1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày những nội dung cơ bản về an ninh phi truyền thống và các mối Đe dọa an ptt ở việt nam liên hệ trách nhiệm của sinh viên

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Những Nội Dung Cơ Bản Về An Ninh Phi Truyền Thống Và Các Mối Đe Dọa An Ninh Phi Truyền Thống Ở Việt Nam. Liên Hệ Trách Nhiệm Của Sinh Viên?
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường
Chuyên ngành Công Tác Quốc Phòng và An Ninh
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 915,95 KB

Nội dung

MO DAU Ở nước ta, thực hiện công cuộc đối mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn thì vấn đề an ninh phi truyền thống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

BO MON GIAO DUC THE CHAT QUOC PHONG

KY THI KET THUC HOC PHAN HOC KY II NAM HOC 2021

Đề tài bài tập lớn: Trình bày những nội dung cơ bản về An

ninh phi truyền thống và các mối đe dọa AN PTT ở Việt

Nam Liên hệ trách nhiệm của sinh viên?

Họ và tên sinh viên:

Mã sinh viên:

Lớp:

Tên học phần: Công tác quốc phòng và an ninh

Giáo viên hướng dân:

Hà Nội, ngày 6 thang 11 nam 2021

Trang 2

MO DAU

Ở nước ta, thực hiện công cuộc đối mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn thì vấn đề an ninh phi truyền thống đang nỗi lên như là những hiện tượng bức bách của đời sống xã hội Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam đang có những biến đổi theo chiều hướng bắt lợi đối với cuộc sống con người, đồng thời cũng là sự thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước Một khi an ninh đất nước nói chung, an ninh phi truyền thống nói riêng không được bảo đảm thì sẽ không có sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia và chất lượng cuộc sống của con người Nếu không đảm bảo được an ninh phi truyền thông thì những thảm họa, khủng hoảng

sẽ xuất hiện sẽ gây suy yếu nên kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ôn chính trị, trở thành ngòi nỗ cho những bất ôn xã hội, gây ra các vụ bãi công, biểu tình, gây rối trật tự công cộng, làm mắt lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Đây chính là những nguy cơ, thách thức và mỗi đe đọa an ninh phi truyền thống đối với sự phát triển bền vững của đất nước Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề của an ninh phi truyền thống đề có thể đưa ra các giải pháp đối phó, đó cũng là

lý do em chọn đề tài “Trình bày những nội dung cơ bản về An ninh phi truyền thống

và các mỗi đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam Liên hệ trách nhiệm của sinh

viên?” để làm bài tập lớn

Nghiên cứu về “Trình bày những nội dung cơ bản về An ninh phi truyền thống và các

mỗi đe dọa an ninh phi truyền thông ở Việt Nam Liên hệ trách nhiệm của sinh viên?”,

chúng ta cần biết rõ những mối đe đọa của an ninh phi truyền thống đến từ đâu, có những giải pháp khắc phục nảo, đồng thời nhận ra giá trị cốt lõi trong việc bảo vệ đất nước khỏi các mỗi đe đọa an ninh phi truyền thống Từ đó rút ra những bài học cho bản thân và thê hệ sinh viên Việt Nam

Trang 3

Phan I: NHUNG NOI DUNG CO BAN VE AN NINH PHI TRUYEN THONG O VIET NAM

1.1 Khái niệm và các đặc điểm của an ninh phi truyền thống

An ninh phí truyền thống được hiểu là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế 2101, déng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ôn định trong và ngoài khu vực

An ninh phi truyền thống có các đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến quốc gia khác (biến đôi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh, )

Thứ hai, các môi đe dọa an ninh phi truyền thông thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tô chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiên hành; còn an ninh truyền thông là xung đột giữa quân đội các nhà nước hoặc dùng bạo lực quân sự đề đe dọa sự tồn tại và phát triên bền vững của chế độ xã hội, chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Thứ ba, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc cộng đồng, rồi quốc gia - dân tộc; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyên lãnh thô quốc gia - đân tộc, uy hiếp an ninh quốc gia

Thứ tư, các mối đe dọa an ninh phí truyền thống có cả những vấn để mang tính phi bao lực (kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh ) và những vẫn đề mang tính bạo lực, nhưng đó là bạo lực phí quân sự (khủng bố, tội phạm có tổ chức )

Thứ năm, giải quyết an ninh phi truyền thống nhân mạnh đến hợp tác ứng phó, sử dụng biện pháp ngoại giao, kế cả ngoại giao giữa quân đội, công an các nước Còn an ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang - quân sự là chính, còn ngoại giao là

hỗ trợ

Trang 4

1.2 Những nội dung cơ bản về An ninh phi truyền thống và các mối đe đọa an ninh

phi truyền thống ở Việt Nam

1.2.1 Những nội dung cơ bản về Biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đối khí hậu

Thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn ảnh hướng đến hàng nghìn người dân sông ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác Nam 2005, tinh trang xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phô biến ở làm các tinh ĐBSCL Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cô Chiên mức độ nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60-80 km Còn trên tuyến sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60-70

km Riêng các dòng sông chính như Vàm Có Tây, Vàm Có Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức ký lục 120-140km Tại Long An, thiệt hại lên tới 16 tỷ đồng, 14.693 ha mía của tỉnh giảm năng suất từ 5-10%; 1.093 hecta lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trang,

do bị nhiễm mặn Tỉnh Sóc Trăng thiệt hại 46 tý đồng do 16.500 ha bi han, 85

mặn Hậu Giang có diện tích nhập mặn là 9.000 ha, thiệt hại 11,4 tỷ đồng Tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc thiếu nước ngọt đang ở mức trầm trọng, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở các các tỉnh Tiền Giang, Ca Mau Đối với hạ lưu sông Sai Gòn - Đồng Nai, nguy cơ nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng bởi hệ thống sông này cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho một vùng kinh tế năng động và thành phố đông dân nhất Việt Nam Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở nhiều vùng thuộc Nam

Bộ và miễn Trung

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng khiến cho thiên tai xảy ra dồn đập, cường độ ác liệt hơn Bão là hiện tượng thời tiết nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam Hàng năm có gần 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 3-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản Năm 2006 là năm điển hình về tần suất bão đỗ bộ vào Việt Nam Nhiều cơn bão xuất hiện với cường độ mạnh và có hướng di chuyển tương đối phức tạp Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhât của bão là các tỉnh ven biên miền Bắc và miên Trung

Trang 5

Không chỉ vậy, nguy cơ sạt lở, hệ sinh thái và hệ da dạng sinh học cũng có nguy cơ bị

ảnh hưởng trầm trọng Biến đổi khí hậu không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà

còn ảnh hưởng đên hoạt động sản xuât, kinh tê của nước ta

Đề đối phó vấn đề an ninh phí truyền thống đến từ biến đổi khí hậu,Đảng ta đã kịp thời

đề cập trong một số văn kiện như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhận định “Nhân dân thế giới

đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người Đó là giữ gìn hòa bình, đấy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tính thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc” đồng thời định hướng “Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đôi khí hậu và thảm họa thiên nhiên”

1.2.2 Những nội dung cơ bản về An ninh tài chính tiền tệ

Tại Việt Nam, công nghệ tài chính đang là miền đất hứa Tý lệ người sở hữu tài khoản

ngân hàng mới chỉ ở mức 20% và số người có thẻ tín dụng chỉ là 3% Vì vậy, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn, tiềm năng cho các công ty dịch vụ tài chính trong

và ngoài nước đầu tư vào phát triển công nghệ tài chính Đây là cơ hội thực sự cho các công ty đang cung cấp mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới về hệ thống ngân hàng, trong giai đoạn 2010-2016, tín dụng dành cho tiêu dùng đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ từ chỉ 2,3%

lên 8% và hiện đang ở mức trên 100 nghìn tỷ đồng, trong khi đó, 79% dân số Việt

Nam vẫn chưa được tiếp cận với các địch vụ tài chính Đối với các DN khởi nghiệp, công nghệ tài chính là một kênh đầu tư tiềm năng khi hầu hết các khoản vay hiện nay mới chỉ được cung cấp bởi các định chế tài chính truyền thống

Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ tài chính ở Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một

số khó khăn, thách thức sau:

Trang 6

Một là, chưa có hệ thống văn bản pháp lý và sự hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính Điều này khiến số lượng ứng dụng và giải pháp tài chính được phép và có thê được cung cap tới người tiêu dùng van con hạn chê

Hai là, người dân đang còn khá dè dặt với việc sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến sau hàng loạt vụ việc tài khoản khách hàng bị mắt tiền khi công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được vấn đề bảo mật cho khách hàng

Nhìn rộng ra, sự phát triển của công nghệ tài chính cũng sẽ đặt ra những vấn đề về an ninh tài chính, tiền tệ của đất nước Hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về

an ninh tài chính, tiền tệ và các chuyên gia thường sử dụng thuật ngữ ôn định tài chính, tiên tệ

Có thê hiệu an ninh tài chính, tiên tệ là trạng thái mà hệ thông tài chính có thê thực hiện được các chức năng của mình một cách có hiệu quả, an toàn và bên vững; khi đôi diện với những cú sôc thì vẫn có khả năng hâp thụ/phản ứng và phục hồi đề có thê thực hiện chức năng của mình mà không bị gián đoạn

Do đó, sự phát triên của công nghệ tài chính sé đặt ra một số thách thức đôi với sự ôn định của hệ thống tài chính Việt Nam ở những khía cạnh như sau:

Thứ nhất, các định chế tài chính sẽ phải đối mặt với vẫn đề về an ninh dữ liệu tài

chính; sự cạnh tranh khốc liệt giữa mô hình tài chính truyền thống với mô hình tai

chính hiện đại ảnh hưởng đến sự an toàn và lợi nhuận của các tô chức tài chính, sự thu hẹp quy mô của các định chế tài chính truyền thống và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của toàn hệ thống

Với đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam phụ thuộc lớn vào lĩnh vực ngân hàng, trong khi công nghệ tài chính chủ yếu được phát triển tại các ngân hàng hàng đầu, sự phát triển ôn định, an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng sẽ tác động mạnh mẽ đên sự ôn định của cả hệ thông tài chính

Trang 7

Thứ hai, sự lưu hành rộng rãi của các đồng tiền điện tử (nhu bitcoin, onecoin, lifecoin ), viéc giao dịch ngoại hối hết sức dễ dàng qua các công thanh toán điện tử như Paypal hay e-gold sẽ tác động đến vấn đề điều hành chính sách tiền tệ quốc gia:

Hệ số nhân tiền sẽ tăng nhanh chóng, tỷ giá và lãi suất sẽ bị tác động, tình trạng đô la hóa trầm trọng hơn Điều nảy sẽ kéo theo việc khó kiểm soát các mục tiêu ổn định vĩ

mô như kiêm soát lạm phát, én dinh thị trường tài chính

Thứ ba, hệ thống giám sát tài chính sẽ gặp thách thức trong việc giám sát thực thi các quy định của các định chế tài chính trong bối cảnh thị trường biến đổi nhanh, tăng trưởng mạnh và mang tính xuyên biên giới Việc cập nhật các công nghệ về quản lý thông tin chậm trễ, đữ liệu quy mô lớn sẽ tạo ra nhiều khoảng trồng trong quản lý và giám sát thị trường

1.2.3 Những nội dung cơ bản về An ninh năng lượng

Trong 15 năm trở lại đây, mức tăng trưởng điện năng thương mại liên tục tắng cao, dự kiến còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới Nhu cầu điện năng cũng tăng nhanh

với mức 13% giai đoạn 2006 - 2010 và 11% trong 5 năm gần đây Dự kiến, ít nhất

trong 10 năm tới, nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng trên dưới 10% Cụ thể, năm 2015, tông lượng tiêu thụ năng lượng toàn quốc vào khoảng 55 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 cũng đề ra mục tiêu phấn đấu bảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội với sản lượng cụ thế là đến năm 2020, nhu cầu năng lượng sẽ vào khoảng 100 -

110 triệu TOE và 310 - 320 triệu TOE vào năm 2030

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2017 được tô chức tại Hà Nội mới đây, Thứ trưởng Công thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, ngành năng lượng vốn là ngành hạ tầng, giữ vai trò cốt yêu cho quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Trong thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm và dành sự ưu tiên cao cho việc nỗ lực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt những

Trang 8

thách thức lớn như: nhu cầu năng lượng tăng cao, trong khi ràng buộc về môi trường ngày càng chặt chẽ và nặng nề hơn Điều này vừa gây áp lực cho việc bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước, vừa tạo sức ép cho nền kinh tế trong việc huy động đủ nguôn vốn đâu tư cho ngành này

Đề bảo đảm an ninh năng lượng, Việt Nam đang chuyền đôi từ nước xuất khâu năng lượng sang nhập khâu năng lượng Nếu như trước đây, Việt Nam từng xuất khâu năng lượng, điện sang Campuchia, Lào; xuất khâu than lớn với đợt cao điểm lên đến 20

triệu tân/năm thì từ năm 2016 đã nhập khâu gần 10 triệu tấn than và mua điện từ Trung

Quốc với thời điểm cao nhất lên đến 5 tỷ kWh Hiện nay, sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc có giảm hơn, nhưng cũng đạt trên đưới l tỷ kWh/năm Dự kiến, sẽ phải nhập khâu 17 triệu tấn than, chiếm khoảng 31% nhu cầu than cho phát điện năm 2020

và tăng mạnh hơn vào những năm sau đó

Và đề giải quyết nguồn đầu tư, Việt Nam phải phát triển thị trường năng lượng Đề huy động được nguồn vốn đầu tư cho ngành điện, có chiến lược phát triển một cách rõ ràng, phù hợp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực năng lượng Đề đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2016-2030, Việt Nam cần đầu tư khoảng 148 tỷ USD cho phát triển nguồn và lưới điện, không tính các nguồn điện BOT Tuy nhiên, việc huy động được nguồn vốn này không đơn giản

1.2.4 Những nội dung cơ bản về An ninh môi trường

Trong những năm gần đây, an ninh môi trường như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đôi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống của con người Nếu không giữ được an ninh môi trường thì không có bắt kỳ một sự tồn tại và phát triển nào của con người cũng như xã hội loài người

Bảo đảm an nĩnh môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu đài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định:

Trang 9

“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thong chinh tri, toan xa hội và của mọi công dân”

Khái niệm an ninh môi trường đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 Vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biển đôi khí hậu cũng là một nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội XII cua Dang, trong đó nhân mạnh: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự

án phát triển kinh tế gây ra Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công

nghiệp, khu đô thị Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh dé

bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiếm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường”

Đồng thời, “sẵn sàng ứng phó với các mỗi đe đọa an ninh truyền thống, phi truyền thống” Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, vẫn đề bảo đảm an ninh môi trường đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và thê chế hóa trong các chủ trương, đường

lối, chính sách, pháp luật

1.2.5 Trình bảy những nội dung cơ bản về An ninh thông tin

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nỗ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, đó là Internet và công nghệ liên lạc không dây Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ an ninh, các công cụ này cùng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát triển bình thường của các nước Internet đang được coi là “chiến trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người Làm cho an ninh thông tin, nhất là an ninh mạng đang thực sự trở thành mỗi lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước, trong đó có Việt Nam Hệ thống thông tin của Việt Nam còn tôn tại nhiều điểm yếu, lỗ hồng bao mật dễ bị khai thác, tấn công, xâm nhập; tỉnh trạng lộ, mắt bí mật nhà nước qua hệ thống thông tin g1a tăng đột biến; hiện tượng khai thác, sử dụng trái phép cơ sở đữ liệu, tài nguyên thông tin quốc gia, đữ liệu

cá nhân người dùng diễn biến phức tạp; xuất hiện nhiều địch vụ mới, hiện đại gây khó

Trang 10

khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng Thực tế nêu trên đã làm xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh thông tin của Việt Nam ở cả bên trong

và bên ngoài Ở trong nước, trước hết là nguy cơ tụt hậu về công nghệ, lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, nhất là hệ thống mạng lõi; phần mềm hệ thống, địch vụ thông tin của nước ngoài (nhất là dịch vụ mạng xã hội) dẫn tới mắt chủ quyên nội dung số, tài nguyên thông tin về các công ty công nghệ nước ngoài ngày cảng nghiêm trọng hơn; các đối tượng cơ hội, chống đối chính trị trong nước, triệt dé str dung mang

xã hội tán phát thông tin giả, thông tin xấu, độc nhằm gây rỗi nội bộ, kích động biểu tỉnh, bạo loạn Ở bên ngoai, cac thế lực thù địch triệt để sử dụng hệ thống thông tin dé tác động, can thiệp nội bộ, hướng lái chính sách, thao túng dư luận, thúc đây “cách mạng màu” ở Việt Nam; xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tiễn hành chiến tranh thông tin đối với Việt Nam

Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, băng thông đủ rộng để vượt qua các cuộc tấn công gây nghẽn mạng, có hệ thống máy lưu trữ đự phòng để chuyên hướng đữ liệu trước các cuộc tân công và phục hồi sau tan công mạng Các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương đã chú trọng nghiên cứu, xây dựng, áp dụng đồng bộ các giải pháp tăng cường đảm bảo an ninh thông tin,

tô chức diễn tập hàng năm về phòng, chống tấn công mạng cấp quốc gia với sự tham gia của cơ quan chính phủ, các tập đoàn kinh tế trọng yếu, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và các cơ quan, tô chức có liên quan, đảm bảo xử lý kip thời các nguy cơ gây mất an ninh, đe dọa gây mắt an ninh thông tin ở Việt Nam

1.2.6 Những nội dung cơ bản về vấn đề dân tộc, tôn giáo

Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, đễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mắt ôn định chính trị - xã hội Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo Với chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình tôn giáo

ôn định, đời sông tôn giáo có những biên đôi sâu sắc cả về sô lượng lân phạm vi hoạt

Ngày đăng: 09/01/2025, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN