Để điều hành và quản lý xã hội mới, đòi hỏi phải có một tổ chức mới do giai cấp nắm ưu thế về kinh tế lập ra, là công cụ quyền lực của giai cấp đó và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thố
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
Đề số 1 : “Trình bày những tiền đề kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước ? Tại sao nói bản chất của nhà nước thể hiện tính giai cấp và tính xã hội? Liên hệ với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay?”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Công
Mã sinh viên: 71DCCO22015
Lớp: 71DCCN22
Khóa: 71 (2020-2025)
Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Bình
HÀ NỘI – 2022
Trang 2MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU……… 1
NỘI DUNG
1 Những tiền đề kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước…2
2 Bản chất của nhà nước thể hiện tính giai cấp và tính xã hội…………4
3 Liên hệ với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 11 KẾT LUẬN ……… 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của
xã hội nói chung và đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản
lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những tiền đề kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước Vì vậy, em quyết định chọn nội
dung này làm bài tiểu luận môn Pháp luật Việt Nam đại cương
1
Trang 4NỘI DUNG
1 Những tiền đề kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước
Thực tế lịch sử đã cho thấy xã hội thị tộc – bộ lạc không có nhà nước, không có pháp luật nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của nhà nước Những nguyên nhân làm xã hội đó tan rã cũng đồng thời là những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước Sự ra đời của nhà nước là một quá trình do những biến đổi nội tại của xã hội nguyên thuỷ gây nên Từ việc chỉ biết săn bắt và hái lượm, người nguyên thuỷ biết trồng trọt
và chăn nuôi để tự sản xuất ra thức ăn Xã hội có sự phân công lao động xã hội nhưng không phải là sự phân công tự nhiên mà là phân công lao động xã hội Lần phân công lao động thứ nhất ra đời đó là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất nói chung và của công cụ nói riêng đã dẫn tới lần phân công lao động thứ hai đó là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp Sự trao đổi sản phẩm lao động để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
và sản xuất đã dẫn tới kinh tế hàng hoá ra đời và lần phân công lao động thứ ba xuất hiện đó là thương nghiệp phát triển và trở thành một ngành kinh tế độc lập Sự phân công lao động lần thứ ba và là lần phân công lao động có tính chất quyết định bởi nó làm thay đổi căn bản cục diện của nền kinh tế: từ kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hoá và hình thành thị trường đầu tiên Khi sản xuất phát triển, của cải làm ra ngày càng nhiều hơn dẫn đến dư thừa Sự chiếm hữu tư liệu sản xuất như ruộng đất, công cự lao động và tư liệu sinh hoạt đã hình thành nên chế độ tư hữu Chế độ tư hữu ra đời khiến cho khối dân cư thuần nhất trong xã hội nguyên thuỷ bị rạn nứt Sự phân hoá giàu nghèo xuất hiện và ngày càng được làm sâu sắc thêm bởi một thứ hệ quả kéo theo sau các cuộc chiến tranh: tù binh bắt được không còn bị giết hay cho phép gia nhập vào thị tộc như trước kia nữa mà bị biến thành nô lệ cho những người
có địa vị trong thị tộc Trong lòng thị tộc xuất hiện những lợi ích mới, những lợi ích của
Trang 52 những tầng lớp người khác nhau Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phân hoá thành các tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác hẳn nhau: đó là giai cấp chủ nô, nông dân và thợ thủ công, nô lệ Sự xuất hiện các giai cấp mới đã đưa đến hệ quả là sự bình đẳng giữa người với người trong xã hội thị tộc – bộ lạc cũ bị phá
vỡ, mâu thuẫn mang tính chất đối kháng, không thể điều hoà được giữa các giai cấp xã hội với nhau ngày càng tăng lên Trước tình hình đó, thị tộc trở nên bất lực Quyền lực công cộng của thị tộc, hệ thống quản lý được toàn xã hội tổ chức ra nhằm bảo vệ lợi ích của mọi thành viên thị tộc, chỉ phù hợp với một xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại, nay đã không còn thích hợp nữa Để điều hành và quản lý xã hội mới, đòi hỏi phải có một tổ chức mới do giai cấp nắm
ưu thế về kinh tế lập ra, là công cụ quyền lực của giai cấp đó và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thống trị giai cấp nhằm dập tắt xung đột công khai giữa các giai cấp, tổ chức đó chính là nhà nước
Như vậy, nhà nước xuất hiện là một tất yếu khách quan khi xã hội có sự mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp Nhà nước là “một lực lượng nảy sinh
từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt
đi sự xung đột và giữ cho xung đột ấy nằm trong một vòng trật tự”
Cùng với sự xuất hiện và phát triển, nhà nước và pháp luật có mối quan
hệ hữu cơ với nhau Chúng tạo thành hạt nhân chính trị – pháp lý của thượng tầng kiến trúc của xã hội Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật, bởi vì theo nghĩa chung nhất, nhà nước là tổ chức được hình thành từ những quy định của pháp luật Và ngược lại, pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí hợp quy luật và điều kiện khách quan do nhà nước nhận thức được Chính vì vậy, việc tìm hiểu đến sự hình thành và phát triển của nhà nước sẽ là tiền đề để hiểu rõ bản chất của pháp luật Bởi nhà nước là một hiện tượng xã hội
đa dạng và phức tạp liên quan chặt chẽ đến lợi ích của giai cấp, tầng lớp, dân tộc
Trang 62 Bản chất của nhà nước thể hiện tính giai cấp và tính xã hội
Như chúng ta đã biết: Bản chất nhà nước có hai thuộc tính đó là tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và
có quan hệ biện chứng với nhau Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo
vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình
Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy đặc biệt do giai cấp cầm quyền tổ chức nhằm mục đích bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp cầm quyền Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mối tương quan giữa các tầng lớp trong xã hội trong mỗi nhà nước mà mức độ thể hiện tính giai cấp lại khác nhau…Nhà nước xuất hiện và tồn tại một cách khách quan theo quy luật vận động và phát triển của kinh tế, xã hội Và nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng của toàn xã hội Vì vậy, nhà nước có vị trí tựa hồ như đứng trên xã hội, đứng trên giai cấp Quyền lực nhà nước là một loại quyền lực đặc biệt, có
tổ chức chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi pháp luật, quyền hành pháp là quyền thực hiện và áp dụng pháp luật, quyền tư pháp là quyền xét xử Tuy nhiên, tính giai cấp của nhà nước cũng có những biến đổi nhất định bởi nó bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau trong từng kiểu nhà nước Do vậy, tính giai cấp luôn là thuộc tính thể hiện bản chất của nhà nước cần được nhận thức một cách sâu sắc Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là biểu hiện của sự không thể điều hoà được các mâu thuẫn của giai cấp đối kháng Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt
Để làm rõ bản chất của nhà nước cần phải xác định nhà nước đó của ai? Do giai
Trang 7cấp nào tổ chức và lãnh đạo? Phục vụ trước tiên cho lợi ích của giai cấp nào? Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự
4 thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thể hiện dưới ba quyền lực: kinh tế, chính trị và tư tưởng Trong ba quyền lực, quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giai cấp Quyền lực kinh tế tạo
ra cho chủ sở hữu khả năng bắt những người khác phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế Tuy nhiên, bản thân quyền lực kinh tế lại không có khả năng duy trì quan hệ bóc lột, vì thế để bảo đảm cho quan hệ bóc lột, giai cấp nắm quyền lực kinh tế phải thông qua quyền lực chính trị Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhằm trấn áp các giai cấp khác trong
xã hội Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị Nhờ nắm trong tay nhà nước, giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật
tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp, giai cấp thống trị không đơn thuần chỉ sử dụng bạo lực cưỡng chế mà còn thông qua sự tác động về tư tưởng Chính vì vậy, khi nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị còn thông qua nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về mặt tư tưởng Như vậy, nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng
Trang 8nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị,
tư tưởng) thành lập nên, nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó
5 chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị Thực chất, nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp Ăngghen đã nêu rõ: “bản chất của nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy” Với tư cách là bộ máy trấn áp của giai cấp này với giai cấp khác, nhà nước của giai cấp bóc lột là bộ máy được lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của giai cấp đó đối với giai cấp bị trị và đối với quần chúng nhân dân lao động Tất cả mọi hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội
do nhà nước tiến hành xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích và nhằm để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin
đã chỉ ra rằng: nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một
cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I Lênin đã nhận định:
“nhà nước là bộ máy để giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp lên tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác” Tính xã hội là một thuộc tính khách quan phổ biến của nhà nước Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội bao gồm giai cấp thống trị và các giai cấp, tầng lớp dân cư khác Bản thân giai cấp thống trị chỉ có thể tồn tại trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp dân cư khác Bởi vậy, nhà nước ngoài tính chất là một công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị còn phải là một tổ chức quyền lực công Quyền lực công là phương thức tổ chức bảo đảm lợi ích chung của xã hội Nhà nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung cho xã hội ổn định, tồn tại và phát triển Do đó, nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
Trang 9mà còn bảo vệ quyền lợi của giai tầng khác trong xã hội khi mà lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị Nghiên cứu tình huống: Quan điểm của V.I Lênin về nhà nước Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ
6 thống lý luận của V.I.Lênin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học
mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản là những suy tư tinh thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ông Những đóng góp to lớn của V.I.Lênin đối với lý luận về nhà nước không chỉ ở việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nhà nước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giành lấy,
tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu tranh chống lại mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận mác-xít về nhà nước; mà còn thể hiện ở việc đi sâu, phát triển lý luận mác-xít về nhà nước trên một số phương diện, phù hợp với trình độ phát triển mới của thực tiễn Nhất quán với
tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định rằng, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể; “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp”
và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác” Đối với V.I Lênin, khái niệm “nhà nước” là để chỉ bộ máy nhà nước trong xã hội có giai cấp Ông viết: “đặc trưng của nhà nước là sự tồn tại của một giai cấp đặc biệt, tập trung quyền lực trong tay Dĩ nhiên, không ai có thể dùng hai tiếng nhà nước để gọi một cộng đồng, trong đó tất cả mọi thành viên đều thay phiên nhau quản lý “tổ chức của trật tự’’ Chính sự tập trung quyền lực chính trị trong tay một giai cấp đặc biệt là đặc trưng để phân biệt nhà nước với mọi hình thức tổ chức xã hội khác V.I Lênin đã vạch rõ: “Nếu quyền lực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự
Trang 10theo đúng nguyện vọng của đa số Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” Ông giải thích: “Quyền chính trị là gì, nếu không phải là cách
7 diễn đạt, là việc ghi nhận so sánh lực lượng?” Đây chính là sự phát triển quan điểm: quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác của C Mác và Ph Ăng-ghen Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I Lênin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được” Nếu như
xã hội đã từng tồn tại không cần có nhà nước, thì cùng với sự phát triển của sản xuất, xã hội loài người sớm muộn cũng sẽ đạt tới trình độ loại bỏ nhà nước V.I Lênin viết: “Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng” Nghĩa là, khi đó nhà nước sẽ tự tiêu vong Tuy nhiên, để nhà nước có thể tự tiêu vong, cần có nhiều điều kiện, trong đó, quan trọng nhất là, nhà nước phải trải qua một hình thức tồn tại đặc biệt của nó: