1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ công thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Tác giả Nguyễn Đồng Anh Xuân
Người hướng dẫn PGS., TS. Trần Thị Hà
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 303,51 KB

Nội dung

HÀ NỘI - 2020LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án “Quản lý tàichính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trongđiều kiện thực hiện cơ c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN ĐỒNG ANH XUÂN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN

THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI - 2020

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN ĐỒNG ANH XUÂN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN

THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS., TS Trần Thị Hà

Trang 3

HÀ NỘI - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án “Quản lý tài

chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính” là kết quả nghiên cứu độc lập

của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các tài liệu trích dẫn

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đồng Anh Xuân

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ

1.1 Trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học 14 1.1.1 Khái niệm trường đại học công lập 14 1.1.2 Đặc điểm của trường đại học công lập 17 1.1.3 Vai trò của trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học 19 1.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập 20 1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính tại các trường đại học công lập 20 1.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính tại các trường đại học công lập 24 1.2.3 Nội dung quản lý tài chính tại các trường đại học công lập 26 1.2.4 Công cụ quản lý tài chính tại các trường đại học công lập 36 1.3 Cơ chế tự chủ tài chính và tác động của nó đến quản lý tài chính tại các

1.3.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập 39 1.3.2 Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đến quản lý tài chính tại các

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 46 1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 46 1.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan 47 1.5 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 49 1.5.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 49

Trang 5

1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 50 1.5.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 52 1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 57

2.1 Khái quát về các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương và quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 57 2.1.1 Các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương 57 2.1.2 Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương 68 2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc

Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 72 2.2.1 Thực trạng quản lý nguồn thu, mức thu 72 2.2.2 Thực trạng quản lý sử dụng nguồn tài chính 85 2.2.3 Thực trạng quản lý tài sản 99 2.3 Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương 103 2.3.1 Những kết quả đạt được 103 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 107 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế, tồn tại 112

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 124

3.1 Bối cảnh, mục tiêu, quan điểm phát triển giáo dục đại học và hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính 124 3.1.1 Bối cảnh phát triển giáo dục đại học Việt Nam 124 3.1.2 Mục tiêu, quan điểm phát triển giáo dục đại học Việt Nam 128 3.1.3 Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính 130

Trang 6

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ tài chính 133 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu, mức thu 133 3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng nguồn tài chính 140 3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý kết quả tài chính trong năm và các

3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản 144 3.2.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ quản lý tài chính 145 3.2.6 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính 149 3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 156 3.3.1 Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập 156

3.3.2 Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với các trường đại học

3.3.3 Hoàn thiện chính sách học phí, chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên 160

3.3.4 Hoàn thiện chính sách xã hội hóa nguồn tài chính đầu tư phát triển giáo

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 165

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 BCT Bộ Công Thương

2 CGCN Chuyển giao công nghệ

3 CLTC Chênh lệch thu chi

4 ĐH Đại học

5 ĐHCL Đại học công lập

6 GDĐH Giáo dục đại học

7 HĐT Hội đồng trường

8 KBNN Kho bạc Nhà nước

9 KHCN Khoa học công nghệ

10 KSNB Kiểm soát nội bộ

11 KTX Không thường xuyên

12 KT-XH Kinh tế xã hội

13 NCKH Nghiên cứu khoa học

14 NSNN Ngân sách nhà nước

15 QLTC Quản lý tài chính

16 SV Sinh viên

17 TCĐH Tự chủ đại học

18 TCTC Tự chủ tài chính

19 TNTT Thu nhập tăng thêm

20 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

21 TSCĐ Tài sản cố định

22 TX Thường xuyên

23 XDCB Xây dựng cơ bản

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 8

Số

Trang 9

2.28 So sánh thu sự nghiệp và chi thường xuyên của các trường 105

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 10

2.1 Danh sách các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương 57

2.2 Thống kê số lượng ngành đào tạo theo trình độ của các

trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương 63

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong suốt tiến trình lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò then chốt của giáo dục đào tạo nói chung, GDĐH nói riêng đến sự phát triển KT-XH của đất nước Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (tháng 12 năm 1996), khẳng định: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (tháng 11 năm 2013) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,

là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu

tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH”

Thực tiễn chứng minh tài chính là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH, vì nguồn tài chính là cơ sở để các trường đại học đầu tư phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất - Những yếu tố quyết định đến chất lượng GDĐH Tuy nhiên, trong điều kiện NSNN cấp cho các trường ĐHCL chi thường xuyên và đầu tư còn hạn hẹp, nguồn thu sự nghiệp đứng trước thách thức từ cạnh tranh trong GDĐH ngày càng lớn, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các trường ĐHCL ở Việt Nam

Đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, tiền thân là các trường công nhân, trung cấp, nghề lâu đời ở Việt Nam được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học trong giai đoạn 2004-2011 Vì vậy, nền tảng đào tạo đại học, sau đại học, NCKH và kinh nghiệm quản trị đại học nói chung, quản lý tài

Trang 12

chính nói riêng của nhiều trường còn những hạn chế nhất định trong quá trình phát triển Hơn nữa, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017, Nghị định

số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, càng đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương nhằm tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính, đặc biệt nguồn tài chính ngoài NSNN

Từ các vấn đề nêu trên, đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống để tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển KT-XH ở Việt Nam và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ cấp thiết Chính vì vậy, việc nghiên cứu

đề tài “Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính” có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

Nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tài chính trong GDĐH

là chủ đề có tính thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu Việc nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến luận án giúp cho nghiên cứu sinh xác định được khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

a) Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Quá trình nghiên cứu cho thấy, trên thế giới đã có nhiều công trình

Trang 13

nghiên cứu về quản lý tài chính trong GDĐH và tự chủ đại học

- Nghiên cứu về quản lý tài chính trong GDĐH: Tác giả Malcolm

Prowolm & Eric Morgan (2005), “Quản lý và kiểm soát tài chính đối với GDĐH” [15] Cuốn sách của hai tác giả được coi là cẩm nang của những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở Mỹ Nghiên cứu của Marianne, C và Lesley, A (2000), “Quản lý tài chính và các nguồn lực trong ngành giáo dục” [17] Đối tượng nghiên cứu được mở rộng không chỉ quản lý tài chính mà còn quản lý các nguồn lực khác trong giáo dục Tsang, M.C (1997), “Phân tích chi phí nhằm tạo lập và đánh giá chính sách giáo dục tốt hơn” [19] Nghiên cứu cách tiếp cận theo cách phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục Bên cạnh, nghiên cứu quản lý tài chính gắn liền với cơ sở GDĐH cụ thể, như nghiên cứu của tác giả Sulochana (1991), “Quản lý tài chính đối với GDĐH ở Ấn Độ -Nghiên cứu trường hợp Đại học Osmania” [18] Tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính trong GDĐH ở Ấn Độ, trường hợp cụ thể là trường Đại học Osmania

- Nghiên cứu về tự chủ đại học: Thực tiễn cho thấy có nhiều nghiên

cứu với cách nhìn khác nhau về TCĐH tùy thuộc vào trình độ phát triển và nhận thức của mỗi quốc gia về vai trò của GDĐH Theo Berdahl, R., Graham, J., & Piper, D R (1971), “TCĐH là quyền lực của Nhà trường được tự điều khiển việc vận hành của mình mà không bị kiểm soát từ bên ngoài” [4] Don Anderson và Richard Johnson (1998), “TCĐH là sự tự do của một cơ sở GDĐH trong việc điều hành các công việc của nó mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào” [6] Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học (IAU) trong tuyên bố về tự do học thuật, TCĐH và trách nhiệm xã hội (1998), cho rằng “TCĐH được hiểu là mức độ độc lập cần thiết đối với sự can thiệp bên ngoài mà trường đại học cần có trong tổ chức và

Trang 14

quản trị nội bộ, trong phân bổ nội bộ các nguồn tài chính và huy động thu nhập từ các nguồn ngoài ngân sách, trong tuyển dụng giảng viên, trong quy định các điều kiện học tập và cuối cùng trong việc tự do giảng dạy và nghiên cứu”

Báo cáo tổng quan xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank (2008) đã khái quát bốn mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, từ mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở Malaysia, đến các mô hình bán tự chủ (semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập (semi-independent) ở Singapore và mô hình độc lập (independent) ở Mỹ, Anh, Úc Đối với mô hình Nhà nước kiểm soát thì các cơ sở GDĐH vẫn được hưởng mức độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH Ngược lại, mô hình độc lập vẫn có những mặc định

về quyền quản lý của Nhà nước thông qua các công cụ gián tiếp

Nhìn chung, các nghiên cứu ở nước ngoài là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu mô hình quản lý ở những trường đại học của các nước có nền kinh

tế phát triển

b) Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển KT-XH của đất nước đã có khá nhiều công trình nghiên về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tài chính trong GDĐH, tiểu biểu là các luận án tiến sĩ, các đề tài NCKH cấp Bộ/Tỉnh

- Nghiên cứu về quản lý tài chính trong GDĐH: Tác giả Đặng Văn Du

(2004), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo Đại học

ở Việt Nam” [29] Luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho GDĐH ở Việt Nam, đồng thời phân tích thực trạng và đánh giá

Trang 15

hiệu quả đầu tư tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho GDĐH Việt Nam Luận án của tác giả Lê Phước Minh (2005), "Hoàn thiện chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam" [33] Trên cơ sở hệ thống lý luận về chính sách tài chính cho GDĐH, tác giả đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam, đồng thời chỉ

ra cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam Luận án của tác giả Bùi Tiến Hanh (2007),

“Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam” [10] Tác giả đã luận giải cơ chế tài chính để thực hiện xã hội hoá giáo dục Việt Nam, bao gồm: Cơ chế quản lý chi NSNN, cơ chế quản lý thu và sử dụng học phí trong giáo dục Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Thái (2008), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam” [43] Luận án đã tập trung phân tích, luận giải cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam Tác giả Nguyễn Thu Hương (2014), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình

đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam” [39].

Luận án đưa ra quan điểm về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường ĐHCL, trong đó làm rõ vai trò của Nhà nước trong sử dụng công cụ, phương tiện quản lý để vận hành cơ chế quản lý tài chính Nghiên cứu khá “gần” với đề tài luận án của nghiên cứu sinh phải kể đến luận án của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2012), “Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam” [72] Nghiên cứu tiếp cận theo mục tiêu quản lý tài chính, tức là đối với các trường đại học công lập là tăng thu, tiết kiệm chi, tăng tích lũy và đưa ra quan điểm quản lý tài chính các trường ĐHCL theo hướng tự chủ tài chính Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2015), “Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH -Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương” [44]

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w