1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Buổi thảo luận thứ ba bộ môn luật tố tụng dân sự

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Ba
Tác giả Phan Hoàng Anh Thư, Tạ Anh Thư, Đoàn Thị Thanh Thủy, Đỗ Hoài Thy, Nguyễn Phan Bảo Thy
Người hướng dẫn Giảng viên: Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Sau đó, “đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát sẽ có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về việc có quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA

Bộ môn: Luật Tố tụng Dân sự

Giảng viên: Huỳnh Quang Thuận

Nhóm: 05

Thành viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2024

Trang 2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Phần 1 – Nhận định

Phần 2 – Bài tập

Phần 3 – Phân tích án

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST

T

Trang 4

MỤC LỤC

Phần 1 Nhận định 1

Phần 2 Bài tập 5

Bài 1 5

Bài 2 7

Phần 3 Phân tích án 11

Bài 1 11

Bài 2 13

Trang 5

Phần 1 Nhận định

1 Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

- Nhận định sai

- CSPL: khoản 1 Điều 139, khoản 1 Điều 140 BLTTDS 2015; khoản 2 Điều 19 NQ 02/2020/NQ-HĐTP

- Giải thích: Căn cứ theo khoản 1 Điều 139 BLTTDS 2015, đối với quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là các quyết định có hiệu lực thi

hành ngay Sau đó, “đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát sẽ có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về việc có quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời” (khoản 1 Điều 140 BLTTDS 2015)

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 19 NQ 02/2020/NQ-HĐTP đã quy định về Việc tuyên về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án của Tòa án Căn cứ các quy định nêu trên, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện ở một quyết định của Tòa án hoặc ghi nhận trong bản án; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị Như vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời không thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được ban hành có thể bị chủ thể có quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, chứ không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và cả thủ tục giám đốc thẩm

2 Nếu đương sự là người khuyết tật thì sẽ được miễn nộp án phí

- Nhận định đúng

- CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

- Giải thích:Người khuyết tật thuộc vào một trong các đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định của pháp luật Như vậy, khi người khuyết tật là đương sự tham gia vào tố tụng dân sự, hay nói cách khác nếu người khuyết tật khởi kiện ra Tòa án thì sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 326/2016 thì người khuyết tật vẫn thuộc một trong những đối tượng được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 326/2016 khi giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1

Trang 6

3 Khi bản án sơ thẩm bị sửa, các bên đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm và

án phí phúc thẩm

- Nhận định sai

- CSPL: Điều 147, khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015

- Giải thích: Căn cứ theo khoản 2 Điều 148 thì: “Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu

án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.” Tức ở đây đương sự sẽ không phải

chịu án phí sơ thẩm vì phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm nhưng có thể

sẽ phải chịu án phí sơ thẩm tại Điều 147

4 Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải gửi đơn yêu cầu kèm chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này

- Nhận định đúng

- CSPL: Khoản 2 Điều 111, Điều 133 BLTTDS 2015

- Giải thích: Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và chủ thể nào yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo chứng cứ để thể hiện sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp đó

5 Trước khi mở phiên tòa, khi giải quyết khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT, nếu nhận thấy việc áp dụng BPKCTT không đúng, Chánh án Tòa án có quyền đồng thời ra Quyết định giải quyết khiếu nại và Quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT

- Nhận định sai

- CSPL: Điều 16 NQ 02/2020 và Khoản 1 Điều 41, Điều 141 BLTTDS 2015

-Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLTTDS năm 2015 nêu trên có thể hiểu “trước khi mở phiên tòa” thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp

khẩn cấp tạm thời thuộc về Chánh án Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 NQ 02/2020 thì chỉ trong TH khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án tự mình xem xét, ra một trong các quyết định tại khoản

3 Điều này, đồng nghĩa với việc nếu khiếu nại trên có căn cứ thì Chánh án Tòa án có

2

Trang 7

thể đồng thời ra quyết định chấp nhận đơn khiếu nại và quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT

6 Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu độc lập.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 5 Điều 70, Điều 71, Điều 73, Điều 91 BLTTDS 2015

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ án, dù có đưa ra yêu cầu độc lập hay không, đều có thể có nghĩa vụ chứng minh nhằm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình

+ Khi có yêu cầu độc lập: Người này sẽ phải chứng minh cho yêu cầu độc lập của mình là có cơ sở

+ Khi không có yêu cầu độc lập: Dù đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn, người này vẫn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho lợi ích của mình liên quan đến

vụ kiện

Bên cạnh đó, nếu yêu cầu thuộc trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều

91 thì đương sự tức trong nhận định trên là người có quyền và nghĩa vụ liên quan không cần phải chứng minh

7 Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật do Tòa án thu thập.

- Nhận định sai

- CSPL: Điều 93 BLTTDS 2015

“Điều 93 Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”

Bởi vì ngoài những gì có thật do Tòa án thu thập thì chứng cứ trong vụ việc dân sự còn được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng Ví dụ những tài liệu mà đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thể tự mình thu thập được như các tài liệu tại khoản 1 điều 94: “1 Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.”, cụ thể như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vụ án tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất, Giấy chứng

3

Trang 8

nhận đăng ký kết hôn trong vụ án tranh chấp về ly hôn Ngoài ra, những gì có thật được các chủ thể trên thu thập phải được Tòa án sử dụng mới được xem là chứng cứ trong vụ việc dân sự

8 Đương sự chỉ có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trước khi mở phiên tòa.

- Nhận định sai

- CSPL: khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015

“Điều 96 Giao nộp tài liệu, chứng cứ

4 Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết

vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định

mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng

cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng

cứ đó Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự

Bởi vì theo như quy định trên, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ là không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, tức là trước khi mở phiên tòa Tuy nhiên, đương sự vẫn có quyền giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm

9 Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 3 Điều 92 BLTTDS

- Giải thích: Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện Trong tố tụng

4

Trang 9

dân sự, việc chứng minh yêu cầu đối với nguyên đơn là nghĩa vụ kể từ khi khởi kiện vì nguyên đơn chính là chủ thể khởi kiện nên nguyên đơn phải là chủ thể đầu tiên thực hiện việc chứng minh để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, thực tế thì Tòa án mới thụ lý Nếu người đại diện của nguyên đơn đã thừa nhận thì đây phải là yêu cầu khởi kiện có căn cứ, có trên thực tế Do đó, để loại bỏ những hoạt động không cần thiết có thể làm mất thời gian của đương sự và Tòa án không yêu cầu nguyên đơn phải chứng minh

10 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú.

- Nhận định sai

- CSPL: điểm h khoản 2, khoản 4 Điều 97 BLTTDS 2015

- Giải thích: Việc Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm tra viên đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng mới được bổ sung này

Phần 2 Bài tập

Bài 1

Ngày 30/8/2017, ông N, bà X có vay của anh T số tiền vốn 345.000.000đ, lãi suất theo thỏa thuận là 0,75%/tháng, thời hạn vay 03 tháng Khi vay, ông N, bà X có làm biên nhận giao cho anh giữ

Ngày 01/11/2018 giữa vợ chồng ông N, bà X và vợ chồng ông M kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có số công chứng 3750 đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2 Việc chuyển nhượng này có sự đồng ý của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh thành phố S, vì tại thời điểm chuyển nhượng các thửa đất trên, ông N, bà X

đã thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ đối với số tiền vay

là 720.651.047đ (vốn là 640.000.000đ, lãi là 80.651.047đ) cho Ngân hàng, Anh T biết việc ông N, bà X chuyển nhượng các thửa đất và ông N hứa sau khi chuyển nhượng sẽ trả tiền cho Ngân hàng xong, còn dư sẽ trả lại cho anh

Trong đơn khởi kiện, anh yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng nông N phải trả cho anh khoản tiền vay và lãi suất, yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và yeu cầu Tòa

án áp dụng BPKCTT đối với thửa đất trên Tòa án đã ra Quyết định số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 phong tỏa quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận QSD

5

Trang 10

đất cấp cho ông N, bà X ngày 09/12/2009 (số vào sổ cấp giấy chứng nhận QSD đất H03536 của UBND huyện C), đối với thửa 1557 trên

Tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng ông M yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X với ông Nguyễn Văn M, bà Trần Thanh Th đối với thửa đất 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất tọa lạc tại ấp Phú A, xã An Phú T, huyện C, tỉnh Đồng Tháp,

do Phòng Công chứng huyện C chứng thực vào ngày 01/11/2018 và yêu cầu hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ- BPKCTT ngày 06/11/2018

Anh T vẫn giữ nguyên yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và yêu cầu tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời số11/2018/QĐ- BPKCTT ngày 06/11/2018 đối với thửa đất trên

Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh T về việc buộc vợ chồng nông N phải trả cho anh khoản tiền vay và lãi suất, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản

đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009

do ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X đứng tên

Nhận xét quyết định của Tòa án?

Quyết định của Tòa án:

- Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35

- Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản

đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009

do ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X đứng tên

- Buộc vợ chồng ông N phải trả cho anh T khoản tiền vay và lãi suất

Nhận xét quyết định của Tòa:

Thứ nhất, về quyết định công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày

01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 Ta có thể thấy thời điểm giao dịch chuyển nhượng đất giữa ông N, bà X và ông M, bà Th là hoàn toàn tự nguyện và có sự

6

Trang 11

đồng ý của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh thành phố S, anh T biết việc chuyển nhượng này và không phản đối Như vậy, việc chuyển nhượng thửa đất này được thực hiện công khai, minh bạch và trên cơ sở tự nguyện Ngoài ra, việc chuyển nhượng đất giữa ông N, bà X và ông M, bà Th đảm bảo đúng hình thức, hợp đồng chuyển nhượng

có công chứng, chứng thực Và tại thời điểm chuyển nhượng thì các thửa đất không bị

kê biên hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn nào

Thứ hai, về quyết định “Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số

11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa

1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009 do ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X đứng tên” thì căn cứ theo Điều 126 BLTTDS 2015, lúc phong toả quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được đứng tên vợ chồng ông N vì dù ký hợp đồng rồi nhưng chưa ra sổ, miếng đất vẫn thuộc về ông N, bà X nên Toà án áp dụng phong tỏa tài sản của người

có nghĩa vụ là hoàn toàn có căn cứ Mặt khác, theo điểm e khoản 1 Điều 138 BLTTDS

2015, lúc này Toà đã công nhận hợp đồng chuyển nhượng giữa ông N, bà X và ông

M, bà Th tức quyền sử dụng đất đã thuộc về ông M nên không còn căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Theo Điều 139 về hiệu lực của quyết đinh huỷ bỏ BPKCTT là có hiệu lực ngay và tại khoản 2 quy định Toà phải gửi quyết định ngay sau khi ra quyết định …

Thứ ba, căn cứ Điều 466 BLDS 2015 thì vợ chồng ông N phải thực hiện nghĩa vụ trả

tiền cho anh T Ngày 30/8/2017, ông N, bà X có vay của anh T số tiền vốn

345.000.000đ, lãi suất theo thỏa thuận là 0,75%/tháng, thời hạn vay 03 tháng Nhưng sau 3 tháng tức ngày 30/11/2017, vợ chồng ông N vẫn chưa trả tiền cho anh T cả số tiền gốc lẫn lãi Nên theo khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 việc Toà án buộc vợ chồng ông N phải trả cho anh T khoản tiền vay và lãi suất là có căn cứ

Bài 2

Ngày 25/2/2022, Công ty cổ phần thiết bị y tế TP (sau đây gọi tắt là nguyên đơn) và Công ty TNHH vật tư trang thiết bị y tế NV (sau đây gọi tắt là bị đơn) ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số 252/TP-NV, theo nội dung hợp đồng nguyên đơn đặt mua của bị đơn 200.000 test Salocor theo đơn giá 51.000đ/test Tổng giá trị là 10.200.000.000 đồng, thời gian dự kiến hàng về là ngày 05/03/2022 Cùng ngày, nguyên đơn đã chuyển số tiền đặt cọc 50% giá trị đơn hàng cho bị đơn với số tiền là 5.100.000.000 đồng

Tuy nhiên, quá thời hạn giao hàng theo thỏa thuận, bị đơn không giao hàng cho nguyên đơn, ngày 09/3/2022, bị đơn có Công văn số 03/CV về việc hủy đơn đặt hàng

7

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w