1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Tư Nhân Và Hộ Kinh Doanh
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn Trần Thị Ngọc Hết
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM
Chuyên ngành Pháp Luật Chủ Thể Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, nhóm chúng em đã hoàn thành xong bài tiểu luận giữa kỳ với chủ đề: “Quy định pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh và hộ kin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

TRUNG TÂM TƯ VẤN & HỖ TRỢ SINH VIÊN

TIỂU LUẬN CÓ BÁO CÁO

MÔN: PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH

CHỦ ĐỀ:

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Ngọc Hết Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Lớp: DHLQT19BTT

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09, năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trước hết, nhóm 6 xin gửi tới các thầy cô Trường Đại học Công Nghiệp lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, nhóm chúng em đã hoàn thành xong bài tiểu luận giữa kỳ với chủ

đề: “Quy định pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh và hộ kinh doanh”

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của những sinh viên vừa hết năm nhất, bài báo cáo giữa kỳ này không thể tránh được những thiếu sót Nhóm 6 chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô để nhóm có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, khắc phục được những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm bài tiểu luận để có thể áp dụng tốt những kỹ năng ấy vào học tập cũng như công việc sau này

Nhóm 6 chúng em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2024

Trang 3

Mục lục:

I Mở đầu……… ……… 5

1 Giới thiệu chung……… 5

1.1 Tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế……… 5

1.2 Tầm quan trọng của hộ kinh doanh trong nền kinh tế……… 5

1.3 Mục đích của bài tiểu luận……… 5

2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu……… 5

2.1 Phạm vi nghiên cứu……… 5

2.2 Phương pháp nghiên cứu……… 5

II Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân……… 6

1 Khái niệm ……… .6

2 Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân……… 6

2.1 Chỉ do một cá nhân bỏ vốn thành lập và điều hành………6

2.2 Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân………6

2.3 Quản lí và điều hành trong doanh nghiệp tư nhân……….7

2.4 Tư cách pháp nhân……….7

2.5 Về phân phối lợi nhuận……… 7

2.6 Trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ……… 8

2.7 Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp tư nhân ……… … 8

2.8 Không được phát hành chứng khoán ………8

3 Thủ tục thành lập……….9

3.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân ……….9

3.2 Quy định về công bố thông tin doanh nghiệp……….9

4 Quản lí và kế toán………10

4.1 Quy định về quản lí tài chính……… 10

III Quy định pháp luật về hộ kinh doanh………11

1 Khái niệm và đặc điểm……… 11

2 Thủ tục thành lập của hộ kinh doanh……… 12

2

Trang 4

3 Quản lý và kế toán của hộ kinh doanh……… 13

IV So sánh giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh…15

1 Doanh nghiệp tư nhân ……….16

2 Hộ kinh doanh ……… 16

3 Điểm tương đồng và khác nhau giữa hai loại hình thức kinh doanh 17

4 Đánh giá tổng quan về lợi ích và hạn chế của kinh doanh tự do và hộ kinh doanh………18

VI Danh mục tài liệu tham khảo……… 19

Trang 5

TT Họ và tên MSSV Công việc phụ trách

Tiến độ hoàn thành

Thông tin liên lạc

1 Nguyễn Đăng Hào

(Nhóm trưởng) 23722441

Phụ trách điều hành nhóm

Tìm nội dung bài tiểu luận Làm biên bản họp nhóm

100%

SĐT:

0986312 76

Email:

nguyenha o211025

@gmail.c om

2 Đặng Quang Khải

(Thành viên) 23690581

Tìm nội dung bài tiểu luận, phụ trách phần word, chỉnh sửa bài, tổng hợp nội dung

100%

3 Trần Đăng Khoa

(Thành viên) 23738611

Tìm nội dung bài tiểu luận Thiết kế

(Thành viên)

23722441 Tìm nội dung bài

tiểu luận Làm slide PowerPoint 100%

Trang 6

I Mở đầu

1 Giới thiệu chung

1.1 Tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế

Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh

tế

1.2 Tầm quan trọng của hộ kinh doanh trong nền kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, kinh tế hộ kinh doanh là một lực lượng quan trọng, có vai trò đáng kể trong việc tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội khác

1.3 Mục đích của bài tiểu luận

Mục đích của bài tiểu luận này để giải quyết các vấn đề như sau

Làm rõ vai trò của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh trong nền kinh tế

Phân tích khung pháp lý hiện hành và các quy định liên quan

Xác định những khó khăn, hạn chế trong hệ thống pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tạo điều kiện cho khu vực này phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh

2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu trong Luật doanh nghiệp tại Việt Nam (Luật doanh nghiệp 2020) và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích pháp luật và so sánh các điều luật với nhau về quy định pháp luật về nhoanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, đưa ra các đánh giá khái

Trang 7

quát về những điều luật đang hiện hành

II Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

1 Khái niệm

Theo Điều 188-Luật doanh nghiệp 2020

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

2 Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

2.1 Chỉ do một cá nhân bỏ vốn thành lập và điều hành

Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu khác Thông thường, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ là người đại diện theo pháp luật với

tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, bị đơn, nguyên đơn và các nghĩa vụ liên quan trước tòa án để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

2.2 Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân

Nguồn vốn để vận hành doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ toàn bộ tài sản của người chủ Trong quá trình hoạt động, người chủ có thể tăng giảm nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp sao cho phù hợp Điều này được pháp luật quy định tại Khoản 3 – Điều 189- Luật doanh nghiệp 2020 Trong quá trình hoạt động chủ sở hữu có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu

tư của mình vào việc kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của công ty Đối với trường hợp vốn đầu tư đã đăng ký cao hơn vốn đầu tư hiện tại thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trước đó Do đó, không có giới hạn nào giữa tài sản đưa vào kinh doanh

6

Trang 8

và phần vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân Nghĩa là không thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của chính doanh nghiệp

tư nhân đó

Hiện này không có vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân Vốn đăng ký kinh doanh của cty tư nhân được gọi là vốn đầu tư được chủ doanh nghiệp tự đăng ký Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có nghĩa vụ đăng ký chính xác

số vốn đầu tư và nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng hay các loại tài sản khác Đối với trường hợp, vốn bằng tài sản khác, thì phải ghi rõ loại tài sản gì, số lượng và giá trị đó là bao nhiêu

2.3 Quản lí và điều hành trong doanh nghiệp tư nhân

Một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp

có toàn quyền quyết định Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ

sở hữu, nên mọi quyền quyết định liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp sẽ do người chủ quyết định Điều này đồng nghĩa với việc, người chủ sẽ là người đại diện về mặt pháp luật cho doanh nghiệp

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty Đối với các trường hợp thuê người khác làm Giám đốc để quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.4 Tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, nguyên do vì tài sản của doanh nghiệp không có sự tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ doanh nghiệp Tiêu chuẩn đầu tiên để xác định tư cách pháp nhân chính

là tính độc lập về tài sản theo đó tài sản của doanh nghiệp phải tách bạch, riêng biệt trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp Nhưng doanh nghiệp tư nhân, tài sản mà cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp, vì vậy không thỏa mãn tiêu chuẩn quan trọng này Do đó, doanh nghiệp tư nhân không hội tụ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản để có được tư cách pháp nhân

2.5 Về phân phối lợi nhuận

Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đều thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp

Trang 9

sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và các bên thứ ba Đây cũng là một ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân Người được thuê điều hành cũng không có quyền đòi hỏi một số % nhất định trong số lợi nhuận thu được nếu hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê điều hành không đề cập tới Tuy nhiên, việc một cá nhân

có quyền hưởng mọi lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó phải chịu mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ Đây là điểm hạn chế lớn nên không ít nhà đầu tư không muốn lựa chọn loại hình này

2.6 Trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ

Doanh nghiệp tư nhân chính là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp Khác với các hình thức góp vốn của nhiều chủ sở hữu tại các loại hình công ty khác, doanh nghiệp tư nhân có số vốn đầu tư thuộc duy nhất sỡ hữu của

cá nhân là chủ doanh nghiệp Đây là loại hình doanh nghiệp rất phù hợp với các cá nhân muốn tự chủ, độc lập trong kinh doanh, tự quyết định và

tự chịu trách nhiệm trong tất cả hoạt động kinh doanh của bản thân và của doanh nghiệp

2.7 Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được thành lập và góp vốn bởi một cá nhân Do

đó, chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân vừa là người nắm quyền quản

lý, cũng là người điều hành đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty Chủ công ty tư nhân không chỉ là người sở hữu mà còn là người đại diện theo pháp luật của công ty trong các giao dịch và thủ tục pháp lý Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh

2.8 Không được phát hành chứng khoán

Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn để thành lập, mua cổ phần hay phần vốn góp trong các loại công ty khác như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty cổ phần

8

Trang 10

3 Thủ tục thành lập

3.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện chung

Tên doanh nghiệp: không bị trùng, không gây nhầm lẫn đối với doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước, Tên doanh nghiệp bao gồm 3 loại tên: tên công ty tiếng Việt, tên công ty tiếng nước ngoài, và tên công ty viết tắt

Trụ sở chính của công ty: được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư, trừ những tầng có chức năng thương mại thì phải có văn bản xác định chứng minh

Ngành nghề kinh doanh: đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh Vốn đầu tư của doanh nghiệp tự nhân: đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Chủ doanh nghiệp: không vi phạm theo điều cấm của Luật doanh nghiệp hiện hành

Điều kiện riêng

Do một cá nhân duy nhất làm chủ

Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân

3.2 Quy định về công bố thông tin doanh nghiệp

Theo Điều 32-Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân phải công bố các thông tin sau:

Nội dung đăng ký doanh nghiệp: Bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ

sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật

Trang 11

Các thay đổi về nội dung đăng ký: Khi có bất kỳ thay đổi nào về thông

tin đăng ký, doanh nghiệp phải cập nhật thông tin mới trong thời hạn quy định

Báo cáo tài chính: Doanh nghiệp phải lập và công bố báo cáo tài chính

định kỳ theo quy định của pháp luật

Thông tin về cổ đông (nếu có): Đối với doanh nghiệp tư nhân có cổ

đông, thông tin về các cổ đông cũng phải được công bố

4 Quản lí và kế toán

4.1 Quy định về quản lí tài chính

Sổ sách kế toán: Doanh nghiệp tư nhân phải lập và sử dụng sổ sách kế

toán theo đúng quy định của pháp luật Sổ sách kế toán phải phản ánh đầy

đủ, trung thực và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Báo cáo tài chính: Định kỳ, doanh nghiệp phải lập và công bố báo cáo

tài chính theo quy định Báo cáo tài chính phải được kiểm toán nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định

Quản lý vốn: Doanh nghiệp phải quản lý vốn một cách hiệu quả, đảm

bảo đủ vốn để hoạt động và không được sử dụng vốn vào mục đích trái pháp luật

Quản lý tài sản: Doanh nghiệp phải quản lý tài sản một cách cẩn trọng,

bảo đảm tài sản được sử dụng hiệu quả và có giá trị

4.2 Quy định về thuế

Nghĩa vụ thuế: Doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ nộp các loại thuế theo

quy định của pháp luật, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân (đối với chủ doanh nghiệp),

Khai báo thuế: Doanh nghiệp phải khai báo thuế đúng hạn và đầy đủ

theo các mẫu biểu quy định

Nộp thuế: Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế đã khai báo vào các thời

điểm quy định

Hóa đơn, chứng từ: Doanh nghiệp phải lập hóa đơn, chứng từ đầy đủ

cho mọi giao dịch kinh doanh

10

Trang 12

III Quy định pháp luật về hộ kinh doanh

1 Khái niệm và đặc điểm

Định nghĩa của hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Theo điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký

hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh Chung quy lại hộ kinh doanh được hiểu là một hình thức kinh doanh đơn giản, do một cá nhân hoặc các thành viên trong một hộ gia đình đăng ký thành lập Chủ hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh

Các đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh

Người được thành lập hộ kinh doanh: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh

Quyền của hộ kinh doanh: theo Điều 80 của Nghị định 2021 về đăng ký doanh nghiệp quyền của hộ kinh doanh được quy định như sau:

1 Hộ kinh doanh được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, được chủ động lựa chọn ngành nghề địa điểm kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng, được ký hợp đồng tuyển dụng thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật

2 Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

và các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan

3 Chủ hộ kinh doanh có quyền thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh Nhưng chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký tham gia hộ kinh doanh vẫn phải

Ngày đăng: 02/01/2025, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w