Câu 15: Mọi hành vỉ không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu
Trang 1ĐẠI HỌC LUẠT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
1996
T RUONG DAI HOC LUAT
TP HỒ CHÍ MINH
BÀI THẢO LUẠN ó,7
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : HS-ThS Phan Thị Phương Hiền
: Luật Hình sự phần tội phạm
: QTL46B2
Trang 2
THẢO LUẠN HÌNH SỰ LẦN 6
I Nhận định
Câu 13: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS
2015) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người
Nhận định Sai
Căn cứ theo Điều 173 BLHS 2015 Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài
sản đang trong sự quản lý của người khác Tuy nhiên, dấu hiệu đặc trưng của Tội
trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản thì không cần phải lén lút với
những người khác, vì những người khác có thể không biết rõ tình trạng tài sản nên
không ảnh hưởng nhiều đến việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội Trong một
số trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình
trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này
không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ
Theo đó, hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản là hành vi
người phạm tội lén lút với người đang quản lý tài sản đó Người quản lý tài sản có thể
là chủ sở hữu, người được giao quản lý tài sản
Câu 14: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian
dối là hành vỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015)
Nhận định sai
Căn cứ Điều 175 BLHS 2015 thì chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
mà có biểu hiện gian dối là hành vi không nhất định chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015, mà còn có thể cấu thành khác cụ thể là Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS 2015
Câu 15: Mọi hành vỉ không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng mà
tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015)
Nhận định sai
Căn cứ vào điểm a,b khoản 1 Điều 175 BLHS 2015 để cấu thành Tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sau khi nhận được tài sản của người khác bằng các hình
thức hợp đồng rồi người đó dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến
thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc
đã sử dụng tài sản đó vào mục dich bat hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại
tài sản thì mới cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trang 3Câu 17: Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở
lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 17ó
BLHS 2015)
Nhận định sai
Căn cứ vào Điều 17 BLHS 2015 thì hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản
phải là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở
lên bị giao nhầm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách
nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật Tức là, hành vi
cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao
nhầm khi chưa có yêu cầu được nhận lại tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp
pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm theo quy định của pháp luật thì không cấu thành
Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 17ó BLHS 2015)
II Bài tập
Bài tập 7: A là 1 thanh niên không có nghề nghiệp Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách
kiếm tiền A đến 1 ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hội chiếm
đoạt tài sản của người khác Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao thông bật
sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của 1 phụ nữ và bỏ chạy B là
người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề đường và chạy
đuổi theo để bắt A Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đối diện với
B, 1 tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kỉa rút dao đâm vào bụng B và bỏ chạy B bị
thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể qua giám định là 27%
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A
Hành vi của A đã vi phạm Tội cướp tài sản (Điểm c Khoản 2 Điều 1ó8 BLHS 2015) vì
hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp tài sản
Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản (của người phụ nữ ), quyền nhân
thân (của B)
Đối tượng tác tác động: chiếc dây chuyền của người phụ nữ và anh B
Chủ thể: A - chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự
Mat khách quan:
Hành vi: A đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc khiến B không thể chống cự nhằm
mục đích lấy bằng được tài sản Cụ thể: Lúc dau anh A nhanh chóng giật sợi dây
chuyền của người phụ nữ và bỏ chạy B là người chứng kiến sự việc nên đã chạy đuổi
theo để bắt A Nhưng khi chạy vào con hẻm, hết đường nên A quay mặt đối diện với
B, 1 tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng B và bỏ chạy B bị
thương với kết quả giám định là 27% Ban đầu hành vi của A chỉ là cướp giật những
thời điểm hành vi cướp giật kết thúc kể từ lúc A đứng quay mặt đối diện với B, bỏ
Trang 4dây chuyền vao miéng va dam B nham muc dich lay bang duoc soi day chuyén đó thì
đã chuyển hóa thành hành vi của tội cướp tài sản
Hậu quả: người phụ nữ bị mất sợi dây chuyền
Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A làm người phụ nữ trực tiếp mất sợi dây chuyền
Mat chu quan:
Lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả nguy
hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra
Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (cụ thể là sợi dây chuyền)
Bài tập 9:
A là người sống lang thang, không nghề nghiệp, thấy bà C hay đeo sợi dây chuyền
có giá trị, S nảy sinh ý định chiếm đoạt Vào một buổi tối, khi thấy nhà bà C tắt đèn
đi ngủ, A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ A đến cạnh giường rạch màn, A thấy ba C
còn thức nên đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền 3 chỉ vàng (trị giá 11 triệu đồng)
của bà rồi bỏ chạy Bà C hô gọi hàng xóm, đuổi theo và tóm được A
Hãy xác định tội danh của A trong các trường hợp sau:
1 A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy
Hành vi của A đã vi phạm Tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng
“hành hung để tẩu thoát” (Điểm đ Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015)
* Đối với Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)
Chủ thể: A chủ thường- đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự
Khách thể: quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ về sức khỏe của bà C
Đối tượng tác động: Sợi dây chuyền của bà C
Mặt khách quan: Tội cướp giật tài sản là tội có cấu thành vật chất
A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ, đến cạnh giường rạch màn, thấy bà C còn thức nên
đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền rồi bỏ chạy
Hành vi chiếm đoạt tài sản của A là nhanh chóng và công khai
Hậu quả: Giật được sợi dây chuyền trên cổ bà C
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi cướp giật của A trực tiếp làm bà C bị mất sợi dây
chuyền
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
A có mục đích muốn chiếm đoạt tài sản của bà C, A biết được hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của hành vi chiếm đoạt tài sản của mình, A mong muốn hậu quả nguy hiểm đó
Xảy ra
* Đối với tình tiết định khung tăng nặng “hành hung để tấu thoát” (Điểm đ Khoản 2
Điều 171 BLHS 2015)
Hanh vi A vứt lại sợi dây chuyên, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy
Hành vi vứt lại sợi dây chuyền của A cho thấy A không còn ý định chiếm đoạt tài sản
của bà C, do bà C có hành vỉ ngăn cản nên A đánh mạnh vào bà C nhằm mục đích bỏ
Trang 5chạy Tùy thuộc vào thương tích của bà C do hành vi đánh của A mà áp dụng tình tiết
định khung tăng nặng
2 A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong người
đâm vào ngực bà C làm bà C chết
Hành vi của A đã vi phạm Tội cướp tài sản (Điều 18 BLHS 2015) và Tội giết người
(Điều 123 BLHS 2015)
* Đối với Tội cướp tài sản (Điều 171 BLHS 2015)
Chủ thể: A (thanh niên, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)
Khách thể: quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của bà C
Đối tượng tác động: Sợi dây chuyền của bà C và thân thé ba C
Mặt khách quan: Tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức
A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ, đến cạnh giường rạch màn, thấy bà C còn thức nên
đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền rồi bỏ chạy
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
A có mục đích muốn chiếm đoạt tài sản của bà C, A biết được hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của hành vi chiếm đoạt tài sản của mình, A mong muốn hậu quả nguy hiểm đó
Xảy ra
* Đối với Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015)
Chủ thể: A (thanh niên, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)
Khách thể: quyền được bảo hộ tính mạng của bà CC
Đối tượng tác động: Bà C
Mặt khách thể:
+ Hành vi: Rút dao mang sẵn trong người đâm vào ngực bà C làm bà C chết
+ Hậu quả: Bà C chết
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
A có mục đích muốn giết bà C, A biết được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
chiếm đoạt tài sản của mình, A mong muốn hậu quả nguy hiểm đó xảy ra
Bài tập 12:
A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:
a A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm
của B với công an B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra
A phạm Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015
Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của B
Đối tượng tác động: tài sản của B (5 triệu)
Mat khách quan:
Trang 6Hanh vi: A dùng thủ đoạn uy hiếp tỉnh thần B (dựa vào việc B vi phạm pháp luật)
Hành vi uy hiếp tỉnh thần của A có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa nếu
B không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội, tuy nhiên sự đe dọa trên
chưa làm cho B bị tê liệt ý chí
Mặt chủ quan: Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp A nhận thức rõ hành vỉ của mình thực
hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó
là tài sản của B bị cưỡng đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra
* Về chủ thể của tội phạm: A có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự
b A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang Thấy A mặc
trang phục công an nên B xin được tha A giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở để
lập biên bản B năn nỉ, A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ tha B chấp nhận và
giao tiền cho A
Trong tình huống trên A sẽ bị truy cứu về Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) vì A
đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội này Cụ thể:
Về mặt khách quan: A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã cải trang thành
công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang để B tin mình là công an thật Sau
đó, A uy hiếp tỉnh thần B rằng nếu không đưa cho A 5 triệu thì sẽ yêu cầu B về trụ sở
để lập biên bản
Ở đây có sự cạnh tranh về hành vi giữa Tội cưỡng đoạt tài sản (Đ170) và Tội lừa đảo
nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) Mặc dù A cải trang thành công an và làm B
tin mình là công an thật Tuy nhiên, hành vi của A có sự uy hiếp tỉnh thần rằng nếu B
không đưa A 5 triệu thì sẽ đưa B lên trụ sở để lập biên bản Vì vậy việc B đưa 5 triệu
cho A là không hoàn toàn tự nguyện
Mà hành vi khách quan của Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
phải đầy đủ 2 điều kiện: Thứ nhất, là có hành vi đưa ra thông tỉn gian dối để người
quan ly tai san tin đó là thật Thứ hai, là người quản lý tài sản tự nguyện trao tài sản
Còn trong Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) là tội có cấu thành cắt xén, tội
phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi như “đe dọa
Trang 7dùng vũ lực” hoặc “có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác” nhằm chiếm
đoạt tài sản
Tóm lại, căn cứ vào hành vi “cuối cing” thi A da uy hiếp tỉnh thần B, nhằm chiếm
đoạt tài sản B không hoàn toàn tự nguyện giao tài sản nên không cấu thành Tội lửa
đảo nhằm chiếm đoạt tài sản mà cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản
Về mặt chủ quan của tội phạm: A thực hiện hành vi phạm tội trên với lỗi cố ý trực
tiếp Mục đích của hành vi phạm tội trên là nhằm chiếm đoạt tài sản của B, cụ thể
trong tình huống trên là số tiên 5 triệu đồng
Về chủ thể của tội phạm: A đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản, có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên là chủ thể của tội phạm
Về khách thể của tội phạm: quyền sở hữu tài sản của B
Đối tượng tác động: tài sản của B (5 triệu đồng)
Vì vậy, A phạm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 BLHS
Bài tập 13: A ra tiệm thuê một bộ quần áo đẹp A mặc bộ quần áo vừa thuê và giả
làm một người sang trọng đi vào chợ Bến Thành Đến một quầy hàng, A hỏi mua
mỹ phẩm với tổng số tiền 3 triệu đồng Sau khi yêu cầu chủ hàng đóng gói, A mượn
cớ phải mua một số hàng khác nên gửi lại gói hàng, hẹn khi quay lại nhận hàng sẽ
trả tiền A để ý vị trí gói hàng rồi đi qua hàng đồ khô mua một số hàng trị giá 50
ngàn đồng và yêu cầu chủ hàng gói lại giống với gói hàng mỹ phẩm A đến quầy mỹ
phẩm, nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số khách hàng khác không để ý, A liền tráo
gói hàng đồ khô lấy gói hàng mỹ phẩm Vụ việc bị phát giác ngay sau đó
Tội danh mà A đã phạm là “Tội trộm cắp tài sản” (Điều 173 BLHS 2015) Hành vi của A
đã đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm
Khách thể:
Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chủ cửa hàng mỹ phẩm
Đối tượng tác động: tài sản của chủ cửa hàng mỹ phẩm(trị giá 3 triệu đồng)
Mat khách quan:
Hành vi: A có hành vi nhân lúc chủ cửa hàng đang tiếp một số khách hàng khác lén lút
đánh tráo gói hàng đồ khô để lấy gói hàng mỹ phẩm của chủ cửa hàng
Hậu quả: A chiếm được gói hàng mỹ phẩm trị giá 3 triệu đồng
Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại về tài sản
cho chủ cửa hàng
Chủ thể:
A là chủ thể thường, thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể
Trang 8Mat chu quan:
Lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại về tài sản cho
người khác
THẢO LUẠN HÌNH SỰ LẦN 7
I Nhận định
Câu 25: Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi
cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS 2015)
Nhận định trên sai
Căn cứ vào Điều 188, 189, 200 BLHS 2015
Vì việc mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới không chỉ bị cấu
thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS 2015) còn có
thể cấu thành Tội trốn thuế (Điều 200) và Tội buôn lậu (D188)
Hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới mà người thực
hiện hành vỉ phạm tội khai báo gian dối hoặc bằng những hình thức khác khiến cơ
quan quản lý không xác định quản lý được hàng hóa nào qua biên giới (nếu khai báo
sai nhưng vẫn quản lý được thì cấu thành tội trốn thuế theo Điều 200 BLHS 2015),
nếu người phạm tội nhằm mục đích buôn bán kiếm lời , vì động cơ vụ lợi thì hành vi
này cấu thành Tội buôn lậu theo Điều 188 BLHS 2015
Câu 27: Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghỉ trên nhãn, bao bì hàng hóa là
hàng giả
Nhận định trên sai
Căn cứ theo Điểm b Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP
Trang 9Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu
chuẩn đã đăng ký, công bố, ghi trên bao bì là hàng giả Trong trường hợp trên, để
hàng hóa đó là hàng giả thì phải đáp ứng điều kiện theo: “Hàng hóa có hàm lượng
định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản
khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ
thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”
Theo quy định trên, chỉ có hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính đạt từ mức
70% trở xuống so với mức tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố, áp dụng thì
mới là hàng giả
Câu 29: Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều
192, 193, 194, 195 BLHS
Nhận định trên sai
Căn cứ Khoản 8 Diéu 3 ND 185/2013/ND - CP, ngoài các hàng hóa không có giá trị sử
dụng hoặc công dụng (hàng giả về nội dung) được đề cập tại Điều 192, 193, 194, 195
BLHS 2015 thì hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được quy định tại Điều 226 BLHS 2015
cũng được coi là hàng giả (hàng giả vê hình thức), là đối tượng tác động của Điều 22á
BLHS 2015
Câu 30: Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 BLHS
Nhận định trên đúng
Hành vi khách quan cấu thành tội trốn thuế là các hành vi được quy định tại khoản 1
Điều 200 BLHS Trong đó, các hành vi như khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu
nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông
quan, cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa thì ngoài cấu thành tội trốn
thuế (Điều 200 BLHS) còn có thể cấu thành các Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS), Tội vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS) nếu thỏa mãn cấu
thành tội phạm của các tội này
Câu 34: Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy
định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hoá đơn chưa ghỉ nội dung hoặc ghi
nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định
Nhận định sai
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, quy định tại Điều
203 BLHS 2015 không chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội
dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định Ngoài các hành vi được nêu trên
thì còn theo Điểm c Khoản 3 Điều 2 TTLT 10/2013 thì hành vi mua bán trái phép hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS 2015 gồm các
hành vi sau:
Trang 10“(1) Mua, bán hóa đơn chưa ghỉ nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không
chính xác theo quy định;
(2) Mua, bán hóa đơn đã ghỉ nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
(3) Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử
dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ
mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
(4) Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dich vụ giữa các
liên của hóa đơn.”
Do đó, chủ thể đặc biệt nào có một trong các hành vi như trên đều được xem là
phạm Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy
định tại Điều 203 BLHS 2015
Câu 37: Mọi hành vỉ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 22ó BLHS
2015)
Nhận định sai
Căn cứ vào Điều 22ó BLHS
Không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Bởi vì, theo Điều
22 BLHS người phạm tội ngoài việc xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp thì
muốn cấu thành tội phạm thì người này phải có những điều kiện kèm theo như: hành
vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp phải đang được bảo hộ tại Việt Nam,
việc xâm phạm này thu được lợi bất chính; hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác
giả, quyền liên quan; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá thoả mãn định lượng tối thiểu
theo Điều 22é BLHS Trường hợp có hành vi xâm phạm mà không có các điều kiện
như trên thì không đủ cấu thành của Tội phạm
Câu 44: Mọi hành vỉ thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS 2015)
Nhận định sai
Theo đó, không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi
trường đều cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường Hành vi thải vào nguồn nước chất
gây ô nhiễm môi trường cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường khi phần chất gây ô
nhiễm đó vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải gây hậu quả nghiêm trọng,
làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác Như
vậy, hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường nhưng không