Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ đi sâu vào phân tích các điều khoản quan trọng trong hợp đồng, bao gồm: điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, trách nhiệm của các bên, giải quyết t
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC GIỮA SEJONG TF
Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1.1 Khái niệm về giao dịch thương mại quốc tế
Theo Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2005):
Tự do hoá thương mại trở thành xu thế của thời đại, mục đích của nó là phá bỏ mọi rào cản để hoạt động thương mại giữa các quốc gia được thuận lợi hơn Hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mai hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thương mại trong lĩnh vực đầu tư Hoạt động này đòi hỏi phải sử dụng các công cụ pháp lý điểu chỉnh khác nhau, đó là những hợp đồng thương mại quốc tế: Hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung cấp các loại dịch vụ, các loại hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng vận chuyển hàng hoá
Khi hệ thống hóa các văn bản pháp lý về thương mại quốc tế, các tổ chức thương mại quốc tế thường chú ý đến việc hệ thống hỏa các văn bản pháp lý trong lĩnh vục mua bán hàng hóa quốc tế vì vai trò quan trọng của nó Có một thông lẽ chung, theo đó nhiều khái niêm, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng mua bản hàng hóa quốc tế cũng được sử dụng trong các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác Cụ thể là khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được sử dụng để xây dựng khái niệm các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác Không những thế, các văn bản pháp lý mang tính quốc tế điều chỉnh các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác nhau cũng được xây dựng trên cơ sở các văn bản điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác nhau có nội dung không giống nhau Theo nguyên tắc, hợp đồng thương mại quốc tế có nội dung tương tự với hợp đồng thương mại nội địa cùng loại Ví dụ, hợp đồng thuê tài chính quốc tế có nội dung tương tự với nội dung của hợp đồng thuê tải chính trong nước; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nội dung tương tự hợp đồng mua bán hảng hỏa theo quy định của Luật Thương mại hay Bộ luật Dân sự
Tóm lại, Giao dịch thương mại quốc tế là quá trình hay một chuỗi hoạt động giữa bên mua và bên bán từ khâu đầu tiên (xây dựng các mối quan hệ, đàm phán, ký kết hợp đồng…) đến khâu cuối cùng (thực hiện xong hợp đồng) của chu kỳ kinh doanh thương mại quốc tế nhằm đạt được mục tiêu của mỗi bên đề ra
1.1.2 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bản tóm tắt các hệ thống luật quan trọng nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đảm bảo sự thành công và thành công tương đối rộng rãi và tuân thủ Công ước Là công cụ chính trong việc cân bằng luật thương mại quốc tế (Berlingher, 2017)
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu theo hai cách, thứ nhất “hợp đồng” được xem như một thỏa thuận; thứ hai “hợp đồng” được hiểu là căn cứ làm phát sinh hậu quả pháp lý Hợp đồng mua bán hàng hóa là một hình thức pháp lý thể hiện sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” (Luật thương mại, 2005) Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo pháp luật Việt Nam, là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (tính quốc tế) Tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được luật pháp các nước và các điều ước quốc tế có quy định khác nhau
Hợp đồng mua bán trong thương mại quốc tế là văn bản pháp lý mà các bên, người bán và người mua, thuộc các quốc gia khác nhau, cùng nhau cam kết chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa để trả giá
1.1.3 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau:
- Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thể nhân, pháp nhân, trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này Tính quốc tế của các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại trong từng trường hợp Trường hợp một trong các bên có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư trú hoặc nhiều nơi đặt trụ sở thương mại thì xác định theo sự lựa chọn của các bên trước
15 hoặc tại thời điểm ký kết hợp đồng, nếu không có sự lựa chọn đó thì căn cứ cho rằng phía đối tác đã biết hoặc có thể biết trước hoặc tại thời điểm ký kết hợp đồng, hoặc đó là quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng và thực hiện hợp đồng
- Hàng hóa của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình Quan niệm về hàng hóa trong pháp luật của các quốc gia có phạm vi khác nhau Luật thương mại năm 2005 quy định hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định về hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán
- Hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế Có hệ thống pháp luật yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản nhưng cũng có hệ thống pháp luật không có bất kỳ yêu cầu nào về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được xác lập và chứng minh dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời khai của nhân chứng
- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên có thể chọn áp dụng hoặc phải tuân thủ theo một hoặc nhiều trong số các nguồn luật Pháp luật quốc gia, Điều ước thương mại quốc tế, Tập quán thương mại quốc tế
+ Pháp luật quốc gia: Pháp luật quốc gia trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là tổng hợp các quy định điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Pháp luật của mỗi quốc gia được áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong hai trường hợp: (i) khi các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng, và (ii) khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật của quốc gia
+ Điều ước thương mại quốc tế: Điều ước thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia bằng văn bản Điều ước thương mại quốc tế được coi là nguồn của
16 luật mua bán hàng hóa quốc tế khi các điều ước này điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế Điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế được áp dụng khi các bên chủ thể có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó Các bên chủ thể trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế không thuộc các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế có thể thỏa thuận áp dụng các điều khoản của điều ước quốc tế đó
Tổng quan về hợp đồng gia công hàng may mặc giữa SEJONG TF INC và CÔNG TY TNHH SEJONG VINA
1.2.1 Tổng quan về gia công quốc tế
1.2.1.1 Khái niệm gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công)
Bản chất gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ Một bên chấp nhận thuê bên kia gia công là muốn mua phí gia công rẻ của bên nhận gia công Bên nhận gia công thực chất là muốn bán sức lao động để có thu nhập
Do đó, xét về khía cạnh quốc tế hóa thì gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ Phần lớn các công ty kinh doanh ở các quốc gia phát triển đều thiếu lao động phổ thông nên chi phí lao động rất cao
Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 178: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một hoặc toàn bộ nguyên lieeuk, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sx theo yêu cầu của bên đặt gia công”
Gia công là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp toàn bộ đơn hàng, mẫu mã, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ vật liệu,… và các điều kiện khác đảm bảo hoạt động sản xuất sản (người đặt gia công trực tiếp tổ chức, quản lý sản xuất) và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh từ phía người nhận gia công Người nhận gia công sẽ sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công dựa trên số lượng sản phẩm đã làm ra Và gia công quốc tế về cơ bản
20 cũng là một hoạt động gia công điều khác biệt lớn nhất của nó nằm ở yếu tố quốc tế phát sinh trong mối quan hệ này Yếu tố quốc tế hay gọi theo một cách dễ hiểu chính là yếu tố nước ngoài dùng để nói đến những hoạt động giao dịch, những lĩnh vực gia công có sự xuất hiện của các yếu tố nước ngoài như:
- Chủ thể tham gia mối quan hệ gia công là người nước ngoài;
- Các nghĩa vụ thực hiện các giao dịch, các hợp đồng gia công được thực hiện tại nước ngoài
- Đối tượng của hoạt động gia công tại nước ngoài
Bản chất gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ Một bên chấp nhận thuê bên kia gia công là muốn mua sức lao động gia công với giá rẻ của bên nhận gia công Bên nhận gia công thực chất là muốn bán sức lao động hay cung ứng dịch vụ gia công để có thu lợi nhuận
Thứ nhất, hoạt động gia công gắn liền với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu: Bên đặt gia công quốc tế chuyển giao nguyên vật liệu để bên nhận gia công chế tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và xuất khẩu trả lại cho bên đặt gia công Chuỗi hoạt động đó liên quan đến các nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu nên có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất gia công và ngoại thương (đây cũng là tính chất quốc tế của hoạt động gia công này)
Mặt khác, hàng hóa được gia công thường là những mặt hàng thông thường có sức lao động kết tinh trong giá trị lớn do đó không đòi hỏi nhiều chất xám Từ đặc điểm đó dẫn đến hoạt động gia công quốc tế thường diễn ra theo một chiều Phần lớn các nước phát triển là các bên đặt gia công và các nước kém phát triển là các bên nhận gia công bởi các nước kém phát triển thường có nguồn lao động thể lực lớn dồi dào còn các nước phát triển lại có nguồn lực kinh tế lớn để thuê gia công
Thứ hai, hoạt động gia công là hoạt động cung ứng dịch vụ giữa bên gia nhận gia công và bên đặt gia công: Công việc gia công quốc tế bản chất là hoạt động cung ứng dịch vụ gia công mà bên nhận gia công đang kinh doanh Người đặt gia công sẽ sử dụng dịch vụ gia công này, tiến hành cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm để bên nhận gia công tiến hành gia công giúp bên đặt gia công thu lại số lượng sản phẩm gia công hoàn
21 chỉnh từ phía bên nhận gia công, đổi lại họ sẽ chi trả những chi phí gia công cho bên nhận gia công; ngược lại bên nhận gia công có nghĩa vụ thực hiện công việc gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công và theo sự thỏa thuận từ trước bên nhận gia công giao hàng đúng địa điểm, thời gian cụ thể cho bên thuê gia công và nhận thù lao;
1.2.2 Nội dung của hợp đồng gia công
1.2.2.1 Điều khoản tên hàng Đây là điều khoản quan trọng nhất góp phần đặc định đối tượng mua bán Các doanh nghiệp nên đàm phán, soạn thảo điều khoản này càng cụ thể càng tốt, đặc biệt khi nhập khẩu nhằm ràng buộc chặt chẽ nghĩa vụ cung cấp đúng hàng hóa của đối tác Nếu mua bán nhiều mặt hàng không đồng loại nên lập phụ lục các mặt hàng như một phần không tách rời của hợp đồng
Một vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý là tính hợp pháp của mặt hàng giao dịch Cần tìm hiểu chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu ở cả hai nước chứ không chỉ ở nước mình Chẳng hạn một lệnh cấm xuất khẩu bất ngờ ở nước đối tác khiến họ không thể xuất khẩu được mặt hàng giao dịch trong khi đây được coi là sự cố bất khả kháng sẽ khiến doanh nghiệp nhập khẩu bất lợi
1.2.2.2 Các loại hình gia công
Hiện nay, ở Việt Nam có 4 loại hình thực hiện hàng gia công, cụ thể như:
- Gia công xuôi: là hình thức Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công cho Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) hoặc các Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
- Gia công ngược: là hình thức DNCX hay Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công cho doanh nghiệp Việt Nam
- Gia công lại: là hình thức gia công mà Hợp đồng gia công (HĐGC) đã được ký kết với các đối tác trước đó nhưng không trực tiếp gia công mà đem hợp đồng, sản phẩm đó cho một cơ sở gia công khác để thực hiện gia công một phần hay toàn bộ sản phẩm
- Gia công ngoài: là hình thức gia công tương tự như hình thức gia công lại, tuy nhiên nguyên vật liệu để thực hiện cho việc gia công ngoài thuộc quyền sở hữu của cơ sở gia công trước đó
- Thời hạn và phương thức thanh toán
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA HỢP ĐỒNG
Điều 1: Tên hàng, số lượng, đơn giá của sản phẩm gia công
- Tên sản phẩm: Quần áo may mặc các loại
- Khối lượng đặt hàng: 750,000 chiếc/năm
- Trị giá phí gia cộng: 3.000,000USD/năm Đề xuất:
➢ Cần có xuất xứ hàng hoá rõ ràng
➢ Số thứ tự trong từng khoản
Điều 2: Quy cách, phẩm chất, tài liệu kĩ thuật của sản phẩm gia công
- Quy cách phẩm chất của sản phẩm phải phù hợp với mẫu do bên A cung cấp
- Bên A cung cấp cho bên B mẫu và tài liệu kĩ thuật trước 07 ngày sản xuất Đề xuất:
➢ Quy cách, phẩm chất phải có nội dung cụ thể về thiết kế, kích thước, chất liệu, màu sắc và các thông số kỹ thuật phải được mô tả chi tiết trong tài liệu kỹ thuật
➢ Nội dung cần chi tiết hơn để giao hàng đúng quy cách
➢ Cần bổ sung điều khoản bên B phải bảo mật thông tin về Quy cách, phẩm chất, tài liệu kĩ thuật sản phẩm gia công do bên A cung cấp
Điều 3: Nguyên phụ liệu
- Bên A có trách nhiệm giao Nguyên phụ liệu đầy đủ (NPL) đầy đủ theo điều kiện hợp đồng là CIF hoặc CF:
Trong incoterm 2020, CIF là điều kiện giao hàng nhóm C là chữ viết tắt của các danh từ Cost + Insurance + Freight Tức là các kiện hàng được giao đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu, người bán hàng sẽ đưa hàng từ kho ra cảng chỉ định thuộc nước người bán Người bán chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên tàu Người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới cảng của người mua Những chi phí bao gồm trucking, đóng thuế xuất khẩu (nếu có), thông quan hàng xuất, chịu chi phí bốc hàng lên tàu Người bán thuê phương tiện vận tải quốc tế tàu biển và chịu trách nhiệm về chi phí cho tới khi
37 đến cảng nhập khẩu Quan trọng hơn, người bán mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ quyền lợi cho người mua
- Bên A cung cấp cho Bên B toàn bộ nguyên phụ liệu dựa trên định mức từng mã hàng
- Bên B thông báo cho bên A NPL lỗi trong vòng 7 ngày, mọi chi phí do Bên A chịu
- Bên B tiến hành nhận hàng ở cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài
- Bên A chịu trách nhiệm pháp lý và giải quyết tranh chấp về: tên, nhãn, xuất xứ được gắn trên sản phẩm Sản phẩm bên B gia công phải có xuất xứ từ Việt Nam Đề xuất:
➢ Hợp đồng có sai sót, từ khoản 3.2 qua 3.4 mà không có khoản 3.3
➢ Cần bổ sung thêm: Bên B tiến hành nhận hàng ở cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài theo địa điểm và thời gian theo thoả thuận giữa 02 Bên
➢ Phía trước số 7 cần điều chỉnh lại thành 07 Lý do của việc phải ghi thêm số 0 trước những số 10 (số lượng 01 - 09) để hạn chế việc cố ý hoặc vô ý làm sai lệch số lượng, đồng thời cũng tránh rủi ro pháp lý
➢ Thời hạn báo lỗi 07 ngày cần quy định rõ về hình thức thông báo lỗi và hậu quả thông báo lỗi
Điều 4: Xuất thành phẩm
- Bên B có trách nhiệm giao đầy đủ số lượng theo FOB Hải Phòng hoặc CFA Nội Bài
- Phụ lục hợp phải quy định rõ ngày giao hàng Trong vòng 5 ngày trước khi xuất hàng Bên B phải thông báo Bên A tên và xuất xứ của đại lí vận chuyển, cảng xếp và thời gian giao
- Sau 5 ngày giao hàng Bên B phải gửi cho Bên A bộ chứng từ
- Trong trường hợp có bất kì sự thay đổi nào Bên B sẽ thay đổi cho Bên A bằng văn bản Đề xuất:
➢ Cần điều chỉnh 5 ngày thành 05 ngày
➢ Bổ sung: Bên B có trách nhiệm giao đầy đủ số lượng theo FOB Hải Phòng hoặc CFA Nội Bài theo điều kiện Incoterm 2020 Điều kiện giao hàng sẽ được quy định cụ thể tại Phụ lục hợp đồng
➢ Cần bổ sung thêm thông tin về đại lý vận chuyển hàng hoá: số hiệu, thời gian xuất hàng, dự kiến thời gian nhận được hàng
➢ Xác định rõ bộ chứng từ mà cả 2 bên cần chuẩn bị
➢ Các chứng từ đầy đủ, rõ ràng, có kèm chứng nhận kiểm dịch và xuất xứ
➢ Chứng từ được gửi qua hình thức nào
➢ Trong trường hợp chấm trễ chứng từ Bên B phải chịu trách nhiệm nếu Bên A bị thiệt hại
Điều 5: Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán phí gia công
- Đồng tiền thanh toán: USD
- Bên A thanh toán hoặc uỷ quyền cho Bên thứ 3 theo các đợt giao hàng
- Bên A sẽ thanh toán nhiều lần bằng điện chuyển tiền hoặc LC
- Tiền thanh toán sẽ được đối trừ dần gối cho các đơn hàng hoặc giữa các hợp đồng cho năm tiếp theo
- Thời hạn thanh toán hợp đồng chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày xuất hàng Đề xuất:
➢ Việc uỷ quyền thanh toán phải thực hiện bằng văn bản hai bên phải đồng ý về phương thức thanh toán
➢ Cần làm rõ Kế hoạch thanh toán trong phụ lục hợp đồng: Thanh toán theo nhiều lần theo từng đợt giao hàng và được liệt kê chi tiết trong phụ lục hợp đồng
➢ Cần có điều kiện đối trừ: việc đối trừ thanh toán phải được thông báo bằng văn bản để đảm bảo tính minh bạch
➢ Cần bổ sung điều khoản phạt thanh toán sai hạn: Trong trường hợp thanh toán không đúng hạn sẽ phạt thanh toán 0,5% số tiền thanh toán mỗi ngày chậm trễ
Điều 6: Thời hạn hợp đồng
- Thời hạn kể từ ngày kí 01/10/2020 đến 31/12/2023
- NVL dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam Đề xuất:
➢ Nếu muốn gia hạn hợp đồng hai bên phải có thoả thuận bằng văn bản trong khoảng thời gian 30 ngày trước khi hợp đồng này hết hiệu lực
➢ Sửa lại số thứ tự, lặp lại 2 lần 6.2
Điều 7: Các điều khoản khác
- Nếu có tranh chấp sẽ đưa ra Hội đồng trọng tài Kinh tế Hà Nội để phân xử Quyết định của Hội đồng trọng tài buộc ca 02 bên cùng thi hành và phí tổn do Bên thua chịu
- Hợp đồng gia công được Bên A kí và gửi qua mail hoặc fax
- Tất cả văn bản sửa đổi, bổ sung cho hợp đồng nếu được 02 Bên kí, thoả thuận bằng điện tín như fax, telex,… đều có giá trị như phụ lục hợp động buộc 02 Bên cùng thực hiện Đề xuất:
➢ Cần bổ sung trong thời gian xử lý hoà giải 15 ngày kể từ ngày tranh chấp phát sinh tranh chấp sẽ đưa ra Hội đồng trọng tài kinh tế Hà Nội để phân xử
➢ Cần phải quy định về bảo mật thông tin kí kết hợp đồng của cả 02 Bên
Đề xuất bổ sung thêm một số điều
Hợp đồng bị lỗi: Bên A đại là ông Bà Kim Mi Hye, bỏ chữ ông
“Sự kiện bất khả kháng” là chiến tranh, trường hợp khẩn cấp, tai nạn, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, bão, đình công hoặc bất kỳ những trở ngại nào khác mà bên bị ảnh hưởng chứng minh được rằng nó vượt quá tầm kiểm soát của bên đó và không thể dự đoán được tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc không thể tránh hoặc vượt qua được sự kiện đó hoăc các hệ quả của nó một cách hợp lý
Bên Bán phải chuẩn bị sẵn cho Bên Mua (hoặc để xuất trình cho ngàn hàng theo chỉ định của Bên Mua) những chứng từ sau đây (tích vào các ô dưới đây và ghi rõ nếu cần số lượng bản cần cung cấp):
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận kiểm định
Đề xuất hợp đồng mới
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC
BÊN A: SEJONG TF INC Địa chỉ: 2F-4F, 284-14, Oksu-dong, Seongdong-gu, Seoul, Korea Điện thoại: 82-2-6959-4054 Đại diện bởi: Bà KIM MI HYE - Chức vụ: Giám đốc Được gọi là bên A (Bên gia công)
BÊN B: CÔNG TY TNHH SEJONG VINA Địa chỉ: LA CN5, Khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai, Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc
Oai, Hà Nội Điện thoại: 84-33943264
Mã số thuế: 0106568145 Đại diện bởi ông: LEE HONG JOO - Chức vụ: Giám đốc điều hành Được gọi là bên B (Bên nhận gia công)
Hai bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng gia công hàng may mặc số 08/SJVN-SJTF/2020 ngày 01/10/2020 với các điều khoản sau: Điều I: Tên hàng, số lượng, đơn giá của sản phẩm gia công
1.1 Hàng hóa: Quần áo may mặc các loại
1.2 Số lượng ước tính: 750,000 chiếc/ năm
1.3 Trị giá phí gia công ước tính: 3.000,000 USD/năm
1.4 Tên hàng, số lượng, đơn giá gia công và thời gian giao hàng của từng mã hàng chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể bằng các phụ lục hợp đồng đính kèm
1.5 Tỷ lệ hao hụt, mất mát trong sản xuất cho phép cộng trừ từ 1 đến 5%
41 Điều II: Quy Cách, Phẩm Chất, Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm gia công
2.1 Bên A phải cung cấp mẫu và tài liệu kĩ thuật miễn phí cho bên B 07 ngày trước khi vào sản xuất
2.2 Quy cách phẩm chất của sản phẩm phải phù hợp với mẫu chuẩn và tài liệu kỹ thuật do bên A cung cấp Bên A sẽ chỉ định người kiểm hàng của bên A theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu
2.3 Quy cách, phẩm chất phải có nội dung cụ thể về thiết kế, kích thước, chất liệu, màu sắc và các thông số kỹ thuật phải được mô tả chi tiết trong tài liệu kỹ thuật
2.4 Bên B phải bảo mật thông tin về Quy cách, phẩm chất, tài liệu kĩ thuật sản phẩm gia công do bên A cung cấp Điều III: Nguyên phụ liệu
3.1 Tên nguyên phụ liệu (sau đây viết tắt là NPL), số lượng NPL, đơn giá NPL được thể hiện trên Invoice và Packing list theo từng đợt giao hàng Bên A có trách nhiệm giao NPL đầy đủ, đồng bộ đúng thời hạn để sản xuất các mã hàng theo hợp đồng này theo điều kiện CIF hoặc CF Hải Phòng, Hà Nội Bên A phải thông báo cho bên B về ngày chuyển giao nguyên phụ liệu và gửi các chứng từ gồm: vận đơn, hóa đơn thương mại, chi tiết đóng gói và các giấy tờ liên quan ít nhất 05 ngày trước khi NPL được chuyển tới Việt Nam
3.2 Bên A cung cấp cho bên B toàn bộ nguyên phụ liệu dựa trên định mức tăng mà hàng
- Giao hàng: được phép giao từng phần
- Bên A sẽ giao nguyên phụ liệu hoặc chỉ định người khác thay mặt bên A cung cấp nguyên phụ liệu cho bên B
- Bên A phải giao miễn phí toàn bộ số lượng nguyên liệu cần thiết bao gồm 01-05% tỷ lệ hao hụt, mất mát trong sản xuất
3.3 Bên B phải thông báo cho bên A nguyên phụ liệu lỗi, hỏng hoặc không đúng qui cách trong vòng 07 ngày sau khi nhận được NPL NPL lỗi, hỏng hoặc không dúng qui cách sẽ được xuất trả lại bên A Mọi chi phi tái xuất sẽ do bên A chịu
3.4 Thời hạn báo lỗi trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hàng Thông báo được gửi qua mail, fax, telex,
3.5 Bên B phải có trách nhiệm tiến hành thủ tục nhận NPL ở cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài Trong quá trình giao nhận nếu có trục trặc về số lượng cũng như chất lượng của NPL bên B phải thông bảo cho bên A để kịp thời bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất
3.6 Bên B tiến hành nhận hàng ở cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài theo địa điểm và thời gian theo thoả thuận giữa 02 Bên
3.7 Bên A cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lí và giải quyết các tranh chấp có liên quan tới việc cungcấp và sử dụng tên gọi, nhãn hiệu hàng hóa, xuất xứ được gắn trên sản phẩm hàng hóa và bao bì sản phẩm hàng hóa đó
- Trong trường hợp sản phẩm có cùng tên gọi, xuất xứ với sản phẩm khác đã được đăng kí tại Việt Nam thì phải xuất trình Giấy chứng nhận được cấp bởi phòng Công nghiệp Việt Nam
- Sản phẩm do bên B gia công có xuất xứ từ Việt Nam Điều IV: Xuất Thành Phẩm
4.1 Bên B có trách nhiệm giao đầy đủ số lượng thành phẩm theo điều kiện FOB Hải Phòng hoặc FCA Nội Bài, Hà Nội
4.2 Bên B có trách nhiệm giao đầy đủ số lượng theo FOB Hải Phòng hoặc CFA Nội Bài theo điều kiện Incoterm 2020 Điều kiện giao hàng sẽ được quy định cụ thể tại Phụ lục hợp đồng
4.3 Ngày giao hàng: Ngày giao hàng chi tiết sẽ được thể hiện trong phụ lục hợp đồng Trong vòng 05 ngày trước khi xuất hàng bên B phải thông báo cho bên A tên và xuất xứ của đại lí vận chuyển, số hiệu, thời gian xuất hàng, dự kiến thời gian nhận được hàng, cảng xếp dỡ và thời gian vận chuyển
Bên B phải cung cấp cho bên A tiến độ sản xuất và đảm bảo thời gian giao hàng Nếu bên A chuyển NPL về chậm sẽ lùi lại thời gian giao hàng theo thỏa thuận
Ngay sau khi giao hàng trong vòng 05 ngày làm việc Chứng từ được gửi qua mail, fax, telex, bên B phải gửi cho bên A bộ chứng từ hàng xuất bao gồm:
- Chứng từ vận tải kèm theo (nêu rõ bất kỳ yêu cầu chi tiết nào);
- Giấy chứng nhận xuất xứ;
- Giấy chứng nhận kiểm định;
Chứng từ được gửi qua mail, fax, telex,
4.4 Các chứng từ đầy đủ, rõ ràng, có kèm chứng nhận kiểm dịch và xuất xứ
4.5 Trong trường hợp không gửi đúng hạn, Bên B phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra do sự chậm trễ này
4.6 Toàn bộ sản phẩm gia công được xuất khẩu cho bên A Trong trường hợp có bất cứ sự thay đổi nào bên B sẽ phải thông báo cho bên A bằng văn bản Điều V: Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán Phí Gia Công
5.1 Đồng tiền thanh toán USD (dolla Mỹ)
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI BỘ CHỨNG TỪ
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
3.1.1 Cơ sở lý thuyết về hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại (tiếng anh là Commercial Invoice): là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán hàng thảo ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng
Hóa đơn thương mại được hiểu là một loại chứng từ minh chứng hoạt động mua bán của doanh nghiệp Hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên bán cho bên mua và nhận số tiền tương ứng mà bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ buộc phải thanh toán cho bên bán theo các điều khoản đã đặt ra
Hóa đơn thương mại thường do các nhà xuất bản in và phát hành Mỗi một loại hóa đơn thương mại thường sẽ có các điều khoản không giống nhau, điều này phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu do bên bán đưa ra
Dù là các điều khoản đưa ra là khác nhau nhưng các bảng hóa đơn thương mại đều có các nội dung chính cơ bản sau:
- Thời gian: ngày, tháng, năm lập hóa đơn thương mại
- Thông tin cơ bản bên bán, bên mua hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế…
- Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký hiệu mã…
- Tên tàu, thuyền, số chuyến
- Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến
- Địa chỉ cảng đi, cảng đến
- Điều kiện và điều khoản thanh toán
Hóa đơn thương mại có mục đích chính là để làm chứng từ thanh toán Nó là một loại chứng từ có giá trị pháp lý, làm căn cứ để bên bán thu lại tiền từ bên mua Bởi vì là loại
47 giấy tờ ghi nhận số tiền phải thanh toán nên hóa đơn thương mại bắt buộc phải chính xác, minh bạch và trình bày rõ ràng Đặc biệt là các thông tin cơ bản và không thể thiếu: số tiền phải thanh toán đi đôi với các thông tin về hàng hóa, số lượng, điều khoản thanh toán Lưu ý, nên hoàn thành nội dung của hóa đơn thương mại kỹ lưỡng, không nên bổ sung, chỉnh sửa chứng từ tránh các rắc rối về sau
Commercial Invoice sẽ dùng cho việc thanh toán giữa bên bán và bên mua/ người xuất khẩu và người nhập khẩu Commercial Invoice sẽ là căn cứ để bên bán yêu cầu bên mua thanh toán cho mình
Bên cạnh đó, Commercial Invoice còn là cơ sở để tính toán số thuế xuất nhập khẩu mà công ty bạn phải nộp Điều này hầu hết ai lên tờ khai hải quan sẽ hiểu rõ về việc nhập số tiền hoá đơn vào phần mềm hải quan
Commercial Invoice còn là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ quan trọng khác trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hay làm thủ tục xuất nhập cảnh liên quan Khi khai hải quan, việc đối chiếu chéo chứng từ này với các thông tin tương ứng trên vận đơn, Packing List, giấy báo hàng đến,… là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Nếu như có sự sai khác giữa các giấy tờ, người làm chứng từ hoặc khai hải quan phải lập tứ kiểm tra và bổ sung chỉnh sửa ngay số liệu
Commercial invoice là loại chứng từ được xem là bằng chứng thể hiện người mua và người bán có giao dịch với nhau về mặt hàng đó, là căn cứ để kê khai thuế theo giá trị mặt hàng Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ không thể thiếu trong xuất nhập khẩu, nó đóng vai trò rất quan trọng:
- Dùng để khai báo hải quan: các thông tin trên hóa đơn đều đảm bảo độ chính xác cao, người khai báo hải quan sẽ xác định các thông tin như tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền, phương thức thanh toán để làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu
- Dùng làm căn cứ thanh toán: Đây là chứng cứ cho thấy 2 bên có giao dịch mua bán với nhau và để người mua phải thanh toán số tiền thể hiện trên hóa đơn thương mại cho người bán
- Dùng để xác định khoản thuế xuất nhập khẩu phải thanh toán
- Dùng để làm cơ sở để đối chiếu với các chứng từ xuất nhập khẩu khác: Một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu có rất nhiều chứng từ khác nhau Hóa đơn thương mại sẽ là căn cứ để người khai báo hải quan đối chiếu với các chứng từ khác vì thông tin trên hóa đơn thương mại có độ chính xác cao
- Dùng làm căn cứ xác định mua bảo hiểm: Số tiền trên hóa đơn sẽ là căn cứ để xác định phí bảo hiểm cần mua cho hàng hóa
Hình 3.1 Mẫu hoá đơn thương mại
Khi lập hóa đơn thương mại, cần chú trọng đến các thông tin chính sau:
- Người mua (Buyer/Importer): Bao gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, email, địa chỉ, số điện thoại, số fax và người đại diện Tùy theo điều kiện thanh toán, có thể bao gồm thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu
- Người bán (Seller/Exporter): Tương tự như thông tin của người mua
- Số Invoice: Tên viết tắt hợp lệ được quy đỉnh bởi phía xuất khẩu
- Ngày Invoice: Theo thông lệ trong kinh doanh quốc tế, thường thì hóa đơn thương mại được tạo sau khi hợp đồng giữa các bên được ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading) để phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu
- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): Có thể liệt kê một số phương thức phổ biến như: T/T, L/C, D/A, D/P
+ T/T (Telegraphic Transfer): Phổ biến nhất do tính đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên lại mang rủi ro lớn nhất trong các hình thức khác cho người xuất khẩu Nếu người bán lo ngại về việc người mua không cam kết thanh toán sau khi nhận hàng, nên tránh sử dụng phương thức này
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
3.2.1 Cơ sở lý thuyết về phiếu đóng gói hàng hóa
Packing list (bảng kê/phiếu chi tiết hàng hóa/phiếu đóng gói hàng hóa) là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu do người bán phát hành sau khi hoàn thiện vai trò đóng hàng gửi cho người mua
Trên Packing List thể hiện rõ người bán đã bán những gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không Thông thường trên một Packing list) sẽ chỉ thể hiện quy cách đóng gói, số lượng hàng hóa thực tế người bán giao hàng cho người mua chứ không thể hiện giá trị của lô hàng
Packing list cho biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói Có chức năng như sau:
- Sắp xếp kho chứa hàng
- Bố trí được phương tiện vận tải
- Bốc dở hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân
- Mặt hàng có bị kiếm hóa hay không,…
Vai trò của Packing List trong xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
- Dùng để nhằm mục đích thực hiện việc khai báo hãng vận chuyển khi phát hành vận đơn
- Hỗ trợ thanh toán trong trường hợp hàng hóa phải phù hợp với những gì được mô tả trên packing list Packing list là một trong những chứng từ bắt buộc trong khai báo hải quan
- Hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa
- Nếu không có packinglist – phiếu đóng gói hàng hóa thì hải quan sẽ không cho thông quan
- Packing list cần ghi được cho vào container để khi mở cont có thể dựa vào danh sách trên packing để kiểm lại hàng (để bảo quản packing list nên bọc bởi túi chống thấm nước, hạn chế việc hỏng rách chứng từ)
- Hàng tới cảng nhập, càng xuất hải quan sẽ dựa vào packing List để kiểm tra hàng từ đó là căn cứ biết doanh nghiệp nhập đủ hàng hay thiếu hoặc thừa hàng
- Cần chuẩn bị trước các bản packing list có đóng dấu, ký tên giao cho các bên liên quan như: hãng vận tải, hải quan, ngân hàng
- Trường hợp làm chứng từ trực tuyến cần chọn tùy chọn danh sách đóng gói thích hợp và sau đó liên hệ với tất cả các bên liên quan để xác định xem danh sách đóng gói của bạn có cần phải được ký hay không
- Bởi vì bất kỳ sai lầm nào trong danh sách đóng gói có thể gây sự lấy hàng (hàng nhập) trễ nên hãy chắc chắn chủ hàng sẽ gửi chứng từ đầy đủ cho người mua khi hàng được giao lên tàu
Một Packing List có các nội dung chính bao gồm như:
- Tiêu đề trên cùng: Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty,
- Seller: Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của công ty bán hàng
- Số và ngày đóng gói : Thông tin quan trọng
- Buyer: Tên, địa chỉ, điện thoại, số fax của bên mua hàng
- Ref No (Số tham chiếu): Gồm những thông tin về số lượng đơn hàng hoặc những phần ghi chú về Notify Party thường sử dụng để thanh toán L/C thì mới cần ghi thêm thông tin này để thông báo khi hàng đến
- Port of Loading: Cảng bốc hàng
- Port of Destination: Cảng đến
- Vessel Name: Số chuyến và tên tàu vận chuyển
- ETD (Estimated Time Delivery): Ngày dự kiến tàu khởi hành
- Product (Mô tả hàng hóa): Tên hàng, ký hiệu, mã hiệu sản phẩm…
- Quantity: Số lượng hàng theo mỗi đơn vị
- Packing: Số lượng kiện, thùng và hộp đóng gói
- NWT (Net weight): Trọng lượng tịnh của hàng
- GWT (Gross weight): Trọng lượng tổng kiện hàng (tính cả thùng, hộp, dây buộc…)
- Remark (Ghi chú thêm): Phần chú thích
3.2.2 Phân tích và nhận xét phiếu đóng gói hàng hóa
3.2.2.1 Phân tích phiếu đóng gói hàng hóa
Hình 3.4 Phiếu đóng gói hàng hoá của SEJONG VINA CO.,LTD
- SHIPPER / BENEFICIARY (NGƯỜI GỬI / NGƯỜI THỤ HƯỞNG ): SEJONG VINA CO., LTD
- Địa chỉ công ty: Lô CN3.1-1, Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng
Xá, Huyện Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam
- CONSIGNEE (NGƯỜI NHẬN): SEJONG TF INC
- Địa chỉ: Naun Bd 13, Ihwajang 1 Ga-Gil Jongno-Gu, Seoul, Korea
- Cảng bốc: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
- Cảng dỡ: Incheon, Hàn Quốc
- Điều khoản thanh toán: FOB
Bảng 3.2 Mô tả trên Phiếu đóng gói hàng hoá
Số Kiểu số Mô tả hàng hoá
3 NJ1DQ79A-1 Áo khoác nam 2,638 377 2,073.50 2,262.00 32.96
Hình 3.5 Mô tả trên Phiếu đóng gói hàng hoá
3.2.2.2 Nhận xét phiếu đóng gói hàng hóa
- Điều kiện giao hàng FOB là hợp lí, trách nhiệm thuộc về SEJONG VINA CO., LTD Kết thúc khi hàng hoá được xếp lên tàu tại cảng Hải Phòng, Việt Nam
- Thông tin sản phẩm liệt kê rõ ràng từng loại sản phầm: quần nam, quần nữa, áo khoác nam với số lượng cụ thể
- Đồng tiền trên hoá đơn là USD phù hợp với giao dịch thương mại quốc tế và phù hợp với nội dung được mô tả trong hợp đồng
- Hàng hoá xuất xứ rõ ràng là từ Việt Nam
- Hoá đơn có chữ kí đóng dấu đầy đủ, rõ ràng
- Phiếu đóng gói này được lập chi tiết, rõ ràng phù hợp với hoá đơn thương mại
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
3.3.1 Cơ sở lý thuyết về giấy chứng nhận xuất xứ C/O
C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác) C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể
Nội dung cơ bản của C/O phải thể hiện được các nội dung sau đây:
- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng
- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu
- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)
- Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…)
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu PHÂN LOẠI C/O Thông thường C/O được phân loại theo 2 cách sau đây:
- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu
- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ
Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,…Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ
Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp
Có các loại C/O như sau:
- C/O Form A Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- C/O Form B Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
- C/O Form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
- C/O Form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc
- C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc) hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
- C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản)
- C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ)
- C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
- C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản) Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản
- C/O Form VC (Việt Nam – Chile)
- C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP)
- C/O Form ICO cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
- C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU
- C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
- C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
- C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
3.3.1.5 Quy trình cấp C/O tại Việt Nam
Bước 1: Đối với doanh nghiệp lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (hoặc xin tại Bộ phận C/O) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN
Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ
Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:
(1) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp
(2) Mẫu C/O (A, B, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu
A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào) C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản
Lưu ý: Doanh nghiệp phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN
(3) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành
(4) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:
(5) Packing List: 1 bản gốc của DN
(6) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”
(7) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước
(8) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu
(9) DN xin C/O các mặt hàng Nông sản XK Đài Loan, DN phải thông báo trước 07 ngày làm việc về thời gian thu mua, địa điểm cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm
(10) Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp
3.3.2 Phân tích và nhận xét về giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Các thông tin tham chiếu
- Nước phát hành: Việt Nam
Thông tin nhà xuất khẩu
- Tên công ty: SEJONG VINA CO.,LTD
- Địa chỉ: PLOT CN3.1-1, THACH THAT - QUOC OAI INDUSTRIAL ZONE, PHUNG XA COMMUNE, THACH THAT DISTRICT, HA NOI CITY, VIET NAM
Thông tin nhà nhập khẩu
- Tên công ty: SEJONG TF INC
- Địa chỉ: NAUN BD 13, IHWAJANG 1GA-GIL JONGNO-GU,SEOUL, KOREA
Hình 3.6 Thông tin tham chiếu giấy C/O Tên phương tiện vận tải và tuyến đường
- Tên tàu, số chuyến: SUNNY ROSE 2418N
- Tên cảng dỡ hàng: INCHEON (KOREA (REPUBLIC))
Sử dụng cho mục đích chính thức
☐ Được hưởng chế độ ưu đãi theo Hiệp định thuế quan ưu đãi khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc
☐ Không được hưởng chế độ ưu đãi
Mục này để trống, chưa tick
Dấu hiệu và số trên bao bì
Số lượng và loại bao bì, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng khi cần thiết và số
HS của nước nhập khẩu)
Tổng trọng lượng hoặc số lượng và giá trị khác (chỉ FOB khi sử dụng tiêu chí RVC)
Hình 3.7 Hàng hóa trong C/O có chứng nhận
Số lượng và ngày hóa đơn
Tuyên bố của người xuất khẩu
Tờ khai hải quan
3.4.1 Cơ sở lý thuyết về tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là một loại văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào nước ta (hay còn gọi là xuất cảnh) Cũng có thể bạn hiểu một cách khác như, khi bạn có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì bạn phải làm thủ tục hải quan, trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiêu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại
3.4.2 Phân tích và nhận xét tờ khai hải quan
3.4.2.1 Phân tích về tờ khai hải quan
2) Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng:
3) Mã phân loại kiểm tra: 1
5) Mã số thuế đại diện: 6201
6) Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: DNVHTHN
Tên: Công ty TNHH Sejong Vina
Mã bưu chính: (+84)43 Địa chỉ: Lô CN3.1-1, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất,
Tên: SEJONG TF INC Địa chỉ: NAUN BD 13, IHWAJANG 1GA-GIL, SEOUL
Hình 3.11 Thông tin vận đơn hải quan
3.4.2.2 Nhận xét tờ khai hải quan
- Hàng hóa thông quan được xếp vào luồng xanh, tức là sẽ được nhanh chóng thông qua
- Mã phân loại kiểm tra: 1
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Xin phép xuất khẩu, CO
4.1.1 Quy trình cấp giấy phép xuất khẩu
Hợp đồng gia công được quy định rõ tại điều 39 nghị định 187/2013/NĐ-CP nay là nghị định 69/2018/NĐ-CP Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép thực hiện như sau: a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định này: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định,
Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do e) Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này
70 g) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét Điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân
Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O)
+ Xác định nguồn gốc của hàng hóa
+ Công cụ để thực hiện các ưu đãi, tự vệ, kiểm soát thương mại
+ Bộ Công thương Việt Nam
4.1.3 Quy định về thủ tục khai báo hải quan hàng gia công Để thực hiện được thủ tục khai báo hải quan hàng gia công, thì doanh nghiệp gia công cần có những chứng từ thiết yếu sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh được phép gia công, sản xuất xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam; Giấy Chứng nhận đầu tư được phép gia công, sản xuất xuất khẩu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng thuê kho, thuê xưởng để thực hiện gia công
- Hợp đồng gia công được ký kết giữa hai bên đối tác với nhau Đây là những chứng từ thiết yếu để đảm bảo doanh nghiệp có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động gia công, khi đó thủ tục hải quan hàng gia công mới đủ cơ sở để được thực hiện Thủ tục hải quan hàng hóa gia công cần phải tuân thủ được quy định tại các điều khoản sau:
- Văn bản hợp nhất của Nghị định 08/2015/ NĐ-CP và Nghị định 59/2018/NĐ-CP tại Mục 6, từ Điều 36 đến Điều 41
- Văn bản hợp nhất Thông tư 38/2015/TT- BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC tại Mục 2, từ Điều 61 đến Điều 69
- Nghị định số 69/20118/NĐ-CP tại Điều 39 về Hợp đồng gia công
- Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ về bảng mã loại hình
- Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/ QH13
- Văn bản hợp nhất Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Nghị định 118/2021/NĐ-CP
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Yêu cầu đối tác làm thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán
4.2.1 Giục người mua mở thư tín dụng:
Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng
Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan” Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác
Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng
Cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy
72 ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm
Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung
4.2.4 Yêu cầu sửa đổi L/C nếu cần
Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C Trong trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện…
Chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng
Thu gom, bao bì, ký mã hiệu, lập Packing List, bảng kê chi tiết, kiểm tra và lấy giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, khối lượng theo yêu cầu của Bên A
Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng và số lượng nguyên liệu, nguyên liệu dư thừa hoặc phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam đã được quy định rõ tại Hợp đồng gia công Căn cứ quy định tại Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018) thì:
“Điều 64 Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1 Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu,
73 vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định
2 Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau: a) Bán tại thị trường Việt Nam; b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài; c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; d) Biếu, tặng tại Việt Nam; đ) Tiêu hủy tại Việt Nam
3 Thủ tục hải quan a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam: a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này; a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này b) Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP
Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
74 c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này; d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam: d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân; d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
Thuê tàu
Các phương thức thuê tàu gồm:
- Thuê tàu chợ: chủ hàng thuê một phần con tàu hoặc một khoang tàu để đưa hàng đến nơi quy định
- Thuê tàu chuyến: chủ hàng thuê toàn bộ con tàu đủ để chở khối lượng hàng đến nơi quy định
- Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu thuê để chở hàng hóa hoặc cho thuê lại trong một thời gian nhất định
- Trách nhiệm của chủ tàu là bàn giao tàu có đủ khả năng đi biển trong suốt thời gian thuê và sau thời gian đó thì trao trả lại tàu theo hợp đồng
- Trách nhiệm của người thuê tàu là chịu trách nhiệm kinh doanh tàu trong thời gian thuê và giao trả tàu có tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng quy định vào thời gian quy định
Căn cứ theo hợp đồng hàng may mặc giữa Sejong Tf Inc và công ty TNHH Sejong Vina chọn phương thức thuê tàu chuyến vì người thuê chủ động thỏa thuận sòng phẳng với chủ xe về giờ giấc, loại xe, tiền thuê,
Tên tàu là Tàu SUNNY ROSE là Tàu Container, Đăng ký tại Panama
Mua bảo hiểm bán
Bảo hiểm hàng hóa có thể hiểu là một cam kết bồi thường do người bán bảo hiểm bồi thường cho người mua bảo hiểm khi hàng hóa vận chuyển gặp phải tổn thất hoặc hư hỏng do những rủi ro bất khả kháng gây ra (như mưa bão, lũ lụt, cháy nổ…) Căn cứ theo hợp đồng hàng may mặc giữa Sejong Tf Inc và công ty TNHH Sejong Vina chọn phương thức CIF Theo điều kiện CIF incoterm 2020, phía công ty TNHH Sejong Vina sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa tại phía cảng đi, xếp dỡ hàng hóa lên tàu và chi trả cước phí, tiền bảo hiểm tối thiểu cho đến khi hàng hóa cập bến cảng đến là Incheon Mặc dù phía công ty TNHH Sejong Vina sẽ chi trả các chi phí, tiền bảo hiểm liên quan tới quá trình vận chuyển Tuy nhiên, rủi ro vẫn được chuyển sang Sejong Tf Inc ngay tại thời điểm hóa hóa được đưa lên tàu Đồng thời, với điều kiện CIF incoterm 2020, rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ cảng xếp hàng là cảng Hải Phòng, chứ không phải tại cảng Incheon Nên công ty TNHH Sejong Vina sẽ chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho phía Sejong Tf Inc, cũng như họ sẽ chịu trách nhiệm gửi đơn bảo hiểm cùng chứng từ cho phía bên Sejong Tf Inc.
Thông quan xuất khẩu
4.6.1 Địa điểm làm thủ tục hải quan
Căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC được hướng dẫn bởi Mục 6 Công văn 18195/BTC-TCHQ năm 2015 a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
76 a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất; a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập
Việc lựa chọn chi cục Hải quan là tùy ý doanh nghiệp, sau khi lựa chọn được nơi thực hiện thủ tục Hải quan, chúng ta cần thông báo cơ sở sản xuất
4.6.2 Khai hải quan trên điện hải quan
- Đăng ký thông tin công ty TNHH Sejong Vina
- Khai báo thông tin và dữ liệu đơn hàng may mặc lên cơ quan hải quan
- Tải và cài đặt phần mềm khai báo hải quan điện tử
- Sau khi cài đặt thành công phần mềm khai báo hải quan điện tử thì doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin lô hàng vào phần mềm Sau khi truyền tờ khai hải quan xong thì in tờ khai và làm thủ tục tiếp tại chi cục hải quan
4.6.3 Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Cần kiểm tra lại chính sách mặt hàng và chính sách thuế trước khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa, và việc này nên được tiến hành càng sớm càng tốt Đối với xuất khẩu, khai báo hải quan được mở theo loại hình E52 qua hệ thống V5 Gồm các bước như sau:
- Điền các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, phương thức vận chuyển, tên hàng, mã HS code,…
- Kiểm tra thông tin trên hệ thống so với chứng từ thực tế, sau đó khai trước tờ khai
- Sau khi kiểm tra thống nhất các thông tin, truyền tờ khai đến cơ quan hải quan
- Tiến hành lấy phân luồng, thực hiện các yêu cầu của hải quan nếu có
- Đính kèm các chứng từ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Giấy phép,…
4.6.4 Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, hệ thống sẽ tự động phân luồng, việc hàng hóa của bạn được xuất nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào luồng hàng (luồng xanh ⇒ luồng vàng ⇒ luồng đỏ)
4.6.5 Lệ phí thông quan hàng hóa
Theo quy định của pháp luật, chi phí thông quan sẽ gồm có ba loại đó là: Phí dịch vụ thông quan, lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu (tùy thuộc vào từng mặt hàng xuất/nhập khẩu)
Theo quy định của pháp luật, đến hết năm 2020, đối với hàng xuất khẩu thời gian thông quan qua biên giới được rút ngắn còn dưới 60 giờ, đối với hàng nhập khẩu là 80 giờ, trong đó thì thời gian thông quan của ngành hải quan sẽ dài hơn, đối với hàng xuất khẩu tối đa là 240 giờ còn hàng nhập khẩu là 288 giờ
4.6.6 Hoàn tất quy trình thông quan và giải quyết tờ khai
Sau khi hoàn thành các bước trên và tờ khai của bạn đã được thông quan, gửi lại tờ khai và mã vạch cho cơ quan hải quan để tiến hành thủ tục xác nhận Khi tờ khai đã được thông quan và qua kiểm tra của cơ quan hải quan, phải nộp lại cho hãng tàu để họ tiến hành thủ tục xác nhận với cơ quan hải quan trước khi hàng hóa được vận chuyển lên tàu
Với việc hoàn tất các bước trên, đã hoàn thành quy trình hải quan xuất khẩu sản phẩm đặc biệt và thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Giao hàng
Giao hàng được tiến hành xuất khẩu lô hàng bằng container đường biển, cho hàng nguyên container (FCL), gồm các bước:
Sau khi hai bên thống nhất về điều khoản, giá và ký hợp đồng, bên khách hàng sẽ gửi bộ chứng từ cơ bản (Sales Contract, Packing List, Commercial Invoice, Bill of Lading) cùng các thông tin quan trọng như ngày tàu dự kiến cập cảng Nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra xem thông tin giữa các loại chứng từ có trùng khớp không và liên hệ khách hàng để điều chỉnh hoặc bổ sung nếu cần thiết
Lệnh giao hàng D/O, hay Delivery Order, là một chứng từ quan trọng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu Công ty sẽ nhận được thông báo hàng đến khoảng 1-2 ngày trước ngày dự kiến, sau đó nhân viên giao nhận sẽ đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O Đối với hàng nguyên container FCL, cần làm giấy mượn container và đóng tiền cược container theo yêu cầu của hãng tàu
4.7.3 Khai hải quan điện tử và đóng thuế
Thực hiện việc khai báo hải quan online đồng thời với việc lấy lấy lệnh giao hàng D/O Hiện nay để khai tờ khai hải quan điện tử, người dùng có thể sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS của cơ quan Hải quan hoặc có thể dùng các phần mềm khác đã đăng ký với cơ quan chức năng và được cấp phép Khi truyền tờ khai hải quan thành công, thì hệ thống tiếp nhận sẽ thông báo tự động cho bạn các thông tin như: số tiếp nhận, số tờ khai và tình trạng phân luồng hàng hóa (xanh/vàng/đỏ)
Nếu được thông báo luồng xanh, xem như hoàn tất phần khai báo hải quan điện tử, mọi thứ suôn sẻ (trong khi luồng vàng cần bổ sung sửa đổi và kiểm tra bộ chứng từ gốc, còn luồng đỏ bên cạnh kiểm tra chứng từ gốc sẽ phải kiểm hóa trực tiếp) Lúc này, sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập Sau đó, in bộ tờ khai này ra và tiến hành liên hệ với khách hàng nộp thuế
4.7.4 Đăng ký tờ khai tại cảng
Khi khai báo hải quan điện tử thành công và in tờ khai Tiếp theo là chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ để đăng ký tờ khai tại cảng Cụ thể:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
- Đăng ký kiểm hóa (trường hợp luồng đỏ)
Sau khi đã chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ nên trên, nhân viên giao nhận sẽ đem tới hải quan Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra Nếu không có gì bất thường thì chuyển hồ sơ sang bộ phận tính giá thuế để báo mức thuế cần đóng
4.7.5 Đóng hàng, niêm phong kẹp chì
Dùng booking note để lấy vỏ container rỗng từ bãi Tiếp theo là sẽ kéo container về kho và đóng hàng Sau khi đóng hàng xong, bạn cần niêm phong kẹp chì, có nghĩa là bấm seal lại
Niêm phong kẹp chì là tên gọi khác của seals niêm phong, khóa niêm phong, là vật dụng nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong việc giữ an toàn, bảo mật hàng hóa Niêm phong kẹp chì là một biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng kẹp chì phù hợp là rất quan trọng
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 460/TCHQ-GSQL 2023 về việc tăng cường kiểm soát phương tiện vận tải quá tải, quá khổ giới hạn vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan có nêu cụ thể như sau:
1 Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại công văn số 5516/TCHQ-GSQL ngày 20/12/2022, đồng thời thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để phối hợp thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý các trường hợp thực hiện chưa đúng quy định
Trường hợp các cơ quan chức năng trong nội địa kiểm tra phát hiện phương tiện vận tải vi phạm quy định về quá khổ, quá tải, phương tiện chở thùng tự chế “giả công - te - nơ” được cơ quan hải quan niêm phong kẹp chì, cho thông quan lưu thông trong nội địa thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét xử lý trách nhiệm, điều chuyển khỏi vị trí công tác đối với lãnh đạo Chi cục và các công chức liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan cho các phương tiện vận tải này
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng tự ý cho phép phương tiện vận tải vi phạm quy định về quá khổ, quá tải, phương tiện chở thùng tự chế “giả công - te - nơ” vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
Sau khi hàng hóa được chuẩn bị và đóng gói hoàn chỉnh, tài xế sẽ vận chuyển container tới bãi CY (Container Yard) theo đúng quy trình Tại đây, container sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính toàn vẹn trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo Sau khi rút hàng, tài xế nhận lệnh trả container, theo chỉ định cụ thể được ghi rõ trên giấy mượn container, và nhanh chóng đưa container rỗng về cảng hoặc kho đã được chỉ định Việc trả
80 container đúng thời hạn giúp tránh các khoản phí lưu trữ không cần thiết và đảm bảo chuỗi vận chuyển diễn ra nhịp nhàng
Công ty TNHH Sejong Vina và Sejong TF Inc sẽ mang hàng đến Container Yard Green Port (Hải Phòng) Sau đó, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành thủ tục thu hồi giấy cược container, là một chứng từ đảm bảo cho việc mượn container, chỉ được hoàn lại khi container đã trả đúng hẹn và không có hư hỏng Nhân viên cũng phối hợp với các bộ phận liên quan để hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng, đảm bảo sự liên tục trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa
Tại Green Port (Hải Phòng), container sẽ được kiểm tra, niêm phong, và sau đó sẵn sàng được xếp lên tàu để vận chuyển đến điểm đích quốc tế, đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng Bước này cũng đóng vai trò quyết định trong việc tuân thủ các điều khoản vận chuyển của hợp đồng, đảm bảo hàng hóa an toàn và đến nơi đúng lịch trình