đủ về cơ chế để đảm bảo các quyền yêu cầu, kiến nghị của VKS cũng như không có điều khoản về các chế tài buộc các chủ thể trong quan hệ pháp ḷt tớ tụng hành chính phải có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu kiến nghị của VKS Do vậy làm ảnh hưởng đến tính khả thi trong việc thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Điều này có thể dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết các vụ án hành chính, gây khó khăn cho công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính của VKS

Chính vì thế, cần quy định rõ ràng hơn về cơ chế đảm bảo các quyền yêu cầu, kiến nghị của VKSND trong tố tụng hành chính Đồng thời, phải quy định mới về các chế tài xử lý trong trường hợp các chủ thể mà VKS đã có yêu cầu, kiến nghị đúng theo quy định của pháp luật rồi mà vẫn không thực hiện

Thứ hai, về tranh tụng trong tố tụng hành chính

Hiện nay, còn nhiều quan điểm về vấn đề: Kiểm sát viên có phải chủ thể tranh tụng không? Điều này chưa được quy định rõ khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong phiên tòa giải quyết vụ án hành chính còn nhiều bất cập

Do đó, cần sớm ban hành văn bản quy định về địa vị pháp lý, về quyền của các chủ thể khi tranh tụng, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được thuận lợi trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Thứ ba, về việc gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án

Theo quy định tại Điều 190 LTTHC 2015: “Ngay sau khi kết thúc phiên

Trang 14

13

Tuy nhiên, đối với các vụ án hành chính phức tạp, việc kiểm sát viên vừa phải kịp thời đưa ra những ý kiến về việc giải quyết vụ án và vừa phải hoàn thành văn bản phát biểu ý kiến đó cho Tòa án ngay sau khi kết thúc phiên tòa là rất khó, không đảm bảo về mặt thời gian

Do đó, cần sửa đổi thời hạn để gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án thành 02 ngày Có như vậy mới đảm bảo hoàn thành đúng, đầy đủ nội dung văn bản và thời hạn gửi cho Tòa án

Thứ tư, về việc thu thập tài liệu, chứng cứ

Tiếp tục kế thừa quy định của Luật tố tụng hành chính hiện hành về thẩm

quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát, tại Khoản 6 điều 84 Ḷt tớ tụng hành chính năm 2015 quy định:

Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án Trường hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đớc thẩm, tái thẩm thì Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thấp tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị Tuy nhiên, Ḷt tớ tụng hành chính 2015 lại không quy định cụ thể về các biện pháp thu thập chứng cứ của VKSND, nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn và còn có nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau cần phải có sự hướng dẫn của cấp trên đáp ứng với yêu cầu thực tiễn

Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện quyền thu thập tài liệu, chứng cứ của VKSND, cũng như các biện pháp cụ thể để thu thập, giúp cho việc thực hiện quyền này được thuận lợi và rõ ràng hơn

Thứ năm, việc xem xét, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện và tham gia

phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện của tòa án

Khoản 1 Điều 124 LTTHC 2015 quy định: “Trong thời hạn 7 ngày kể từ

ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện” Tuy

Trang 15

14

kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo thì rất khó để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cũng chỉ có thể kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tịa án khi Tịa án gửi thơng báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát, trường hợp Tòa án khơng gửi thơng báo thì Viện kiểm sát khơng thể thực hiện chức năng kiểm sát vì Luật TTHC năm 2015 không có điều khoản nào quy định Viện kiểm sát được quyền kiểm sát trực tiếp tại Tòa án về việc xem xét và thụ lý đơn khởi kiện, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của người khởi kiện

Chính vì vậy, cần bổ sung thêm quy định về việc gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát kèm theo đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ kèm theo để VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát của mình Trường hợp Tòa án không gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát thì phải xác định đây là vi phạm nghiêm trọng và quy định mới các chế tài xử lý

Thứ sáu, hiện nay các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện nên công tác

phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ án hành chính còn nhiều khó khăn, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND gặp nhiều bất cập

Trang 16

15

C KẾT LUẬN

Trang 17

16

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VKS: Viện Kiểm sát

VKSND: Viện Kiểm sát nhân dân KSV: Kiểm sát viên

KTV: Kiểm tra viên

Trang 18

17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Lê Mai Anh, khóa luận “Hoạt động của Kiểm sát viên khi được phân công tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính.”

2 Lê Việt Sơn, “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên theo luật tố tụng hành chính 2015”, Tạp chí

kiểm sát số 05 (tháng 3/2017)

3 Lê Việt Sơn, Đoàn Thị Vĩnh Hà, “Vai trò của Vện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính theo luật tố tụng hành chính 2015”, Tạp chí

kiểm sát số 05 (tháng 3/2016)

4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 5 Luật Tố tụng hành chính 2015

6 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tập bài giảng Kiểm sát hành chính Một số website tham khảo:

https://kiemsat.vn/vai-tro-cua-vksnd-trong-to-tung-hanh-chinh-theo-luat-to-tung-hanh-chinh-nam-2015-46958.html

https://vksndthainguyen.gov.vn/?p=1076)

Ngày đăng: 16/02/2023, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w