1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số kinh nghiệm chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học ngọc khê 1

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có sinh hoạt tổ chuyên môn thì mới giải quyết được các vấn đề vềchuyên môn.. Từ thực tế cho thấy, lâu nay, các trường chưa thực sự quan trọng việc sinhhoạt chuyên môn.

Trang 1

1.1 Lý do viết sáng kiến.

Với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường phải coi trọng c hất lượng giáo dục,coi đó là danh dự của nhà trường Để có chất lượng giáo dục tốt thì ngay từ việcsinh hoạt chuyên môn tổ khối phải có chất lượng tổ chuyên môn là nòng cốt đểphát triển nhà trường Hoạt động tổ chuyên môn có tốt thì hoạt động nhà trườngmới có hiệu quả.

Sinh hoạt chuyên môn tổ khối là nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắctrong hoạt động dạy và học đồng thời phát triển, bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên và CBQL Việc sinh hoạt chuyênmôn còn tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm vềnhững cách làm sáng tạo, cách làm hay hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnhphong trào dạy tốt, học tốt trong nhà trường Qua đó, tạo được sự thống nhấttrong thực hiện quy chế chuyên môn của nhà trường.

Sinh hoạt chuyên môn tổ khối nhằm giải quyết các vấn đề về thực hiệnnhiệm vụ năm học, các vấn đề liên quan đến trực tiếp dạy và học của giáo viên.Từ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và kế hoạch thực hiệnGiáo dục năm học, tổ chuyên môn phải bám sát vào kế hoạch nhà trường để xâydựng kế hoạch tổ khối Mọi hoạt động chuyên môn được bắt đầu từ tổ khối.Chất lượng học sinh có đạt chỉ tiêu đầu năm học đề ra hay không, chất lượng độingũ giáo viên có được nâng lên hay không, chất lượng các cuộc thi hiệu quả haykhông, bắt đầu từ việc bàn bạc, thống nhất, thực hiện từ mỗi thành viên của tổchuyên Có sinh hoạt tổ chuyên môn thì mới giải quyết được các vấn đề vềchuyên môn

Từ thực tế cho thấy, lâu nay, các trường chưa thực sự quan trọng việc sinhhoạt chuyên môn Một phần do BGH nhà trường chưa thật sự quan tâm mộtcách thấu đáo, một phần tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng nâng caonăng lực chỉ đạo, điều hành tổ Việc sinh hoạt chuyên môn tổ chỉ nặng về hànhchính và lập đi lập lại các nội dung, thiếu sự đổi mới, thiếu các hình thức sinhhoạt đa dạng, hấp dẫn để mang lại hiệu quả cao Trong khi đó chất lượng giáodục là yếu tố quyết định của sự thành bại về danh dự của nhà trường, về uy tíncủa Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Đối với trường tiểu học duy trình sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2lần/tháng Căn cứ vào điều kiện thực tế, trường TH Ngọc Khê 1 tổ chức sinhhoạt chuyên môn vào chiều thứ 5 tuần chẵn hàng tháng Với mong muốn làmthế nào để chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn mang lại hiệu quả cao, giảiquyết được những vấn đề về chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.Bản thân tôi có thời gian công tác tại trường khá lâu, đã qua các giai đoạn nhưlàm giáo viên, phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng, tôi đã thấu hiểu rất rõ việcSHCM tổ và rất trăn trở để làm sao đưa sinh hoạt chuyên môn tổ vào nề nếp vàcó chất lượng thật sự Năm học 2023-2024, tôi mạnh dạn nghiên cứu, đưa kinh

nghiệm thực tiễn của mình vào đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo sinh hoạt

Trang 2

chuyên môn tổ khối nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểuhọc Ngọc Khê 1”

1.2 Mục đích nghiên cứu+ Mục tiêu chung:

- Tất cả giáo viên hiểu tầm quan trọng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn, từđó, có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân Nâng cao năng lựcvà kỹ năng cho tổ trưởng tổ chuyên môn điều hành và tổ chức các nội dung,hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn là tạo cơ hội để học sinh được tham gia học tậpvới những phương pháp tối ưu nhất, giúp tất cả học sinh được phát huy nănglực, khả năng học tập của mình một cách toàn diện.

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của từng khối lớp học và của nhàtrường

+ Mục tiêu cụ thể:

Vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình côngtác để chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường THNgọc Khê 1 Từ đó, cao năng lực điều hành buổi họp chuyên môn cho tổ trưởngvà tạo cơ hội cho giáo viên tạo cho giáo viên phát triển về chuyên môn từ đónâng cao chất lượng giáo dục trong trường TH Ngọc Khê 1.

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- GV, HS trường tiểu học Ngọc Khê 1, huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa.- Công tác sinh hoạt chuyên môn tổ khối

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chỉ đạo, bồi dưỡng: Chỉ đạo là năng lực cốt lõi của người

quản lý, chỉ đạo để hoạt động tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo đúng cácvăn bản hướng dẫn của các cấp và đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường.Bồi dưỡng để trang bị thêm một số kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để chỉ đạoviệc sinh hoạt tổ chuyên môn.

Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh: Khảo sát, thống kê các yếu tố

(đối tượng) liên quan đến nội dung SKKN từ đó thấy được thực trạng hoặc tiếnbộ của việc áp dụng SKKN vào thực tiễn So sách hiệu quả với thực trạng trướckhi áp dụng SKKN để thấy được hiệu quả của SKKN

Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Lý thuyết đi đôi với thực hành Là

phương pháp rất cần thiết để áp dụng SKKN, trong quá trình tham gia sinh hoạtcùng tổ chuyên môn giúp bản thân trong quá trình tìm hiểu, khám phá và lĩnhhội nội dung trong sinh hoạt tổ Hiểu được năng lực từng giáo viên, hiểu khókhăn, vướng mắc trong công tác giáo dục nhà trường, từ đó có giải pháp chỉ đạothực hiện mới có hiệu quả.

Trang 3

Phương pháp rút kinh nghiệm: Là phương pháp chọn lọc những ưu điểm,

khắc phục những hạn chế trong công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn củanhững năm học trước cùng với những sáng kiến mới mẻ, phù hợp với điều kiệnthực tiễn của năm học để áp dụng trong công tác chỉ đạo.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm+ Cơ sở lý luận:

Đảng ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Bởi vậy, chất lượnggiáo dục phải bắt đầu từ những nhân tố nhỏ nhất, từ sự kết hợp trong các mắcxích của giáo dục để tạo nên chất lượng giáo dục bền vững mới xứng đáng vớisự quan tâm của Đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Thực tế cho chúng ta biết, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong đổi mớigiáo dục, họ là nòng cốt, là đội ngũ thực thi nhiệm vụ giáo dục, họ là lực lượngnòng cốt đề thực hiện mục tiêu giáo dục trong các nhà trường Trong những nămgần đây, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc đã quan tâm đếnviệc chỉ đạo các trường tiểu học tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nói chung và xây dựng đội ngũ giáo viên cốtcán trong các nhà trường Trong đó, đề cao vai trò của tổ chuyên môn trong cáctrường Tiểu học Coi đây là một thành tố quyết định đến chất lượng dạy và học.

Để nền giáo dục nước nhà đáp ứng các yêu cầu hội nhập Quốc tế thì ngànhgiáo dục phải đổi mới công tác quản lý hướng tới mục tiêu nâng tầm cao chấtlượng giáo dục dạy và học Trong chương trình GDPT 2018 đã thể hiện rõ mụctiêu đó, bởi lẽ chương trình đã coi trọng dạy học theo hướng phát triển năng lựcvà phẩm chất của học sinh Vì thế, mối giáo viên phải vận động để bắt nhịp theoxu thế thời đại, phải đổi mới phương pháp dạy học vận dụng linh hoạt mọi yếutố giáo dục để tăng cường hoạt động dạy học theo chiều hướng tích cực, sángtạo

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã chú trọng trong công tác đổimới quản lý giáo dục Một trong những đổi mới mang lại hiệu quả cao đó là giaoquyền tự chủ cho các nhà trường Vì thế, Hiệu trưởng cũng đã giao quyền tự chủcho tổ chuyên môn nhưng trên nguyên tác bám vào các văn bản hướng dẫn củacác cấp để cụ thể hóa các nội dung phù hợp với học sinh và giáo viên Tổ trưởngđiều hành hướng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy và học

Hiệu trưởng phải coi tổ chuyên môn là đầu mối quan trọng, cần phải tậptrung dựa vào đó để quản lý nhà trường mọi mặt nhưng coi trọng hơn cả là chấtlượng dạy và học Tổ chuyên môn có nhiệm vụ thực thi nhiệm vụ dạy và họctrong nhà trường hướng đến mục tiêu kế hoạch đặt ra.

+ Cơ sở thực tiễn

Trang 4

Từ thực tiễn công tác quản lý cho chúng ta thấy, trường nào có công tácquản lý tốt, vai trò của BGH nhà trường được coi trọng trong chỉ đạo chuyênmôn, tổ chức hướng dẫn tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả thì nơi có có chấtlượng giáo dục được nâng cao Ngược lại, trường nào BGH nhà trường chưa thểhiện được vai trò của mình Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn lơlà, lõng lẽo thì; tổ chuyên môn hoạt động sơ sài, thiếu mục tiêu, không khoa họcthì nơi đó chất lượng giáo dục thấp.

Tổ chuyên môn là bộ phận rất quan trọng trong bộ máy hoạt động nhàtrường, tập trung tất cả công việc từ việc xây dựng kế hoạch dạy học, đánh giáxếp loại học sinh, ra đề kiểm tra, đánh giá nề nếp lớp học, bình xét thi đua khenthưởng… đều phải thông qua sự quản lý, điều hành sinh hoạt của tổ chuyênmôn Tổ chuyên môn vừa triển khai các kế hoạch vừa thực thi nhiệm vụ mà kếhoạch đề ra Công tác báo cáo việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạchvới Ban giám hiệu nhà trường thường kỳ Đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ khốicũng là điều kiện để làm công tác bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường Đây làvấn đề quan trọng, then chốt trong đổi mới giáo dục hiện nay.

Tổ chuyên môn sẽ là nơi trực tiếp bồi dưỡng đào tạo ra những giáo viên cốtcán, những giáo viên có tay nghề chuyên môn vững vàng nếu hiệu trưởng chỉđạo tốt các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn Không những thế, tổ chuyên môncòn là nơi để giáo viên được chia sẻ, được bày tỏ quan điểm của mình trongchuyên môn, được đồng nghiệp ghi nhận hoặc được học hỏi từ đồng nghiệp củamình Vì vậy, tổ chuyên môn là nòng cốt của nhà trường.

Vì vậy, người Hiệu trưởng giỏi về năng lực chuyên môn, năng lực quản lýcó như vậy mới nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường Chính đội ngũ giáoviên trong các tổ chuyên môn là những “đòn bẫy” để giáo dụng nhà trường từngbước đi lên; chính đội ngũ giáo viên tâm huyết này là động lực để hiệu trưởngnhà trường không ngừng hoàn thiện trình độ chuyên môn và năng lực quản lý đểđáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm+ Thuận lợi:

Năm học 2023-2024 nhà trường có 25 CB,GV, NV trong đó có 21 giáo viên(15 GV cơ bản và 6 giáo viên bộ môn) Được chia làm 2 tổ chuyên môn: Tổ 1,2,3do cô Nguyễn Thị Nga làm Tổ trường; Tổ 4,5 do cô La Thị Thu làm tổ trưởng Cáctổ chuyên môn được hoạt động theo Quyết định của Hiệu trưởng và thực hiệnnhiệm vụ theo Điều lệ trường tiểu học.

Nhà trường có đội ngũ giáo viên vững vàng về tay nghề, có nhiều kinh nghiệmtrong dạy học Tổ trưởng chuyên môn là người có chuyên môn giỏi, gương mẫutrong mọi hoạt động Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên đạt chuẩn chiếmtỷ lệ 100% Nhà trường có 100% CB, GV ứng dụng thành thạo CNTT vào các tổchức các hoạt động giảng dạy và học tập Tổ tổ chức sinh hoạt chuyên môn định

Trang 5

kỳ theo đúng kế hoạch đề ra, giáo viên trong nhà trường đồng thuận, đoàn kếttrong thực hiện quy chế chuyên môn.

Nhà trường có 02 đ/c PHT là những người có năng lực quản lý và năng lựcchuyên môn, nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác luôn luôn đồng hànhvới 2 tổ chuyên môn để thực thi nhiệm vụ.

Cơ cấu về độ tuổi như tuổi đời, tuổi nghề được bố trí đồng đều cả ở 2 tổchuyên môn: Có giáo viên trẻ, tuổi nghề ít; có giáo viên cao tuổi, tuổi nghênhiều Cơ cấu về nghiệp vụ chuyên môn ở 2 tổ cũng được bố trí đều: Có giáoviên giỏi Tỉnh, giỏi huyện Từ đó, các giáo viên trong tổ tổ có điều kiện, cơ hộiđể chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn

+ Những hạn chế, khó khăn

Trong năm học 2023-2024 nhà trường có 19 lớp nhưng chỉ có 15 giáo viêncơ bản và 6 giáo viên bộ môn Giáo viên cơ bản thiếu nên phải dồn lớp, dạy thaynhiều Nhà trường có 3 điểm trường (dồn lớp do thiếu giáo viên nên còn 2 điểmtrường) cách xa nhau 4 km Mỗi điểm trường đều có các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.Việc tổ chuyên môn bố trí thời gian cho giáo viên thăm lớp dự giờ còn gặp khókhăn

Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nhiều, như thiếu các phòng họcbộ môn, phòng chức năng, nhà hiệu bộ trang thiết bị còn nghèo nàn Nhàtrường chưa đạt chuẩn Quốc gia Để tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn cầnthiết phải đảm bảo CSVC và các thiết bị liên quan thì chưa đảm bảo yêu cầu

Thường thì trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều tập trung vàoviệc việc hành chính như triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấptrên, nhận xét đánh giá công tác chuyên môn tuần trước, phổ biến các kế hoạchtuần tiếp theo Nội dung sinh hoạt các chuyên đề chưa được quan tâm trong nộidung sinh hoạt tổ chuyên môn; các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa đề cập tớinhững vấn đề giáo viên còn khó khăn trong thực tế giảng dạy Một số vấn đềchưa được chú trọng như: Phương pháp và kỹ thuật dạy học, ứng dụng côngnghệ thông tin, kiểm tra đánh giá học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, các hoạtđộng trải nghiệm, dạy học tích hợp liên môn, dạy học STEM… Đặc biệt khókhăn nhất là vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho các đối tượng họcsinh.

Còn một số giáo viên còn ngại học hỏi, tự ti, thiếu tinh thần hợp tác nhóm;không tham gia hoặc rất ít phát biểu ý kiến đóng góp trong sinh hoạt hoạtchuyên môn Một số giáo viên có thói quen chỉ quan tâm đến nội dung dạy họcnhư chỉ chăm chăm tìm giải pháp dạy nội dung này như thế nào mà không chú ýđến kĩ thuật dạy học và chưa chú ý đến việc học của học sinh.Thiếu giải pháp đểgiải quyết vấn đề là học sinh học như thế nào ? giải pháp kết nối giữa trò với trò,cô với trò cũng bị mờ nhạt, thiếu quan tâm.

Trang 6

Trong giờ học GV còn bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt thiếu tự tin, có ngườidự giờ không coi đó là thuận lợi là để mình được bộ lộ khả năng để được chiasẻ, được ghi nhận mà coi đó như là rào cản rất lớn làm cho giáo viên mất bìnhtĩnh, tâm lý ảnh hưởng là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng chất lượng dạy và học.* Sau đây là thống kê, khảo sát của 2 tổ trưởng chuyên môn đối với giáoviên trong tổ chuyên môn

TT Nội dung khảo sát SLTL

1 GV thường xuyên tham gia thảo luận, đóng góp ýkiến trong các buổi SHCM

Thời điểm: Tuần thứ 3 năm học 2023-2024 kiểm tra 2 môn Toán và TiếngViệt với kết quả như sau: Tổng số HS khảo sát 463

Đối với giáo viên, không coi trọng sinh hoạt chuyên môn tổ khối, coi đó làhoạt động hành chính thường xuyên Ý thức xây dựng, ý thức phê và tự phêchưa cao…vì thế buổi sinh hoạt chuyên môn chưa sâu sắc, hiệu quả chưa cao.

Đối với chất lượng học sinh qua kết quả môn Toán và Tiếng Việt: MônToán số học sinh chưa đạt yêu cầu còn 18.4%; môn tiếng Việt còn 20,7% Trongkhi đó, chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường và phòng GD&ĐT giao đạt chất lượngvề cuối năm là: Môn Toán đạt yêu cầu trở lên 98,7%; môn Tiếng Việt đạt yêucầu trở lên 98,65% Học sinh cuối năm HTCT lớp học đạt 98,67%

Trang 7

Trước tình hình thực tế trên đòi hỏi đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phảiđổi mới công tác quản lý bắt đầu từ khâu đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ khối.Mọi vấn đề mấu chốt về chuyên môn được giải quyết và tháo gỡ ngay từ khâunày Vậy, làm thế nào để tổ chuyên môn sinh hoạt có hiệu quả, chất lượng caomà thúc đẩy được công tác dạy học và chất lượng giáo dục của nhà trường Bảnthân tôi, là Hiệu trưởng rất trăn trở, tìm tòi các giải pháp để áp dụng vì vậy tôi

mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổkhối nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học Ngọc Khê 1”

3 Một số sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện đã sử dụng để giảiquyết vấn đề.

3.1 Nâng cao năng lực, kĩ năng quản lý cho tổ trưởng, tổ phó tổchuyên môn

Tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong nhà trường Tổ chuyên mônlà một thành tố hội tụ tất cả các hoạt động dạy và học của nhà trường vì thếkhông thể thiếu được vai trò của người điều hành tổ chuyên môn đó là tổ trưởng.Việc lập kế hoạch và tổ chức các buổi họp tổ phải có sự đầu tư phát triển cóchiều sâu Tổ trưởng chuyên môn phải là người nhiệt tình, năng động luôn biếtcách tạo sự đoàn kết các thành viên trong tổ Tổ trưởng phải là người có bảnlĩnh, tự tin, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Vì vậy, để đạtđược một số năng lực, kĩ năng quản lý cho tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn,trong quá trình quản lý, chỉ đạo tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:

3.1.1 Nâng cao năng lực, kĩ năng xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổchuyên môn cho tổ trưởng:

Kế hoạch là bản thiết kế có đầy đủ các nội dung bài dạy, được trình bàytheo cấu trúc và thể thức quy định, kể hoạch phải thể hiện đầy đủ như: Các căncứ; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiên.

- Sau triển khai nhiệm vụ năm học, tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựngkế hoạch tổ chuyên môn cần bám sát kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạchGiáo dục nhà trường, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường Xây dựngkế hoạch phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũgiáo viên trong tổ, điều kiện cơ sở vật chất và học sinh trong nhà trường từ đómới xác định nội dung sinh hoạt để đảm bảo tính thực tiễn Đối với năm họcnày, ngoài nội dung sinh hoạt chuyên môn thuần túy mang tính hành chính nhưnhận xét đánh giá tuần hoạt hoạt động trước, kế hoạch hoạt động tuần tới tôiquan tâm và chỉ đạo sát sao 2 nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn đó là: Sinhhoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học và sinh hoạt theo chuyên đề trongnăm học 2023-2024.

- Kế hoạch chuyên môn của tổ phải đảm bảo quy định về thể thức văn bản,cấu trúc Kế hoạch phải cụ thể hóa rõ ràng, tường minh, nêu rõ mục tiêu, nhiệmvụ và chỉ tiêu cần đạt từ đó đề ra biện pháp cụ thể thực hiện Kế hoạch phải

Trang 8

được cụ thể hóa các hoạt động hàng tháng, hàng tuần đến hàng ngày, rõ nộidung, rõ người, rõ việc Trong khi thực hiện, gặp vấn đề nảy sinh, bất cập phảiđiều chỉnh kế hoạch kịp thời.

- Trong đó nội dung kế hoạch phải là những vấn đề thiết thực, cần thiếtnhất, những vấn đề mới trong năm học, trong giai đoạn Các nội dung của kếhoạch được xây dựng để tổ chức sinh hoạt cần phải có sự đóng góp của tất cảcác thành viên trong tổ, có sự thống nhất cao trong tổ Khi tổ triển khai, xâydựng kế hoạch BGH (Phó hiệu trưởng) trực tiếp dự và chỉ đạo để các nội dungthực hiện theo đúng nhiệm vụ của năm học

Khi tổ trưởng có kỹ năng xây dựng xây dựng được kế hoạch đúng, chuẩn nhưtrình bày ở trên thì chắc chắn công tác tổ chức triển khai thực hiện sẽ mang lạihiệu quả.

3.1.2 Năng lực, kĩ năng điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn của ngườichủ trì – Tổ trưởng

Điều hành buổi sinh hoạt chuyên là người chủ trì thực thi các nội dungtrong kế hoạch theo trình tự hợp lý đúng các bước tại kế hoạch đã được xâydưng Vậy, yếu tố thành công để buổi SHCM có chất lượng còn phụ thuộc vàokỹ năng điều hành của Tổ trưởng chuyên môn.

- Tại buổi SHCM tổ trưởng phải tạo cơ hội cho tất cả những người thamdự được phát biểu, chia sẻ những gì họ được quan sát, được thực hiện Đối vớinhững người còn ngại phát biểu trước đám đông, hoặc các vẫn đề về quan sát,thực hiện thiếu tích cực nên thiếu thông tin thì họ sẽ ngại phát biểu sợ “khôngchuẩn” thì người chủ trì cần khuyến kích, gợi mở những vấn đề nhỏ để giáo viênphát biểu hoặc ghi ra giấy nộp cho người chủ trì

- Người điều hành không cắt lời những ý kiến trùng lập của giáo viên mộtcách đột ngột, gây ức chế cho người phát biểu mà cần lắng nghe để dừng lạibằng một số câu hỏi gợi mở, định hướng để hướng người phát biểu sang nộidung khác cần thiết và thực tế hơn

- Người điều hành không để vấn đề tranh luận, phản biện chệch hướng,lạc đề nội dung và mang tính của cá nhân mà cần định hướng dẫn dắt để traođổi, chia sẻ, phản biện đi đến giải quyết vấn đề trên cơ sở khoa học và hoàn cảnhthực tế diễn ra ở ngay trong nội dung vấn đề đặt ra.

- Người chủ trì sinh hoạt chuyên môn phải là người có kỹ năng ra quyếtđịnh Do vậy, người chủ trì cần phải lắng nghe tích cực, quan sát chính xác cácđối tượng mình điều hành và nắm bắt tình thế linh hoạt để mời người đưa ra ýkiến trao đổi Có thể thay đổi không khí thảo luận, nhắc nhở và thậm chí quyếtđịnh dừng trao đổi, chia sẻ của một thành viên nào đó khi ý kiến bắt đầu lệchhướng trọng tâm không phù hợp vấn đề, chiều hướng sẽ có sự căng thẳng nếutiếp tục để ý kiến của thành viên trong tổ đi theo hướng này, mời phán biện khithật sự cần thiết

Trang 9

- Người chủ trì không nhất thiết phải đưa ra kết luận buổi thảo luận mà kíchlệ mỗi giáo viên tự phát triển khả năng tổng kết của mình Giúp giáo viên tránhđược việc rập khuôn, cứng nhắc trong các vấn đề, vì đối tượng dạy học khôngthể rập theo một khuôn mẫu cố định Chú ý việc tạo cho giáo viên có thói quengiải quyết và tổng kết vấn đề trên cơ sở khoa học, các thông tin khách quan domình quan sát, thu thập, đánh giá, tự quyết định phù hợp, tối ưu nhất với điềukiện và đối tượng quản lý của mình.

- Người chủ trì, điều hành cũng cần nhận thấy: Ngoài mục đích trọng tâm làbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn cũng là cơ hội để bồidưỡng, rèn luyện cho giáo viên một số kỹ năng mềm như giao tiếp, ngôn ngữnói, kỹ năng quyết định, kỹ năng kiềm chế, tính chủ động trước đám đông vàtinh thần hợp tác, chia sẻ, thân thiện, tác phong sư phạm chuẩn mực của nhàgiáo trong cộng đồng và xã hội.

Tóm lại: Với kinh nghiệm “nâng cao năng lực, kĩ năng quản lý cho tổtrưởng, tổ phó tổ chuyên môn” như tôi trình bày ở trên có hiệu qủa rõ rệt đó là

giúp cho người tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có có năng lực quản lý điều hànhchuyên môn Người tổ trưởng đã tự tin, linh hoạt trong điều hành cuộc họp tổ;giáo viên phấn khởi, có trách nhiệm tham gia các cuộc họp tổ chuyên môn.

3.2 Nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn qua hoạtđộng sinh hoạt theo nghiên cứu bài học (NCBH) và sinh hoạt chuyên đề(SHCĐ).

Từ năm học 2020-2021, thực hiện theo công văn số 1315/BGDĐT-GDTHngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyênmôn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học của Bộ GDĐT.Tuy nhiên việc thực hiện chưa thành nền nếp, chưa đúng quy định, Tổ còn cắtxén nội dung hoặc thực hiện qua loa chiếu lệ Sau thời gian giám sát, theo dõihoạt động của tổ chuyên môn Tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn các bước tiến hànhsinh hoạt theo nghiên cứu bài học và theo chuyên đề như sau:

3.2.1 Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là tập trung đến việc họccủa học sinh và lĩnh hội kiến thức của học sinh Mỗi giáo viên khi nghiên cứubài học phải đặt ra vẫn đề để giải quyết vấn đề đó như thế nào trong bài học đónhư: Học sinh học thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nộidung và phương pháp, hình thức dạy học có phù hợp không? có gây hứng thúcho học sinh không? kết quả học tập của học sinh ra sao? Cần điều chỉnh gì vàđiều chỉnh như thế nào ?

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chúng ta không chăm chămvào để soi xét giờ dạy của giáo viên để phê bình, đánh giá, xếp loại mà qua dựgiờ giáo viên dự giờ phải khuyến kích người dạy tìm ra nguyên nhân các vấn đềcòn bất cập, hạn chế như tại sao học sinh A,B,C… chưa hoàn thành bài

Trang 10

A,B,C…? tại sao học sinh còn nói chuyện riêng, làm việc riêng, tại sao các bạntrong nhóm thiếu hợp tác, tại sao học sinh không có tinh thần xây dựngbài….với mục đích tạo cơ hội cho tất cả học sinh được tham gia vào quá trìnhhọc tập Qua việc dự giờ, sẽ giúp giáo viên phát hiện hạn chế, khó khăn của giờdạy một cách đầy đủ để điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức dạy họccho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình Việc SHCM theoNCBH tôi chỉ đạo tổ trưởng triển khai và phải được thực hiện theo các bước sau:

1) Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu+ Xác định mục tiêu:

Để xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần đạt được của bài học, giáoviên bán vào nội dung bài học Mục tiêu bài học phải phù hợp với lứa tuổi vàtrình độ học sinh, phù hợp với điều kiện thự tiễn

+ Tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy (Bài dạy minh họa)

- Xây dựng xây dựng kế hoạch bài dạy không phải do mình giáo viên dạynghiên cứu và thiết kế mà do tất cả giáo viên trong tổ cùng bộ môn thảo luận,xây dựng và đi đến thống nhất phương án tối ưu nhất.

- Khi xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên không vận dụng máy móc vàocác bước quy trình của sách giáo viên hoặc của sách giáo khoa mà phải dựa vàomục tiêu bài dạy và đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường.

- Giáo viên trong tổ tiến hành thảo luận nội dung bài học, các phươngpháp, hình thức, phương tiện, kỹ thuật dạy học đạt hiệu quả cao; cách tổ chứcdạy học, cách rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức đãhọc để giải quyết tình huống thực tiễn

- Khi trao đổi thảo luận, các giáo viên cần có phương án trước những khókhăn, những tình huống xảy ra trong tiết học và cách xử lý các tình huống đómột cách hiệu quả nhất.

- Sau khi giáo viên trong tổ cùng nghiên cứu trao đổi thảo luận về bài dạythì giáo viên dạy tiết thu ý kiến, chắt lọc ý kiến và phát triển…hoàn thiện kếhoạch bài dạy một cách đầy đủ và tốt nhất.

2) Tiến hành dạy bài học - bài giảng minh họa và dự giờ

- Sau khi kế hoạch hoàn thành, người dạy gửi kế hoạch cho tổ trưởngchuyên môn xem xét và duyệt trước khi thực hiện bài giảng.

- Các yêu cầu cụ thể của một giờ dạy minh họa phải thực hiện như sau:+ Chuẩn bị phòng học dạy minh họa phù hợp để đảm bảo chỗ ngồi chohọc sinh và vị trí quan sát cho người dự.

+ Tổ trưởng bố trí số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đônghoặc quá ít

+ Việc dự giờ, giáo viên dự trao đổi, không có thái độ khác thường đểkhông ảnh hưởng đến việc học của HS và không gây khó khăn, cản trở tâm lýcho người dạy minh hoạ.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w