TRƯỜNG ÐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN ÐÀO TẠO SAU ÐẠI HỌC Bài luận môn học: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CHỦ ĐỀ: Việc vay nợ của các doanh nghiệp là cần thiết bổ sung nguồn vốn cho doanh ngh
Trang 1TRƯỜNG ÐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN ÐÀO TẠO SAU ÐẠI HỌC
Bài luận môn học:
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ:
Việc vay nợ của các doanh nghiệp là cần thiết bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, việc vay nợ quá mức (thông qua các hệ số nợ) cũng có thể tạo cho doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh hoặc thậm chí lâm vào khó khăn tài chính
Học viên thực hiện : Nguyễn Văn Chung
Quảng Ngãi, tháng 8 năm 2024
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn lực mà một doanh nghiệp có thể sử dụng
để tạo ra doanh thu và lợi nhuận Nguồn vốn bao gồm tất cả các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, bao gồm tiền mặt, thiết bị, tài sản và hàng tồn kho Ngoài ra, nguồn vốn còn bao gồm các khoản tiền khác mà công ty vay từ cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng hoặc chủ nợ
Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì có 2 loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lợi nhuận thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua mà Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực của mình Nợ phải trả có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc như phải thế chấp, phải trả lãi, …
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vay nợ là một điều chắc hẳn hầu hết các doanh nghiệp đều nhắm tới như một nguồn vốn luôn sẵn sàng cung ứng cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển Tuy nhiên, việc vay nợ sẽ không hẳn là một việc tốt cho doanh nghiệp nếu như thời điểm vay nợ không hợp lý, việc vay nợ quá mức cũng có thể tạo cho doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh thậm chí lâm vào khó khăn về tài chính Vậy khi nào thì doanh nghiệp nên vay nợ? Đây là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận trong những nội dung dưới đây
Trang 31 Nợ phải trả, phân loại nợ phải trả.
1.1 Khái niệm nợ phải trả.
Nợ phải trả trong tiếng Anh là Liabilities – Đây là khoản tiền nợ mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho các bên thứ ba
Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: “Nợ phải trả là nghĩa
vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.”
Một số khoản nợ phải trả thường thấy nhất trong các doanh nghiệp bao gồm: nợ
mà doanh nghiệp phải trả cho người bán hàng hóa, nợ phải trả cho người lao động, cho các bên đối tác liên quan, khoản nợ ngân hàng, nợ thuế,…
1.2 Phân loại nợ phải trả
Trong bảng cân đối kế toán, các khoản nợ của doanh nghiệp được chia dựa trên thời hạn thanh toán thành hai loại là nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn Cụ thể là:
Nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh
toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm Đây thường là khoản nợ phát sinh trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày như khoản nợ trả người bán, nợ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước,… Do đó doanh nghiệp cần phải
có kế hoạch thanh toán hợp lý để đảm bảo không bị vỡ nợ
Nợ phải trả dài hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh
toán sau 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm Chẳng hạn như các khoản vay dài hạn ngân hàng, trái phiếu phát hành, nợ thuế tài sản tài chính,… Đối với các khoản
nợ dài hạn, doanh nghiệp có thể cân nhắc các phương án vay vốn hoặc huy động vốn
để đảm bảo khả năng thanh toán
Ngoài phân loại theo thời hạn thanh toán, nợ phải trả của doanh nghiệp còn có thể được phân loại theo các tiêu chí khác như:
Theo bản chất nợ: Nợ phải trả tài chính, nợ phải trả thương mại, nợ phải trả thuế
và các khoản khác
Trang 4Theo đối tượng nợ: Nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả cho người lao động, nợ phải trả ngân hàng, nợ phải trả nhà nước,…
Theo nguồn gốc nợ: Nợ phải trả phát sinh từ hoạt động kinh doanh, nợ phải trả phát sinh từ hoạt động đầu tư,…
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ phải trả
-Quy mô nợ phải trả: Thể hiện tổng tài sản mà doanh nghiệp nợ các đối tác, trong
đó tiềm lực tài chính sẽ quyết định quy mô nợ phải trả Nếu doanh nghiệp cho phép các hóa đơn thanh toán chậm trả nhiều thì quy mô nợ của doanh nghiệp sẽ lớn hơn
-Thời hạn thanh toán nợ: Đây là thời hạn mà các doanh nghiệp cần thanh toán các khoản nợ phải trả Được xác định từ khi doanh nghiệp ký hóa đơn mua chịu đến khi hóa đơn này được thanh toán
-Chính sách kinh doanh: Các doanh nghiệp có chính sách mua hàng trả chậm thường có nhiều khoản nợ phải trả hơn các doanh nghiệp có chính sách mua hàng trả ngay
-Chính sách giá cả hàng hóa: Đây là yếu tố thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Một chính sách ưu đãi hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh các khoản nợ phải trả và ngược lại
-Chu kỳ kinh doanh: Là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán sản phẩm, dịch vụ và thu hồi được tiền Chu kỳ kinh doanh càng dài thì doanh nghiệp cần càng nhiều vốn lưu động để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, dẫn đến nợ phải trả thường cao hơn các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn
-Tình hình kinh tế, chính trị: Tác động đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Trong nền kinh tế suy thoái như hiện nay, doanh nghiệp sẽ càng khó huy động vốn hơn do đó nợ phải trả của doanh nghiệp cũng có thể tăng lên
-Tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái biến động, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ phải trả
Trang 52 Ưu và nhược điểm của nợ đối với doanh nghiệp
2.1 Nợ của doanh nghiệp là gì?
Khi doanh nghiệp vay tiền từ một nguồn bên ngoài và cam kết sẽ trả lại tiền gốc ngoài phần trăm lãi suất đã thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ mắc nợ Thỏa thuận nợ cho doanh nghiệp được phép vay tiền với điều kiện phải trả lại vào ngày sau đó, kèm theo lãi suất Thuật ngữ “nợ” có xu hướng có ý nghĩa tiêu cực Nhưng các công ty khởi nghiệp thường phải vay nợ để có thể tài trợ cho hoạt động Ngay cả bảng cân đối kế toán của công ty lành mạnh nhất cũng thường bao gồm một mức nợ Nợ còn được gọi
là “đòn bẩy” trong tài chính
Trong tài chính doanh nghiệp, người ta chú ý nhiều đến số nợ của một công
ty Một công ty có số nợ lớn có thể không trả được lãi nếu doanh số bán hàng giảm, khiến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản Ngược lại, một công ty không sử dụng nợ có thể bỏ lỡ những cơ hội mở rộng quan trọng
Các ngành công nghiệp khác nhau sử dụng nợ khác nhau Vì vậy số nợ “phù hợp”
là khác nhau giữa các doanh nghiệp Do đó, khi đánh giá tình hình tài chính của một công ty nhất định, nhiều thước đo khác nhau được sử dụng để xác định xem mức nợ hoặc đòn bẩy tài chính mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động có nằm trong phạm
vi lành mạnh hay không
Hệ số nợ là chỉ tiêu quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn doanh nghiệp có hiệu quả hay không Vậy hệ số nợ là gì và ý nghĩa của hệ số này như thế nào?
2.2 Hệ số nợ của doanh nghiệp
Hệ số nợ trong tiếng Anh là Debt to Equity Ratio (D/E) là một loại chỉ số để đánh giá đòn bẩy tài chính của một công ty Hệ số này giúp xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, đồng thời cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau
Trang 6Đặc điểm
– Hệ số nợ phản ánh khả năng của vốn chủ sở hữu để trang trải tất cả các khoản
nợ tồn đọng trong trường hợp kinh doanh suy thoái
– Hệ số nợ cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không?
– Hệ số nợ phụ thuộc vào một số yếu tố
+ Quy mô doanh nghiệp
+ Loại hình
+ Lĩnh vực hoạt động
+ Mục đích vay
Công thức tính hệ số nợ như sau:
Hệ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản
Công thức này cho biết hiện tại tổng số tài sản của doanh nghiệp trong đó có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ:
– Nếu hệ số nợ lớn hơn 1 thì cho thấy phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bởi các khoản nợ
– Nếu hệ số nợ nhỏ hơn 1 thì đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu
Ví dụ: Một công ty có hệ số nợ bằng 0,4 có nghĩa là 40% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các khoản nợ, chỉ có 60% còn lại mới bằng vốn của chủ sở hữu
Ý nghĩa
– Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản
nợ là bao nhiêu Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả hay hiệu quả đòn bẩy tài chính thấp, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán
Trang 7– Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn… thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận được, khá an toàn
– Ngoài hệ số nợ, Hệ số Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (phá sản)
2.3 Ưu và nhược điểm của việc vay nợ của doanh nghiệp
2.3.1 Ưu điểm
- Bằng cách sử dụng nợ tốt, doanh nghiệp sẽ tăng tốc độ phát triển
Doanh nghiệp đang có nhiều kế hoạch tiềm năng để tăng doanh thu và phát triển? Phát triển doanh nghiệp của mình là một quá trình thú vị Nhưng để đạt được sự tăng trưởng ổn định và mở rộng đỏi hỏi một lượng lớn tiền mặt
Bằng cách sử dụng nợ, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tiền mặt cần thiết Nguồn tiền này có thể là để mua thiết bị, thuê nhân viên mới,… Doanh nghiệp cũng có thể mở chi nhánh mới, thúc đẩy tiếp thị và đạt được các mục tiêu mới
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hưởng lợi từ quy mô kinh
tế để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của họ với chi phí cạnh tranh Nợ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng quy mô cần thiết để thu được nhiều lợi nhuận hơn
- Nợ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề trong dòng tiền
Duy trì dòng tiền dương là một trong những thách thức lớn nhất các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt Vẫn có nhiều doanh nghiệp nhỏ có lãi Họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn số tiền họ chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Nhưng hiếm khi họ có đủ tiền
để tài trợ cho việc tăng trưởng do dòng tiền chậm
Nhiều doanh nghiệp liên tục phải chịu các khoản nợ khó đòi và khách hàng thanh toán chậm Khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ để lấp đầy khoảng cách giữa việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ và nhận thanh toán
Trang 8Dòng tiền là chìa khóa cho bất kỳ doanh nghiệp thành công nào Nếu dòng tiền bị gián đoạn, doanh nghiệp sẽ khó thúc đẩy sự phát triển Nó khiến doanh nghiệp không thể đạt được các cột mốc quan trọng hay vượt qua đối thủ cạnh tranh
Với hạn mức tín dụng vay được, doanh nghiệp có thể tiếp cận với tiền mặt khi cần thiết, phòng hờ dòng tiền gặp vấn đề từ việc bán hàng chậm Điều này giúp dễ dàng hơn trong việc thanh toán cho nhân viên, mua vật tư và tiếp tục giao dịch khi tiền mặt đến chậm hoặc không thể đoán trước
- Nợ rẻ hơn vốn chủ sở hữu
Đây là một khái niệm cơ bản khi thảo luận về chi phí vốn Một trong những mục đích kinh doanh là kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư Điều này có nghĩa là chủ sở hữu doanh nghiệp mong đợi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí nợ
Vốn chủ sở hữu là một phương pháp tăng trưởng tài chính tốn kém Bạn không chỉ làm loãng quyền kiểm soát doanh nghiệp của mình mà các nhà đầu tư cũng sẽ đòi hỏi lợi nhuận tốt Việc đầu tư tiền vào một doanh nghiệp là một triển vọng rủi ro đối với một nhà đầu tư Vì vậy họ thường mong đợi lợi nhuận ít nhất 10% để bù đắp rủi ro
Nợ cho phép phát triển doanh nghiệp của mình mà không phải lo lắng về việc từ
bỏ quyền kiểm soát hay quyền sở hữu Vì các ngân hàng không yêu cầu bất kỳ vốn chủ
sở hữu nào trong doanh nghiệp của chúng ta để cung cấp khoản vay, nên các cổ đông
sẽ trải nghiệm tất cả những lợi ích của sự phát triển của nó
- Lãi vay ngân hàng được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: dẫn đến doanh nghiệp sẽ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp ít hơn
2.3.2 Nhược điểm
- Nợ sẽ đắt đỏ khi doanh nghiệp chứa nhiều rủi ro
Sau khi phân tích ưu điểm ở trên, người ta có thể hỏi: nếu nợ rẻ như vậy thì tại sao không tài trợ cho doanh nghiệp 100% thông qua nợ? Điều này sẽ không hiệu quả
Trang 9Vì nếu có quá nhiều nợ và quá ít hoặc không có vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ trở nên quá rủi ro đối với các bên cho vay Và điều này sẽ làm tăng chi phí vay (lãi suất) Doanh nghiệp càng rủi ro thì sẽ càng cần chi nhiều tiền hơn để vay được tiền Vì người cho vay không thích rủi ro và sẽ có rất ít ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay tiền nếu tiềm năng mô hình kinh doanh của nó không được chứng minh và dự đoán được Khi đó, bên cho vay sẽ yêu cầu khoản bảo lãnh, thường là tài sản thế chấp hay bảo hiểm
- Nợ có thể ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt cơ hội mới của doanh nghiệp
Nợ có thể cung cấp tiền mặt cho doanh nghiệp trong ngắn hạn Nhưng nó có thể
có tác động nghiêm trọng đến dòng tiền dài hạn Điều này là do một khoản tiền cụ thể trong dòng tiền hàng tháng hoặc hàng quý của doanh nghiệp sẽ cần được dành cho việc trả nợ
Khi một phần lớn tiền mặt của doanh nghiệp đang được sử dụng để trả nợ, thì việc tận dụng các cơ hội mới để tăng trưởng và phát triển sẽ trở nên khó khăn hơn Khi một doanh nghiệp có quá nhiều nợ, nó được coi là bị đòn bẩy quá mức Nếu hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty gặp khó khăn và doanh thu giảm Thì việc thanh toán nợ có thể trở thành một quá trình khó khăn, đẩy công ty đến gần với việc mất khả năng thanh toán
- Nợ nhiều làm giảm uy tín của doanh nghiệp với các đối tác
Như đã đề cập ở trên, nợ có xu hướng có ý nghĩa tiêu cực Mang nhiều nợ cũng tức là mang nhiều rủi ro Nếu các đối tác, nhà đầu tư nhìn vào một doanh nghiệp có khoản nợ lớn, họ sẽ nghi ngờ về khả năng tạo ra hiệu quả của doanh nghiệp Họ sẽ không muốn hợp tác với một doanh nghiệp có nhiều khoản nợ rủi ro như vậy
3 Ví dụ về doanh nghiệp được trao đổi trên lớp
3.1 Khái quát về doanh nghiệp
Trong quá trình học tập tôi đã lựa chọn một công ty trong nhóm VN 30 của Việt
Nam để phân tích Trong đó tôi chọn Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Trang 10-Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 16/01/2009
tỉnh Bình Dương
đa ngành nghề số 1 Việt Nam Công ty vận hành mạng lưới hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc Bao gồm các công ty con như: thegioididong.com; Điện máy xanh; Bách hóa xanh; Nhà thuốc An Khang; Anvakids…; Cty mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với liên doanh bán lẻ tại Indonesia
3.2 Số liệu của công ty cổ phần thế giới di động
Bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
TÀI SẢN Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
A Tài sản ngắn hạn 51.955 0,83 44.577 0,80 51.951 0,86
I Tiền và các khoản tương đương tiền 4.142 0,07 5.061 0,09 5.366 0,09
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 14.237 0,23 10.069 0,18 18.937 0,32 III Các khoản phải thu ngắn hạn 3.162 0,05 3.001 0,05 5.159 0,09
IV Hàng tồn kho 29.167 0,46 25.696 0,46 21.824 0,36
V Tài sản ngắn hạn khác 1.247 0,02 750 0,01 665 0,01
B Tài sản dài hạn 11.016 0,17 11.257 0,20 8.160 0,14
I Các khoản phải thu dài hạn 482 0,01 503 0,01 458 0,01
II Tài sản cố định 9.647 0,15 9.728 0,17 6.500 0,11 III Bất động sản đầu tư - - - - - 0,00
IV Tài sản dở dang dài hạn 80 0,00 124 0,00 4 0,00
V Đầu tư tài chính dài hạn - 231 0,00 746 0,01
VI Tài sản dài hạn khác 807 0,01 671 0,01 452 0,01
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 62.971 1,00 55.834 1,00 60.111 1,00
-C Nợ phải trả 42.593 0,68 31.901 0,57 36.751 0,61
Trong đó: Phải trả cho người bán 12.179 0,33 8.746 0,14 7.927 0,13
I Nợ ngắn hạn 42.593 0,68 26.000 0,47 30.765 0,51
Trong đó: Vay và nợ thuê tài chính ngắn 24.647 0,39 10.688 0,19 19.129 0,32