1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử liên hệ thực tiễn việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN Trương Thị Yến Nhi MSSV: 0022412261 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ LÃNH TỤ TRONG LỊCH SỬ LI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Trương Thị Yến Nhi MSSV: 0022412261

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ LÃNH TỤ

TRONG LỊCH SỬ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc

Trình độ đào tạo: Đại học

BÀI TIỂU LUẬN

HỒ CHÍ MINH, 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TRƯƠNG THỊ YẾN NHI

MSSV: 0022412261

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ LÃNH TỤ

TRONG LỊCH SỬ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc

Trình độ đào tạo: Đại học

BÀI TIỂU LUẬN

Giảng viên hướng dẫn:

GS LƯƠNG THANH TÂN

HỒ CHÍ MINH, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong bài tiểu luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trương Thị Yến Nhi

Trang 4

MỤC LỤC C

HƯƠNG I:MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

1 Cá nhân và bản chất con người

1.1 Cá nhân

1.2 Bản chất con người

2 Xã hội

3 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

VÀ LÃNH TỤ TRONG LỊCH SỬ

1 Quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

1.1 Quần chúng nhân dân

1.2 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

2 Lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ trong lịch sử

2.1 Lãnh tụ

2.2 Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử

3 Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của kinh tế tri thức và đang dần chuyển mình gia nhập vào thế giới công nghệ số, vậy nên việc đòi hỏi mỗi con người phải có trình độ học vấn, đủ năng lực, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, phải có ý thức lao động, thích nghi tốt với những thay đổi của xã hội và tiếp cận nhanh chóng để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong sự biến đổi chóng mặt của khoa học công nghệ Trong công cuộc đổi mới và phát triển Đất Nước, với mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh”, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ thì yếu tố con người và nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển nhanh hay chậm của nước ta, hiệu quả và bền vững nền kinh tế trên toàn Lãnh thổ Việt Nam Qua đó, ta có thể thấy đượctầm quan trọng của con người đối với sự phát triển toàn diện của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đấy phát triển kinh tế, xã hội và con người buộc phải có tri thức và đạo đức Muốn xây dựng một Đất Nước phát triển thì ta không thể thiếu đi người đứng đầu, một cá nhân không thể xoay chuyển cả mộtQuốc gia, phải có người lãnh đạo và vạch ra những hướng đi đúng đắn để hướng chúng ta vào con đường phát triển Đất nước hiệu quả và bền vững Để làm được điều đó phải có sự góp sức, tin tưởng lẫn nhau giữa quần chúng nhân dân và người đứng đầu

Và đó cũng là lý do thúc đẩy em muốn tìm hiểu và hiểu rõ hơn về xã hội qua

cách nhìn của triết học, nên em xin chọn đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Trang 6

NỘI DUNG

“Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử nhân loại, thay thế được cho tư duy huyền thoại và tôn giáo” Vì vậy, Triết học nào cũng sẽ trả lời những câu hỏi bằng cách này hay cách khác như: Con người là gì? Con người sinh ra từ đâu? Con người phát triển và hoạt động như thế nào? Xã hội loài người được hình thành như thế nào và dựa vào nguyên lý nào để phát triển?.Trước khi Triết học Mác ra đời, chủ nghĩa duy tâm vẫn ngự

trị trong mỗi con người và len lỏi vào đời sống xã hội, họ cho rằng ý thức có trước và quyết định vật chất Do đó, những cố gắng tư duy về triết học nhằm đạt tới sự hiểu biết về con người và xã hội đều không thành công, không đem lại kết quả nào có thể giải thích rõ về điều đó Chỉ đến khi Triết học Mác được hình thành thì các vấn đề về con người và xã hội mới được xem xét và đưa ra câu trả lời một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc hơn dựa trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Duy vật, tin rằng vật chất có trước và quyết định ý thức

CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

1 Cá nhân và bản chất con người

1.1 Cá nhân

Cá nhân là cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển

xã hội, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức

do những điều kiện lịch sử cụ thể do đời sống xã hội quy định

Cá nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ những con người cụ thể, tức là cá thể người, song không phải lúc nào cá thể người nào cũng

là một cá nhân

Để có đủ tư cách cá nhân, mỗi cá thể người sau khi được sinh ra phải trải qua một giai đoạn nhất định để có sự trưởng thành về mọi mặt,

Trang 7

có thể thực hiện vai trò làm chủ trong hoạt động của mình, do đó có thể nói con người được sinh ra và cá nhân được hình thành.

Xét về thực thể sinh học lẫn thực thể xã hội, con người vừa mang bản chất loài lẫn tính đặc thù cá thể; vừa là một vũ trụ thu nhỏ, riêng biệt, độc đáo, lại vừa mang đặc điểm chung, phổ biến của loài Con người đã có sự thống nhất ở trình độ cao nhất về phương diện sinh vật

và cả ở phương diện xã hội

Chúng ta cũng cần phân biệt rõ giữa cá tính và cá nhân

- Cá tính là một trong những chất lượng vốn có của cá nhân, là nội dung riêng biệt của mỗi cá nhân không lặp lại, là nội dung dùng

để phân biệt giữa cá nhân này và cá nhân khác Tuy nhiên đó không phải là căn cứ để chúng ta đồng nhất cá tính với cá nhân

- Trong cá nhân bao hàm cả nét chung và nét riêng biệt ở mỗi con người Do vậy, phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những đặc điểm riêng biệt của mỗi con người và những bản chất xã hội chung của cộng đồng người

1.2 Bản chất của con người

Con người là một hệ thống chỉnh thể thống nhất cá thể- loài, mang

cả những thuộc tính cá thể, đơn nhất, lẫn những thuộc tính chung, phổbiến của loài

Con người cũng là thực thể sinh học- xã hội Là sản phẩm của lịch

sử và của chính bản thân con người Vừa là chủ thể của lịch sử, vừa làchủ thể của lịch sử

- Thực thể sinh học (phần con ): Chịu sự quy định của các quy luậtsinh học để tồn tại và phát triển Con người chỉ có thể nhận thức

và điều chỉnh chứ không thể thay đổi được

- Thực thể xã hội (phần người ): Thông qua những sinh hoạt cộngđồng, thực tiễn, thông qua giao tiếp, ngôn ngữ và quan trọng nhất

là thông qua lao động sản xuất của cải vật chất (vì nguồn gốc

Trang 8

quyết định sinh ra ý thức của con người là xã hội ), nhờ đó một

hệ thống các quan hệ xã hội được thiết lập

Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, đạidiện cho loài, cho xã hội, cho nhân loại, cho lịch sử loài người.Các quan hệ xã hội kết tính trong mỗi con người luôn là quan hệ xãhội cụ thể của một thời đại, một gia đình, một nhóm xã hội, một cộngđồng, một tập đoàn, một giai cấp, một quốc gia- dân tộc xác định

Triết học Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: con người là sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học với mặt xã hội

C.Mác khi nghiên cứu về con người đã nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.” Ph.Ăngghen cũng từng nói “Lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy.”

Bản chất xã hội của con người đó không thể hiện một cách chungchung mà biểu hiện cụ thể trong từng cá nhân Nói một cách khác conngười tồn tại thông qua mỗi cá nhân

Mỗi con người là một cá thể, cá nhân riêng biệt, khác biệt nhau

Từ đó, ta có thể rút ra kết luận: “Không có con người trừu tượng, thoát ly hoàn cảnh lịch sử- xã hội Con người luôn xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể và con người bị những điều kiện lịch sử xã hội đó chi phối.”

Tất cả các quan hệ xã hội – quyết định nhất là quan hệ sản xuất,đều góp phần hình thành nên bản chất con người Bản chất con người cụthể là tổng thể các quan hệ xã hội “ vốn có ” của con người và quy địnhnhững đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của con người đó Conngười là một thực thể sinh vật- xã hội

2 Xã hội

Theo quan điểm của triết học Mác- LêNin : “Xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người làm nền tảng Xã

Trang 9

hội biểu hiện tổng thể những mối liên hệ và quan hệ của cá nhân, là sản phẩm của sự tương tác qua lại giữa những con người”

C.Mác cũng từng nhận xét: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”

Theo quan niệm của J.Fichter: “Xã hội là một tập thể có tổ chức gồm những người sống cùng với nhau trên cùng lãnh thổ chung, hợp tác với nhau thành các nhóm để thoả mãn những nhu cầu căn bản cùng chia sẻ một nền văn hoá chung và hoạt động như một đơn vị xã hội riêng biệt”

Xã hội do các cá nhân cục thể hợp thành, mỗi cá nhân là một phần

tử của xã hội sống và hoạt động trong xã hội

Trong sự tác qua lại giữa người với người sẽ tạo ra một hệ thống cácmối giao lưu và quan hệ xã hội Hệ thống quan hệ xã hội đó quy địnhcuộc sống đối với từng cá nhân

Trong toàn bộ quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người trongsản xuất là quan hệ quyết định xét đến cùng Do đó, phương thức sinhsống và hoạt động của cá nhân sẽ hình thành lối sống của họ, mà lốisống đó phụ thuộc vào phương thức sản xuất của xã hội

3 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Cá nhân không thể tách rời xã hội

Quan hệ của cá nhân- xã hội là tất yếu, là tiền đề, điều kiện tồn tại

và phát triển của cả cá nhân lẫn xã hội

- Xã hội không chỉ là tổng số của các cá nhân độc lập tách rời nhau,

mà xã hội bao giờ cũng là sản phẩm của các mối quan hệ giữa người vớingười, giữa các cá nhân với nhau

- Mỗi con người chỉ có thể tồn tại và phát triển với tư cách conngười trong mối quan hệ chặt chẽ với người khác

Cá nhân và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau

- Cá nhân là sản phẩm của xã hội Mỗi cá nhân được hình thành vàtồn tại trong những mối quan hệ nhất định , nó buộc phải chấp nhận và

Trang 10

sống phù hợp với các quan hệ xã hội đó Xã hội bao giờ cũng là môitrường, là điều kiện và phương tiện để phát triển cá nhân Hoàn cảnh xãhội tạo nên con người Do đó, không có cá nhân trừu tượng cho mọi chế

độ xã hội khác nhau, mọi giai đoạn lịch sử thời kì khác nhau , bao giờ cánhân cũng có tính lịch sử cụ thể Xã hội tốt đẹp là xã hội phải tạo rađược môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của mỗi

cá nhân, sự phát triển cá nhân chính là tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộcủa xã hội

- Cá nhân là chủ thể của xã hội Con người là sản phẩm của hoàncảnh nhưng không thụ động trước hoàn cảnh, mà nó luôn chủ độngtrước sự tác động của hoàn cảnh, tiếp nhận sự tác động đó một cách tựgiác có lựa chọn Đó chính là sự tự ý thức, tự giáo dục, tự điều chỉnh củacon người Do đó con người có thể làm chủ động đối với hoàn cảnh, conngười không cam chịu khuất phục trước hoàn cảnh mà còn có khả năngtác động lại hoàn cảnh, làm thay đổi, cải biến lại hoàn cảnh và hơn nữacòn có thể sáng tạo ra hoàn cảnh mới cho phù hợp hơn với nhu cầu củacon người

- Hoàn cảnh xã hội không thể tự nó thay đổi, chế độ xã hội cũ khôngthể tự mất đi và chế độ xã hội mới cũng không thể tự ra đời mà phảithông qua hoạt động thực tiễn Thông qua hành động cách mạng của conngười, chính con người làm nên lịch sử của mình bằng hành động củachính mình

- Do đó cá nhân là chủ thể của xã hội, có vai trò thúc đẩy xã hộiphát triển, điều đó biểu hiện muốn xây dựng xã hội mới thì phải cầnnhững con người mới, tiên tiến, giác ngộ, đại diện cho xã hội mới đó

Chính vì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” Đánh

giá phẩm chất của mỗi cá nhân phải nhìn vào khả năng làm chủ của họđối với hoàn cảnh và hoạt động thực tiễn mà họ tham gia Sự phát triển

tự do của mỗi người sẽ thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, đó sẽ làtiền đề, điều kiện cho sự phát triển của tất cả mọi người

Trang 11

Cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích

- Lợi ích là tất yếu khách quan không thể thiếu trong đời sống cánhân và xã hội Lợi ích là phương thức để thực hiện các nhu cầu của xãhội và của cá nhân, quyết định ý chí và phương thức hành động của conngười

- Lợi ích là một thể thống nhất đa dạng, trong đó lợi ích kinh tế- vậtchất là quyết định nhất

- Lợi ích là yếu tố liên kết các cá nhân, là “chất kết dính” giữa người

và người, là động lực của mọi hoạt động lịch sử xã hội

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội mang tính lịch sử

- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, cá nhân “ hòa tan” vào xã hội

- Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn giữa cá nhân và xãhội ngày càng phát triển gay gắt

- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, sựphát triển cá nhân và xã hội có sự kết hợp hài hòa

- Sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân vừa là điều kiện, vừa

là mục đích của sự phát triển xã hội

Quan hệ cá nhân- xã hội là khác nhau trong xã hội có phân chia giaicấp và xã hội không phân chia giai cấp Sự thống nhất và mâu thuẫngiữa cá nhân và xã hội là một phạm trù lịch sử, phụ thuộc vào từng giaiđoạn lịch sử khác nhau

Mỗi cá nhân, dù thuộc giai cấp nào cũng đều mang tính nhân loại

- Nhân loại là cộng đồng người phổ biến rộng rãi nhất được hìnhthành trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại

- Tính nhân loại thể hiện trong các giá trị chung toàn nhân loại,trong những quy tắc, chuẩn mực chung xuất hiện trên nền tảng lợi íchchung, từ bản chất người của các cá nhân tạo nên cộng đồng nhân loại.Tính giai cấp và tính nhân loại trong mỗi con người vừa thống nhấtvừa khác biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau

Trang 12

Tính nhân loại là vĩnh hằng, là nền tảng của cuộc sống ở mọi conngười, dù khác biệt màu da, quốc tịch, giai cấp, tộc người, hay giới tính,

độ tuổi, học vấn

Các giai cấp và quan hệ của chúng biến đổi thường xuyên do cácđiều kiện kinh tế, chính trị, xã hội luôn thay đổi

Cá thể là chủ thể hoạt động sự gắn kết, tác động biện chứng lẫnnhau giữa các phương diện trong mỗi con người là luôn biến động, biệnchứng, khách quan, tất yếu

Tính nhân loại và cá nhân là vĩnh viễn, chỉ khi nào không còn tồntại nhân loại thì khi đó tính nhân loại mới mất đi

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

VÀ LÃNH TỤ TRONG LỊCH SỬ

1 Quần chúng nhân dân và vai trò trong lịch sử

1.1Quần chúng nhân dân

Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạtđộng của khối đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân,dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức, nhằm thực hiện mụcđích và lợi ích của mình

Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những conngười họat động trong một không gian, thời gian xác định, bao gồmnhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một

xã hội xác định

Họ có chung lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự lãnh đạo củamột tổ chức, một đảng phái, cá nhân xác định để thực hiện những mụctiêu kinh tế, chính trị, văn hóa hay xã hội xác định của một thời kỳ lịch

sử nhất định

Trang 13

Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của từng Quốc gia,khu vực, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử sẽ có những sựthay đổi khác nhau, nhưng vẫn có những lực lượng căn bản chủ chốt lànhững người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần; toàn thểdân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối khángvới nhân dân; những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vựckhác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.

1.2Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử

- Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vậtchất- cơ sở tồn tại, phát triển của xã hội, hoạt động sản xuất nôngnghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp, vai trò của giai cấp công dân,giai cấp nông dân và quần chúng nhân dân có những tác động trực tiếp.Yếu tố căn bản và quyết định của lực lượng sản xuất là quần chúng nhândân lao động Là yếu tố động lực nhất, cách mạng nhất trong lực lượngsản xuất, làm cho phương thức sản xuất vận động và phát triển, thúc đẩy

xã hội phát triển, là lực lượng cơ bản của xã hội sản xuất ra toàn bộ củacải vật chất, là tiền đề cơ bản cho sự tồn tại, vận động và phát triển củamọi xã hội, trong mọi thời kỳ lịch sử

- Là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Minh chứng rõ ràngnhất là trong cuộc cách mạng tháng 8/1945, Đảng ta đã quy tụ được toànthể dân tộc vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và làmcách mạng cũng phải dựa vào quần chúng nhân dân Theo quan điểmcủa triết học Mác- Lênin, bắt đầu từ sự phát triển của các lực lượng sảnxuất, đến một giai đoạn nhất định nó sẽ mâu thuẫn với các quan hệ sảnxuất, làm xuất hiện các cuộc cách mạng xã hội Như vậy, nguyên nhâncủa mọi cuộc cách mạng bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quầnchúng nhân dân Họ thực sự là chủ thể, lực lượng căn bản, chủ chốt, làđộng lực cơ bản của mọi quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,khoa học và công nghệ, của mọi cuộc cách mạng xã hội

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w