1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn học kinh tế chính trị mác lênin Đề tài vai trò của nhà nước trong việc thúc Đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo tại việt nam

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Nhà Nước Trong Việc Thúc Đẩy Phát Triển Trí Tuệ Nhân Tạo Tại Việt Nam
Tác giả Đinh Công Vủ Hảo, Huỳnh Thanh Nhân, Lâm Gia Bảo, Nguyễn Bá Lộc, Trần Huy Hoàng, Trịnh Hoàng Chương, Trương Thế Mạnh
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Trung Hiếu
Trường học Đại Học Quốc Gia TP. HCM
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác Lenin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Vai trò then chốt của nhà nước trong phát triển công nghệ và AI: Nhà nước chịu trách nhiệm thiết lập môi trường pháp lý, chính sách khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TRÍ

TUỆ NHÂN TẠO TẠI VIỆT NAM LỚP: L01 NHÓM: 03

1 2210909 Đinh Công Vủ Hảo

2 2153645 Huỳnh Thanh Nhân

3 2210214 Lâm Gia Bảo

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

2 2153645 Huỳnh Thanh Nhân Chương 3 100

3 2210214 Lâm Gia Bảo Chương 1 100

4 2211924 Nguyễn Bá Lộc Chương 2 100

5 2111259 Trần Huy Hoàng Phần mở đầu 100

6 2210403 Trịnh Hoàng Chương Chương 1 100

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG AI 3

1.1 Khái niệm và đặc điểm của AI 3

1.1.1 Định nghĩa AI 3

1.1.2 Các loại hình và ứng dụng chính của AI 3

1.1.3 Tác động của AI đến phát triển kinh tế xã hội- 4

1.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển AI 4

1.2.1 Lý thuyết về vai trò của nhà nước trong phát triển khoa học công nghệ 5 1.2.2 Các chức năng chính của nhà nước trong thúc đẩy phát triển AI5 1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong phát triển AI5 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong phát triển AI 9 1.3.1 Yếu tố chính trị 9

1.3.2 Yếu tố kinh tế 9

1.3.3 Yếu tố xã hội 10

1.3.4 Yếu tố công nghệ 11

1.3.5 Yếu tố pháp lý 10

Trang 4

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước trong phát triển AI 12

1.4.1 Tiêu chí về chính sách và pháp luật 12

1.4.2 Tiêu chí về đầu tư và tài chính 13

1.4.3 Tiêu chí về phát triển nguồn nhân lực 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN AI 15

2.1 Tổng quan về tình hình phát triển AI tại Việt Nam 15

2.1.1 Hiện trạng phát triển AI ở Việt Nam 15

2.1.2 So sánh với các nước trong khu vực và thế giới 16

2.1.3 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 15

2.2 Phân tích vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy phát triển AI18 2.2.1 Xây dựng chiến lược và chính sách. 18

2.2.2 Phát triển hạ tầng và môi trường pháp lý 19

2.2.3 Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển 18

2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực 20

2.2.5 Hỗ trợ ứng dụng AI trong các ngành, lĩnh vực 19

2.3 Đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước Việt Nam 20

2.3.1 Những thành tựu đạt được 20

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 22

2.3.3 So sánh với một số quốc gia tiêu biểu 25

2.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN AI 28

3.1 Định hướng phát triển AI của Việt Nam trong thời gian tới 28

3.2 Các giải pháp cụ thể 28

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật 28

Trang 5

3.2.3 Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển 29

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 32

3.2.5 Thúc đẩy hợp tác quốc tế 30

3.2.6 Tăng cường ứng dụng AI trong khu vực công và tư 30

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tầm quan trọng của AI trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình sản xuất mà còn tối ưu hóa quản lý, phân tích dữ liệu lớn, và cải thiện trải nghiệm khách hàng Việc áp dụng

AI giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững

Vai trò then chốt của nhà nước trong phát triển công nghệ và AI: Nhà nước chịu trách nhiệm thiết lập môi trường pháp lý, chính sách khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ Nhà nước cũng cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra các chương trình hợp tác giữa công ty công nghệ và các cơ sở nghiên cứu Chính phủ có thể đóng vai trò là nhà bảo trợ cho các dự án

AI, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khuyến khích các startup trong lĩnh vực này

Sự cần thiết phải nghiên cứu về vai trò của nhà nước Việt Nam: Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào cuộc cách mạng 4.0 Nghiên cứu vai trò của nhà nước trong phát triển AI không chỉ giúp xác định chiến lược hợp lý mà còn hỗ trợ các chính sách phù hợp với thực tiễn, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển công nghệ và kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhà nước trong phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Giai đoạn 2010 2023, thời điểm khởi động các

Trang 7

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0 Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá hiện trạng phát triển AI tại Việt Nam hiện nay

Phân tích các chính sách, chiến lược của nhà nước liên quan đến phát triển AI Nghiên cứu các mô hình thành công trong việc phát triển AI ở các quốc gia khác

và rút ra bài học cho Việt Nam

Đề xuất những giải pháp để nâng cao vai trò của nhà nước trong lĩnh vực AI tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, bao gồm khảo sát, phỏng vấn chuyên gia, phân tích chính sách Phương pháp phân tích: Phân tích nội dung, so sánh dữ liệu, và nghiên cứu tình huống để xác định các mô hình thành công

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong phát triển và ứng dụng AI

Chương 2: Thực trạng vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy phát triển

AI

Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy AI

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG

DỤNG AI

1.1 Khái niệm và đặc điểm của AI

1.1.1 Định nghĩa AI

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên giải quyết các vấn

đề nhận thức thường liên quan đến trí tuệ con người, chẳng hạn như học tập, sáng tạo và nhận diện hình ảnh Các tổ chức hiện đại thu thập vô số dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cảm biến thông minh, nội dung do con người tạo, công cụ giám sát và nhật ký hệ thống Mục tiêu của AI là tạo ra các hệ thống tự học có thể tìm ra ý nghĩa của dữ liệu Sau đó, AI áp dụng kiến thức thu được để giải quyết các vấn đề mới theo cách giống như con người Ví dụ: công nghệ AI có thể trả lời cuộc trò chuyện với con người một cách hợp lý, tạo hình ảnh và văn bản gốc cũng như đưa ra quyết định dựa trên đầu vào dữ liệu theo thời gian thực Tổ chức bạn

có thể tích hợp tính năng AI vào ứng dụng để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đẩy mạnh quá trình đổi mới.” (AWS, 2023)

AI có thể được phát triển ở nhiều mức độ, từ các hệ thống tự động đơn giản đến các mô hình phức tạp có khả năng tự học và thích nghi Ví dụ phổ biến là trợ lý

ảo, như Siri hay Alexa, Google, sử dụng AI để hiểu và phản hồi các yêu cầu của người dùng

1.1.2 Các loại hình và ứng dụng chính của AI

AI có thể được phân chia thành ba loại chính:

AI hẹp (Narrow AI): Là các hệ thống AI chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ cụ thể hoặc một tập hợp nhỏ các nhiệm vụ mà chúng được lập trình sẵn Ví dụ bao gồm công cụ tìm kiếm, hệ thống nhận diện khuôn mặt, và chatbot

Trang 9

AI tổng quát (General AI): Là loại AI có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào mà con người có thể làm, nhưng hiện tại vẫn còn là mục tiêu dài hạn chưa đạt được

AI mạnh (Strong AI): Là loại AI có khả năng tự nhận thức, hiểu và suy nghĩ như con người Hiện tại, loại hình này vẫn chỉ tồn tại trong lý thuyết

Về ứng dụng, AI đã và đang tạo ra các ảnh hưởng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực:

Y tế: Hỗ trợ chuẩn đoán bệnh, phát triển thuốc và quản lý bệnh nhân AI có thể phân tích lượng lớn dữ liệu y tế để tìm ra mô hình và cung cấp giải pháp điều trị tốt hơn

Giáo dục: Hỗ trợ cá nhân hóa học tập thông qua các hệ thống học tập trực tuyến thông minh, đáp ứng nhu cầu và khả năng của từng học sinh

Giao thông: AI được sử dụng trong các hệ thống giao thông thông minh, bao gồm cả xe tự lái và quản lý giao thông để giảm thiểu tai nạn và tối ưu hóa di chuyển

Tài chính: Tối ưu hóa giao dịch tài chính và quản lý rủi ro nhờ các hệ thống phân tích dữ liệu mạnh mẽ

Sản xuất: Ứng dụng trong quá trình tự động hóa sản xuất và nâng cao hiệu suất Giải trí: AI cũng đang thay đổi cách con người tiếp cận và tạo ra nội dung giải trí, AI dựa trên sở thích của người dùng, AI đề xuất phim, nhạc và sách phù hợp với mọi lứa tuổi,…

1.1.3 Tác động của AI đến phát triển kinh tế xã hội-

AI không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển kinh tế xã hội toàn cầu Một số tác động nổi bật bao gồm:- Tăng cường hiệu quả lao động: AI có khả năng tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp, giúp giảm thiểu công việc tay chân và cải thiện hiệu quả công việc Điều này tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu lao động, có thể dẫn đến sự mất việc làm trong ngắn hạn nhưng tạo ra các công việc mới trong dài hạn

Trang 10

Tăng trưởng kinh tế: AI giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng năng suất và tạo ra các ngành công nghiệp mới, chẳng hạn như lĩnh vực dữ liệu lớn (big data) và các dịch vụ thông minh

Thay đổi xã hội: AI có thể làm thay đổi cách con người tương tác với nhau và với công nghệ, từ đó thay đổi cách thức làm việc, giáo dục, và tiêu thụ thông tin Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức về quyền riêng tư, an ninh mạng và công bằng xã hội

1.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển AI

1.2.1 Lý thuyết về vai trò của nhà nước trong phát triển khoa học công nghệ

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ, bao gồm AI Theo lý thuyết kinh tế, chính phủ đóng vai trò thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), tạo điều kiện cho các sáng tạo công nghệ thông qua đầu tư công

và khuyến khích hợp tác công-tư Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo rằng các sáng tạo công nghệ không chỉ phát triển một cách tự do, mà còn theo các định hướng có lợi cho xã hội và kinh tế

Các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong phát triển công nghệ thường nhấn mạnh vào việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu công nghệ cao, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư

tư nhân vào lĩnh vực này

1.2.2 Các chức năng chính của nhà nước trong thúc đẩy phát triển AI

Tạo khung pháp lý và chính sách: Nhà nước có trách nhiệm xây dựng các quy định pháp lý cụ thể nhằm định hướng và quản lý phát triển AI, đảm bảo rằng công nghệ này được sử dụng một cách có trách nhiệm, bảo vệ quyền riêng tư của người dân, và tránh các hậu quả tiêu cực tiềm tàng

Hỗ trợ tài chính và đầu tư công: Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu và ứng dụng AI thông qua các chương trình trợ cấp, đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhân lực chuyên môn về AI

Trang 11

Khuyến khích hợp tác công tư: Nhà nước có thể đóng vai trò là cầu nối giữa - khu vực công và tư, tạo điều kiện cho sự hợp tác trong việc phát triển và ứng dụng

AI Điều này bao gồm việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp AI thông qua các quỹ đầu

tư mạo hiểm và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp

Bảo vệ quyền lợi xã hội: Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước

là đảm bảo rằng sự phát triển AI không gây ra bất công xã hội, bao gồm việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận công nghệ, bảo vệ quyền riêng tư, và quản lý các tác động tiềm tàng đối với lao động và việc làm

1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong phát triển AI

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng AI Một số ví dụ tiêu biểu:

“Hoa Kỳ: ngày 11/2/2019, Tổng thống Trump đã ký Sắc lệnh hành pháp 13859 duy trì vai trò đi đầu của Hoa Kỳ về AI và khởi động Sáng kiến Ai Sáng kiến AI định hướng hành động trong 5 lĩnh vực chính: i) đầu tư R&D AI; ii) nguồn nhân lực AI; iii) hướng dẫn các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của AI; iv) thu hút quốc

tế tham gia hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới AI ở Hoa Kỳ và v) mở cửa thị trường cho ngành công nghiệp AI quốc gia Sáng kiến là kết quả của một chuỗi các hành động của chính quyền nhằm thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực AI Nhà Trắng đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh AI đầu tiên cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 5/2018, quy tụ các bên liên quan trong công nghiệp, học giả và các nhà lãnh đạo chính phủ

CHLB Đức: Chiến lược Quốc gia AI được công bố tháng 12/2018 Chiến lược còn được nhắc đến là “AI được sản xuất tại Đức”, nhằm mục đích tăng cường tài trợ cho AI, mở rộng nhóm dữ liệu và thúc đẩy nghiên cứu AI Đi kèm với đó là các mục tiêu khác bao gồm dự đoán sự phát triển của AI tác động đến thị trường lao động và thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức để truy cập dữ liệu Chiến lược AI đầy tham vọng của Đức không chỉ bao gồm các yếu tố chính như chiến lược AI của Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà còn tiến thêm một bước để kêu gọi thiết lập tiêu chuẩn

kỹ thuật và hợp tác quốc tế

Trang 12

Anh: Chính phủ Anh đã ban hành Thỏa thuận ngành AI vào tháng 4/2018 Đây

là một phần của chiến lược công nghiệp lớn hơn của chính phủ và nhằm mục đích đưa Anh trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI

Úc: công bố Lộ trình công nghệ AI ngày 20/11/2019 Lộ trình vạch ra tầm quan trọng của hành động đối với Úc để nắm bắt những lợi ích của AI Chiến lược được

kỳ vọng thúc đẩy khoa học dữ liệu và kỹ thuật số, giúp phát triển năng lực AI quốc gia, tăng năng suất của ngành công nghiệp Úc, tạo việc làm và tăng trưởng kinh

tế, cải thiện chất lượng cuộc sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai Lộ trình này nhằm giúp hướng dẫn đầu tư trong tương lai vào AI và học máy Đặt mục tiêu phát triển thêm 161.000 nhân lực, bao gồm cả chuyên gia AI vào năm 2030 AI được ước tính mang lại 315 tỷ đô la Úc cho nền kinh tế nước này vào năm 2028 Nga: ngày 11/10/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ban hành

“Chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia đến năm 2030 của Nga”, với mục đích đảm bảo sự phát triển nhanh chóng AI ở Nga, cũng như thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI, tăng khả năng cung cấp thông tin và tài nguyên điện toán cho người dùng và cải thiện hệ thống đào tạo nhân sự trong lĩnh vực này Nhật Bản: trong Kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ lần thứ 5, Nhật Bản tập trung vào AI, nhằm xây dựng một xã hội siêu thông minh (xã hội 5.0) Chiến lược công nghệ AI của Nhật Bản được đưa ra tháng 3/2017, tập trung vào thúc đẩy phát triển AI và các ưu tiên cho công nghiệp hóa, nâng cao năng suất và chăm sóc sức khỏe Chiến lược nhấn mạnh vào R&D AI, hợp tác giữa ngành công nghiệp, chính phủ và khu vực hàn lâm để thúc đẩy nghiên cứu AI và giải quyết các vấn đề liên quan đến năng suất, phúc lợi Trong chiến lược này, chính phủ Nhật Bản đưa

ra Lộ trình sử dụng AI công cộng năm 2025 2030; và xây dựng hệ sinh thái bằng cách kết nối nhiều miền Tháng 6/2018, chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng AI cũng

-sẽ trở thành một phần chính thức trong Chiến lược đổi mới sáng tạo tích hợp của nước này Chính phủ hy vọng sẽ tăng mạnh các nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực

AI, một phần bằng cách tài trợ cho các lĩnh vực ưu tiên Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đào tạo mỗi năm khoảng 250.000 nhân lực về AI, tập trung vào các

Trang 13

lĩnh vực chủ chốt như y tế, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông Ứng dụng AI trong các lĩnh vực này sẽ giúp giảm gánh nặng, cải thiện năng suất lao động Trung Quốc: giữa năm 2017, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn về Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới, đưa ra quan điểm AI dài hạn của Trung Quốc với các mục tiêu của ngành công nghiệp cho từng thời kỳ Các yếu tố này bao gồm: đột phá lớn về các lý thuyết cơ bản vào năm 2025 và đột phá trong việc xây dựng xã hội thông minh; để Trung Quốc trở thành trung tâm đổi mới AI toàn cầu vào năm 2030 và xây dựng ngành công nghiệp AI trị giá 150 tỷ USD Trước đó, vào tháng 5/2016, chính phủ Trung Quốc đã công bố Kế hoạch AI quốc gia AI trước đây được lồng ghép vào sáng kiến Internet Plus công bố năm 2015 như chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng các công nghệ sáng tạo liên quan đến Internet

Hàn Quốc: "Chiến lược quốc gia về AI" của Hàn Quốc, được công bố ngày 12/12/2019, đặt mục tiêu nâng hiệu quả kinh tế từ lĩnh vực AI lên 455.000 tỷ won (386,5 tỷ USD) tới năm 2030, nâng cao chất lượng cuộc sống từ vị thứ 30 lên thứ

10 trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đưa Hàn Quốc đứng thứ

ba thế giới về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số Từ năm 2020 tới năm 2029, Chính phủ sẽ đầu tư 1.009,6 tỷ won (867,1 triệu USD) để phát triển các loại chíp bán dẫn thông minh thế hệ mới Ngoài ra, Chính phủ sẽ xây dựng một hệ thống đào tạo, cung cấp kiến thức cơ bản về AI cho người dân Chính phủ sẽ đổi mới cơ chế, quy định pháp luật, lập lộ trình quy chế toàn diện ở lĩnh vực AI, xây dựng các khái niệm, nguyên tắc cơ bản về thời đại AI, và đối sách phòng ngừa tác động tiêu cực Chính phủ sẽ lập nguồn quỹ khởi nghiệp lĩnh vực AI với quy mô 5.000 tỷ won (4,3

tỷ USD)

Singapo: tháng 11 năm 2019, Singapo đã công bố Chiến lược AI quốc gia, tăng cường sử dụng các công nghệ AI để chuyển đổi nền kinh tế, tăng năng suất và tạo

ra các lĩnh vực tăng trưởng mới Singapo sẽ tạo ra một lối đi riêng cho hệ sinh thái

AI toàn cầu Năm Dự án AI Quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng để mang lại tác động kinh tế mạnh mẽ cho Singapo: Logistics thông minh; Dự đoán và Quản

lý bệnh mãn tính; Hoạt động thông quan biên giới; Dịch vụ thành phố liền mạch

Trang 14

và hiệu quả; và Giáo dục cá nhân hóa thông qua học tập và đánh giá thích ứng Chiến lược ưu tiên xây dựng một hệ sinh thái AI bền vững để nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo AI và áp dụng trên toàn nền kinh tế

Trong bối cảnh sự thống trị của một số ít nền tảng kỹ thuật số và sự tập trung của những phát triển mới nhất xung quanh chúng, các chiến lược quốc gia của nhiều quốc gia nhằm đạt được chủ quyền về công nghệ và tạo ra nguồn dự trữ của riêng

họ trong các công nghệ AI Do đó, các tài liệu riêng biệt thường được dành cho các vấn đề nghiên cứu cơ bản và cải tiến các giải pháp AI của riêng mình (ví dụ: ở Hoa Kỳ Kế hoạch Chiến lược R&D AI quốc gia) Các quốc gia hàng đầu dành -

sự quan tâm đáng kể đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và khuyến khích tạo ra các giải pháp phần mềm nguồn mở Đồng thời, lĩnh vực cạnh tranh chính không phải

là bản thân các phương pháp và công nghệ, mà là vốn nhân lực và hệ thống khoa học và giáo dục để chuyển giao tri thức nhằm tạo ra kiến trúc thượng tầng thay vì các công nghệ cơ bản dưới dạng các ứng dụng riêng biệt.” (NASATI, 2022) Những kinh nghiệm quốc tế này cho thấy rằng vai trò của nhà nước là không thể thiếu trong việc đảm bảo rằng AI phát triển một cách có trách nhiệm, công bằng

và công nghệ ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong phát triển AI

1.3.1 Yếu tố chính trị

Phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các giai cấp trong xã hội AI, với khả năng

Trang 15

trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp và quốc gia Cụ thể là sự cạnh tranh giữa các quốc gia tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa AI trở thành một lĩnh vực tranh đua giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các quốc gia tư bản phát triển và các quốc gia xã hội chủ nghĩa

Ví dụ như trong hệ thống tư bản, các chính phủ thường định hướng sự phát triển

AI nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và củng cố quyền lực của giai cấp tư sản Trong khi

đó, các quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc lại thúc đẩy AI theo hướng phục vụ lợi ích công cộng, hỗ trợ các chương trình xã hội và đảm bảo kiểm soát công bằng hơn về tài nguyên công nghệ

Bên cạnh đó, nhà nước với vai trò "người điều hành" trong thời kỳ quá độ Theo Lênin, trong giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước đóng vai trò như người quản lý, điều hành sự phát triển kinh tế và công nghệ Nhà nước cần điều tiết sự phát triển AI để không chỉ tập trung vào lợi ích của các tập đoàn lớn mà còn phục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ xã hội

1.3.2 Y u t kinh tế ố ế

AI làm thay đổi toàn bộ lực lượng sản xuất, từ cách thức lao động, sản xuất đến

sự phân bổ của cải xã hội Khi các công nghệ AI thay thế lao động con người trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhà nước phải đóng vai trò điều chỉnh để đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân không bị hy sinh vì lợi ích tư bản Ngoài ra, Sự phát triển AI cũng làm gia tăng sự tập trung tư bản, khi các tập đoàn công nghệ lớn kiểm soát phần lớn tài nguyên AI, dữ liệu và công nghệ

Ví dụ như nhà nước xã hội chủ nghĩa với vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp lao động, cần quản lý các tài sản công nghệ này, đảm bảo chúng không rơi vào tay các lực lượng tư bản quốc tế hay tập đoàn tư nhân lớn Điều này giúp tránh khỏi

sự sự tập trung quyền kiểm soát các công nghệ quan trọng, bao gồm AI, vào tay các tập đoàn lớn Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, công nhân, và các quốc gia kém phát triển sẽ chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận và phát triển công nghệ mới này

1.3.3 Y u t xã h iế ố ộ

Trang 16

Đi kèm với việc mang lại nhiều cơ hội thì sự phát triển của AI có thể tạo ra những thách thức to lớn về mặt xã hội, đặc biệt là khi sự phát triển không cân bằng dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng xã hội AI có khả năng thay đổi cơ cấu lao động, thay thế công nhân trong nhiều ngành nghề, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và bất

ổn xã hội Theo quan điểm của Mác, sự phân chia lao động không công bằng chính

là nguồn gốc của mâu thuẫn giai cấp Vì thế nhà nước phải xây dựng các chính sách xã hội nhằm tạo điều kiện và can thiệp để đảm bảo rằng lợi ích từ AI được phân bố đồng đều và tạo điều kiện cho giai cấp lao động tham gia vào quá trình phát triển và ứng dụng AI

1.3.4 Yếu tố công nghệ

Theo Mác, công nghệ không chỉ là một phương tiện để sản xuất, mà còn là yếu

tố thay đổi toàn bộ cơ cấu kinh tế và xã hội Nhà nước đóng vai trò định hướng sự phát triển công nghệ AI theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo rằng

sự tiến bộ công nghệ không làm gia tăng bất bình đẳng mà mang lại lợi ích cho tất

cả các giai cấp Phát triển công nghệ AI theo hướng phục vụ lợi ích xã hội thì nhà nước cần thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển AI theo hướng giảm nhẹ gánh nặng lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận

tư bản

Chẳng hạn như AI có thể được sử dụng để tối ưu hóa quản lý nhà nước, từ việc cải thiện hệ thống giáo dục, y tế, đến việc giám sát và điều hành các hoạt động kinh tế Nhà nước cần tận dụng AI để tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đồng thời giảm thiểu các rủi ro về quyền riêng tư và tự do cá nhân

1.3.5 Yếu tố pháp lý

Pháp luật là công cụ của nhà nước để duy trì trật tự xã hội và phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền Trong bối cảnh phát triển AI, nhà nước cần thiết lập các quy định pháp lý nhằm đảm bảo rằng AI được phát triển và ứng dụng một cách công bằng, an toàn và khi AI trở nên phức tạp hơn và tự động hóa nhiều hoạt động, câu

Trang 17

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước trong phát triển AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một lĩnh vực công nghệ then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mang lại nhiều cơ hội phát triển vượt bậc về kinh tế và xã hội Tuy nhiên, sự phát triển của AI không chỉ phụ thuộc vào sự đổi mới công nghệ, mà còn đòi hỏi sự can thiệp hiệu quả của nhà nước qua các chính sách, pháp luật, đầu tư, tài chính và phát triển nguồn nhân lực Vai trò của nhà nước trong việc phát triển AI có thể được đánh giá thông qua ba tiêu chí chính: chính sách và pháp luật, đầu tư và tài chính, và phát triển nguồn nhân lực

1.4.1 Tiêu chí về chính sách và pháp luật

Chính sách và pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra khung pháp lý vững chắc để định hướng và kiểm soát sự phát triển của AI Nhà nước không chỉ

có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển công nghệ AI mà còn phải điều chỉnh những tác động

xã hội, kinh tế liên quan đến AI

Về khung pháp lý, nhà nước cần xây dựng và ban hành các luật và quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và trách nhiệm pháp lý liên quan đến AI Các quy định pháp luật này phải đảm bảo rằng sự phát triển AI được quản lý một cách minh bạch và có trách nhiệm, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân Đặc biệt, cần có các quy định về việc sử dụng dữ liệu để đảm bảo rằng

AI không vi phạm quyền riêng tư của cá nhân, và các quy trình giám sát để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật

Trang 18

Về Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển AI, nhà nước có thể hỗ trợ phát triển AI bằng cách tạo ra các chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các trường đại học Các chính sách hỗ trợ này bao gồm cả việc cung cấp nguồn tài chính, khuyến khích đầu tư vào công nghệ AI và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các sáng kiến mới trong lĩnh vực này

1.4.2 Tiêu chí về đầu tư và tài chính

Sự phát triển của AI đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn từ cả nhà nước và khu vực

tư nhân Đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, nghiên cứu, và đào tạo là các yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực này

Về việc đầu tư công vào AI, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt

và hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển AI Đầu tư công cần được phân bổ hợp lý vào các lĩnh vực chiến lược như hạ tầng công nghệ, các chương trình nghiên cứu cơ bản, và các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển

AI Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình phát triển mà còn đảm bảo rằng

AI được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường của quốc gia

Bên cạnh đó, nhà nước cần khuyến khích đầu tư tư nhân Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực AI Điều này bao gồm việc cung cấp các chính sách ưu đãi thuế cho các công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI, hỗ trợ tài chính cho các startup công nghệ, và tạo lập các quỹ hỗ trợ phát triển AI Khuyến khích hợp tác công tư là cách hiệu quả để tận dụng nguồn lực -

từ cả nhà nước và khu vực tư nhân, từ đó thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ

Cuối cùng, để đảm bảo rằng nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả, nhà nước cần xây dựng các cơ chế quản lý minh bạch, đồng thời đánh giá tác động của các khoản đầu tư vào AI Việc này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn tài chính mà còn đảm bảo rằng sự phát triển AI không tạo ra bất bình đẳng kinh tế, mà mang lại lợi ích cho toàn xã hội

Trang 19

1.4.3 Tiêu chí về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của các chương trình phát triển AI Để đảm bảo sự phát triển bền vững của AI, nhà nước cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo, nâng cao kỹ năng và kiến thức cho lực lượng lao động Đối với các khóa học giáo dục và đào tạo về AI, nhà nước cần xây dựng các chương trình giáo dục chuyên sâu về AI tại các trường đại học và viện nghiên cứu, tạo điều kiện cho sinh viên và người lao động tiếp cận kiến thức và kỹ năng liên quan đến AI Điều này bao gồm cả việc cập nhật chương trình giảng dạy, đào tạo giảng viên chuyên môn và đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu AI

Trong khi đó, với sự phát triển của AI, nhiều công việc truyền thống có thể bị thay thế hoặc thay đổi Do đó, nhà nước cần có các chương trình tái đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động, giúp họ thích ứng với môi trường làm việc mới Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự tự động hóa do AI mang lại, đồng thời đảm bảo rằng lực lượng lao động vẫn đóng góp được vào sự phát triển của nền kinh tế

Nhà nước cũng cần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực AI Điều này bao gồm việc hợp tác với các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực AI để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, và xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên, chuyên gia Sự hợp tác này không chỉ giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực mà còn thúc đẩy sự phát triển chung của AI trên toàn cầu

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN AI 2.1 Tổng quan về tình hình phát triển AI tại Việt Nam 2.1.1 Hiện trạng phát triển AI ở Việt Nam

Hiện tại, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang nỗ lực phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) để không bị tụt hậu so với thế giới AI được coi là một trong những công nghệ then chốt của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và dự kiến sẽ trở thành công nghệ chủ đạo trong 10 năm tới Do đó, việc xây dựng các chính sách phát triển AI dài hạn là cần thiết, đặc biệt là chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng với các chính sách hỗ trợ ứng dụng AI, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghệ số tại Việt Nam

Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) kể từ khi

tổ chức lần đầu tiên sự kiện “Ngày hội Trí tuệ nhân tạo” vào năm 2018, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Sự kiện này đã trở thành một hoạt động khoa học

uy tín, thu hút sự quan tâm của các cơ quan chính phủ, tập đoàn công nghệ, và đơn

vị nghiên cứu, cùng chung tay xây dựng hệ sinh thái AI tại Việt Nam Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2117/QĐ TTg, xác định AI là một -trong những công nghệ ưu tiên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đầu năm 2021, chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm

2030 đã được ban hành, với mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI để góp phần phát triển kinh tế xã hội và đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong - khu vực

Năm 2023 chứng kiến sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam vào lĩnh vực AI Tập đoàn Viettel đã tập trung nghiên cứu và phát triển

AI trong các lĩnh vực như xử lý tiếng nói, thị giác máy tính, và phân tích dữ liệu, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực như robotics và digital twin Tập đoàn FPT cũng đang ứng dụng AI rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục, với nền tảng FPT.AI đã triển khai tại 15 quốc gia Rikkeisoft, một công

Trang 21

đẩy mạnh ứng dụng AI trong các lĩnh vực thực tế như khách sạn, resort và xe tự động (Thanh Anh, 2023)

2.1.2 So sánh với các nước trong khu vực và thế giới

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực AI Theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ năm 2022" do Tổ chức Oxford Insights công bố, Việt Nam xếp hạng 55/181 toàn cầu và 6/10 trong khu vực ASEAN Với dân số trẻ, kỹ năng kỹ thuật số cao và khả năng thích nghi nhanh chóng với các giải pháp kỹ thuật số, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi

để phát triển AI Sự xuất hiện của các cộng đồng AI như VietAI, AI4Life và các câu lạc bộ công nghệ khác đã tạo tiền đề cho một chặng đường phát triển dài phía trước, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc công nghệ trên thế giới Theo khảo sát của Microsoft, 88% lao động tri thức ở Việt Nam đang sử dụng

AI tạo sinh, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 75% Báo cáo "Đưa AI vào công việc" công bố ngày 23/5 cho thấy AI, đặc biệt là AI tạo sinh như ChatGPT, Copilot,

và GitHub Copilot, đang được nhiều người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và sử dụng Khảo sát với 31.000 người từ 31 quốc gia cho thấy tỷ lệ sử dụng Generative AI tại nơi làm việc đã tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua Tại Việt Nam, phần lớn người dùng cho biết AI giúp họ bắt đầu và kết thúc ngày làm việc hiệu quả hơn (Lưu Quý, 2024)

Các số liệu trên cho thấy việc áp dụng AI hay trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam không thua kém gì so với các nước trong khu vực cũng như thế giới Đặc biệt hơn nhờ việc áp dụng các tính năng cũng như công dụng của trí tuệ nhân tạo mà Việt Nam đang nắm giữ 2 kì lân công nghệ trong khu vực, góp phần đưa Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong khối ASEAN

2.1.3 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN