1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày những tiền Đề kinh tế xã hội dẫn Đến sự xuất hiện của nhà nước

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày những tiền đề kinh tế-xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước
Tác giả Vũ Mạnh Dũng
Người hướng dẫn Trần Văn Bình
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 596,26 KB

Nội dung

Thực tế lịch sử đã cho thấy xã hội thị tộc – bộ lạc không có nhà nước, không có pháp luật nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của nhà nước.. Sự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHÊ GTVT

KHOA CHÍNH TRỊ-QPAN-GDTC

BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tiểu luận Pháp luật Việt Nam đại cương:

Tên tiểu luận: “Trình bày những tiền đề kinh tế-xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước? Tại sao nói bản chất của nhà nước thể hiện tính giai cấp và tính xã hội? Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.”

Sinh viên: Vũ Mạnh Dũng Lớp: 71DCCN22 Khóa: 71 (2020-2025)

Mã sinh viên: 71DCCO22028 Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Bình

Hà Nội-2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1.Những tiền đề kinh tế-xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước 2

1.1Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc-bộ lạc và quyền lực xã hội 2

1.2 Sự tan rã của chế độ thị tộc-bộ lạc, nhà nước xuất hiện 4

2 Bản chất của nhà nước thể hiện tính giai cấp và tính xã hội 5

2.1 Tính giai cấp của nhà nước 5

2.2 Tính xã hội của nhà nước 6

3 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 7

3.1 Sự hình thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

3.2 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9

KẾT LUẬN 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết thì Nhà nước là một thiết chế quyền lực đặc biệt của kiến trúc thượng tầng Cũng như các hiện tượng xã hội khác, sự tồn tại, phát triển và tiêu vong của nhà nước là khách quan không phụ thuộc vào ý chí và mong muốn của con người Tuy vậy, con người luôn tìm cách lý giải sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong lịch sử theo ý chí riêng để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp đều đưa ra những quan điểm riêng về nguồn gốc nhà nước Ngoài ra, C.Mác

và Ph.Ăngghen, đứng trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, là những người đầu tiên đề xướng học thuyết khoa học về nhà nước Học thuyết sau này được Lê Nin phát triển ngày càng hoàn thiện hơn Học thuyết Mác-Lênin đã tìm

ra đúng nguồn gốc vật chất của nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước Nó đã thể hiện lợi ích của giai cấp vô sản, phục vụ sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân

và nhân dân lao động Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã luôn lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm gốc từ đó xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày một vững mạnh

Trang 4

NỘI DUNG

1.Những tiền đề kinh tế-xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước.

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sản sinh ra một học thuyết mới về nguồn gốc nhà nước-Học thuyết nhà nước của chủ nghĩa Mác –Lênin Theo học thuyết này thì nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định Chính vì vậy, tìm hiểu về nguồn gốc nhà nước là phải bắt nguồn từ việc tìm hiểu những đặc điểm của chế độ thị tộc-bộ lạc Đây chính là cơ

sở tồn tại của chế độ cộng sản nguyên thuỷ

1.1 Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc – bộ lạc và quyền lực xã hội.

Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội, được quy định bởi trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất Chỉ với công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động kém, sự bất lực của con người trước thiên nhiên đã hợp nhất con người trong một tập thể Lao động chung dẫn đến sở hữu chung về tư liệu sản xuất và việc phân phối đồng đều sản phẩm làm ra

Cấu trúc xã hội cộng sản nguyên thủy dựa vào thị tộc – tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy Từ quan hệ tạp hôn, con cái chỉ biết mẹ, dần dần trong quan

hệ hôn nhân diễn ra sự biến đổi quan trọng: những người cùng dòng máu mẹ không kết hôn với nhau, những người này hợp thành một cộng đồng gọi là thị tộc Như vậy, thị

tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống Về kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất Thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ Trong xã hội phụ hệ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được xác lập, mọi người trong thị tộc đều theo dòng họ cha, đó là chế độ phụ quyền Thị tộc có ruộng đất, có khu vực cư trú riêng Việc điều hành và quản lý thị tộc do tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đảm đương, những người này do các thành viên của thị tộc bầu ra

Trang 5

Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, xuất hiện khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định Vì vậy, đây được coi là bước tiến trong lịch sử của nhân loại

Trong thị tộc, trên cơ sở sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm, mọi người đều bình đẳng không ai có đặc quyền đặc lợi Ở đó đã có sự phân công lao động nhưng chỉ ở mức phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ

để thực hiện các loại công việc khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm những người đàn ông và đàn

bà lớn tuổi Hội đồng thị tộc quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc như

tổ chức lao động sản xuất, giải quyết các tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh Quyết định của hội đồng thị tộc có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người Nhưng trong thị tộc chưa có cơ quan cưỡng chế mà được bảo đảm bằng sự cưỡng chế tự nhiên mạnh mẽ Hội đồng thị tộc sẽ bầu ra người đừng đầu thị tộc gồm tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực, quản lý công việc chung Căn cứ để bầu người đứng đầu thị tộc là dựa vào tập thể cộng đồng, uy tín cá nhân, sự ủng hộ và tín nhiệm của các thành viên trong thị tộc Do đó, tù trưởng, thủ lĩnh quân sự có thể bị bãi nhiễm bất cứ lúc nào nếu uy tín không còn và không được tập thể cộng đồng ủng hộ Thị tộc là một cộng đồng xã hội độc lập, là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội cộng

sản nguyên thủy Đến một giai đoạn phát triển nhất định, do có sự cấm đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc mà các thành viên của thị tộc này đã có quan hệ hôn nhân với các thành viên của thị tộc khác hình thành nên chế độ hôn nhân ngoại tộc Các thị tộc mà các thành viên có quan hệ ngoại tộc với nhau hợp lại thành bào tộc Nhiều bào tộc liên kết lại với nhau thành bộ lạc Bộ lạc có tên gọi, nơi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất,… riêng

Về cơ bản, tính chất quyền lực, cách thức tổ chức quyền lực trong bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc trong xã hội thị tộc

Trang 6

nhưng chừng mực nào đó thì được tập trung cao hơn Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực đều xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng Quyền lực trong chế độ cộng sản nguyên thủy mới chỉ là quyền lực xã hội do toàn xã hội tổ chức và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng Tóm lại, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực xã hội được tổ chức thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự Những quy tắc xã hội như đạo đức, tôn giáo, tập quán,…dùng để điều chỉnh các thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thủy Các quy tắc xã hội đó đều được mọi người tự giác tuân theo và được đảm bảo thực hiện bởi sự cưỡng chế của cộng đồng

1.2 Sự tan rã của chế độ thị tộc – bộ lạc, nhà nước xuất hiện.

Thực tế lịch sử đã cho thấy xã hội thị tộc – bộ lạc không có nhà nước, không

có pháp luật nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của nhà nước Những nguyên nhân làm xã hội đó tan rã cũng đồng thời là những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước Sự ra đời của nhà nước là một quá trình do những biến đổi nội tại của xã hội nguyên thuỷ gây nên Từ việc chỉ biết săn bắt và hái lượm, người nguyên thuỷ biết trồng trọt và chăn nuôi để tự sản xuất ra thức ăn Xã hội có sự phân công lao động xã hội nhưng không phải là sự phân công

tự nhiên mà là phân công lao động xã hội Lần phân công lao động thứ nhất ra đời đó

là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất nói chung và của công cụ nói riêng đã dẫn tới lần phân công lao động thứ hai đó là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp Sự trao đổi sản phẩm lao động để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và sản xuất đã dẫn tới kinh tế hàng hoá ra đời và lần phân công lao động thứ ba xuất hiện đó là thương nghiệp phát triển và trở thành một ngành kinh tế độc lập Sự phân công lao động lần thứ ba và là lần phân công lao động có tính chất quyết định bởi nó làm thay đổi căn bản cục diện của nền kinh tế: từ kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hoá và hình thành thị trường đầu tiên

Khi sản xuất phát triển, của cải làm ra ngày càng nhiều hơn dẫn đến dư thừa

Sự chiếm hữu tư liệu sản xuất như ruộng đất, công cự lao động và tư liệu sinh hoạt

Trang 7

đã hình thành nên chế độ tư hữu Chế độ tư hữu ra đời khiến cho khối dân cư thuần nhất trong xã hội nguyên thuỷ bị rạn nứt Sự phân hoá giàu nghèo xuất hiện và ngày càng được làm sâu sắc thêm bởi một thứ hệ quả kéo theo sau các cuộc chiến tranh: tù binh bắt được không còn bị giết hay cho phép gia nhập vào thị tộc như trước kia nữa

mà bị biến thành nô lệ cho những người có địa vị trong thị tộc Trong lòng thị tộc xuất hiện những lợi ích mới, những lợi ích của những tầng lớp người khác nhau Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phân hoá thành các tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác hẳn nhau: đó là giai cấp chủ nô, nông dân và thợ thủ công, nô lệ

Sự xuất hiện các giai cấp mới đã đưa đến hệ quả là sự bình đẳng giữa người với người trong xã hội thị tộc – bộ lạc cũ bị phá vỡ, mâu thuẫn mang tính chất đối kháng, không thể điều hoà được giữa các giai cấp xã hội với nhau ngày càng tăng lên Trước tình hình đó, thị tộc trở nên bất lực Quyền lực công cộng của thị tộc, hệ thống quản lý được toàn xã hội tổ chức ra nhằm bảo vệ lợi ích của mọi thành viên thị tộc, chỉ phù hợp với một xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại, nay đã không còn thích hợp nữa Để điều hành và quản lý xã hội mới, đòi hỏi phải có một tổ chức mới

do giai cấp nắm ưu thế về kinh tế lập ra, là công cụ quyền lực của giai cấp đó và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thống trị giai cấp nhằm dập tắt xung đột công khai giữa các giai cấp, tổ chức đó chính là nhà nước

Như vậy, nhà nước xuất hiện là một tất yếu khách quan khi xã hội có sự mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp Nhà nước là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt đi sự xung đột

và giữ cho xung đột ấy nằm trong một vòng trật tự”

2 Bản chất của nhà nước thể hiện tính giai cấp và tính xã hội.

2.1 Tính giai cấp của nhà nước.

Nhà nước sinh ra và tồn tại trong một xã hội có giai cấp nên tính giai cấp được thể hiện một cách sâu sắc nhất Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công

Trang 8

cụ để quản lý và duy trì trật tự trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho các giai cấp đặc biệt là giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích của giai cấp thống trị đề ra

Nhà nước là công cụ của giai cấp chiếm vị trí chủ yếu trong xã hội nắm giữ và lợi dụng Những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa những giai cấp đã sinh ra nhu cầu nắm giữ quyền lực để cai quản, thống trị xã hội Nói đơn giản hơn là sự thống trị về kinh tế của một giai cấp trong điều kiện mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn

xã hội đòi hỏi giai cấp đó phải trở thành giai cấp thống trị thông qua “công cụ đặc biệt” đó chính là Nhà nước

Để thực hiện quyền thống trị của mình, giai cấp thống trị còn sử dụng công cụ tác động tư tưởng đối với giai cấp của mình và các giai cấp khác Giai cấp thống trị

áp đặt hệ tư tưởng của mình là hệ tư tưởng thống trị đối với xã hội thông qua Nhà nước để ép buộc các giai cấp khác phải nghe theo và thực hiện theo những gì giai cấp thống trị muốn Như vậy, Nhà nước ở góc độ giai cấp là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, tư tưởng cho giai cấp thống trị, thỏa mãn lợi ích cho giai cấp thống trị

Hiểu theo nghĩa rộng, bản chất giai cấp của Nhà nước không chỉ liên quan đến vấn đề giai cấp mà còn là bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khỏi bị xâm phạm Do bản chất là giai cấp được nắm quyền và hưởng lợi trực tiếp từ việc nắm giữ quyền quản lý xã hội, nên việc duy trì sự an tồn tại và ổn định của xã hội

2.2 Tính xã hội của nhà nước.

Thuộc tính xã hội của Nhà nước được thể hiện rõ nhất qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước Nhà nước là một tổ chức xã hội, có nhiệm vụ duy trì, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh trong

xã hội để bảo vệ lợi ích, phục vụ nhu cầu của xã hội Muốn xã hội tồn tại ổn định và phát triển phải có sự quản lý rất chặt chẽ và hoạt động theo nguyên tắc chung Vì xã hội luôn tồn tại những vấn đề mang tính chất chung chứ không phải những vấn đề của mỗi một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào vì vậy nếu không có sự quản lý dễ gây

Trang 9

ra tình trạng hỗn loạn Để giải quyết những vấn đề chung của xã hội như thiên tai, sản xuất, ổn định trật tự xã hội, cần có một tổ chức chung thay mặt cho toàn bộ xã hội đứng ra giải quyết đó là Nhà nước Nhà nước phải đứng ra giải quyết các vấn đề của xã hội vì sự ổn định và sống còn của toàn thể xã hội chứ không vì một giai cấp chung nào hết Nhà nước phải tiến hành thực hiện giúp cho những lĩnh vực trong xã hội được hoạt động bình thường và phát triển, thực hiện các công việc chung để phát triển xã hội như: xây đường xá, bệnh viện, trường học, giải quyết các tệ nạn xã hội,

vì lợi ích phát triển chung của cả cộng đồng Vì vậy, trong xã hội có giai cấp nếu giai cấp này suy yếu và bị lật đổ bởi giai cấp khác thì phải có một nhà nước khác được lập nên để duy trì ổn định và phát triển của xã hội

Ở góc độ xã hội, Nhà nước là một tổ chức quyền lợi công, quản lý và thực hiện các công việc vì lợi ích chung của xã hội, xã hội không thể tồn tại nếu Nhà nước chỉ tập trung đáp ứng và thỏa mãn quyền lợi cho mỗi giai cấp thống trị mà không quan tâm đến lợi ích, quyền lợi của giai những giai cấp và lực lượng khác trong xã hội

Hiểu theo nghĩa rộng, Nhà nước dưới góc độ xã hội không chỉ tồn tại ở phạm quy quốc gia mà còn đối với nhân loại Các Nhà nước cần phải liên kết với nhau để giải quyết vấn đề chung của cả nhân loại như: giáo dục, môi trường, y tế, và bằng chứng là đã có rất nhiều tổ chức đã được lập ra với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới: Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (UNICEF), tổ chức Y Tế Thế giới (WHO),

3 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Đầu tiên, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Mặt khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối

Trang 10

chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam

3.1 Sự hình thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16-8-1945 "Ðại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang) Ðại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản Ðông dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hoá đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 mà Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN