luận án tiến sĩ kinh tế quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong điều kiện tự chủ

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong điều kiện tự chủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  TRƯƠNG THỊ HIỀN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ H

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



TRƯƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà nội – 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



TRƯƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn Khoa học: 1 TS Nguyễn Thị Lan 2 PGS.TS Lê Văn Ái

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án “Quản lý tài chính

tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ” là kết quả tự nghiên cứu độc

lập của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ rang và trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các tài liệu trích dẫn

Tác giả

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 13

1.1 Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 13

1.2 Quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập 17

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập 17

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính trong các trường đại học công lập 20

1.2.2.1 Quản lý nguồn kinh phí 20

1.2.2.2 Quản lý các khoản chi 26

1.2.2.3 Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính 29

1.2.2.4 Quản lý thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức 30

1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập 30

1.2.4 Công cụ quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập 34

1.2.4.1 Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước 34

1.2.4.2 Công cụ kế hoạch hóa 34

1.2.4.3 Quy chế chi tiêu nội bộ 37

1.2.4.4 Công tác hạch toán kế toán 37

1.2.4.5 Bộ máy cán bộ quản lý tài chính 38

1.2.4.6 Hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ và kiểm toán 39

1.2.4.7 Sử dụng mô hình thẻ bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong quản lý tài chính tại các trường ĐHCL 40

1.3 Quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ tại các trường Đại học công lập 49

1.3.1 Tổng quan về tự chủ của các trường Đại học công lập 49

1.3.2 Cơ chế tự chủ tài chính và quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ tại các trường Đại học công lập 50

1.3.2.1 Sự cần thiết thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các trường Đại học công lập 50 1.3.2.2 Quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ tại các trường Đại học công lập 54

1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính của các trường Đại học công lập 60

1.3.2.4 Tác động quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ tại các trường Đại học công lập60 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập trong điều kiện tự chủ 67

1.4.1 Các nhân tố khách quan 67

Trang 5

1.4.2 Các nhân tố chủ quan của các trường Đại học công lập 69

1.5 Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập ở một số nước và bài học đối với ở Việt Nam 71

1.5.1 Kinh nghiệm ở một số nước 71

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Singapore 70

1.5.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 71

1.5.1.3 Kinh nghiệm của Nhật bản 73

1.5.1.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 74

1.5.1.5 Kinh nghiệm của Thái Lan 75

1.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với các trường Đại học công lập tại Việt Nam 76

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 78

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011-2015 79

2.1 Khái quát một số nét cơ bản các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP.HCM 79

2.1.1 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 79

2.1.2 Trường Đại học Luật TP.HCM 80

2.1.3 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 82

2.1.4 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 84

2.2 Quản lý tài chính của các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP.HCM trong điều kiện tự chủ 85

2.2.1 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại bốn trường Đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015 85

2.2.1.1 Quản lý nguồn kinh phí 86

2.2.1.2 Quản lý các khoản chi 98

2.2.1.3 Quản lý phân phối kết quả tài chính 109

2.2.1.4 Quản lý thu nhập bình quân của cán bộ, GV giai đoạn 2011 - 2015 114

2.2.2 Thực trạng về sử dụng các công cụ quản lý tài chính 115

2.2.2.1 Công tác kế hoạch hóa tại các trường ĐHCL 115

2.2.2.2 Quy chế chi tiêu nội bộ của các trường ĐHCL 117

2.2.2.3 Công tác hạch toán kế toán tại các trường 124

2.2.2.4 Bộ máy quản lý tài chính của các trường 126

2.2.2.5 Hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ và công khai tài chính 126

2.2.2.6 Áp dụng mô hình thẻ bảng điểm cân bằng (BSC) trong quản lý tài chính của các trường Đại học công lập tại TP.HCM 129

Trang 6

2.2.3 Mức độ tự chủ tài chính của 04 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn

TP.HCM 132

2.3 Đánh giá về cơ chế tự chủ tài chính và quản lý tài chính của các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP HCM 134

2.3.1 Những kết quả đạt được 134

2.3.2 Những hạn chế của công tác quản lý tài chính tại 04 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trong điều kiện tự chủ 138

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 142

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 145

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 147

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại 4 trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT tại TP Hồ chí Minh trong điều kiện tự chủ 1476

3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ 150

3.2.1 Nhóm giải pháp về huy động các nguồn tài chính 150

3.2.2 Nhóm giải pháp về quản lý sử dụng tài chính hiệu quả và tiết kiệm 155

3.2.3 Nhóm giải pháp về phân phối các kết quả tài chính 162

3.2.4 Đổi mới việc áp dụng các công cụ quản lý tài chính 163

3.2.4.1 Hoàn thiện dự toán thu chi tài chính của nhà trường 163

3.2.4.2 Hoàn thiện quy chế CTNB 167

3.2.4.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị trong nhà trường 169

3.2.4.4 Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ 171

3.2.4.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ quản lý tài chính 175

3.2.4.6 Áp dụng mô hình thẻ bảng điểm cân bằng trong thực hiện mục tiêu chiến lược của các trường đại học công lập 176

3.3 Kiến nghị với nhà nước 178

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 184

KẾT LUẬN CHUNG 185

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 188

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189

PHỤ LỤC: BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM NĂM 2016 197

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Hình 0.1: Hiệu quả công tác quản lý tài chính 9 Hình 1.1: Mô hình ứng dụng BCS tại các trường ĐHCL 42 Hình 1.2: Mô hình quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ tại

Hình 3.1: Quy trình lập dự toán thu, chi theo kết quả đầu ra 166

II Danh mục bảng

Bảng 2.1: học Sư phạm TP.HCM giai đoạn 2010-2015 Quy mô sinh viên và tỷ lệ giảng viên của trường Đại 80 Bảng 2.2: học Luật TP.HCM giai đoạn 2010-2015 Quy mô sinh viên và tỷ lệ giảng viên của trường Đại 81 Bảng 2.3: học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM giai đoạn 2010-2015 Quy mô sinh viên và tỷ lệ giảng viên của trường Đại 83 Bảng 2.4: học Kinh tế TP.HCM giai đoạn 2010-2015 Quy mô sinh viên và tỷ lệ giảng viên của trường Đại 84 Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn kinh phí huy động giai đoạn

Bảng 2.6: năm 2015 Thứ tự ưu tiên ba nguồn thu lớn nhất của các trường 92 Bảng 2.7: Tổng hợp các khoản chi của bốn trường giai đoạn

Trang 9

Bảng 2.12: Mức độ tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của bốn trường giai đoạn 2011-2015 132

III Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn kinh phí của bốn trường giai đoạn

Biểu đồ 2.2: Nguồn kinh phí NSNN cấp cho bốn trường giai đoạn

Biểu đồ 2.3: trường giai đoạn 2011 -2015 Tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp so với tổng nguồn của bốn 89 Biểu đồ 2.4: Tổng nguồn thu sự nghiệp của bốn trường giai đoạn

Biểu đồ 2.5: năm 2015 Biểu đồ phân bổ nguồn thu sự nghiệp của các trường 91 Biểu đồ 2.6: giai đoạn 2011-2015 Cơ cấu các nguồn thu lớn của ĐH Sư phạm TP.HCM 93 Biểu đồ 2.7: đoạn 2011-2015 Cơ cấu các nguồn thu lớn của ĐH Luật TP.HCM giai 94 Biểu đồ 2.8: TP.HCM giai đoạn 2011-2015 Cơ cấu các nguồn thu lớn của ĐH Sư phạm Kỹ thuật 95 Biểu đồ 2.9: giai đoạn 2011-2015 Cơ cấu các nguồn thu lớn của ĐH Kinh tế TP.HCM 97 Biểu đồ 2.10: Tổng chi của các trường giai đoạn 2011 - 2015 100 Biểu đồ 2.11: giai đoạn 2011-2015 Tỷ lệ các khoản chi của trường ĐH Sư phạm TP.HCM 100 Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ các khoản chi của ĐH Luật TP.HCM giai đoạn

Biểu đồ 2.13: TP.HCM giai đoạn 2011-2015 Tỷ lệ các khoản chi của ĐH Sư phạm Kỹ thuật 103 Biểu đồ 2.14: đoạn 2011-2015 Tỷ lệ các khoản chi của ĐH Kinh tế TP.HCM giai 104

Trang 10

Biểu đồ 2.15: giai đoạn 2011-2015 So sánh tỷ lệ chi thanh toán cá nhân của bốn trường 105 Biểu đồ 2.16: chuyên môn của bốn trường giai đoạn 2011-2015 So sánh tỷ lệ chi hàng hóa dịch vụ và nghiệp vụ 106 Biểu đồ 2.17: đoạn 2011-2015 So sánh tỷ lệ chi đầu tư tài sản của bốn trường giai 107 Biểu đồ 2.18: So sánh tỷ lệ chi khác của bốn trường giai đoạn

Biểu đồ 2.19: năm 2015 Tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi của bốn trường 109 Biểu đồ 2.20: Chênh lệch thu chi của bốn trường giai đoạn 2011 -

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu của cả nước, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo là một định hướng mả Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong nhiều năm qua Một trong những yếu tố quan trọng mà bất cứ hoạt động kinh tế, xã hội nào đều phải có, đó là nguồn lực tài chính Có nguồn lực tài chính mới có thể tiến hành khai thác được các nguồn lực khác trong xã hội như nguồn nhân lực, vật lực Hoạt động của các trường Đại học công lập (ĐHCL) cũng vậy, không có nguồn lực tài chính không thể nói nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác Nghiên cứu khoa học (NCKH), mở rộng quan hệ liên kết phát triển nhà trường một cách vững chắc Nói như vậy không có nghĩa là cứ có nguồn lực tài chính một cách dồi dào là nhà trường sẽ có tất cả Có được nguồn lực tài chính dồi dào, nhưng không biết phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý, phân bổ một cách tràn lan, thiếu trọng tâm trọng điểm không những không phát huy được thế mạnh của nhà trường mà còn làm cho nhà trường mất vị thế trong xã hội

Mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam trong những năm tới được xác định bao gồm: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập hệ thống GD&ĐT quốc tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Trên cơ sở đó, các trường đại học (ĐH) xác định mục tiêu phát triển phù hợp với sứ mệnh, đặc điểm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như từng bước phát triển theo quá trình hội nhập.Trong bối cảnh Nhà nước thực hiện chủ trương đổi mới nền GDĐH, xã hội hóa và mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường ĐHCL, nhiệm vụ QLTC tại các trường ĐHCL càng trở nên nặng nề, không còn ỷ lại chờ bao cấp từ nguồn Ngân

Trang 12

sách Nhà nước (NSNN) rót xuống và phân phối theo những chỉ dẫn của cấp trên, mà năng động sáng tạo tìm kiếm nguồn huy động thích hợp xác lập cơ chế phân phối hợp lý với tinh thần trách nhiệm cao trước nhà trường, trước xã hội và trước Nhà nước Vấn đề tự chủ đại học và đặc biệt là tự chủ về tài chính hiện nay là một vấn đề được chú trọng quan tâm của các trường ĐHCL TCTC là yêu cầu và thách thức đối với công tác quản trị tại các trường ĐHCL trong thời kỳ hội nhập và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh nơi tụ hội nhiều trường ĐHCL đã và đang trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện, khẳng định vị thế của nhà trường trong một thành phố năng động, đòi hỏi công tác QLTC trong các trường ĐHCL càng phải không ngừng đổi mới trên nhiều phương diện Mặt khác thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều đến những sai phạm trong QLTC tại các trường ĐHCL, gây bức xúc trong

dự luận Đứng trước những tình hình đó, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ” làm luận án để bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

 Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2015) – Trường ĐH Kinh tế Quốc

Dân “Tác động của công tác QLTC đến chất lượng giáo dục ĐH - nghiên cứu điển hình tại các trường ĐH thuộc Bộ Công thương”

Qua nghiên cứu những nội dung đề cập trong luận cho thấy:

Luận án đã xác định được QLTC trong Giáo dục đại học (GDĐH) không tác động trực tiếp đến chất lượng GDĐH mà tác động đến chất lượng GDĐH thông qua các yếu tố đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, đội ngũ GV, cơ sở vật chất (CSVC), học liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo) Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, luận án đề xuất một số giải pháp như: (1) Tăng cường tính trách nhiệm giải trình theo hướng cho phép các thành viên bên ngoài am hiểu về QLTC tham gia tập thể lãnh đạo trường (2) Xoá cơ chế chủ quản, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn (3) Ban hành văn bản phân cấp quản lý thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trên nguyên tắc giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức quản lý bộ máy, tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư… cho các trường ĐH (4) Cho phép các trường được vay vốn ngân hàng

Trang 13

thương mại, nguồn hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi chính phủ với lãi suất ưu đãi, xoá bỏ các khâu quản lý trung gian (5) Xây dựng cơ chế yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO vào trong các trường ĐH (6) Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường ĐH

 Luận án tiến sĩ của Trần Đức Cân (2012) - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) các trường ĐHCL ở Việt Nam”

Luận án đã giải quyết được các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, luận án bổ sung làm rõ khái niệm, bản chất và nhân tố tác động tới TCTC, cơ chế TCTC (TCTC) trường ĐHCL trên các khía cạnh: (1) TCTC là một thẩm quyền của tự chủ ĐH Nội dung đề cập tới quyền phân bổ, sử dụng nguồn tài chính; quyền thiết lập học phí; quản lý đầu tư, mua sắm tài sản; vay mượn vốn trên thị trường; trả lương GV… Bản chất của cơ chế TCTC là một văn bản pháp luật qui định việc chuyển đổi quyền ra quyết định về tài chính của nhà nước sang các trường (2) Nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế TCTC là các cơ chế, chính sách tài chính của nhà nước, của mỗi trường tự xây dựng; mục tiêu phát triển GDĐH của quốc gia (3) Trong bối cảnh cơ chế thị trường và đại chúng hóa GDĐH thì cơ chế TCTC trường ĐHCL nên thực hiện theo cơ chế TCTC của doanh nghiệp Những nội dung trên làm cho chúng ta hiểu biết về cơ chế TCTC một cách toàn diện hơn và là cơ sở để Nhà nước không ngừng hoàn thiện cơ chế TCTC phù hợp với thực tiễn

Thứ hai, luận án đã nghiên cứu đưa 06 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế TCTC, bao gồm tính hiệu lực, hiệu quả, tính linh hoạt, công bằng, ràng buộc tổ chức, sự chấp nhận của cộng đồng Đặc biệt, luận án đã chi tiết hóa những chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế TCTC như qui mô, cơ cấu vốn, cơ cấu chi phí, suất đầu tư trên sinh viên (SV), số lượng bài báo, công trình khoa học, diện tích đất đai Có thể những tiêu chí đó chưa thực sự đầy đủ, song nó là những đóng góp mới mang tính chất gợi ý để tiếp tục nghiên cứu

Thứ ba, trên cơ sở đề cập những vấn đề có tính chất lý luận về TCTC trong các trường ĐHCL, luận án đi sâu nghiên cứu thực trạng cơ chế TCTC đối với các trường ĐHCL Theo luận án cho tới nay chưa có một tài liệu chuẩn tắc nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế TCTC các trường ĐHCL Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu Nghị định

Ngày đăng: 28/04/2024, 16:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan