1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật tài chính công khái quát chung về tài chính công và pháp luật tài chính công

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Tài Chính Công Khái Quát Chung Về Tài Chính Công Và Pháp Luật Tài Chính Công
Tác giả Phạm Nguyễn Huyền Linh, Huỳnh Nguyễn Bảo Luyn, Rcom H’Minh, Lê Trần Mơ Mộng, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Nguyễn Đỗ Phương Nguyên, Nguyễn Thị Chinh, Lê Thị Mỹ Nhung, Lưu Vĩ Phong, Đỗ Thị Phương
Người hướng dẫn Th.S Danh Phạm Mỹ Duyên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tài Chính Công
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 911,29 KB

Nội dung

Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của nhà nước.. Nguồn của p

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHi MINH

KHOA HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC

1996

TRUONG DAI HOC LUAT

TP HO CHI MINH MÔN HỌC: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

KHÁI QUÁT CHUNG VÈẼ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CONG

GIẢNG VIÊN: Th.S DANH PHAM MY DUYEN

DANH SÁCH NHÓM 1 - LỚP HC47.2

STT Họ và tên MSSV

1 Phạm Nguyễn Huyền Linh 2253801014062

2 Huỳnh Nguyễn Bảo Luyn 2253801014063

3 Rcom H’Minh 2253801014068

4 Lê Trần Mơ Mộng 2253801014069

6 Nguyễn Đỗ Phương Nguyên 2253801014080

7 Nguyễn Thị Chinh Nhi 2253801014092

8 Lê Thị Mỹ Nhung 2253801014099

9 Lưu Vĩ Phong 2253801014106

10 Đỗ Thị Phương 2253801014111

Tp Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2023

Trang 2

MUC LUC

1 Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài

2 Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tài chính công? cu nu nen 3

3 Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng

cường hội nhập kinh tế khu vực và quôc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tài chính công? 4

4 Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt động phân cấp quản lý tài chính công? 5

5 Bội chỉ NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định

tỷ lệ bội chỉ NSNN hàng năm? Tại Sao? - - + 6

6 Trình bày các giải pháp khắc phục bội chỉ NSNN? 6

7 Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN? 7

8 Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay Phân tích

9 Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán NSNN và việc

triển khai để tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm? 9

10 Việc điều chỉnh dự toán NSNN được thực hiện trong những trường hợp nào? Trình bày quy trình điều chỉnh dự toán NSNN? 9

Trang 3

Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công va tài chính tư?

- Tài chính công là các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội

- Phân biệt tài chính công và tài chính tư:

Khía cạnh Tài chính công Tài chính tư

Mục tiêu - Phục vụ lợi ích xã hội|- Tối đa hoá lợi nhuận

và quốc gia và giá trị

Quản lý - Bởi chính phủ hoặc cơ|Bởi các doanh nghiệp

quan nhà nước tư nhân hoặc cá nhân Chức năng - Tạo lập vốn, phân phối Tạo lập và quản lý

thu nhập, điều chỉnhjvốn, tối ưu hoá hiệu tình hình kinh tế suất tài chính

Quyền lực - Có khả năng can thiệp|- Quyết định dựa trên

và điều chỉnh môithj trường và sự cạnh trường kinh doanh tranh

Tác động điều Có thể can thiệp để|- Tác động bởi sự biến chỉnh duy trì ổn định và thúc|đổi của thị trường và

đẩy phát triển kinh tế |tình hình kinh tế

Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tài chính công?

Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của nhà nước

Các đặc trưng của pháp luật tài chính công:

Tính nhà nước:

Do Nhà nước ban hành hoặc cho phép ban hành

Phản ánh ý chí, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công

Bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động tài chính công

Tính bắt buộc chung:

Trang 4

Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tài chính công đều phải tuân thủ

Không ai được phép tự ý đặt ra các quy định trái với pháp luật tài chính công

Tính đặc thù:

Điều chỉnh các quan hệ tài chính công mang tính đặc thù, khác biệt

so với các quan hệ xã hội khác

Các quy định của pháp luật tài chính công phải phù hợp với quy luật vận động của tài chính công

Tính thống nhất:

Hệ thống pháp luật tài chính công là một tổng thể thống nhất, bao gồm nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tài chính công

Các văn bản pháp luật tài chính công phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau

Tính linh hoạt:

Pháp luật tài chính công phải thích ứng với sự thay đổi của tình hình

kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Các quy định của pháp luật tài chính công phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời khi cần thiết

Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng

cường hội nhập kinh tế khu vực và quôc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tài chính công?

Nguồn của pháp luật tài chính công là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong và ngoài ngân sách nhà nước

Cụ thể:

- Cac quy định pháp luật về NSNN gồm các quy định về thuế, phí, lệ phí,

Trang 5

- Các quy định pháp luật về chế độ kế toán, tài chính gồm pháp luật kế toán, kiểm toán

- Các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm soát, xử lí vi phạm

% Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

đã ảnh hưởng đến việc hình thành nguồn luật tài chính công của Việt Nam theo những hướng sau:

e Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính công của Việt Nam theo hướng thống nhất với các chuẩn mực quốc tế

Việc Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực

và quốc tế như ASEAN, WTO, đã đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính công theo hướng thống nhất với các chuẩn mực quốc tế Điều này thể hiện ở việc Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tài chính công mới, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, chẳng hạn như Luật Quản lý nợ công năm 2017, Luật Quản lý thuế năm 2019,

e Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện cho pháp luật tài chính công của Việt Nam tiếp thu các kinh nghiệm, quy định tiên tiến của các quốc gia khác

Việc Việt Nam tăng cường giao lưu, hợp tác kinh tế với các quốc gia khác đã tạo điều kiện cho pháp luật tài chính công của Việt Nam tiếp thu các kinh nghiệm, quy định tiên tiến của các quốc gia khác Điều này thể hiện ở việc Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có các quy định về pháp luật tài chính công, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),

e Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã tạo ra những thách thức đối với việc thực thi pháp luật tài chính công của Việt Nam

Việc Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã tạo ra những thách thúc đối với việc thực thi pháp luật tài chính công của Việt

Nam, chẳng hạn như:

* Sự khác biệt về hệ thống pháp luật tài chính công giữa Việt Nam

và các quốc gia khác

Trang 6

* Sự cạnh tranh về nguồn lực tài chính giữa khu vực kinh tế nhà nước

và khu vực kinh tế tư nhân

* Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông

=> Để giải quyết những thách thức này, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính công, đồng thời tăng cường năng lực thực thi pháp luật tài chính công của các cơ quan nhà nước

Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt động phân cấp quản lý tài chính công?

Phân cấp quản lý tài chính công:

Phân cấp quản lý tài chính công có thể được hiểu là phân cấp quản

lý ngân sách nhà nước phân bổ theo pháp luật trách nhiệm, quyền hạn quản lí qua các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền nhà nước để họ có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các

địa phương

Nói cách khác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước từ địa phương đến Trung ương trong hoạt động của NSNN, hình thành một cơ chế phân chia ranh giới quyền lực về quản lý NSNN giữa các cấp chính quyền

từ địa phương đến Trung ương

« Vai trò của hoạt động phân cấp quản lý tài chính công:

+ Một là, đối với quản lý hành chính nhà nước, việc phân cấp quản lý tài chính công là công cụ cần thiết khách quan để phục vụ cho việc phân cấp quản lý hành chính và có tác động quan trọng đến hiệu quả của quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương; cung cấp phương tiện tài chính cho các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương hoạt động

+ Hai là, đối với điều hành vĩ mô nền kinh tế, việc phân cấp quản lý tài chính công hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước

từ trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng địa phương trong cả nước

Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối

ó

Trang 7

quan hệ giữa các cấp ngân sách để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô ngân sách nhà nước

Bội chỉ NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ

lệ bội chỉ NSNN hàng năm? Tại sao?

- Bội chi NSNN (hay còn còn gọi là Thâm hụt ngân sách) trong kinh

tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng được hiểu là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách

Theo khoản 1 Điều 4 Luật NSNN 2015, bội chi NSNN bao gồm bội chỉ ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh

- Chính phủ có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội chi NSNN hàng năm Vì:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Luật NSNN 2015 thì căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo nội dung quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều

19 Luật NSNN 2015; nhiệm vụ thu, chỉ, bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo nội dung quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4, Điểm c Khoản 5 và

Khoản 6 Điều 19 Luật NSNN 2015

Trình bày các giải pháp khắc phục bội chỉ NSNN?

- Tăng ở khoản thu: đặc biệt ở thuế Tuy nhiên, nếu tăng thuế không hợp lý sẽ làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân, đặc biệt nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới

- _ Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan nhà nước: nhằm bình ổn giá cả, chính sách vĩ mô và nâng cao hoạt động hiệu quả của các khâu trong kinh tế

- _ Vay nợ trong nước và nước ngoài

- Nhà nước phát hành thêm tiền

Trang 8

- Triét để tiết kiệm các khoản chỉ: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu

tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả để tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế -

xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm trí không đầu tư Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng cần phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết

7 Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN?

Theo khoản 14 Điều 4 Luật NSNN 2015:

“Ngân sách Nhà Nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Tiêu Đơn vị dự toán NSNN Các cấp NSNN

Vị | Cấp ngân sách được hình | Là một cơ quan, đơn vị được trí, | thành trên cơ sở cấp chính | nhà nước thành lập hay thừa

tư | quyền nhà nước - nhận - thực hiện một nhiệm cách |Là bộ phận cơ bản cấu | vụ được nhà nước giao, được thành của hệ thống NSNN |nhận kinh phí từ ngân sách

cấp để thực hiện nhiệm vụ

đó

Là bộ phận cấu thành của thành của một cấp NS được cấp ngân sách của mình phân bổ giao dự toán để quản lý sử dụng Riêng ngân sách xã vừa là cấp NS vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng NS - dưới nó không có đơn vị dự toán

Gồm quyền quyết định, Quyền sử dụng ngân sách m_ | phân bổ, quản lý, giám sát | được giao, quyền quản lý quyề | kiểm tra NS của các đơn vị | giám sát đơn vị dự toán cấp

dự toán thuộc cấp mình trên | dưới trực thuộc

8

Trang 9

cơ sở được phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho NS cấp mình

Phạ | Rộng: nguồn thu có được từ | Thu hạn chế - chỉ từ một và

m vi | nhiều nguồn khác nhau nguồn được phân giao chủ thu | trong đó có nguồn thu quan | yếu quản lý sử dụng nguồn

chỉ | trọng từ thuế - Chi cho kinh phí ngân sách cấp để chi

nhiều lĩnh vực, nhiều đối cho một nhiệm vụ, lĩnh vực tượng khác nhau, mức độ được phân công hay đối chỉ lớn tượng trực thuộc đơn vị mình Quy | Múc độ tụ chủ cao có Mức độ tự chủ không cao, ền_ | quyền quyết định, quyền mọi hoạt động thu chỉ phải chủ | điều chỉnh dự toán ngân theo dự toán được phân bổ, độn | sách cấp mình Tự bảo đảm | chỉ được thay đổi dự toán NS

g và | cân đối ngân sác cấp mình | khi có sự cho phép của cơ trac | trên cơ sở nguồn thu, nhiệm | quan có thẩm quyền Được h_ | vụ chi được phân cấp và NS bảo đảm đúng số kinh phí nhiệ | tình hình thực tế hoạt động | theo dự toán được giao

m_ | thu của ngân sách cấp

đối | mình

với

NS

Chủ | Hệ thống cơ quan quyền lực | Thủ trưởng đơn vị và bộ phận

thể | và cơ quan hành chính nhà_ | tài chính kế toán của đơn vị;

quản | nước - hệ thống các cơ

lý | quan tài chính các cấp

Số | Có 4 cấp ngân sách tương Có nhiều đơn vị dự toán ngân lượn | ứng với cấp chính quyền sách - trong một cấp ngân

g (Ngân sách Trung ương và | sách có đơn vị dự toán cấp | - Ngân sách địa phương) cấp II, cấp 3 dưới cấp III

Riêng cấp xã không có đơn vị

dự toán

5 Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay Phân tích mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?

Hệ thống NSNN của nước ta hiện nay:

- Căn cứ vào nội dung quản lý:

Ngân sách nhà nước

«_ Tín dụng nhà nước

Căn cứ vào chủ thể quản lý trực tiếp:

Tài chính công tổng hợp

Tài chính của cơ quan hành chính nhà nước

Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 10

« Quỹ tài chính ngoài ngân sách nha nước

Hệ thống NSNN gồm hai cấp ngân sách là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN thể hiện qua tính độc lập và tính phụ thuộc lẫn nhau

- Tính độc lập: Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vu chi

cụ thể Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào sẽ do ngân sách cấp đó bảo đảm

- Tính phụ thuộc: Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định

9 Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán NSNN và việc triển khai để tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm?

10.Việc điều chỉnh dự toán NSNN được thực hiện trong những trường hợp nào? Trình bày quy trình điều chỉnh dự toán

NSNN?

*Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Ngân sách Nhà nước

2015 quy định về việc điều chỉnh dự toán đã giao cho các

đơn vị sử dụng ngân sách cụ thể như sau:

1 Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp:

a) Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật này;

b) Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;

c) Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chỉ tiết theo từng lĩnh vực chi được giao

*Quy trình điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước:

Căn cứ Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước như sau:

“1 Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cân phải điều chỉnh tổng thể:

a) Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định;

b) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

10

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w