1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thảo luận lần 2 môn pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ

14 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo Luận Lần 2 Môn Pháp Luật Thương Mại Hàng Hóa Và Dịch Vụ
Tác giả Phạm Hứa Trinh Ngôn, Nguyễn Hồ Thảo Nguyễn, Ngụ Hoàng Phúc, Nguyễn Hoàng Phúc, Dang Tran Ngoc Phung, Nguyễn Thị Hoài Phương, Huỳnh Văn Quý, Lờ Ngọc Quỳnh Sương, Phạm Thị Sương, Trần Lờ Tiến
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Thương Mại
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau: a Nơi có bất động sản, nêu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; b Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên

Trang 1

Thảo luận lần 2

Trường Đại học Luật thành phổ Hỗ

Khoa: Hành Chính —- Nhà Nước

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TP HOCHI MINH

——a Ị 99G ——————

Môn: PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Nhóm: 3 Lớp: HC46BI

STT Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

2 Nguyễn Hồ Thảo Nguyên 2153801014171

3 Ngô Hoàng Phúc 2153801014197

7 Huỳnh Văn Quý 2153801014207

8 Lê Ngọc Quỳnh Sương 2153801014215

9 Phạm Thị Sương 2153801014216

- TP Hé Chi Minh, 03/2023 -

Trang 2

Bai 2

I Ly thuyét

6 Giai thich su khac biét gitra cac quy dinh cua BLDS 2015 va Luat Thuong mai 2005 về địa điểm giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa

7 So sánh nghĩa vụ giao hàng dung chất lượng theo quy định của BLDS 2015

và Luật Thương mại 2005

8 Vấn đề pháp lý liên quan kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng

10 Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng quyền chọn?

II Bai tap

Bai tap 2: Gia Hang Hoa

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang | 1 22/09/2023

Trang 3

Bai 2

I Ly thuyét

6 Giải thích sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2015 va Luật Thương mại 2005 về địa điểm giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa

Căn cứ Điều 277 BLDS 2015 quy định:

Điều 277 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

1 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận

2 Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nêu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyên, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải

là bắt động sản

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Căn cứ Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định:

Điều 35 Địa điểm giao hàng

1 Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận

2 Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi

có hàng hoá đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyên hàng hoá thì bên bán có nehĩa vụ giao hàng cho người vận chuyền đầu tiên;

c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyến hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

Trang | 2 22/09/2023

Trang 4

đ) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao két hop đồng mua bán

Như vậy, có thé thay Luật thương mại 2005 có sự khác biệt rõ rệt về địa

điểm giao hàng, thực hiện nghĩa vụ so với BLDS 2015, cụ thê BLDS 2015 xác định

địa điểm giao hàng, thực hiện nghĩa vụ là nơi của bên có quyền nhận tài sản, hàng hóa (bên mua) Còn Luật thương mại 2005 lại xác định địa điểm là tại nơi của bên

có nghĩa vụ giao tài sản, hàng hóa (bên bán) Quy định tại LTM 2005 về địa điểm

giao nhận hàng hóa lả một quy định hoản toàn mới đã mở rộng ra các địa điểm giao

nhận hàng hóa rất nhiều, chứ không còn bó hẹp là tại kho chính của bên bán và giao

hàng trên phương tiện của bên mua nữa Quy định này cũng phủ hợp với tỉnh hình

thực tế khi hoạt động mua bán giữa các chủ thê liên quan đến rất nhiều đối tượng khác nhau, có thé 1a động sản, có thé la vat gắn liền với đất đai Khi mua bán hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì quy định địa điểm giao hàng hóa là kho chính của

bên bán không còn khả thi Hơn nữa, không phải mọi hợp đồng mua bán bên mua

đều có quy định về vận chuyền hàng hóa, hoặc nếu có, cũng không phải lúc nào bên mua cũng chịu trách nhiệm vận chuyên Từ đó cho thấy, quy định về địa điểm giao

hang trong LTM 2005 hop ly va khả thi hon rất nhiều

Nếu các bên có thỏa thuận về địa điểm giao hang thi thye hiện giao, nhận theo đúng thỏa thuận đó Nếu không có thỏa thuận thì từng tùy trường hợp mua bán

cụ thể, áp dụng quy định của pháp luật Nếu các bên không tiến hành giao, nhận đúng địa điểm dẫn đến việc giao, nhận chậm øây ra thiệt hại thì bên vị phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó

7 So sánh nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng theo quy định của BLDS

2015 và Luật Thương mại 2005

Giống nhau:

* Trường hợp các bên có thỏa thuận:

Căn cứ theo Điều 11 LTM 2005 và Điều 398 BLDS 2015 đều quy định việc

thỏa thuận sẽ đo các bên tự do thỏa thuận miễn không trái với quy định của pháp luật hiện hành Theo đó, giao hàng đúng chất lượng là việc bên bán phải giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng Do đó, thỏa thuận trong hợp đồng là căn

cứ quan trọng đề xác định việc đảm bảo giao hàng đúng chất lượng của bên bán

khác nhau:

Trang | 3 22/09/2023

Trang 5

* Trường hợp các bên không có thỏa thuận

Luật thương mại năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2015

CSPL: Dieu 39 LTM 2005 Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hơp với

hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc

một trong các trường hợp được quy định tại các diém a, b, c, d

của khoản 1 Điều 39 Luật này

— Hàng hóa đúng chất lượng là

không quy định cụ thé

CSPL: Diéu 432 BLDS 2015

Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuân về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thâm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề

Quy hàng hóa như thế nào thì không | Trường hợp không có tiêu chuẩn về định về | được LTM 2005 quy định Thay chất lượng của tài sản đã được công chất vào đó, LTM 2005 chỉ quy định | bố, quy định của cơ quan nhà nước lượng nếu hàng hóa thuộc một trong | có thâm quyền và tiêu chuẩn ngành của các trường hợp tại khoản 1 Điều | nghề thì chất lượng của tài sản mua hàng 39 là hàng hóa không phù hợp | bán được xác định theo tiêu chuẩn hóa với hợp đồng khi hợp đồng | thông thường hoặc theo tiêu chuẩn

riêng phù hợp với mục đích giao kết

hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2010

— BLDS 2015 quy định cụ thé, chi

tiết hơn về chất lượng trong TH các bên không có thỏa thuận để giúp bên bán có thêm căn cứ xác định hàng hóa đúng chất lượng và thực hiện tốt nghĩa vụ giao hàng

8 Van dé phap ly liên quan kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng

CSPL: Điều 44 Luật Thương mại 2005

- Nếu các bên có thỏa thuận đề bên mua hoặc đại diện của bên mua tiễn hành kiêm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiền hành việc kiểm tra

- Bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp nêu trên phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép, bên mua

Trang | 4 22/09/2023

Trang 6

chỉ kiểm tra HH trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép, bị ràng buộc về thời hạn kiểm tra Trường hop hợp đồng có quy định về việc vận chuyền hàng hóa thì việc kiêm tra hàng hoá có thế được hoãn lại cho tới khi hàng hóa được chuyên tới địa điểm đến Quy định này thê hiện sự ràng buộc của pháp luật thương mại không chỉ đối với việc phải thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa của bên mua theo thỏa thuận với bên bán mà còn ràng buộc về thời hạn kiểm tra trong một thời gian mà hoàn cảnh thực tế cho phép

- Nếu bên mua hoặc đại điện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng Quy định này nhằm tạo điều kiện cho bên bán thực hiện hợp đồng trong

trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi giao

hàng Tuy nhiên, việc bên mua không thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước

khi giao hàng không loại trừ hoản toản trách nhiệm của bên bán đối với nghĩa vụ giao hàng không phù hợp với hợp đồng Mặt khác, vì các bên đã thỏa thuận kiếm tra

hàng hóa là nghĩa vụ của bên mua thì quy định này cũng cần được hiểu theo hướng việc bên mua không kiểm tra hàng hóa trên thực tế không có nghĩa là bên này

không phải chịu trách nhiệm phát sinh liên quan đến khiếm khuyết của hàng hóa

Hay nói cách khác, bên mua không thể căn cứ vào hành vi không kiêm tra hàng hóa

trên thực tế để phủ nhận nghĩa vụ thông báo về khiếm khuyết trong thời hạn hợp lý

cho bên bán, nhất là đối với những khiếm khuyết mà bên mua phải biết nếu thực tế

có thực hiện việc kiểm tra hàng hóa bằng biện pháp thông thường

- Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá

mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá Quy đinh này một mặt xác định trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa trong trường hợp các bên có thỏa thuận nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng của bên mua, mặt khác cũng hàm chứa quy định về nghĩa vụ của bên mua thông báo về khiếm khuyết của hàng hóa cho bên bán trong thời hạn hợp lý Nghĩa vụ thông báo về khiếm khuyết của bên mua được giới hạn trong một thời hạn hợp lý tùy thuộc vào các yếu

tố chí phối trong từng trường hợp cụ thê Đối với những khiếm khuyết của hàng hóa

có thê phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường như số lượng hàng hóa hay tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì bên mua buộc phải biết những khiếm khuyết này Đồng thời thời hạn để thông báo về khiếm khuyết cho bên bán trong điều kiện thương mại thông thường phải ngắn hơn so với thời hạn

thông báo những khiếm khuyết ấn tỉ, không thế phát hiện được trong quá trình kiểm

tra bằng biện pháp thông thường

Trang | 5 22/09/2023

Trang 7

Đồng thời, bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua

9 Các thời điểm chuyền quyền sở hữu trong mua bán hàng hoá?

Vệ thời điểm chuyên quyên sở hữu hàng hóa, Điêu 62 Luật Thương mại năm

2005 có quy định:

“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận, quyền sở hữu được chuyền từ bên bán sang bên mua kế từ thời điểm hàng hóa được chuyền giao.”

- Thông thường, khi bên bán chuyền giao hàng hóa cho bên mua trên thực té,

đó cũng là thời điểm phát sinh quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đó Đó

là các loại hàng hóa dịch chuyển được về mặt cơ học như quân ao, giay đép, sách,

vớ, thi quyên sở hữu hàng hóa được chuyên giao cho người mua khi người bán hoàn thành nehĩa vụ giao hàng Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, ở đây là các trường hợp hàng hóa mua bản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyên sở hữu thì quyền sở hữu được chuyên cho bên mua kê từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền so hữu đối với hàng hóa đó Hoặc giữa các bên đã có thoả thuận trước với nhau về thời điểm chuyền quyền sở hữu thì thời điểm được thoả thuận đó

sẽ tính là thời điểm chuyên quyền sở hữu

Các trường hợp hàng hoá thuộc diện đặc biệt

- Đối với hàng hóa mua bán không dịch chuyên cơ học khi giao nhận như

nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đai, việc giao nhận hàng hóa được thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa như các giấy tờ về quyên SỞ hữu hàng hóa để chứng minh tinh trang pháp ly của loại hàng hóa đó thì quyên sở hữu được chuyền giao cho người mua khi hoàn tất việc chuyên giao các chứng từ về

hàng hóa

- Đối với hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như xe

máy, ô tô, máy bay, tảu thủy, thi quyên sở hữu hàng hóa được chuyên cho bên mua ké tir thoi điểm hoàn thành tha tục đăng ký quyên sở hữu đối với hàng hóa đó

- Đối với hàng hóa không dịch chuyên khi giao nhận đồng thời cũng không

có chứng từ về hàng hóa thì quyền sở hữu hàng hóa được coi là đã chuyền giao tại địa điểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực

- Đối với hàng hóa được mua theo phương thức mua sau khi sử dụng thử Đây là hình thức mua bán được áp dụng để tăng độ tin cậy của người mua về chất lượng của hàng hóa Trong thời hạn dùng thử, hàng hóa vân thuộc sở hữu của bên ban Mac du van là chủ sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa, tuy nhiên, quyền sở hữu

Trang | ó 22/09/2023

Trang 8

hang hóa của bên bán bị hạn chế bởi lẽ bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đôi, thế chấp, cầm cô hàng hóa khi bên mua chưa trả lời

- Đối với hàng hóa được mua theo phương thức trả chậm, trả dần thì quyền

sớ hữu của bên bán đối với hàng hóa đã giao được bảo lưu cho đến khi bên mua trả

đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

10 Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng quyền chọn?

* Khái niệm:

CSPL: Khoản 3 Điều 64 và khoản 4 Điều 66 LTM 2005

Hợp đồng về quyên chọn là hợp đồng về quyền chọn mua hoặc bán hàng hóa (Commodity Options), theo đó đây là bên mua quyền sẽ có quyên, nhưng không có nehĩa vụ phải mua hoặc bán hàng hóa đã giao kết trong hop déng

Trong hợp đồng quyên chọn, hai bên sẽ thỏa thuận hàng hóa và mức giá xác định trước (giá giao kết) và bên mua sẽ phải trả một khoản tiền nhất định để được

mua quyền này (tiền mua quyền) Hợp đồng này có hiệu lực trong một thời hạn nhất định và nếu bên giữ quyền không thực hiện quyền thì quyền đó đương nhiên hết hiệu lực

* Các mối quan hệ pháp lý:

- Đối với bên giữ quyền chọn mua:

CSPL: Khoản 2 Điều 66 LTM 2005

Bên giữ quyển chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường đo Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện

- Đối với bên giữ quyền chọn bán:

CSPL: Khoản 3 Điều 66 LTM 2005

Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyên chọn bán Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng

Trang | 7 22/09/2023

Trang 9

H Bài tập

Bài tập 2: Giá Hàng Hóa

Sự việc:

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A (bên

bán) và Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, các bên

thỏa thuận Công ty A giao 10 tan thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn

Quốc cho Công ty B vào ngày 15/7/2018 với giá 12,5 triệu đồng/tấn, thanh toán

trong vòng 5 ngày kế từ ngày giao hàng

Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2018 Đến ngày 16/7/2018, qua điện thoại, Công ty B để nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày 20/7/2018 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng Nhưng trong cuộc điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả

Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2018, Công ty A yêu cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13,0 triệu đồng/tấn với lý do giá thép cuộn tắm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường

vào ngày 20/7/2009 là 13,0 triệu đồng/tấn Cụ thé:

10 tấn x 12.500.000 đồng = 125.000.000 đồng

05 tấn x 13.000.000 đồng =_ 65.000.000 đồng

Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018 bằng với giá thép giao ngày 15/7/2018 là 12,5 triệu đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm

số lượng, còn giá cả thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tắm cán nóng day 2mm xuất xứ Hản Quốc giao trước đó Do vậy, công ty B chỉ phải thanh

toán tổng cộng số tiền là 187.500.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do

biến động giá cả thị trường, mặt khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếu giá thị trường ngày 20/7/2018 sụt giảm Trái lại công ty A cho rằng trường hợp hai bên

không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị trường

Câu hỏi: Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng

nêu trên giữa công ty Á và công ty B

Bài làm:

Trang | 8 22/09/2023

Trang 10

Theo khoản 1 Diéu 1 LTM 2005 thi đây là hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam Bởi vì, hai công ty đều có trụ sở TP.HCM và bên cạnh đó

theo khoản 1 Điều 6 LTM 2005 thì cả hai công ty đều là thương nhân VN

Căn cứ khoản 2 Điều 3 LTM 2005 thì thép là hàng hóa động sản hợp pháp

Như vậy, hợp đồng này thuộc phạm vi điều chỉnh LTM và theo điều Điều 4

LTM 2005 thì có thể áp dụng thêm Luật chuyên ngành và BLDS

Cuộc gọi điện thoại vào ngày 16/7/2018 giữa các bên là một hợp đồng mới Boi vi, LTM 2005 không có quy định về sửa đối bổ sung hợp đồng nên áp dụng BLDS, theo Điều 421 BLDS 2015 thi các bên phải có thỏa thuận nhưng cuộc gọi

điện chỉ xuất phát từ bên B và hình thức hợp đồng sau không giống hợp đồng ban

đầu (hợp đồng đầu tiên là hợp đồng bằng văn bản nhưng hợp đồng sau hợp đồng

bằng lời nói) nên không được xem là bố sung hợp đồng

Hợp đồng 30/6/2018 đã hoàn thành vào ngày 15/7/2018 mà đến 16/7/2018

gọi điện đặt thêm Nên cuộc gọi điện thoại này có thể được xem là hợp đồng mới theo Điều 24 LTM 2005, mà hợp đồng mới này không có thỏa thuận về giá nên sẽ

áp dụng Điều 52 LTM 2005 về giá hàng hóa

công ty A đã xác định sai giá cả của 5 tấn thép nên công ty B chỉ phải thanh

toán tổng cộng số tiền là 187.500.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do

biến động giá cả thị trường

Theo Điều 52 LTM 2005 thì các bên sẽ áp dụng giá hàng hóa với điều kiện

tương tự

thời điểm giao nhận hàng hóa vì nếu là thời gian giao kết HĐ thì phải thỏa thuận

trong HĐ Còn nếu không thỏa thuận tức là các bên đang muốn lấy giá thực tế tại thời điểm giao hàng (Hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thời điểm mua bán hàng hóa xác định như thế nảo)

Vì vậy, không có thỏa thuận nên xác định giá hàng hoá trong điều kiện tương

tự nên ta áp dụng giá hàng hoá cho hợp đồng sau là 13.000.000 đồng Và công ty B phải thanh toán tông cộng số tiền là 190.000.000 đồng cho công ty A

Trang | 9 22/09/2023

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w