1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích, Đánh giá các quy Định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thực tiễn thực hiện và Đề xuất, kiến nghị

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Đánh Giá Các Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Năm 2015 Về Kháng Cáo, Kháng Nghị Theo Thủ Tục Phúc Thẩm, Thực Tiễn Thực Hiện Và Đề Xuất, Kiến Nghị
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tố Tụng Dân Sự
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 217,41 KB

Nội dung

Trong tố tụng dân sự Việt Nam, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là chế định quan trọng, thể hiện quyền năng pháp lý của đương sự và VKS bằng sự phản đối bản án, quyết định sơ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN: TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỀ BÀI 03

Phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến nghị?

HỌ VÀ TÊN MSSV

LỚP

HÀ NỘI - 2022

1

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Khái niệm kháng cáo, kháng nghị 2

2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 3

3 Thực tiễn thực hiện và đề xuất kiến nghị 5

3.1 Thực tiễn thực hiện quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 5

3.2 Một số đề xuất, kiến nghị 6

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

0

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong công tác tư pháp và cải cách tư pháp thời gian qua, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; đồng thời khẳng định: “Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” Đây vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ lâu dài của cải cách tư pháp, là nội dung “cốt lõi” của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm

2045 Việc đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cũng như đảm bảo tính đúng đắn của bản án, quyết định của Tòa án là những đòi hỏi thiết yếu của Nhà nước pháp quyền vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia

tố tụng Trong tố tụng dân sự Việt Nam, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là chế định quan trọng, thể hiện quyền năng pháp lý của đương sự và VKS bằng sự phản đối bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật với hình thức, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm Vậy, hiện nay các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được thể hiện ra sao và có phù hợp với

thực tiễn hay không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài tiểu luận “Phân

tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến nghị?”.

1

Trang 4

NỘI DUNG

1 Khái niệm kháng cáo, kháng nghị

Pháp luật phong kiến Việt Nam đã có những ghi nhận về kháng cáo, theo

đó, đó là việc “Nhân dân, người kiện cáo khi chưa phục tình, tình lí có điều gì bức bách sẽ thực hiện quyền kháng cáo, quyền phúc cáo lên cơ quan tài phán cấp trên trực tiếp”1

Trong khoa học luật tố tung dân sự Việt Nam nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm: Kháng cáo là

“Chống án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại”2; “Kháng cáo là hành vi chống

án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự không đồng ý với toàn bộ bản án hoặc một phần của bản án, quyết định sơ thẩm”3;

Tại khoản 1 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: “Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị” Như vậy, kháng nghị là hoạt động trọng tâm thể hiện chức năng của VKS Kháng nghị là hình thức pháp lý để VKS thực hiện chức năng của mình

Trước hết, “kháng nghị là loại văn bản được sử dụng trong các hoạt động

tổ tụng (hình sự, dân sự, hành chính), để chủ thể ban hành yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”4 Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là việc “người

có thẩm quyền yêu cầu Tòa án xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu

1 Ngô Thanh Xuyên (2012), “Chế định kháng cáo trong pháp luật phong kiến Việt Nam thời kì Hậu Lê", Tạp chí Luật học, (08), tr 53.

2 Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

3 Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 417.

4 Nguyễn Thế Quyền (2006), "Về một số thể loại văn bản của Nhà nước: Kết luận, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị", Tạp chí Luật học,(11), tr 54

2

Trang 5

lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm”5 Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là “hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần nội dung bản án hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho toàn bộ việc xét xử được chính xác, công bằng đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản

án, quyết định của Tòa án”6

Phân tích những quan điểm nêu trên, có thể thấy các khái niệm về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đều được đưa ra tương đối hợp lý, đề cập tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan của kháng nghị phúc thẩm như: chủ thể, căn cứ, hình thức và thủ tục, thẩm quyền giải quyết kháng nghị

Theo đó, có thể hiểu rằng, Kháng cáo kháng nghị là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự

2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Pháp luật dân sự hiện hành quy định rất nhiều nội dung về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Đối tượng, phạm vi của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Hình thức, thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Thủ tục kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Nhìn chung, các quy định được đề cập trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm

2015 về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã khá đầy đủ, tuy nhiên, thực tiễn thực hiện cũng như qua các nghiên cứu thì đã chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật hiện hành Có thể đề cập đến một số vấn đề như sau:

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999) Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: Luật Hình sự, Luật Tổ tụng hình

sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 183

6 Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 227

3

Trang 6

Đối với vấn đề người có quyền kháng cáo và trách nhiệm của người kháng cáo thì hiện nay, theo quy định của pháp luật, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách là đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự và quyền kháng cáo của các chủ thể này đã được quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015 Do đó, việc quy định cơ quan, tổ chức,

cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo theo quy định là không cần thiết Theo chúng tôi, nên bỏ cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện" ở Điều 271 BLTTDS năm 2015 Ngoài ra, để đảm bảo tính đúng đắn của bản án, quyết định của Tòa án và quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức, lợi ích công cộng thì quy định về quyền kháng cáo cần thiết, tuy nhiên trong thực tiễn xét xử có rất nhiều trường hợp chủ thể có quyền kháng cáo lạm dụng quyền này như: người kháng cáo mặc dù biết Tòa án cấp sơ thẩm xét xử là đúng pháp luật nhưng vẫn cố tình kháng cáo để kéo dài thời gian giải quyết vụ án hoặc cố tỉnh kháng cáo quá hạn để gây khó khăn cho cơ quan thi hành án vì hậu quả pháp lý của việc giải quyết kháng cáo quá hạn có thể là Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn, khi đó bản án đang được thi hành sẽ lại trở thành bản án chưa có hiệu lực pháp luật và bị xem xét theo thủ tục phúc thẩm nên cơ quan thi hành án sẽ phải tạm dừng việc thi hành án Tình trạng này xuất hiện là

do hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào buộc người kháng cáo phải chịu trách nhiệm đối với hành vi lạm quyền kháng cáo của mình, cố tình gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như gây thiệt hại cho các đương sự khác

Đối với vấn đề phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát thì theo quy định tại Điều 278 BLTTDS năm 2015 thì VKS có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với mọi bản án, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Trên thực tế, những vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm có thể

bị VKS kháng nghị đó là vi phạm về tố tụng hoặc vi phạm về nội dung VKS kháng nghị phúc thẩm đối với những vi phạm về tố tụng là cần thiết vì những vi phạm tổ tụng này sẽ dẫn đến việc không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, có thể dẫn đến sai lầm trong việc ra bản án Tuy nhiên VKS

4

Trang 7

kháng nghị phúc thẩm trong mọi trường hợp Tòa án vi phạm về nội dung là vấn

đề cần phải nghiên cứu kỹ, bởi lẽ có những trường hợp mặc dù phán quyết về nội dung của Tòa án là chưa đúng nhưng các đương sự đều đồng ý với cách giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm thì việc kháng nghị của VKS sẽ làm ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của các đương sự và làm kéo dài thời gian giải quyết vụ

án Do vậy, VKS chỉ nên kháng nghị đối với sai lầm về nội dung của Tòa án cấp

sơ thẩm nếu nó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba không được tham gia tố tụng ở Tòa án cấp sơ thẩm với tư cách là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp; xâm phạm đến lợi ích của những người không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự hoặc không có khả năng tự bảo vệ mình như người chưa thành niên, người bị Tòa án tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc lợi ích công cộng7

3 Thực tiễn thực hiện và đề xuất kiến nghị

3.1 Thực tiễn thực hiện quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Sau hơn 5 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã khắc phục những tồn tại của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, góp phần quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức Các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã được thực hiện khá tốt, đảm bảo sự công bằng, khách quan của vụ án

Trong những năm qua, công tác kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có những cố gắng nhất định Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng nghiên cứu, kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm và đã kịp thời phát hiện vi phạm để kháng nghị phúc thẩm Chất lượng kháng nghị đã từng bước được nâng lên; số lượng kháng nghị cũng tăng đáng kể; nhiều kháng nghị được cấp phúc thẩm bảo vệ, tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận nâng lên rõ rệt Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự còn

7 Phạm Xuân Duy, Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự : luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2017, tr 77

5

Trang 8

không ít những bất cập Trong khi các tranh chấp về dân sự không ngừng gia tăng, ngày càng đa dạng, phức tạp; việc giải quyết của Tòa án còn nhiều thiếu sót, hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân, làm phát sinh khiếu kiện ở nhiều cấp, nhiều nơi, nhưng Viện kiểm sát chưa phát hiện được vi phạm để kháng nghị phúc thẩm Số lượng kháng nghị phúc thẩm còn ít trong khi số án sơ thẩm phải sửa, hủy án thông qua kháng cáo chiếm tỷ lệ còn cao

Đối với kháng cáo thì trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng kháng cáo quá thời hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau Ví dụ: Ngày 10/8/2021, TAND huyện S, tỉnh N ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm Ngày 12/8/2021, Tòa án gửi Quyết định này cho bà Nguyễn Thị A Tại phiếu báo phát thể hiện bà A nhận được Quyết định vào ngày 16/8/2021, có ký tên Tuy nhiên, tại biên bản lấy lời khai đối với bà A, bà A trình bày bà nhận được quyết định đình chỉ nêu trên vào 13 giờ ngày 24/8/2021 do bưu điện chuyển đến gắn ở cửa, ngày 28/8/2021 bà làm đơn kháng cáo là trong thời hạn quy định; bà không thừa nhận việc nhận quyết định và ký tên ở phiếu báo phát vào ngày 16/8/2021, chữ

ký “A” trên phiếu báo phát không phải của bà, ai ký thì bà không biết nhưng bà không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình Còn tại biên bản xác minh tại Bưu điện huyện S thể hiện bà A đã nhận được thư vào ngày 16/8/2021 và ký tên ở phiếu báo phát, phiếu báo phát đã chuyển về cho Tòa án Như vậy, trong tình huống nêu trên để xác định được kháng cáo có quá hạn hay không, cần xác định bà A có ký tên trên phiếu báo phát ngày 16/8/2021 không, việc này cần đến trưng cầu giám định chữ ký

3.2 Một số đề xuất, kiến nghị

Để nâng cao trách nhiệm của người kháng cáo, hạn chế việc lạm quyền khảng cáo cũng như đảm bảo tính ổn định của bản án nên bổ sung quy định về trách nhiệm của người kháng cáo như sau: “Người kháng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về khảng cáo của mình Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cao hoặc Hội đồng xét kháng cáo quả hạn

6

Trang 9

không chấp nhận kháng cáo quả hạn mà có căn cử người kháng cao cổ tình kháng cáo không có căn cứ thì có thể bị phạt tiền, và có thể phải bồi thường thiệt hại nếu có yêu cầu8

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 278 BLTTDS như sau: Viện trưởng VKS cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm nếu bản án, quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của người chưa thành niên, người bị Tòa ăn tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người không được triệu tập với tư cách là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của Tòa á cấp sơ thẩm

Phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong Bộ luật Tố tụng dân sự Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp Trong kế hoạch, chương trình công tác năm phải đề ra chỉ tiêu phát hiện những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm về pháp luật, về thủ tục tố tụng để kháng nghị phúc thẩm; coi đây là chỉ tiêu thi đua của đơn vị

Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân bởi chỉ khi người dân nắm được những quy định pháp luật có liên quan thì mới có thể thực hiện tốt nhất quyền kháng cáo của mình

8 Nguyễn Thi Thu Hà (2017), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nahan dân, Nxb Lao động, tr.265

7

Trang 10

KẾT LUẬN

Kháng cáo và kháng nghị là những thủ tục tố tụng sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhằm xem xét lại nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án

sơ thẩm, khiến cho những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị chưa có hiệu lực thi hành (trừ các trường hợp được cho thi hành ngay) Việc kháng cáo, kháng nghị là rất quan trọng bởi nó có thể làm thay đổi phán quyết của vụ án nên cần phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định của luật

8

Ngày đăng: 05/01/2025, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w