Bộ Giáo dục và Đào tạoBộ Tài chínhHỌC VIỆN TÀI CHÍNH---HOÀNG THỊ NGÀHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠICÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HẢI PHÒNGLUẬN ÁN TIẾN SĨ KI
Trang 1Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Tài chính
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-HOÀNG THỊ NGÀ
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Tài chính
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết
luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Thị Ngà
Trang 4MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9
4 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 9
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 10
6 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
1.1 Bản chất, vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 18
1.1.1 Bản chất phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 18
1.1.2 Vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 27 1.2 Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản
1.2.1 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 29
1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 47 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 64 2.1 Tổng quan các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 64
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.2 Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa
Trang 52.2.1 Thực trạng về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 79
2.2.2 Thực trạng về nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 84
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 104 2.3 Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 106
Chương 3 HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 113 3.1 Định hướng, quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 113
3.1.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố
3.1.2 Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 117 3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 121
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động
125
3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 161
3.3.3 Về phía các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHỤ LỤC
Phụ lục 01 Phiếu khảo sát doanh nghiệp A1 Phụ lục 02 Bảng mã hóa các câu hỏi khảo sát dùng thang đo Likert A1 Phụ lục 03 Danh sách các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng A5 Phụ lục 04 Danh sách các DN đóng tàu thuộc phạm vi nghiên cứu trọng tâm của
Phụ lục 05 Cơ cấu tổ chức của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Phụ lục 06 Danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn A16 Phụ lục 07 Bảng câu hỏi phỏng vấn A17 Phụ lục 08 Bảng tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn A20 Phụ lục 09 Kiểm định về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động A25 Phụ lục 10 Kiểm định về nội dung phân tích hiệu quả hoạt động A26 Phụ lục 11 Kiểm định về chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động A27 Phụ lục 12 Kiểm định về phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động A31 Phụ lục 13 Báo cáo Kết quả thực hiện công tác tài chính năm 2017 của Công ty
Phụ lục 14 Báo cáo Giám sát tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV 189
Phụ lục 15 Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV
Phụ lục 16 Báo cáo Kết quả công tác hậu cầu năm 2017 của Công ty TNHH MTV
Phụ lục 17 Báo cáo Kết quả công tác bảo vệ môi trường năm 2016-2017 của Công
Phụ lục 18 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động đề xuất áp dụng cho các
DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng A46
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
DN Doanh nghiệp
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
KH&CN Khoa học và công nghệ
MTV Một thành viên
NSNN Ngân sách Nhà nước
QTDN Quản trị doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
01 Bảng 1.1 Triển khai thực hiện BSC trong DNSX 44
02 Bảng 1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của DNSX 45
03 Bảng 2.1 Tương quan Pearson giữa quy mô DN và một số đặc điểm khác 71
04 Bảng 2.2 Mức độ quan tâm tới quy trình và vai trò phân tích hiệu quả
hoạt động
79
05 Bảng 2.3 Mức độ thực hiện quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt
động
81
06 Bảng 2.4 Mức độ quan tâm tới nội dung phân tích hiệu quả hoạt động 85
07 Bảng 2.5 Mức độ thực hiện nội dung phân tích hiệu quả hoạt động 86
08 Bảng 2.6 Mức độ quan tâm tới chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động 89
09 Bảng 2.7 Mức độ sử dụng chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động 91
10 Bảng 2.8 Mức độ quan tâm tới phương pháp phân tích hiệu quả hoạt
động
95
11 Bảng 2.9 Mức độ sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động 96
12 Bảng 2.10 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động 99
13 Bảng 3.1 Đề xuất BSC của DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
132
14 Bảng 3.2 Phân tích tổng quan Công ty TNHH MTV 189 năm 2017 140
15 Bảng 3.3 Hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế ở phương diện tài chính của
Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn 2013-2017
143
16 Bảng 3.4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty TNHH MTV 189
giai đoạn 2013-2017
148
17 Bảng 3.5 Dữ liệu đầu vào được sử dụng để minh họa về phương pháp
DEA
159
18 Bảng 3.6 Kết quả tính năng suất tổng hợp Malmquist VRS O 160
19 Biểu 2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 70
20 Biểu 2.2 Đặc điểm quy mô doanh nghiệp 70
21 Biểu 2.3 Đặc điểm số lượng lao động 72
22 Biểu 2.4 Đặc điểm thời gian hoạt động 72
23 Biểu 2.5a Đặc điểm loại hình DN 73
Trang 9TT Số hiệu và tên gọi Trang
24 Biểu 2.5b Đặc điểm tính chất sở hữu vốn 73
25 Biểu 2.6 Đặc điểm tổ chức bộ máy phân tích kinh tế 73
26 Biểu 3.1 Lợi nhuận của Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn 2013-2017 144
27 Biểu 3.2 Hiệu suất sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn
2013-2017
144
28 Biểu 3.3 Hiệu suất sử dụng một số loại vốn ngắn hạn của Công ty TNHH
MTV 189 giai đoạn 2013-2017
145
29 Biểu 3.4 Khả năng sinh lời của Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn
2013-2017
145
30 Biểu 3.5 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty TNHH MTV 189
giai đoạn 2013-2017
148
31 Biểu 3.6 Biến động ROE của công ty TNHH MTV 189 trong giai đoạn
2013-2017
152
32 Hình 1.1 Mô hình BSC 4 viễn cảnh 42
34 Hình 1.3 Mô hình phân tích SWOT 52
35 Hình 1.4a Đường PPF trong trường hợp tối đa hóa đầu ra 54
36 Hình 1.4b Đường PPF trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào 54
37 Sơ đồ M.1 Thiết kế nghiên cứu 11
38 Sơ đồ M.2 Phương pháp nghiên cứu 13
39 Sơ đồ 1.1 Tổng hợp các cách phân loại hiệu quả hoạt động của DNSX 21
40 Sơ đồ 1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động của DNSX sử dụng trong luận án 22
41 Sơ đồ 1.3 Kết hợp nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp sản xuất
57
42 Sơ đồ 2.1 Quy trình đóng tàu 74
43 Sơ đồ 2.2a Quy trình đóng tàu khi hợp đồng chưa có hồ sơ thiết kế 75
44 Sơ đồ 2.2b Quy trình đóng tàu khi hợp đồng đã có hồ sơ thiết kế 76
45 Sơ đồ 3.1 Các cấp độ hoàn thiện bộ máy phân tích 121
46 Sơ đồ 3.2 Quy trình phân tích hiệu quả hoạt động 126
47 Sơ đồ 3.3 Phân tích ROE của công ty TNHH MTV 189 theo mô hình
Dupont 3 bước
151
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích hiệu quả hoạt động của DN là cần thiết vì nó cung cấp thông tin cho người sử dụng để ra quyết định nhằm mục tiêu phát triển bền vững Trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng có xu hướng sụt giảm mạnh Điển hình là sự tan rã của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ khác trong ngành rơi vào tình trạng: phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, sắp xếp lại,… Nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, do khủng hoảng chu kỳ của ngành đóng tàu và biến động về nhu cầu của ngành vận tải biển, do hệ quả phát triển quá nóng của ngành đóng tàu Việt Nam những năm trước đó
Mặc dù đang trải qua thời kỳ hết sức khó khăn nhưng công nghiệp đóng tàu vẫn được xác định là một ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia biển Việt Nam, là ngành công nghiệp then chốt của thành phố cảng Hải Phòng Hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng sử dụng thông tin Song, thực tế cho thấy, phân tích hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay tồn tại nhiều bất cập nên vai trò của công cụ này còn mờ nhạt Hệ thống lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động của DNSX cũng đã khá phổ biến, nhưng chưa được khảo sát và ứng dụng ở các DN đóng tàu tại địa phương này
Từ tính cấp thiết của đề tài, kết hợp với định hướng của tập thể cán bộ hướng
dẫn, tác giả đã đề xuất và nhận quyết định nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phân tích
hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm
đề tài luận án tiến sĩ của mình
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong thời gian qua, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích hiệu quả hoạt động của các DN,
song chưa có công trình nghiên cứu nào hoàn toàn trùng lặp với đề tài “Hoàn thiện
phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng” Để làm rõ khoảng trống trong nghiên cứu, tác giả tiến hành đánh giá tổng
quan những nghiên cứu tiêu biểu và có một số nhận xét cơ bản như sau:
Trang 12Những nghiên cứu trước đây (gắn với nền kinh tế kế hoạch tập trung, tiếp đó
là giai đoạn đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường) chủ yếu xem xét đến hiệu quả kinh tế vĩ mô.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, hiệu quả hoạt động được đồng nhất với
việc hoàn thành kế hoạch Theo đó, Chính phủ quyết định hàng hóa và dịch vụ nào
sẽ được sản xuất, số lượng và giá cả mà hàng hóa, dịch vụ sẽ được bán Trong thời
kỳ này, vấn đề hiệu quả hoạt động đã là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu Điển
hình là nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Giao trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về
hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp” (1984) [18], hay nghiên cứu của
nhóm tác giả Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn trong cuốn “Hiệu
quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp” (1985) [24], Những nghiên cứu này đã
đề cập khá chi tiết về hiệu quả hoạt động (ở góc độ là hiệu quả kinh tế) với tiêu
chuẩn để đánh giá là việc “hoàn thành kế hoạch”, còn vấn đề lợi nhuận và giá trị
kinh tế gia tăng không được đề cập đến; mặt khác, mặc dù đề cập đến hiệu quả trong các xí nghiệp công nghiệp nhưng các xí nghiệp này đều được chỉ huy tập trung từ Trung Ương, nên thực chất đó là hiệu quả kinh tế vĩ mô Những sản phẩm khoa học này hoàn toàn phù hợp với thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nhưng không còn đầy đủ ý nghĩa thực tiễn trong cơ chế thị trường hiện nay
Tiếp đó, trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị
trường, các nghiên cứu liên quan thường xem xét về hiệu quả nền kinh tế Trong
cuốn “Kinh tế học” (1997), Paul Anthony Samuelson và William D Nordhaus đã nêu rõ “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền
kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người” [37] Hoặc trong nghiên
cứu của A Allan Schmid “Economic Analysis and Efficiency in Public
Expenditure” (2004), tác giả đã sử dụng phân tích chi phí – lợi ích (Cost-benefit
analysis_CBA) để phân tích kinh tế và hiệu quả chi tiêu công [55]; theo đó, “hiệu
quả nghĩa là làm sao để sản xuất được sản phẩm với chất lượng không đổi mà tiết kiệm chi phí”; tuy nhiên, đánh giá này đặt các công cụ phân tích chi phí - lợi ích
trong một khuôn khổ hiến pháp và thể chế, nó không phải là một phân tích tài chính
hay kinh tế độc lập với vấn đề chính trị Trong cuốn “Economic Efficiency in
Transition : The Case of Ukraine” (2006) của Anatoliy G Goncharuk [56], tác giả
đã phân tích về hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền
kinh tế thị trường tại Ukraine; theo đó, “Hiệu quả kinh tế là có được lợi ích tối đa từ
việc sử dụng tối thiểu các yếu tố sản xuất đầu vào”, bao gồm “hiệu quả kỹ thuật”
(phản ánh khả năng tạo ra một sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào
Trang 13giới hạn) và “hiệu quả phân bổ” (phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực trong
sự kết hợp tối ưu giữa chúng và công nghệ sản xuất được ứng dụng); tuy nhiên,
nghiên cứu của ông cũng chủ yếu đề cập tới hiệu quả kinh tế vĩ mô “hiệu quả kinh
tế được xác định là khi nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hạn chế nhất định” Nhìn chung, những nghiên cứu này
có giá trị cao đối với quản lý vĩ mô, nhưng ít có giá trị tham khảo đối với từng DN Khi thực hiện những nghiên cứu của mình, các tác giả trước đây thường thiên
về việc sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, như: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp Dupont, Các phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện (có thể làm thủ công), ; nhưng đó là những phân tích tĩnh nên chất lượng thông tin cung cấp bị hạn chế Về nội dung phân tích, các nghiên cứu trước đây tập trung giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế vĩ mô được đưa ra trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế thị trường chưa phát triển toàn diện, kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế chủ yếu nên điểm chung về hiệu quả ở các quan điểm trên là hiệu quả chung của nền kinh tế khi sử dụng các nguồn lực xã hội để đáp ứng nhu cầu của xã hội loài người Hay nói cách khác, quan điểm này chú trọng đến hiệu quả hoạt động của kinh tế vĩ mô, chưa chú trọng đến hiệu quả hoạt động của kinh tế vi mô, mà cụ thể là hoạt động của các DN, trong khi DN là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Trong cơ chế thị trường, các nghiên cứu mới về hiệu quả hoạt động đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện Sản phẩm của các nghiên cứu này phần lớn được thể hiện dưới dạng giáo trình, tài liệu chuyên khảo, luận án, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, bài báo khoa học,
Về giáo trình, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt
động đều có điểm chung là đề cập đến ba vấn đề cơ bản của phân tích, đó là tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích Giữa các tài liệu này, về cơ bản giải quyết khá giống nhau các vấn đề về tổ chức phân tích và phương pháp phân tích, còn về nội dung phân tích có nhiều điểm riêng Hầu hết các tài liệu này xem xét về hiệu quả hoạt động ở góc độ là hiệu quả kinh tế của DN (hay là hiệu quả kinh doanh) Do đó, các chỉ tiêu biểu hiện nội dung phân tích cũng chủ yếu là hiệu quả kinh tế, một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội cũng được đề cập đến nhưng không chuyên sâu, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả được đề cập đến dù là hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội đều được xem xét ở góc độ là hiệu quả tài chính Điển hình là các
cuốn: “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của DN” (2002) của tác giả Nguyễn