1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác Động Đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

90 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Lê Trương Gian, Trần Thị Ngọc Huyền, Bùi Kim Phả
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Ngọc Thúy
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 12,01 MB

Nội dung

Các nghiên cứu quốc tế về các nhân tố tác động đến nợ xấu Nghiên cứu của Fofack 2005 đã đưa thêm biến tỷ lệ dư nợ cho vay liên quan ngân hàng vào mô hình khi nghiên cứu các yếu tố tác độ

Trang 1

[pi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TAI CHÍNH —- NGAN HANG

KHOA LUAN TOT NGHIEP

CAC NHAN TO TAC DONG DEN NO XAU TAI CAC NGAN HANG THUONG

MAI CO PHAN VIET NAM

Giảng viên hướng din: Th.S PHAM THI NGOC THUY Sinh viên thực hiện: LÊ TRƯƠNG GIAN

TRAN THI NGOC HUYEN BUI KIM PHA

Lớp: DHTN13A

Khóa: 2017 — 2021

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TAI CHÍNH —- NGAN HANG

cos SoD | Co SE

INDUSTRIAL

J a UNIVERSITY

OF HOCHIMINH CITY

KHOA LUAN TOT NGHIEP

CAC NHAN TO TAC DONG DEN NO XAU TAI CAC NGAN HANG THUONG

MAI CO PHAN VIET NAM

Giảng viên hướng din: Th.S PHAM THI NGOC THUY Sinh viên thực hiện: LÊ TRƯƠNG GIAN

TRAN THI NGOC HUYEN BUI KIM PHA

Lớp: DHTN13A

Khóa: 2017 — 2021

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 3

LOI CAM ON

Đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với toàn thê các thầy cô khoa Tài chính — Ngân hàng của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy cho chúng em nhiều kiến thức quan trọng và bố ích về ngành Tài chính - Ngân hàng mà chúng em đang theo học Kế tiếp, chúng em chân thành gửi lời biết ơn đến cô Phạm Thi Ngọc Thuý người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành tốt bài khoá luận tốt nghiệp này

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô thư viện của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện dé giúp đỡ chúng em tiếp cận được những nguồn tại liệu liên quan đề tài khóa luận của nhóm trong suốt

quá trình nghiên cứu đề hoàn thành bài khóa luận một cách trọn vẹn nhất

Dù đã cố gang dé hoan thién bai nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế và sai sót mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Quý thây cô

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHAN XET CUA GIANG VIÊN HUONG DAN

Tp.HCM, ngay thang nam 2021

Xác nhận của GVHD

Trang 5

NHẬT KÝ LÀM VIỆC NHÓM

Nội dung Phân công công | Ket qua dat GV hướng thực hiện việc dược dân Tuần thứ 1

Cả 3 cùng thu thập

Tiên hành Dữ liệu của

dữ liệu từ 10 thu thập dir 10 ngân hàng

NHTMCP Việt Ngày 6/3/2021 | liệu từ các là phù hợp

Nam trong giai 4 NHTMCP với đề tài

đoạn từ 2016- Việt Nam nghiên cứu

2020

Xác định , | Cả 3 cùng lọc biên , cac nhan to Ket qua tim

xác định công thức | Có đây đủ dữ

tính toán và „ ,

Ngày của các biên và liệu đê tính

phân tích dữ „ „ 14/3/2021 tông hợp thành toán các biên

iil

Trang 6

NHTMCP

hàng vào bài khóa cứu

Việt Nam luận,

Tuân thứ 3

Nhóm cảm thấy Kết quả

thời gian thực hiện |_ nhóm chon

cho dé tài không giai đoạn

đủ độ tin cậy nên | 2011-2020 là Chỉnh sửa Lo

lại đữ liệu ; 22/3/2021 lần 2 năm, đông thời lọc đê nghiên

ân 2 or \

bỏ bớt biên đề cứu đề tài và tránh tình trang bị |_ 6 biến phù

hiện tượng đa cộng | hợp với đề tài

tuyến khóa luận

Cả 3 cùng nhau

Tiên hành , Hoan thanh

Ngày tính toán các biên ` -

tính toán dữ ky phân dữ liệu

Trang 7

mô hình từ lời góp

ý của giảng viên hướng dẫn, nhóm bắt đầu chỉnh sửa

và chạy lại mô

nhanh hơn

, Chương 3: Gian Tiên hành

được phân công Hoàn thành

Trang 8

làm phân 3.2

Chương 4: Pha và Huyền được phân công làm phần 4.1, 4.2, Gian được phân công làm phần 4.3, 4.4, 4.5

5, chỉnh sửa ` bài khóa

25/4/2021 công làm phân 5.1

lại cách luận

và 5.3, Gian chỉnh trình bày

sửa cách trình bày

Cả nhóm cùng Làm bản Hoàn thành , nhau làm bản tóm , Ngày 2/5/2021 | tóm tắt và poster tắt và thiết kết bản tóm tắt

Trang 9

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM

Mức độ hoàn

công việc nhóm

vii

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

, Tiếng Việt

tat

BCBS Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng

CRE Tăng trưởng tín dụng

DEBT Ty lệ nợ công

ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu FEM Phương pháp ước lượng hiệu quả cô định EGLS Phương pháp bình phương tối thiểu tông

quát khả thị

GMM Phương pháp Mô-men tông quát

HN Hội nghị IAS Chuan mur kế toán quốc tế IME Quỹ tiền tệ quốc tế INEE Hiệu quả hoạt động INF Tỷ lệ lạm phat INTI Thu nhập lãi trên tổng thu nhập

Trang 11

NPLi1 Tỷ lệ nợ xâầu năm trước

NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cô phần

Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ Pools OLS k

ROE Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu

SIZE Quy mô ngân hàng TCTD Tổ chức tải chính UNEMPL Tỷ lệ thất nghiệp

Trang 12

MỤC LỤC

LOI CAM ON i NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN ii NHAT KY LAM VIEC NHOM iii PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ LAM VIỆC NHÓM vii DANH MUC TU VIET TAT viii MUC LUC x DANH MUC BANG xiii DANH MỤC HÌNH xiv CHƯƠNG I1: GIỚI THIỆU CHUNG VẺ ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu 3 1.6 Kết cấu của luận văn 3 1.7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 4 KÉT LUẬN CHƯƠNG 1 Š CHUONG 2: CO SO LY LUAN VE NO XAU VA CAC NHAN TO TAC DONG DEN NO XAU 6 2.1 Tổng quan về nợ xấu 6 2.1.1 Khái niệm về nợ xấu 2-©2¿©2222<+EE+2E2212212211211211211221211211211 211211 y6 6

2.1.2 Phân loại nợ xấu -s+s+s+ESESESE9E31121155111111111111111111111111111111111 11111 Exe 7

2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu - 2-2 2¿©22++++E++Ex++ExzEEerxesrxerrrerkesrxee 9 2.1.4 Tác động của nợ KAU coccccccccececsesececscsesesecsesesusecsestssecarsescecaesusesaeaeansusassesneneaeees 11

Trang 13

2.2 Lược thảo các nghiên cứu trước đây về các nhân tô tác động đến nợ xâu tai

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Mô hình nghiên cứu 25 KIN Bién ply thue n ä444444453) 26 3.1.2 Biến độc lập -¿ 2-©222+¿22t+EE22EE2221271121122112111211211121121121121111 211 1 e6 26 3.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 32 EVANĐiäi.i0 3u nh 32 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu - - 5< Sx + + S11 111 11111 1111 11 11 HH rệt 33

CN tì á 2ï 34 3.2.2.2 Quy trình phân tích số liệu 2-2 2¿+++©+++Ex+2E++Ex++ExzErsrxesrxrrrrees 36 KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 38

CHƯƠNG 4 KÉT QUÁ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . - 39

4.1 Thực trạng các nhân tổ tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam

giai đoạn 2011 — 2020 39 4.1.1 Các nhân tỐ vĩ mô -2¿2++2+++E+E+EEE+EEEEEEEESEEESEEEEEEECEEErErkrrrkrrrrrrrree 39 4.1.2 Các nhân tố đặc trưng của ngân hàng . -2¿©22+©2z+cx+2zrsrxesrxrrrrees 41 4.2 Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu 44 4.3 Kết quả kiểm định của các giả thuyết OLS 46 4.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hình REM 51 4.4.1 Kiểm định phương sai sai số thay đôi 2-52©222522cxcccesrxesrxerrrees 51 4.4.2 Kiểm định hiện tượng tỰ fƯơng QUâ1 <5 5< si, 52

xi

Trang 14

4.5 Khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tư tương quan bằng

phương pháp FGLS 53 4.6 Nhận xét và thảo luận kết quả hồi quy 54 KÉT LUẬN CHƯƠNG 4 58 CHƯƠNG 5 KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 59 5.1 Kết luận 59 5.2 Một số kiến nghị giúp quản lý nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam 59 5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại - 2 252+2E+EE+2E22EE2EEtEEerxrrxered 59 5.2.2 Đối với Ngân hàng Nha nude Vist Nam c.cceccccccccessessesssessessessesseesseseseeeeens 61 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai của đề tài 61 lan chẽ ŸäI 61 5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai -5-552552 62 KÉT LUẬN CHƯƠNG 5 63 KET LUAN CHUNG 64 TAI LIEU THAM KHAO 65

xI

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bang 2.1: Phân loại nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 31/01/2013 của 8

Bảng 2.2: Tông hợp các biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình hồi 20

Bảng 3.1 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 32

Bảng 3.2: tông hợp 20 NHTMCP được sử dụng trong mẫu nghiên cứu 33

Bảng 4.1: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình .2- ¿+ 45 Bảng 4.2: Kết quả hỏi quy với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL 46

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan các biến theo mô hình nghiên cứu 47

Bảng 4.4: Kiểm định đa cộng tuyến băng VIF -22-55222cccccscxesrxerrrsree 47 Bảng 4.5: Kiêm định hiện tượng phương sai thay đôi -2-55-5ccceSs2 48 Bảng 4.6: Kiểm định hiện tượng Tự tương Uaâ11 555 S<<sS+sseeseeeeeeexee 48 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo biến phụ thuộc NPL bằng mô hình Pools OL⁄S, 49

Bảng 4.8: Kết quả kiêm định Hausman —Tesi 2-5255 55222S2E++cxz+zxeczeees 51 Bảng 4.9: Kết quả kiêm định phương sai sai số thay đối 5-52-552 52 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 2-5-552-552 52 Bang 4.11: Két quả ước lượng mô hình theo phương pháp bình phương tôi 53 Bang 4.12: Téng hop két qua m6 hinh nghién cứu -2 2¿©222©5z2cxz2csze- 54

xiil

Trang 16

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn năm 201 1 đến -. -52-75c552 2

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng - - 26

Hình 3.2 Sơ đồ khung nghiên cứu -2+- 552 2St22 2k1 2E12211E211271121.111121.111111 1121 34 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 201.1 — 2020 -.-c22c7+ccccccrecrreee 39

Hình 4.2: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn từ 201 1 — 220 án S112 412111111111 11 1 11k nh, 40

Hình 4.3: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH bình quân của 20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 — 2020

— 4I Hình 4.4: Quy mô tài sản bình quân của 20 NHTMCP Việt Nam gial - 5555 se, 42 Hình 4.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của 20 ngân hang - - 275 ss5csc+2 43

XIV

Trang 17

CHUONG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÈ TÀI NGHIÊN CUU

1.1 Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triên của hệ thống tài chính, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đang ngày càng chứng fỏ được vai trò to lớn của mình Đóng vai trò huy động vốn và phân bổ vốn trong nên kinh tế, các NHTM đang thực hiện rất tốt vai trò của trung gian tài chính Tuy nhiên hoạt động của NHTMI đang tạo ra một vấn

đề lớn, được nhiều người quan tâm, đó là nợ xấu Rất nhiều nghiên cứu về nợ xấu

đã được tiễn hành trên thế giới và cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của các NHTM chịu sự tác động của các yếu tổ kinh tế vi mô lẫn vĩ mô Nghiên cứu của Khemraj & Pasha (2009) cho thấy một ngân hàng có quy mô càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao Nghiên cứu của Nir Klein (2013) cũng đồng tình với kết quả này Xét về yếu tô vĩ

mô, nghiên cứu của Ahlem Selma Messal và Fathi Jouim (2013) cho thấy tăng

trưởng GDP thực có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu Kết quả này đã được khẳng định trong các nghiên cứu trước đó của Taron KhemraJ & Sukrishnalall

Pasha (2010); Khemra] & Pasha (2009) hay nghiên cứu trước của Ghosh (2015)

Tại Việt Nam, nợ xấu được xem là một trong số những tác nhân lớn gây nên sự

bất ôn cho nền kinh tế vĩ mô Trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2011 là 3,07% và đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng đến 4,08% Trong những

năm tiếp theo, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, cụ thé năm 2013, 2014, 2015, 2016 có tỷ

lệ nợ xấu lần lượt là 3,61%, 3,25%, 2,55% và 2,46% tổng dư nợ nên kinh tế Đến

năm 20 L7 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,91% ở đưới mức 2%, đến năm 2018 và 2019 tỷ lệ

nợ xấu lần lượt là là 1,89% và 1.63% Tuy nhiên, tính đến qúy III năm 2020, tỷ lệ

nợ xấu nội bảng các TCTD là 2.14% tăng so với cuối năm 2019

Trang 18

Hình 1.1 Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn năm 2011 đến

quy III nam 2020

Tỷ lệ nợ xấu

điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Chính vì vậy, việc nghiên cứu phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam là điều cần thiết, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác ngừa và hạn chế nợ xấu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu +* Xác định và phân tích các nhân tổ tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam cụ thể là nhóm nhân tổ vĩ mô và nhóm nhân tổ thuộc về đặc trưng của ngân hàng

s* Xem xét chiều và mức độ tác động của các nhân tố trên lên nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam

s* Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra một số kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chê nợ xâu

Trang 19

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

%* Các nhân tổ nào đã tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam và mức

độ chiều hướng tác động của các nhân tô đó?

s* Từ kết quả nghiên cứu thu được, cần đưa ra những kiến nghị nào để kiểm soát tốt nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam?

1.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là nợ xấn, các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến

nợ xấu và nợ xấu của NHTM: Việt Nam được thẻ hiện qua các chỉ số tài chính và

kết quả của định lượng

1.5 Phạm vi nghiên cứu Thời gian: từ năm 201 I— 2020

Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu các nhân tổ vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu của 20 NHTMCP tại Việt Nam Nhóm tác giả lựa chọn đại diện của các NHTMCP có quy mô vốn điều lệ nhỏ, vừa và lớn và các ngân hàng này đáp ứng đây đủ các tiêu chí còn tồn tại và hoạt động đến hết năm 2020 và cũng đã công

bố toàn bộ đữ liệu mà khóa luận cần như dữ liệu thứ cấp theo năm được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiêm toán và báo cáo thường niên của các ngân hàng

Dữ liệu được sử dụng trong mô hình định lượng được lay tử báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cô phần trong giai đoạn năm 2011 - 2020 Với

các số liệu vĩ mô, bài khóa luận sử dụng số liệu thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và dữ liệu công bố của Ngân hàng thế giới Worldbank cùng giai đoạn

1.6 Kết cấu của luận văn Kết cầu của bài luận văn bao gồm 5 chương:

— Chương l1: Giới thiệu đề tài: “Các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam”

— Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nợ xấu và các nhân tổ tác động đến nợ xấu của

các NHTMCP Việt Nam

— Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

— Chương 4: Kết quả mô hình nghiên cứu

— Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 20

1.7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt

Nam” nhằm củng có và hệ thong lại kiến thức đã học và dựa trên số liệu thực tế

đánh giá tình hình thực tiễn về nợ xấu của ngân hàng Đồng thời thông qua việc phân tích đánh giá các tác nhân ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM bằng phương pháp định lượng bài viết đã tổng kết những lý luận cơ bản về nợ xấu, những yếu kém trong hoạt động của NHTM Việt Nam Thông qua kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới rút ra bài học xử lý nợ cho các NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, quản trị các yếu tố nội bộ của ngần hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, giảm rủi ro, duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất hướng đến sự phát triển bền vững

Với những kết quả nghiên cứu đạt được, hy vọng đề tài nghiên cứu được mở

rộng và hoàn thiện hơn nữa về các nhân tố vĩ mô và nội tại cũng như bỗ sung thêm

số lượng các ngân hàng nghiên cứu đề tìm ra nguyên nhân rõ ràng chính xác nhát,

từ đó giúp các NHTM đưa ra con số nợ xấu về ngưỡng an toàn thực sự vì có những

biện pháp rủi ro tốt hơn

Trang 21

KET LUAN CHUONG 1

Ngân hàng thương mại đang ngày càng chứng fỏ được vai trò quan trọng của mình trong hệ thống tài chính Tuy nhiên, hoạt động của các NHTM ngày nay đang

tiềm ấn nhiều rủi ro dưới tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ

xấu Ở chương I, tác giả đã giới thiệu tông quát về toàn bộ bài nghiên cứu

Trang 22

CHUONG 2: CO SO LY LUAN VE NO XAU VA CAC NHAN TO

TAC DONG DEN NO XAU

2.1 Tổng quan về nợ xau 2.1.1 Khai niém vé ng xau

Nợ xấu là thuật ngữ phô biến trên thé gidi nhu “Non-performing loans” (NPL),

“bad debt”, “doubtful debts”, duoc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ các khoản vay dưới chuẩn, có thê quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thu hồi von chang han nhu Berger N va DeYoung R (1997), Salas V va Saurina J (2002) gọi đó là các khoản vay có van dé (problem loans), Fofack (2005) thi goi la ng kho doi (doubtful debts), con Ahlem Selma Messai va Fathi Jouni (2013) hay Makri, Tsagkanos và Bellas (2014) sử dụng thuật ngữ Non-performing loans khi nghiên cứu vấn đề này Hiện tại không có một quy tắc hay chuân mực thống nhất khi thảo

luận về vấn đề nợ xấu Có thể đề cập đến một số khái niệm về nợ xấu như sau:

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): “ Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc da qua han 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cầu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghĩ ngờ việc trả nợ sẽ không được thực hiện đầy đủ (người vay phá sản).” (IMEF”s Comilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004)

Theo Uy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS), họ không đưa ra một định nghĩa cụ thể về nợ xấu Nhưng trong các hướng dẫn về hoạt động quản lý nợ xấu tại

một số quốc gia, họ cho rằng một khoản nợ được coi là không có khả năng hoàn tra

khi xảy ra một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau:

Một là, ngân hàng xác định người đi vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi

ngân hàng chưa thực hiện bất cứ động thái gì để thu hồi nợ như xử lý tài sản bảo

đảm

Hai là, Người vay đã quả hạn trả nợ (trên 90 ngày)

Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), họ cho rằng nợ xấu bao gồm: Những khoản nợ không thể thu hồi được: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc

những khoản nợ không có căn cứ đề đòi bôi thường tử nợ; người mắc nợ bỏ trôn

Trang 23

cham dirt hoat động kinh doanh, thanh lý tài sản , hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản

không đủ để trả nợ

Nợ có thê thu nhưng không thanh toán đây đủ: Đây là những khoản nợ không

có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ; những khoản nợ khách hàng vay đồng ý trả nợ nhưng giá trị tài sản không đủ để trang trải cho toàn bộ khoản nợ hoặc thế chấp ở ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến

người mac no không có khả năng trả nợ đầy đủ; những khoản nợ mà tòa án tuyên

bố khách hàng vay phá sản nhưng phần bồi hoản ít hơn dư nợ

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng lại thường đề cập các khoản nợ

bị giảm giá trị (Impaired loans) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (Non-performing loans) IAS 39 chi chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bắt luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn

Tại Việt Nam, khái niệm nợ xấu xuất hiện khi quy định về việc phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tô chức tín dụng được ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thông đốc NHNN Việt Nam Theo quan điểm của NHNN Việt Nam, nợ xấu hay nợ khó đòi là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghỉ nghờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mắt vốn) Trong đó, về định lượng, nợ nhóm 3 là các khoản nợ quá hạn tử 90 ngày đến 180 ngày; nợ nhóm 4 là các khoan no qua han tr 181 ngay dén 360 ngay vano nhém 5

là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày (Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2004/QĐ-NHNN) Như vậy, theo phương pháp định lượng, cách xác định nợ xấu từ 90 ngày trở lên khá tương đồng giữa khái niệm của các tô chức trên thế giới cũng như tại Việt Nam Tuy nhiên, để đánh giá một cách đánh giá và toàn điện hơn thì cũng cần xem

xét đến khả năng trả nợ của khách hàng

2.1.2 Phân loại nợ xấu

Và phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

hoạt động ngân hàng của t6 chức tín dụng (Ban hành theo Theo Thông tư

Trang 24

02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493/2005QĐ-NHNN) Tại điều 6 tô

chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:

Bảng 2.1: Phân loại nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 31/01/2013

tiêu chuân Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày

Có khả năng thu hồi đầy

No qua hạn trên 360 ngày; nợ có cơ cầu lại

5.Nợ có | thời gian trả nợ lần đầu, nhưng lại ti tục quá ˆ ` ¬

cố x e 8 pwd Không còn khả năng thu khả năng | hạn từ 20 ngày trở lên; nợ có cơ cấu lại thời |,3 ° „

mat von gian trả nợ lần hai nhưng lại quá hạn; nợ cơ cau lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên

Nguôn: Nguyễn Thành Nam (2013)

Trang 25

2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có thể phân tích dưới nhiều phương diện, chủ quan và khách quan

- Nguyên nhân khách quan Môi trường tự nhiên: Nghiên cứu của Goldstein M va Turner P (1996) cho rằng khi thời tiết, khí hậu có những biến động như thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đây cũng chính là nguyên nhân khách quan nằm ở ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Kết quá là khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng sẽ giảm, nhất là các khoản vay nông nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Theo Bloem M và Gorter N (2001), ngân

hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính của nên kinh tế, vì vậy rủi ro hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển của nền kinh

tế, chính trị xã hội Khi những yếu tố này tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự suy giảm trong khả năng trả nợ đối với ngân hàng

Môi trường pháp lý: Một quốc gia có hệ thông pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa thực sự chặt chẽ và an toàn sẽ là kẻ hở để một số phân tử lợi dụng gây tốn thất cho hệ thống ngân hàng Sự không đồng nhất và chồng chéo của các pháp luật sẽ khiến cơ quan lúng túng trong việc cập nhật và áp dụng khi xử lý tranh chấp vẻ tài

sản đảm bảo; hệ thong quy dinh, quy tắc về kế toán kiểm toán chưa đủ sức mạnh thực hiện sẽ khiến số liệu không đủ cơ sở vững chắc, tin cậy để thâm định cho vay

Tín dụng chỉ định của chính phú: thường xảy ra ở các ngần hàng quốc doanh,

thông qua việc chỉ định của các ngân hàng này sẽ không quan tâm đến giai đoạn thâm định cũng như kiểm soát trước và sau khi cấp tín dụng dẫn đến chất lượng tín

dụng không được đảm bảo

Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, doanh nghiệp: năng lực tài chính của khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ngân hàng có nên quyết định cấp vốn hay không Một doanh nghiệp có năng lực điều hành va quan ly kém sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, từ đó ảnh

hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng

Trang 26

Đạo đức khách hàng: rủi ro tín dụng xảy ra trong một số trường hợp khách hàng cô ý cũng cấp sai số liệu tài chính, làm ảnh hưởng đến việc thâm định và cấp tín dụng dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của ngân hàng hay khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, thậm chí còn có khách hàng cố tình lợi dụng chính sách, kẻ hở của pháp luật để tính toán, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích ban đầu, vay không có ý định trả nợ

- Nguyên nhân chủ quan

Sự quản lý yếu kém của ngân hàng: theo Brownbridge (1998) việc quản trị rủi

ro yêu kém khiến ngân hàng đánh giá, ngăn ngừa rủi ro thị trường yếu, từ đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng Các ngân hàng chưa chú trọng đến quản trị danh mục cho vay, dẫn đến tỷ trọng các khoản vay có rủi ro cao thường lớn, thêm vào đó

là việc chạy theo lợi nhuận khiến một số ngân hàng lại lơ là trong công tác phòng ngừa, dự báo khi tập trung vốn vào những danh mục cho vay có rủi ro cao như cho

vay để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản Vì vậy khi có những biến động trên

thị trường chứng khoán hay thị trường bất động sản cũng là lúc nợ xấu trong những lĩnh vực này tăng lên

Chính sách tín dụng: một chính sách tín dụng không đầy đủ, đồng bệ và thống nhất khiến việc cấp tín dụng không trao đúng đối tượng, tiềm ấn nguy cơ rủi ro cho các NHTM Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã nới lỏng điều kiện tín dụng như bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, tự ý hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, công tác kiêm tra, thâm định cấp tín dụng không hoạt động hiệu quả Điều này là một nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu của các NHTM

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là người

trực tiếp tiếp xúc và giao dịch với khách hàng, năm bắt đặc điểm cũng như chất

lượng khách hàng, khoản vay Do đó, cán bộ tín dụng phải là người có trình độ, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, phán đoán, dự báo,

Nếu như năng lực phân tích và thâm định tín dụng, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn để của cán bộ tín dụng còn yếu, dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Hơn nữa là việc không kiểm tra, quan sát sau khi cho vay sẽ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích khiến ngân hàng sẽ không ngăn chan kip thời

10

Trang 27

Đạo đức nghệ nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng: theo Berger và Young

(1997) hoạt động ngân hàng luôn đặt yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp Khi van

đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng bị giảm sút thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng cũng sẽ tăng lên

2.1.4 Tác động của nợ xấu )»Túc động của nợ xấu đến ngân hàng

Từ định nghĩa của nợ xấu là những khoản nợ không còn khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi cao cho ta thấy rõ ràng những khoản nợ xấu sẽ kéo theo lợi nhuận ngân hàng giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân

hàng Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu cao sẽ có nhiều vốn vay bị tồn động, khó thu hồi ảnh

hưởng đến khả năng luân chuyên vốn của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng bị tác động trực tiếp

Ngoài khả năng tài chính của ngân hàng bị tác động mạnh mẽ bởi nợ xấu thì uy tín của ngân hàng cũng đứng bên bờ vực thắm, không có khách hàng nào muốn gửi tiền vào ngân hàng có tình hình tín dụng yếu kém, tỷ lệ nợ xấu vượt mức cho phép, khả năng thanh khoản không tốt Và các chỉ số về nợ xấu cũng là một chỉ số được đánh giá bắt buộc đối với một ngân hàng khi muốn được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức bảo lãnh tại TCTD khác trong nước hay nước ngoài

)»Túc động của nợ xấu đến nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp tiền cho các tô chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế Do

đó, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế

Ở mức độ thấp, khi nợ xấu càng kéo dài thì các chỉ phí bỏ ra về mặt hữu hình và

vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn Về mặt hữu hình, việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị sẽ giảm dần Nếu nợ xấu được

xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị

và giá trị thăng dự cho nền kinh tế Về vô hình, khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như

hiện tại Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư

Mặc khác, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả

11

Trang 28

năng tăng trưởng của nên kinh tế Việc điều tiết vĩ mô kinh tế thông qua các NHTM cũng trở nên kém hiệu quả (Se-Hark Park, 2003)

Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản thì hiệu ứng dây chuyên rất dé xảy ra trong toàn bộ hệ thông ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước Sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng khoảng ngân hàng (González-Hermosillo,

B, 1999) Lịch sử hoạt động của các NHTM trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực hay toàn câu

2.2 Lược thảo các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM

2.2.1 Các nghiên cứu quốc tế về các nhân tố tác động đến nợ xấu Nghiên cứu của Fofack (2005) đã đưa thêm biến tỷ lệ dư nợ cho vay liên quan ngân hàng vào mô hình khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của các nước vùng hạ Sahara Châu Phi Kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay liên ngân hàng có

tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, trong khi các biến vi mô khác như ROE,

ROA, tỷ lệ thu nhập thuần cũng có tác động đến ty lệ nợ xấu, trong đó Equity tác động cùng chiều lên NPL với mức ý nghĩa 10% Ngoài ra tác giả còn cho thấy các biến vĩ mô như: GDP, lạm phát, lãi suất thực, cung tiền M2 cũng tác động có ý nghĩa lên nợ xấu

Vouldis và Metaxas (2010) khi nghiên cứu nợ xấu của từng khoản cho vay thế chấp, kinh doanh và tiêu đùng của hệ thống ngân hàng cũng chỉ ra rằng nợ xấu bị tác động bởi hai nhóm nhân tố là: các biến vĩ mô của nền kinh tế và các nhân tố nội tại của ngân hàng Kết quả của ba tác giả này là cho thấy các biến vĩ mô như GDP,

tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cho vay thực có tác động rất mạnh đến nợ xấu, trong khi

GDP tác động ngược chiều thì tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cho vay thực lại tác động

cùng chiều Các tác giả cũng nói rằng có thể nhìn vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thông qua ROA va ROE dé đánh giá xu hướng nợ xấu trong tương lai vì chúng tác động ngược chiều với nợ xấu Bên cạnh đó trong nghiên cứu của mình, các tác giả còn cho thấy tý lệ dư nợ cho vay trên tông vốn huy động (LTD) tác động

12

Trang 29

cùng chiều với nợ xấu về các khoản vay thương mại tiêu dùng, còn đối với các khoản cho vay thé chap thì LTD tác động ngược chiều với NPL Trong nhóm biến

vi mô của ngân hàng còn có biến hiệu quả hoạt động (INEE) tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên tác động này không mạnh mẽ lắm Ngoài ra tác giả cũng cho rằng biến tý lệ VCSH trên tổng tài sản càng tăng sẽ làm cho NPL càng giảm, tức là biến này có tác động ngược chiều với NPL

Các tác giả Allen, Boffey và Powell (2011) đã nghiên cứu về các yêu tô tác động như mức quan trọng mặt hàng, kích thước, quy mô, ROE đến nợ xấu của hệ thong ngân hàng Úc, Canada Kết quả đã chỉ ra moi quan hệ giữa nợ xau NPL va ty

lệ cho vay LA như sau: ở Úc thì tỷ lệ nghịch còn ở Canada thì tỷ lệ thuận Còn biến đại điện cho mức độ đa dạng hóa thu nhập biểu thị qua biến INTIE thu nhập lãi/ tổng thu nhập và nợ xấu lại tương quan thuận nhau ở cả hai nước Bên cạnh đó, các

tác giả cũng chỉ ra quy mô ngân hàng S1ze và VCSH có tương quan nghịch với nợ

xấu Các tác giả này dùng biến DD (Distance to Default) và Contagion (ý nghĩa là biến “Global DD”) đề xem xét hiệu ứng lan truyền hay tác động của ngoại sốc của

nợ xấu giữa các quốc gia có thị trường tài chính liên quan mạnh mẽ với nhau Cụ

thể ở đây các tác giả đã xem xét hiệu ứng lan truyền nợ xấu giữa Châu Âu và Mỹ

đến Úc và Canada, là những thì trường tài chính có mức độ liên quan rất mạnh Khi chạy mô hình hồi quy mà chưa dua bién Contagion vao thi các tác giả thay rang biến DD không phải là biến giải thích tốt (hay có tác động lớn) đến NPL kê cà ở Úc

và Canada vì R? lần lượt là 0.306 (Úc) và 0.493 (Canada) Ở lần hồi quy thứ hai,

sau khi đã đưa đến biến Contagion vào mô hình, tác giả đã thấy R? tăng rất nhanh

và đạt 0.815 (Úc) và 0.720 (Canada) Từ đó tác giả kết luận rằng ở các nước có thị trường tài chính liên thông mạnh mẽ, bên cạnh các yếu tố vi mô của ngân hàng có tác động đến nợ xấu của chính nó, thì nợ xấu của ngân hàng ở quốc gia này tăng lên

sẽ có tác động lan truyền làm tăng nợ xấu của ngân hàng ở quốc gia kia Các tác giả gọi tác động này là hiệu ứng lan truyén (Contagion) hay ngoai séc (external shock),

là một trong những yếu tô dùng đề đo lường và quản lý rủi ro ngân hang

Bellas Tsaganos và Markri (2011) đã dùng bộ đữ liệu của 13 nước thuộc khối

Euro với 103 quan sát dé nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của hệ

thống ngân hàng Các tác giả phân làm hai nhóm biến tác động đến tỷ lệ nợ xấu:

13

Trang 30

Nhóm biến vĩ mô bao gồm tố độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ nợ công (DEBT), tỷ lệ thất

nghiệp (UNEMPL), tỷ lệ lạm phát (INF) và nhóm biến vi mô bao gồm tỷ lệ dư nợ

cho vay trên tổng tài sản (LTD), tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (CAP hay Equity), tỷ

lệ nợ xâu năm trước (NPL+—1), ROA, ROE Kết quả cho thấy: CAP và LTD càng tăng thì NPL càng tăng, còn các biến ROA, ROE thì không có tác động đến NPL Tương tự biến DEBT:¡ và DEBT:› có tác động cùng chiều lên NPL, tức nợ công càng cao thì càng làm tăng nợ xấu ở các năm tiếp theo Quan sát biến UMEMPL tác gia cho thấy nếu tỷ lệ thất nghệp trong năm càng cao thì nợ xấu càng cao Còn biến GDP và INF thì không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu này

Nghiên cứu của Klein (2013) về nợ xâu của các ngân hàng ở khu vực đang bị khủng hoảng nợ công là Eurozones, trong đó bộ đữ liệu trải dài tử 1998 đến 2011 Tác giả đã sử dụng các biến như tỷ lệ nợ xấu năm trước, khả năng sinh lời của ngân

hàng, dư nợ cho vay trên tong tai san, tang trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát, ty lệ thất

nghiệp Kết quả đã phát hiện ra rằng ở những nước mà trong quá khứ có GDP càng

cao sẽ càng làm giảm nợ cầu của năm nay và tỷ lệ thất nghiệp thì ngược lại, có tác

động cùng chiều với nợ xấu Bên cạnh đó, đối với từng ngân hàng, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản và ROE càng tăng càng làm giảm nợ xấu; còn dư nợ cho vay (LTA) cé

xu hướng khuếch đại nợ xấu Tương tự kết quả nghiên cứu của Espinoza và Prasad (2010), tác giả đã củng có thêm băng chứng cho thấy nợ xấu có xu hướng: NPL+—I tăng sẽ làm NPLt tang cao

Taron Khemraj và Sukrishnalall Pasha (2010) khi xem xét các yêu tỗ tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Guyana Tác giả đã sử dụng các biến yếu tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP hàng năm, tăng trưởng tín dụng, lãi suất thực,

tỷ lệ lạm phát hàng năm, tỷ giá với đoái, tỷ lệ thất nghiệp, cung tiền rộng Và một số yếu tô vi mô như: quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận, hồ sơ rủi ro, lãi suất thực để nghiên cứu mô hình này Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Creditgr) cả ở hiện tại và trong quá khứ (LagCreditpr) tác động có ý nghĩa đến nợ xấu hiện tại, trường hợp nay là tác động ngược chiều, tức tốc độ tăng trưởng càng cao thì nợ xấu càng giảm, trong nghiên cứu này tác giả còn chỉ ra tác động của các biến khác lên biến nợ xấu như: NPLf—l, LTA, RIR, SIZE, déu tac động cùng chiều nhưng không phải là biến giải thích tốt Tác giả còn cho thấy tý giá hối đối thực tác động cùng chiều với nợ

14

Trang 31

nhau, tức lạm phát càng tăng cao thì nợ xấu càng giảm

Ahlem Selna Mesai và Fathi Jouini (2013) sử dụng bộ đữ liệu của 3 quốc gia (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) với 85 ngân hàng trong gia đoạn 2004-2008 đề nghiên cứu các yếu tô quyết định vi mô và vĩ mô của các khoản vay không hiệu quả Tác giả đã sử dụng các biến như: tốc độ tăng trưởng GDP, khả năng sinh lời, tỷ lệ thất nghiệp, dự trữ tốn thất cho vay so với tổng các khoản vay, lãi suất thực tế Sau khi

sử dụng phương pháp dữ liệu bảng, nhận thấy rằng các khoản vay có các vấn để khác nhau cùng chiều với tốc dộ tăng GDP, khả năng sinh lời của tài sản ngân hàng

và cùng chiều với tý lệ thất nghiệp, dự trữ tốn thất cho vay so với tông các khoản vay và lãi suất thực tế ở các quốc gia này

Ghosh (2015) thực hiện nghiên cứu cho tất cả các NHTM và tô chức tiết kiệm

trên 50 tiểu bang cua Hoa Ky và các quận thuộc Columbia trong gia đoạn 1984 -

2013 Tác giả đã sử dụng các biến như: tăng trưởng GDP, tăng trưởng thu nhập cá nhân, tăng giá nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp, nợ công, vốn hoá, rủi ro thanh khoản, chất lượng tín dụng, chi phí không hiệu quả, quy mô ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng Trong đó tăng trưởng GDP và tăng trưởng thu nhập cá nhân và tăng giá nhà ở tỷ lệ nghịch với nợ xâu; trong đó, tỷ lệ that nghiệp, và nợ công Mỹ tăng làm tăng đáng kể

nợ xấu Hơn nữa, tác giả còn thay vốn hoá lớn hơn, rủi ro thanh khoản, chất lượng

tín dụng kém, chi phí không hiệu quả lớn hơn và quy mô ngành ngân hàng làm tăng đáng kê nợ xấu, trong khi lợi nhuận ngân hàng lớn hơn làm giảm nợ xấu

Beck, Jakubik & Piloiu (2013) sử dụng bộ đữ liệu của 75 quốc gia trong giai đoạn 2005-2010 đề nghiên cứu các yếu tô tác động đến nợ xấu Nghiên cứu sử dụng

kĩ thuật thống kê mômem tổng quát với cách tiếp cận theo mô hình hai bước được

đề xuất bởi Arellao - Bond Tác giả sử dụng các biến như: tỷ lệ nợ xấu với độ trễ một năm, lãi suất cho vay, tý lệ tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ

lệ nợ xấu với độ trễ một năm và lãi suất cho vay tác động cùng chiều với tỷ lệ xấu Không chỉ vậy, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động ngược chiều của tý lệ tăng trưởng kinh tế đến tỷ lệ nợ xấu ở các quốc gia này

Vithessonthi (2016) thực hiện nghiên cứu sử dụng hồi quy OLS và hồi quy hai bước GMM cho đữ liệu bảng gồm 82 NHTM niêm yết công khai tại Nhật Bản trong

15

Trang 32

giai đoạn 1993 - 2013 Tác giả đã sử dụng các biến: tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ giữa

tín dụng ngân hàng trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn hoá, tỷ lệ vốn chủ

sở hữu trên tông tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ đa dạng hoá doanh thu, tỷ suất lợi

nhuận trên tong tài sản, rủi ro hoạt động Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vốn hoá thay

rang tang trưởng tín dụng ngân hàng tương quan cùng chiều với các khoản nợ xấu trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2017, nhưng tương quan nghịch với các khoản nợ xấu sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Kết quả cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đã làm thay đổi mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu Một ngụ ý của những kết quả này là cuộc khủng

hoảng này đã thay đổi cơ chế cho vay ngân hàng ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu

cho các ngân hàng tại Nhật Bản Điều nay được cho là do các nước đang chịu áp lực giảm phát đề kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng có liên quan đến nguy cơ tiềm ấn lớn hơn trong hệ thông ngân hàng do tăng nguồn cung, tác giả nhắn mạnh thực tế là tăng trưởng tín dụng ngân hàng không phải lúc nào cũng dẫn đến mức nợ xấu cao hơn Ngoài ra, tác giả còn khẳng định tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu không ảnh hưởng đến lợi nhuận

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước về các nhân tổ tác động đến nợ xấu

Trân Trọng Phong, Trân Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015), đã sử dụng mẫu gồm 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014 Tác giả đã sử dụng các biến vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng GDP, tý lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát,

tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thong và các biến vi mô như: lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, quy mô ngân hàng, ty

lệ đòn bây tài chính, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đề nghiên cứu mô hình Nghiên cứu phát hiện rang tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, sự kém hiệu quả, quy mô của ngân hàng

và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đều ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu; còn tý lệ

lạm phát tăng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lại làm giảm tỷ lệ nợ

xấu của ngân hàng Đồng thời cũng tìm ra các nhân tố thực sự tác động lên nợ xấu của NHTM Việt Nam, từ đó nghiên cứu để xuất một số biện pháp và gợi ý chính sách cho các NHTM Việt Nam và các cơ quan quản lý

16

Trang 33

Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018), bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 - 2016 dé kiêm định tác động của các yếu tổ kinh tế vĩ mô

và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và sự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện thấy răng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kẻ Trong mô hình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các

biến tỷ lệ nợ xấu năm trước, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, hiệu quả chì

phí, đòn bảy ngân hàng, thu nhập phí lãi, quy mô ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất đài hạn, ty lệ thất nghiệp, tý giá hối đoái để cho kết quả hồi quy các yêu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng Đồng thời các ngân hàng càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao, chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xâu của ngân hàng Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô

như tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân

hàng Từ kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất một số ý kiến nhăm cải thiện nợ xau tại các ngân hàng

Đổ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), thu thập từ 10 NHTM lớn hoạt

động trong giai đoạn năm 2005 — 2006 đến 2010 — 2011 Các biến vĩ mô gồm tốc

độ tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm, ty lệ lạm phát; các biến nội tại của ngân hàng gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng và dư nợ trên tổng tài sản Các yếu tô vĩ mô như lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP tác động đáng kể đến mức độ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu Tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm hiện tại và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, mức độ nợ xấu trong tương lai tăng lên Khi lạm phát cao, dẫn đến nợ xấu tăng Các yếu tố vi mô: quy mô ngân hàng, nợ

xấu năm trước tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu năm tiếp theo; tăng trưởng tín dụng tại thời điểm hiện tại và sau một năm đều có ảnh hưởng rất mạnh đến nợ xấu Mặc dù

tăng trưởng tín dụng của thời điểm hiện tại có quan hệ ngược chiều với nợ xấu

nhưng tác động ngược lại xảy ra sau một năm Như vậy, tăng trưởng tín dụng cao

17

Trang 34

chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà sau một năm Ty lệ nợ trên tổng tài sản tác

động tích cực đến nợ xấu, có nghĩa là các NHTM chấp nhận rủi ro cao có khả năng

dẫn đến nợ xấu cao hơn

Nguyễn Thị Hồng Vinh & Nguyễn Minh Sáng (2018): Mục tiêu của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của các yếu tô vĩ mô và yếu tô đặc thủ đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á Nghiên cứu sử

dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống thông qua đữ liệu từ 204 ngân hàng

thương mại ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2010-2015 và các biến sử dụng trong mô hình như: hiệu quả ngân hàng, vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, số dư ngân sách, thuế thu nhập thất nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu của ngân hàng thương mại các nước trong khu vực chịu tác động bởi cả yếu tố vĩ mô và yếu tô đặc thù Theo đó, nợ xấu hiện tại của các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á chịu tác động ngược chiều

của các yếu tổ là tỷ suất sinh lợi, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay/tién gui,

quy mô ngân hàng nhưng cùng chiều với nợ xấu trong quá khứ và vốn chủ sở hữu

Đặc biệt, các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đáng kê đến chất lượng cho vay của các

ngân hàng thương mại Kết quả cũng tìm thấy biến ngân sách và thuế thu nhập tác động có ý nghĩa thông kê đối với nợ xấu Qua đó, các nhà quản trị ngân hàng có thể

xem xét tác động của các biến đặc thủ ngân hàng như là các chỉ số cảnh báo sớm

Kết quả này cũng giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thiết kế các chính sách tài khóa và vĩ mô an toàn, trong đó cần chú trọng đánh giá tác động của

các chính sách vĩ mô đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng

Lê Hoàng Anh và Mai Thị Phương Thùy (2016) sử dụng phương pháp vector tự hồi quy ( vector Autogression - VAR), dữ liệu chuỗi thời gian từ quý IV/2006 đến quý 1⁄2015 Các biến sử dụng trong nghiên cứu gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ

số giá tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng được tác giả đưa vào mô hình đề xem xét các

cú sốc của các biến này đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Việt Nam Kết quả kiêm định nhân quả Granger cho thấy không tổn tại mối quan hệ hai chiều giữa nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam và các biến chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng - môi quan hệ giữa các biên này là môi quan hệ một chiêu

18

Trang 35

Nguyễn Tuấn Kiệt và Đình Hùng Phú (2016) sử dụng đữ liệu bảng của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 — 2013 Thông qua cách tiếp cận REM và FEM trong mô hình tĩnh, cùng với các tiếp cận GMM trong mô hình động, nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế tác động tích cực

làm giảm nợ xấu, còn nợ công chính phủ thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấu Bên

cạnh đó, các yếu tô vi mô của các ngân hàng cũng có tác động có ý nghĩa thống kê

đến nợ xấu Nợ xấu kì trước, tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh (ROE) và

hiệu quả quản lý tác động tích cực làm giảm nợ xấu còn quy mô tín dụng thì tác

động tiêu cực lam tang no xấu

Nhận xét tổng quát Như vậy, thông qua tong kết một số nghiên cứu trước đây cua tác gia trong va ngoài nước về các nhân tố tác động đến nợ xấu, tác giả thấy răng ưu điểm của các

mô hình nghiên cứu trước đây là nghiên cứu thành công các nhân tô tác động đến

nợ xấu trong các ø1aI đoạn và phạm vi nghiên cứu khác nhau mặc dù kết quả còn có

sự khác biệt giữa các quốc gia, tuy nhiên vẫn có sự tương đồng về mối quan hệ giữa các nhân tô vĩ mô, vi mô với nợ xấu Các bài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở bước phát hiện và đánh giá mức độ tác động của nhân tố đến nợ xấu, việc chưa đưa ra được những giải pháp vận dụng các nhân tố này để quản lý nợ xấu là nhược điểm của các mô hình này

19

Trang 36

Bảng 2.2: Tổng hợp các biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình hồi quy nghiên cứu các nhân tô tác động đến nợ xâu của ngân hàng

Klein (2013); Fofack (2005); Vouldis

va Metaxas (2010); Allen, Boffey va Powell (2011); Bellas Tsaganos va Markri (2011); Taron Khemraj va Sukrishnalall Pasha (2010); Ahlem Selma Mesai va Fathi Jouini (2013);

Ghosh (2015); Beck, Jakubik & Piloiu

(2013); Vithessonthi (2016); Trần Trong Phong, Tran Van Bang, Nguyễn Song Phương (2015); Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan

(2018); Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn

Đức Hùng (2013); Nguyễn Thị Hồng Vinh & Nguyễn Minh Sáng (2018); Lê Hoàng Anh va Mai Thi Phuong Thuy (2016); But Duy Tung va Dang Thi Bạch Vân (2015); Nguyễn Tuấn Kiệt

va Dinh Hung Phu (2016)

Trang 37

Tuân Kiệt & Định Hùng Phú (2016); Bellas Tsaganos va Markri (2011) Vouldis va Metaxas (2010); Allen, Boffey va Powell (2011)

Quy mô ngân hàng

Ghosh (2015); Taron Khemra] & Sukrishnalall Pasha (2010); Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng & Nguyễn Song Phương (2015); Nguyễn Thị Hồng Vinh & Nguyễn Minh Sáng

(2018); Đỗ Quỳnh Anh & Nguyễn Đức

(2013); Nguyễn Tuấn Kiệt & Đinh

Hùng Phú (2016); Lê Hoang Anh & Mai Thị Phương Thuy (2016); Klein (2013)

Trang 38

Nợ công theo % GDP

Ghosh (2015); Bellas Tsaganos và Markri (2011); Nguyễn Tuấn Kiệt & Định Hùng Phú (2016)

& Dinh Hung Phú (2016); Lê Hoàng Anh & Mai Thi Phuong Thuy (2016)

Ty lệ lạm phat

Klein (2013); Ghosh (2015); Vouldis

va Metaxas (2010); Tarron Khemraj & Sukrishnalall Pasha (2010); Tran Trong Phong, Tran Van Bang & Nguyễn Song Phuong (2015); Đỗ Quynh Anh & Nguyễn Đức Hùng (2013)

Tỷ lệ thất nghiệp

Klein (2013); Ghosh (2015); Tarron Khemraj & Sukrishnalall Pasha (2010); Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini

(2013); Đỗ Quỳnh Anh & Nguyễn Đức

Loi nhuan rong trén

vốn chủ sở hữu ROE Fofack (2005); Klein (2013); Allen,

Boffey & Powell (2011); Nguyén Tuan Kiét va Dinh Hung Phú (2016); Trần Trong Phong, Tran Van Bang &

Nguyễn Song Phương (2015)

22

(Nguôn: Nhóm tác giả tổng hợp)

Trang 39

Từ bảng tông hợp trên, ta thấy rằng có nhiều nhân tố tác động đến nợ xấu, kế cả nhóm nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô Chính vi vậy, việc lựa chọn nhân t6 dé dua vào mô hình nghiên cứu cân chú ý đến thực trạng của từng quốc gia trong thoi ki

cụ thê để đảm bảo đánh giá đúng vẫn đề nghiên cứu Với bộ dữ liệu này, tác giả kỳ vọng với thời gian đủ dài (10 năm) để hình thành xu hướng và tìm ra mỗi quan hệ giữa các nhân tố có ảnh hưởng đến nợ xấu, từ đó đưa ra kết luận với độ chính xác cao Đồng thời, kết quả nghiên cứu mang tính mới và cập nhật hơn, phủ hợp với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội hiện tại ngày càng phát triên và thay đổi

23

Trang 40

KET LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2 này, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về nợ xấu,

nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và tác động tác nợ xấu tại NHTM, cũng như lược thảo

các nghiên cứu liên quan đến nợ xấu ở trong nước và nước ngoài làm cơ sở đê trích lọc ra các nhân tô vĩ mô và vi mô của ngân hàng tác động như thế nào đến nợ xâu

mà tác giả có thê đo lường và xây dựng nghiên cứu ở những chương tiếp theo

24

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:21

w