1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mức Độ hạnh phúc của sinh viên y khoa năm 1, 2, 3 trường Đại học y – dược, Đại học huế báo cáo thực hành dịch tễ học

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 428,77 KB

Nội dung

Mối liên quan giữa mức độ hạnh phúc do đối tượng nghiên cứu tự cảm nhận và theo test PERMA.... Tại Việt Nam, một nghiên cứu năm 2022 của Nguyễn Thị Thắng và cộng sự tại Đại học Ngoại

Trang 1

NHÓM 17-Y22C

MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM 1, 2, 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y –

DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ

BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

Huế, ngày 4 tháng 11 năm 2024

Trang 2

NHÓM 17-Y22C

MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM 1, 2, 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y –

DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ

BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

Thành viên tham gia

Huế, ngày 4 tháng 11 năm 2024

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1 Khái niệm về chỉ số hạnh phúc 3

2 Chỉ số hạnh phúc của sinh viên y trong bối cảnh quốc tế 3

3 Chỉ số hạnh phúc của sinh viên y tại Việt Nam 4

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của sinh viên y 4

5 Phương pháp đo lường chỉ số hạnh phúc 5

6 Giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc 5

CHƯƠNG 2: 7

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 Đối tượng nghiên cứu 7

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu 7

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 7

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 8

2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 8

2.2.3 Cỡ mẫu 8

2.2.4 Phương pháp chọn mẫu 9

2.2.5 Phương thức thu thập số liệu 9

2.2.6: Các biến trong nghiên cứu 9

2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu 11

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 13

3.1.1 Giới tính 13

3.1.2 Năm học 14

3.1.3 Tuổi 14

3.1.4 Nơi ở hiện tại 15

3.1.5 Mối quan hệ tình cảm 16

Trang 4

3.2.3 Số lượng và tỷ lệ của từng mức độ hạnh phúc ứng với từng chỉ số 20

3.3 Các yếu tố liên quan đến mức độ hạnh phúc 25

3.3.1: Mức độ hạnh phúc do đối tượng nghiên cứu tự cảm nhận 25

3.3.2: Yếu tố cá nhân: 26

3.3.3 Yếu tố kinh tế 27

3.3.4: Yếu tố môi trường - xã hội: 29

3.3.5: Yếu tố học tập 31

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33

4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33

4.2 Chỉ số hạnh phúc của đối tượng nghiên cứu 33

4.2.1 Tổng quan về chỉ số hạnh phúc 34

4.2.2 Đặc điểm của chỉ số hạnh phúc 35

4.2.3 Tổng quan của mức độ hạnh phúc 36

4.2.4 Số lượng và tỷ lệ của từng mức độ hạnh phúc của từng chỉ số 38

4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc 39

4.3.1 Yếu tố hành chính 40

4.3.2 Yếu tố cá nhân 40

4.3.3 Yếu tố kinh tế 42

4.3.4 Yếu tố môi trường - xã hội 43

KIẾN NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 5

Biểu đồ 3.1.2 Tỷ lệ sinh viên các năm của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1.3 Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1.4 Nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1.5 Tỷ lệ mối quan hệ tình cảm của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.2.2.1 Biểu đồ thể hiện sự phân bố của các mức độ hạnh phúc

Biểu đồ 3.2.2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chung của mức độ hạnh phúc

Trang 6

Bảng 3.2.3.1 Mức độ hạnh phúc theo năm

Bảng 3.2.3.2 Mức độ hạnh phúc theo giới tính

Bảng 3.2.3.3 Mức độ hạnh phúc theo tuổi

Bảng 3.2.3.4 Mức độ hạnh phúc theo nơi ở

Bảng 3.2.3.5 Mức độ hạnh phúc theo mối quan hệ tình cảm

Bảng 3.3.1 Mối liên quan giữa mức độ hạnh phúc do đối tượng nghiên cứu tự cảm nhận và theo test PERMA

Bảng  3.3.2.1 Yếu tố cá nhân với mức độ hạnh phúc

Bảng 3.3.2.2 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với mức độ hạnh phúc

Bảng  3.3.3.1 Yếu tố kinh tế với mức độ hạnh phúc

Bảng 3.3.3.2: Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế với mức độ hạnh phúc

Bảng  3.3.4.1: Yếu tố môi trường - xã hội với mức độ hạnh phúc

Bảng 3.3.4.2: Mối liên quan giữa yếu tố môi trường- xã hội với mức độ hạnh phúc

Bảng  3.3.5.1: Yếu tố học tập với mức độ hạnh phúc

Bảng 3.3.5.2: Mối liên quan giữa yếu tố học tập với mức độ hạnh phúc

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hạnh phúc không chỉ là điều mà mỗi con người ta khao khát, mà còn là nềntảng cho sự phát triển xã hội Với sinh viên Y khoa, hạnh phúc không chỉ là nhu cầucá nhân, mà còn là nền tảng để họ xây dựng một ngành y tế nhân văn Nó giúp duytrì động lực học tập và nuôi dưỡng sự đồng cảm và tinh thần trách nhiệm với bệnhnhân trong tương lai

Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm hạnh phúc với sinh viên Y khoa không hề dễdàng Họ phải đối mặt với áp lực từ lượng kiến thức khổng lồ, môi trường học đầycạnh tranh, cùng kỳ vọng từ gia đình và xã hội Áp lực này không chỉ làm họ mệtmỏi về thể chất, mà còn khiến tinh thần kiệt quệ, dần làm mất đi sự tự tin và đam

mê Chính trong bối cảnh này, một câu hỏi cần thiết được đặt ra: Vậy, làm thế nào

để hạnh phúc thực sự là chỗ dựa vững chắc, giúp họ không chỉ vượt qua thử tháchmà còn phát triển toàn diện để có thể tận tâm với sứ mệnh của mình?

Tại Việt Nam, một nghiên cứu năm 2022 của Nguyễn Thị Thắng và cộng sự tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội [2] cho thấy rằng, trong giai

đoạn giãn cách xã hội do COVID-19, chỉ số hạnh phúc tổng thể của sinh viên đãgiảm rõ rệt, với 65% sinh viên cảm thấy cô đơn và thiếu sự gắn kết xã hội Cùng

năm đó, nghiên cứu của Đinh Thị Thi và cộng sự tại Đại học Kiến trúc Đà Nẵng [3] cũng cho thấy rằng 48% trong sinh viên cảm thấy áp lực từ các hoạt động học

tập, 45% sinh viên gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ tích cực đều ảnh

Trang 8

hưởng đến sự hạnh phúc của sinh viên Theo nghiên cứu năm 2024 của Đại học Prince of Songkla ở Thái Lan [4], kết quả mức độ hạnh phúc của sinh viên ở mức

thấp, với chỉ 29% sinh viên cho biết cảm thấy hạnh phúc thực sự trong quá trình họctập Các nghiên cứu trên đều cho thấy yếu tố như sức khỏe cá nhân, hỗ trợ từ giađình, sự gắn kết trong học tập và môi trường xã hội tích cực là có tác động lớn nhấtđến hạnh phúc của sinh viên

Thang đo PERMA, do Martin Seligman nghiên cứu và tìm được, được đánhgiá là đáng tin cậy bởi các nghiên cứu quốc tế chứng minh khả năng đo lường chỉ số

hạnh phúc của con người trên toàn cầu Theo nghiên cứu của Butler và Kern (2016) tại Đại học Melbourne, Australia [5], thang đo PERMA được xác nhận có độ tin cậy cao với Cronbach's Alpha từ 0,80 đến 0,92 Ngoài ra, một nghiên cứu năm

2019 tại Australia đã sử dụng CFA để kiểm tra tính hợp lệ của thang đo, với các chỉ

số có độ tin cậy cao cao: CFI > 0,95, RMSEA < 0,06, và SRMR < 0,08 Những

nghiên cứu này khẳng định độ tin cậy của thang đo trong nhiều bối cảnh văn hóa vànhóm đối tượng khác nhau Thang đo này đánh giá năm yếu tố chính: cảm xúc tíchcực (P), sự gắn kết (E), mối quan hệ (R), ý nghĩa cuộc sống (M), và thành tựu cánhân (A)

Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sự hạnh phúc của sinh viên Y

khoa Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mức độ hạnh phúc của sinh viên Y khoa năm 1, 2, 3 tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế thông qua thang đo PERMA, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của

họ, bao gồm các yếu tố cá nhân, gia đình, xã hội và kinh tế

Nghiên cứu này cũng hy vọng sẽ mở ra các cuộc thảo luận sâu hơn về cácbiện pháp hỗ trợ tâm lý và cải thiện môi trường học tập cho sinh viên Y khoa Việcxây dựng một môi trường học tập tích cực và quan tâm đến hạnh phúc của sinh viêngóp phần xây dựng đội ngũ y tế giỏi về chuyên môn, tốt về y đức Điều này không

Trang 9

chỉ mang ý nghĩa học thuật mà còn có giá trị thực tiễn cho sự phát triển của ngành ytế.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Ngày nay chỉ số hạnh phúc ngày càng được quan tâm và nghiên cứu rộng rãitrong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, xã hội, và y tế Đối với ngành Ykhoa, một nhóm ngành đặc thù khi phải đối mặt với những thách thức trong quátrình học tập và rèn luyện để trở thành những bác sĩ tương lai Các nghiên cứu gầnđây về chỉ số hạnh phúc của sinh viên Y khoa đã mang lại cái nhìn sâu sắc về tácđộng của môi trường học tập, yếu tố tâm lý, và xã hội đối với sức khỏe tinh thần vàmức độ hài lòng với cuộc sống của nhóm sinh viên này

1 Khái niệm về chỉ số hạnh phúc

Chỉ số hạnh phúc được hiểu là trạng thái hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống

trong nhiều khía cạnh như thể chất, tâm lý và xã hội Theo “Sức khoẻ tinh thần” của

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022 [8], sức khỏe tinh thần là một phần không

thể thiếu của sức khỏe tổng thể, trong đó trạng thái hạnh phúc đóng vai trò quantrọng Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số như yếu tố về cá nhân, các mối quan hệ xãhội, mức độ căng thẳng, sự hài lòng về học tập và nguồn kinh tế là những khía cạnhthường được nghiên cứu khi đánh giá chỉ số hạnh phúc của sinh viên

2 Chỉ số hạnh phúc của sinh viên y trong bối cảnh quốc tế

Trang 10

Trong bối cảnh toàn cầu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên Y khoa lànhóm dễ bị tổn thương về sức khỏe tinh thần Ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh,và Úc, nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng và lo âu ở sinh viên Y khoa cao hơn

so với sinh viên các ngành khác “Nghiên cứu đa trung tâm về tình trạng kiệt sức,

trầm cảm và chất lượng cuộc sống của sinh viên Y khoa Hoa Kỳ” của Dyrbye và

cộng sự (2006) [9] chỉ ra rằng sinh viên y thường phải đối mặt với áp lực lớn từ

khối lượng kiến thức và yêu cầu thực hành cao, dẫn đến mức độ trầm cảm và lo âucao hơn

3 Chỉ số hạnh phúc của sinh viên y tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nghiên cứu về chỉ số hạnh phúc của sinh viên Y khoa vẫn cònhạn chế Các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào việc đánh giá hạnh phúc tổngthể Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên y tại Việt Nam cũng chịu áp lực lớn

về học tập, tài chính và thiếu sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhân Bêncạnh đó, sinh viên thường thiếu các chương trình hỗ trợ về sức khỏe tinh thần vàchưa có nhiều sáng kiến giúp cải thiện môi trường học tập

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của sinh viên y

Trang 11

Các mối quan hệ, sự hỗ trợ xã hội, an ninh,… đóng vai trò quan trọng trongviệc giảm căng thẳng và nâng cao hạnh phúc của sinh viên.

4.4 Yếu tố học tập

Áp lực (đồng trang lứa, khối lượng kiến thức, ), đam mê… có thể dẫn đếncăng thẳng và lo âu kéo dài

5 Phương pháp đo lường chỉ số hạnh phúc

Thang đo PERMA plus

- Gồm 5 thành tố: P (cảm xúc tích cực), E (sự gắn kết), R (mối quan hệ), M (ý nghĩa), A (sự thành đạt).

- Dựa trên 5 thành tố để thiết lập nên bộ câu hỏi gồm 23 mệnh đề ( 15 mệnh đềchính, 8 mệnh đề bổ sung gồm: sức khỏe, cảm xúc tiêu cực, sự cô đơn, hạnhphúc tổng thể)

- Cách đặt câu hỏi: Có thể dựa trên bản gốc của PERMA Profiler để điều chỉnh

sao cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu

- Về thang điểm:

+ Dùng thang đo PERMA Profiler (0: Không bao giờ → 10: Luôn luôn).

+ Tính trung bình trong mỗi thành tố, sau đó tính trung bình 5 chỉ số vừatính được

Trang 12

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng cường hỗ trợ tinh thần, xây dựng môitrường học tập tích cực, và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoạikhóa có thể giúp nâng cao chỉ số hạnh phúc Cần có nhiều nghiên cứu và sáng kiếnhơn để cải thiện chỉ số hạnh phúc của sinh viên Y khoa, giúp họ cân bằng giữa họctập và cuộc sống cá nhân.

Trang 13

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Y khoa năm 1, 2, 3 Trường Đại học Y Dược,

-Đại học Huế, có học tập và sinh sống ở đây từ 10/2024 - 11/2024

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Sinh viên ngành Y khoa năm 1, 2, 3 thuộc hệ chính quy thuộc Trường Đạihọc Y - Dược, Đại học Huế đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Đối tượng không phải là sinh viên Y khoa năm 1, 2, 3 thuộc hệ chính quy củatrường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ thánh 10/2024 – 11/2024 tại Trường Đạihọc Y – Dược Huế

Trang 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang

        z1−α/ 22 : hệ số giới hạn tin cậy của phân phối chuẩn 

(với độ tin cậy 95% 𝝰 = 0,05 thì = 1,96)

       p: tỷ lệ sinh viên hạnh phúc của trường đại học Y Dược từ một nghiên

cứu trước đó 

      c: sai số chấp nhận được, c = 0,05

Nếu chọn p = 68,2% là tỷ lệ sinh viên hạnh phúc của trường Đại học Y Dược Thái Bình của Nguyễn Thị Minh Phương và Trần Thị Thu Hà [1] thì:

-n= 1, 962x 0,682 x 0 , 05(1−0,682)2 = 333,3

Để có mẫu bao trùm, chúng tôi chọn n = 334, có thể một số bạn sinh viên từchối điền hoặc phiếu hỏng nên cộng thêm 5%n cho đủ mẫu nghiên cứu vì vậy cỡmẫu nghiên cứu tối thiểu là 350

Trang 15

2.2.4 Phương pháp chọn mẫu.

2.2.5 Công cụ nghiên cứu, phương thức thu thập số liệu

- Phương tiện: Thiết kế mẫu câu hỏi điều tra trên Google Forms và gửi cho các đốitượng nghiên cứu (online)

- Phiếu khảo sát được xây dựng theo: Câu hỏi đóng, mở, kết hợp

- Cách thu thập số liệu: Thống kê kết quả các phiếu trả lời ở Google Forms

2.2.6: Các biến trong nghiên cứu

  Giới thiệu sơ bộ về phiếu khảo sát gồm:

 2.2.6.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

- Năm học: Năm 1, 2, 3

- Ngành: Y khoa

- Tuổi: Tính theo dương lịch

- Giới tính: Nam / Nữ

- Nơi ở hiện tại: Với gia đình/ Ở trọ với bạn bè/ Ở trọ một mình/ Kí túc xá

- Mối quan hệ tình cảm: Có người yêu/ Không có người yêu

 2.2.6.2 Test PERMA (thang điểm 0-10 )

Trang 16

- Cá nhân:

 Sức khỏe tinh thần

 Tập thể dục

 Chế độ ăn

 Chế độ giấc ngủ

- Môi trường - Xã hội.

 Tham gia hoạt động tình nguyện, CLB,

 Thấy thoải mái với bạn bè

 Thấy thoải mái với gia đình

 Thường xuyên dùng mạng xã hội

 Thấy thoải mái, an toàn với môi trường sống

 Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công cộng

- Kinh tế

 Học phí ổn định

 Tài chính vững chắc

- Môi trường học tập

 Sự đam mê với ngành y

 Bạn bè giúp nâng cao hiệu quả học tập

 Sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp

 Sự tự tin khi giao tiếp với bệnh nhân

 Quản lý thời gian

Trang 17

2.2.7 Tiêu chuẩn đánh giá.

Sử dụng thang đo PERMA với khoảng điểm từ 0-10

- Các dữ liệu thu thập được mã hóa phù hợp, sử dụng phần mềm SPSS 26.0

để thống kê và phân tích số liệu

- Các bước xử lý số liệu:

Bước 1: Tạo form nhập liệu

Bước 2: Làm sạch số liệu

Bước 3: Chuyển đổi số liệu

Bước 4: Mô tả số liệu: Sử dụng thống kê mô tả để xác định tỷ lệ, tần số để

mô tả cho các biến định tính Giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, độlệch chuẩn để mô tả cho biến số định lượng

      Bước 5: Mô tả mối liên quan: Kiểm định tương quan.

Trang 18

Tìm mối liên quan giữa các biến số độc lập và biến số phụ thuộc Sử dụngtest Chi-square và Pearson , ở ngưỡng ý nghĩa 1%, p <0,01.

Trang 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng số phiếu hợp lệ thu được sau quá trình điều tra là 355 phiếu, đảm bảođiều kiện tối thiểu là 333. 

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Giới tính

Biểu đồ 3.1.1 Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Trong tổng số đối tượng nghiên cứu là 355, với nữ là 62% (220 sinh

viên) nhiều hơn so với nam 38% (135 sinh viên)

Trang 20

3.1.2 Năm học

      Biểu đồ 3.1.2 Tỷ lệ sinh viên các năm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Sinh viên năm 3 có số lượng tham gia nhiều nhất 36,30% (129 sinh

viên ), tiếp đó là sinh viên năm 1 là 34,40% (122 sinh viên) và sinh viên năm 2 thấp nhất với 29,30%(104 sinh viên)

3.1.3 Tuổi 

Trang 21

 Biểu đồ 3.1.3 Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Sinh viên 18 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) tiếp đến là  sinh viên 20 tuổi

30,70%, sinh viên 19 tuổi chiếm 25,60%, sinh viên 21 tuổi chiếm 5,90%, và thấp nhất là sinh viên 22 tuổi chiếm 4,80%

3.1.4 Nơi ở hiện tại

      Biểu đồ 3.1.4 Nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Sinh viên ở trọ một mình có số lượng cao nhất (172 sinh viên với tỷ lệ

48,50%), sau đó là sinh viên ở trọ với bạn bè (89 sinh viên với tỷ lệ 25,10%),  sinhviên ở với gia đình (76 sinh viên với tỷ lệ 21,40%) và sinh viên ở ký túc xác là thấpnhất (18 sinh viên với tỷ lệ là 5,10%)

Trang 22

3.1.5 Mối quan hệ tình cảm

Biểu đồ 3.1.5 Tỷ lệ mối quan hệ tình cảm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Sinh viên độc thân (71%) có tỷ lệ cao hơn sinh viên có người yêu (29%)

Trang 23

3.2 Khảo sát về chỉ số hạnh phúc của đối tượng nghiên cứu:

3.2.1  Đặc điểm của chỉ số hạnh phúc.

Bảng 3.2.1: Đặc điểm của chỉ số hạnh phúc

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhận xét: Bảng 3.2.1 cho thấy giá trị lớn nhất của các chỉ số trong test PERMA đều

ở mức cao nhất (10,00) Giá trị nhỏ nhất rất thấp dao động từ 0,00 - 1,00 Giá trị

Trang 24

trung bình của các chỉ số PERMA dao động từ 4,47 (Sự cô đơn L) đến 7,45 (Sức khỏe thể chất H) Giá trị độ lệch cao nhất ở “sự cô đơn” (2,8), thấp nhất ở “chỉ số hạnh phúc trung bình” (1,69)

3.2.2 Tổng quan của mức độ hạnh phúc.

3.2.2.1: Phân bố của các mức độ hạnh phúc.

Biểu đồ 3.2.2.1 Biểu đồ thể hiện sự phân bố của các mức độ hạnh phúc

Nhận xét: Biểu đồ 3.2.2.1 cho thấy phân bố mức độ hạnh phúc của mẫu nghiên cứu

không đồng đều Cao nhất là mức độ “bình thường” (105 sinh viên) tiếp đến là mức

độ “không hạnh phúc” (99 sinh viên), mức độ “rất không hạnh phúc” (68 sinh viên),mức độ “hạnh phúc” (54 sinh viên), cuối cùng là mức độ “rất hạnh phúc” (29 sinhviên)

Trang 25

3.2.2.2: Tỷ lệ của các mức độ hạnh phúc.

Biểu đồ 3.2.2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chung của mức độ hạnh phúc

Nhận xét: Biểu đồ 3.2.2.2 cho thấy tỷ lệ không đồng đều giữa các mức độ Tỷ lệ

“bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất (29,60%) tiếp đến là mức độ “không hạnh phúc”( 27,90%), “rất không hạnh phúc”(19,20%), mức độ “hạnh phúc” (15,20%), thấpnhất là mức độ “ rất hạnh phúc” (8,20%)

Trang 26

3.2.3 Số lượng và tỷ lệ của từng mức độ hạnh phúc ứng với từng chỉ số

Nhận xét: Bảng 3.2.3.1 cho thấy các sinh viên trong 3 năm học được khảo sát, sinh

viên năm 3 hạnh phúc hơn cả khi có với mức độ “hạnh phúc" chiếm tỷ lệ cao nhất(17,80%) và có mức độ không hạnh phúc chiếm tỷ lệ thấp nhất (20,90%) Tuy nhiên

sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,336 (>0,05)

Trang 27

Nhận xét: Bảng 3.2.3.2 cho thấy nhìn chung tỷ lệ nam ở mức độ “bình thường”

(33,30%), “không hạnh phúc”, “rất không hạnh phúc” ở nam cao hơn ở nữ lần lượtlà 28,90%; 20,70% Tỷ lệ “hạnh phúc” , “rất hạnh phúc” ở nữ lại cao hơn nam lầnlượt là 17,70%; 9,50% Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p

= 0.287 (>0,05)

Trang 28

Nhận xét: Bảng 3.2.3.3 cho thấy mức độ “Bình thường”, “Không hạnh phúc”, “Rất

không hạnh phúc” chiếm ưu thế ở mọi lứa tuổi Sinh viên ở độ tuổi 20 với mức độ

“bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất (38,50%), sinh viên ở độ tuổi 22 với mức độ

“hạnh phúc” chiếm tỷ lệ thấp nhất (0%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ýnghĩa thống kê với p = 0,064 (> 0,05)

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w