Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định thanh toán không dùng tiền mặt của xã hội Việt Nam hiện nay, nhómnghiên cứu lựa chọn góc nhìn nghiên cứu qua việc tìm hi
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN CỨU
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOAHỌC
ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN CỨU
Trang 3Như vậy, Phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến là xu thế tất yếu mà mọi quốc giađang cần phải hướng tới, không chỉ vì những lợi ích to lớn nó đem lại cho nền kinh
tế - xã hội quốc gia mà nó còn là điều kiện thuận lợi để hội nhập hóa kinh tế toàncầu Chúng ta có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nói chung và
sự phát triển của hoạt động thanh toán trực tuyến nói chung có ý nghĩa quantrọng đã tạo điều kiện và thúc đẩy sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóaphát triển, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơnchính bởi vai trò và lợi ích của thanh toán trực tuyến đem lại Đặc biệt, sự pháttriển này đã tạo nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt rất lớn trong cộng đồnggiới trẻ Nghiên cứu về quyết định sử dụng phương thức thanh toán không dùngtiền mặt (thanh toán trực tuyến) là rất cần thiết cho những ứng dụng thanh toán
Trang 4công nghệ số ngày nay Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định thanh toán không dùng tiền mặt của xã hội Việt Nam hiện nay, nhómnghiên cứu lựa chọn góc nhìn nghiên cứu qua việc tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định thanh toán không dùng tiền mặt của giới trẻ thông qua đề tài “Nhữngyếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán không dùng tiền mặt của giới trẻ TP.HCM” để nhận diện và mô tả những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của giới trẻ
TP HCM trong quá trình sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp những cứ luận khoa học trong quyết định
sử dụng thanh toán không tiền mặt, cũng như đem lại giá trị thự ctiễn thiết thựccho doanh nghiệp trong chiến lược xây dựng những ứng dụng công nghệ số tươngthích
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể thực hiện mục tiêu cụ thể trên, câu hỏi nghiên cứu nhằm định hướng cho
đề tài đã được nhóm đề xuất như sau:
a Thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt hiện nay củagiới trẻ TP HCM diễn ra như thế nào?
b Có những yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng thanh toán không tiềnmặt của giới trẻ?
c Giải pháp nào để giới trẻ TP Hcm có thể sử dụng các phương thức thanh toánhợp lý?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 5Để thực hiện được nghiên cứu “Giới trẻ thanh toán không dùng tiền mặt tại TP.HCM hiện nay”, nhóm đã tiến hành khảo sát những sinh viên thuộc trường Đại họcCông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và xung quanh trường cao đẳng FPTPolytechnic , cũng như các trung tâm của nhiều dịch vụ và hoạt động thương mại
có tại TP HCM Trong đó đối tượng phân tích chính của đề tài này là những tácđộng ảnh hưởng đến việc thanh toán không dùng tiền mặt của giới trẻ tại TP HCMhiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu dự kiến được thực hiện từ 19/08/2023 đến 10/12/2023
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh Trongnghiên cứu này nhóm chỉ khảo sát trên đối tượng là các bạn trẻ đang sinh sống tại
TP HCM
- Nội dung: Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán không sử dụng tiền mặt của giới trẻTP.HCM ở các khía cạnh cụ thể sau: Khảo sát thực trạng sử dụng các phương thứcthanh toán không tiền mặt hiện nay của giới trẻ TP HCM Từ đó, đề xuất giải phápnào để giới trẻ TP HCM có thể sử dụng các phương thức thanh toán hợp lý
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thanh toán không dùng tiền mặt qua các ứng dụng (App) giúp cho người dùngthanh toán nhanh , dễ dàng và có lịch sử giao dịch giúp thống kê số tiền cho ngườidùng biết được đã sử dụng bao nhiêu trong ngày, tuần, tháng, năm
Với giới trẻ đang tiếp cận các kỹ thuật số hiện nay thì các ứng dụng thanh toán từngân hàng , app rất dễ dàng khi quên không mang tiền mặt theo bên người Cácứng dụng này có thể thanh toán mọi nơi, đặc biệt là qua các sàn thương mại điện tử,hay dễ dàng hơn khi thanh toán học phí
Nâng cao hiểu biết về việc thanh toán không dùng tiền mặt Nghiên cứu này sẽgiúp cho giới trẻ hiện nay biết cách sử dụng phương thức thanh toán không sửdụng tiền mặt một cách hợp lý Từ đó hỗ trợ cho các học sinh, sinh viên tránh việclạm dụng thanh toán không dùng tiền mặt ở nơi không phù hợp, nhận thức rõ vềmặt lợi và mặt hại của việc thanh toán không sử dụng tiền mặt hiện nay
Nghiên cứu này đóng góp một phần không nhỏ vào việc thống kê một phần sốlượng giới trẻ tại địa bàn Hồ Chí Minh thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tìm
Trang 6đẩy mạnh khai thác, kết nối dữ liệu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thúcđẩy phát triển xã hội và lan toả thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi mặt đờisống, kinh tế xã hội.
Trang 7TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm giới trẻ
Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởngthành” [29, tr 1029] Khái niệm này có thể hiểu là thanh niên là những người vẫncòn trong độ tuổi trẻ, nhưng đang ở giai đoạn cuối của quá trình trưởng thành Điềunày ngụ ý rằng họ đã trải qua một phần giai đoạn phát triển tuổi trẻ và đang chuẩn
bị bước vào giai đoạn trưởng thành
Thanh niên, định nghĩa của đồng chí Vũ Trọng Kim (2021) trong cuốn sách vềcông tác thanh niên thời kỳ mới, “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặcthù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiếtvới mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, cóvai trò lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của
xã hội”
Từ các định nghĩa trên nhóm nghiên cứu rút ra định nghĩa rằng rằnggiới trẻ làngười nằm trong lứa đội trẻ, bao gồm những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 Độtuổi phát triển tâm lý, sinh lý, thể chất, tinh thần Những người đang hoàn thiệnmình để có một nhận thức viên mãn, tương thích với đa đa số cộng đồng Giới trẻ
có quan hệ gắn bó mật thiết kế với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội và tham gia trongmọi lĩnh vực hoạt động xã hội
1.2 Khái niệm tiền mặt
Tiền mặt được định nghĩa rất khác nhau trên mỗi khía cạnh (đối với các NHTM đối với nền kinh tế nói chung, theo nghĩa rộng - theo nghĩa hẹp) Tuy nhiên, nhìnchung trong nội dung đang nghiên cứu dưới đây, tiền mặt có thể được hiểu là cácloại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành Tiền mặt
-là một hình thức của tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưuthông và cất giữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chếtài chính trung gian đặc thù
1.3 Khái niệm thanh toán
Theo luật sư Nguyễn Văn Dương (2022) thanh toán là sự chuyển giao tài sản củamột bên (cá nhân hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi traođổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý
Tạp chí The Economic Times (2023) định nghĩa rằng thanh toán là việc trao đổitiền, hàng hóa, dịch vụ lấy hàng hóa, dịch vụ với số tiền mà hai bên có thể chấpnhận được và đã được thỏa thuận trước, có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc,chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc thậm chí là tiền điện tử.Tóm lại, thanh toán được nhóm nghiên cứu có định nghĩa là sự trao đổi tài sản từ
tổ chức, cá nhân này sang tổ chức, cá nhân kia trong quá trình thực hiện một giaodịch thanh toán có ràng buộc pháp lý
1.4 Khái thanh toán dùng tiền mặt
Trang 8Nguyễn Văn Dương (2022), Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sửdụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trongcác giao dịch thanh toán.
1.5 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán trực tuyến)Thanh Hoa (2019),Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán hànghoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được thi hành bằng cách tríchtiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặcbằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán
Nguyễn Đại Lai (2020),Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán
sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử,MobileBanking, InternetBanking hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chứctín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệhiện nay
Tóm lại, thanh toán không dùng tiền mặt được nhóm nghiên cứu có định nghĩalàhình thức thanh toán sử dụng ứng dụng công nghệ số Ngoài ra, cách thức thanhtoán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt Việc thanh toán được thực hiệnbằng trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan phải thanh toán.Phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt dựa vào các chứng từ hợppháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc, để trích chuyển vốn tiền tệ từ tàikhoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác ở Ngân Hàng
2 Lý thuyết liên quan
2.1 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt của giới trẻ TP HCM hiệnnay
Minh Huy (2022), có thể thấy, thế hệ Z đã định hình nên thói quen thanh toán thời4.0 Theo khảo sát của Visa, 57% người tiêu dùng Việt hiện có tới ba ứng dụng víđiện tử trên điện thoại, 55% người tiêu dùng ưa thích các ứng dụng có thể thựchiện tất cả các giao dịch Kết quả thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy,trong 8 tháng đầu năm 2022, thanh toán trên thiết bị di động tăng 107% về sốlượng và 92% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái
Các ví điện tử, ứng dụng hỗ trợ thanh toán hiện đại trên smartphone ngày càngđược các bạn trẻ yêu thích nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng Mới nhất, Google cũngđưa ứng dụng thanh toán số Google Wallet vào hoạt động tại thị trường Việt Nam.Với mức độ phổ biến của Google thì ứng dụng này sẽ mau chóng chiếm sóng trongcác hoạt động thanh toán hàng ngày của giới trẻ Việt Nam
Chủ thẻ tín dụng cũng có thể dễ dàng liên kết thẻ với các nền tảng thương mại điện
tử như Tiki, Shoppe, Lazada, các ứng dụng đặt xe công nghệ như Grab, Gojek, Behay kể cả các website bán hàng của rất nhiều đơn vị để thực hiện thanh toán đơnhàng trực tuyến
Giới trẻ chuộng thanh toán số - VnExpress Kinh doanh
Trang 9Kim Thanh (2023) trong bài báo “Giới trẻ là động lực thúc đẩy chuyển đổi số vàthanh toán không dùng tiền mặt” đã đứ radữ liệu thống kê của Momo, có khoảng51,3% khách hàng từ 18-27 tuổi đã chọn MoMo là phương thức thanh toán trênCổng dịch vụ công Quốc gia và 45,8% khách hàng trẻ trong độ tuổi này cũng sửdụng MoMo để thanh toán các dịch vụ hành chính công Ông Nguyễn Bá Diệp,nhà sáng lập Momo, tại Hội thảo “Thúc đẩy dịch vụ công và Thanh toán khôngdùng tiền mặt”đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giới trẻ trong việc thực hiện chủtrương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia Ông cho rằng giới trẻ chính là nhómngười dùng chủ lực trong quá trình chuyển đổi số, nhất là dịch vụ công, dựa vào 3yếu tố bao gồm khả năng tiếp thu thông tin công nghệ nhanh chóng, thường xuyên
sử dụng dịch vụ trực tuyến và xu hướng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội vàhướng dẫn người thân sử dụng Do đó, nếu tập trung vào khách hàng từ 18-27 tuổithì quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sẽ tiến triển nhanh hơn
Minh Phương (2023) trong bài báo “Giới trẻ bắt kịp nhanh với xu hướng ngânhàng số” Nếu so mốc 8 tháng của năm ngoái, số lượng giao dịch thanh toán khôngdùng tiền mặt (TTKDTM) trong 8 tháng năm nay đã tăng 49,71%; giao dịch quakênh Internet tăng tăng 62,25% về số lượng và 5,65% về giá trị; qua kênh điệnthoại di động tăng tương ứng 61,43% và 9,46%; qua phương thức QR code (mãphản hồi nhanh) tăng 112,71% và 11,18%; qua POS tăng 23,24% và 23,45%; giaodịch qua thẻ tăng 15,48% và 23,41%
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết: Khách hàngtrẻ đang là đối tượng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.Hiện, nhóm khách trẻ chiếm hơn 50% tập khách hàng trung cấp của Vietcombank
“Giới trẻ luôn yêu thích và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, có hứng thú với côngnghệ số, mong muốn khẳng định phong cách cá nhân và sự độc lập của mình Do
đó, Vietcombank chú trọng vào việc phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng để đápứng những nhu cầu riêng của nhóm này trên tất cả các kênh, đặc biệt kênh số; pháttriển thẻ phi vật lý, sử dụng thanh toán tích hợp vào điện thoại di động, phát hànhthẻ trong vài giây Đồng thời, các sản phẩm này còn hỗ trợ người trẻ trong việcquản lý tài chính cá nhân, lập kế hoạch tương lai, tạo bước khởi đầu vững chắctrong cuộc sống, sự nghiệp”, bà Nguyễn Thị Kim Oanh chia sẻ
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định: Việt Nam còn có rấtnhiều dư địa phát triển TTKDTM nói chung Hiện nay, vẫn còn 10 - 11%, trongkhi Chính phủ yêu cầu dưới 10% Đây là chỉ tiêu quan trọng phấn đấu trong thờigian tới Theo số liệu, năm 2022, thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch cá nhâncủa Việt Nam vẫn chiếm đến 47%, tương đương Indonesia Rõ ràng, còn nhiều dưđịa để giảm thanh toán bằng tiền mặt xuống bằng Malaysia, Ấn Độ (30%)
Trang 102.2 Các nghiên cứu liên quan trước đề tài
2.2.1 Nghiên cứu của S Taylor, P Todd, 1995 Decomposition and crossovereffects in the theory of planned behavior: A study of consumer adoptionintentions
S Taylor, P Todd, 1995 Trong đề tài “Decomposition and crossover effects in thetheory of planned behavior: A study of consumer adoption intentions” đã xây dựng
mô hình nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và lýthuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để dự đoán quyết định hành vi của người tiêudùng Các nhân tố được đưa vào mô hình bao gồm: thái độ, chuẩn chủ quan vànhận thức kiểm soát hành vi, trong đó nhân tố thái độ bị ảnh hưởng bởi nhận thứchữu ích và nhận thức dễ sử dụng Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, ngoàinhững nhân tố có trong các mô hình này còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng
2.2.2 V Venkatesh, M.G Morris, G.B Davis, et al, 2003 User acceptance ofinformation technology: Toward a unified view
V Venkatesh và cộng sự, 2003 Trong đề tài “ User acceptance of informationtechnology: Toward a unified view” đã chỉ ra các phản ứng cá nhân trong việc sửdụng công nghệ tác động trực tiếp đến ý định sử dụng của cá nhân, tiếp đến tácđộng đến việc sử dụng thực tế Cụ thể, các phản ứng liên quan đến: hiệu quả kỳvọng; nỗ lực kỳ vọng ; an toàn và bảo mật; chi phí cảm nhận; danh tiếng nhà cungcấp và ảnh hưởng xã hội
2.2.3 B.T Men, P.D Anh, D.T Thuy, 2020 Factors influencing the decision touse E-wallets among young consumers in Hanoi
D.P Nguyen, 2021 Research on the impact of factors on the decision to makeonline payments on E-commerce platforms among young people in HanoiB.T Men và cộng sự, 2020 Trong đề tài “ Factors influencing the decision to useE-wallets among young consumers in Hanoi” đã sử dụng TAM kết quả cho thấy,cảm nhận về tính hữu dụng của dịch vụ, sự thuận tiện trong thanh toán và lòng tinđối với dịch vụ là các tác nhân chính giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán qua víđiện tử D.P Nguyen, 2021 Trong đề tài “Research on the impact of factors on thedecision to make online payments on E-commerce platforms among young people
in Hanoi” cũng chỉ ra 5 nhân tố tác động lên quyết định sử dụng thanh toán trựctuyến khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử của giới trẻ Hà Nội, gồm: nhậnthức rủi ro, nhận thức kiến thức, nhận thức tài chính, ảnh hưởng xã hội và nhậnthức tiện lợi
2.2.4 T.T.K Tram, 2022 Factors influencing the intention to use cashlesspayments among residents in districts of Thua Thien Hue province
Kế thừa và phát triển nghiên cứu của V Venkatesh và cộng sự, 2003 Useracceptance of information technology: Toward a unified view T.T.K Tram, 2022trong đề tài “Factors influencing the intention to use cashless payments amongresidents in districts of Thua Thien Hue province” đã nghiên cứu lý giải các yếu tốảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở các
Trang 11huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả cho thấy, ý định sử dụng thanh toánkhông dùng tiền mặt của người dân ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế chịuảnh hưởng cùng chiều bởi: điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội,nỗ lực kỳ vọng vàhiệu quả kỳ vọng, nhưng có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro cảm nhận.
2.2.5 Nghiêm cứu của Trần Nguyễn Minh Hải Nguyễn, Nguyễn Ngọc BảoPhương, Ngô Thị Thu Anh, Nguyễn Thu Trang, Vũ Ngọc Tùng, 2022 Ảnhhưởng của ví điện tử đến thói quen tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trần Nguyễn Minh Hải Nguyễn, Nguyễn Ngọc Bảo Phương, Ngô Thị ThuAnh, Nguyễn Thu Trang, Vũ Ngọc Tùng trong đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của
ví điện tử đến thói quen tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” đãkhảo sát bằngbảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ đối với 482 người dùng Kết quả phântích nhân tố khám phá chỉ ra sáu yếu tố then chốt ảnh hưởng tích cực đến thói quentiêu dùng của người dân tại TP.HCM, bao gồm: (i) Kỳ vọng sản phẩm; (ii) Khảnăng sử dụng công nghệ; (iii) Ảnh hưởng xã hội; (iv) Tính bảo mật; (v) Tính hữuích; và (vi) Đa dạng dịch vụ Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt về thói quen
sử dụng VĐT theo độ tuổi; theo đó, nhóm tuổi từ 25-32 có thói quen sử dụng VĐTcao hơn các nhóm tuổi còn lại Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các khuyếnnghị nhằm khuyến khích người dân tại TP.HCM sử dụng ví điện tử nói riêng,thanh toán không dùng tiền mặt nói chung
2.2.6 Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Anh, Đặng Thị Thùy Linh, Đỗ NgọcDiệp, Trần Hoàng Mai, 2023 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngthanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của thế hệ Gen Z trên địabàn Thành phố Hà Nội
Phạm Thị Ngọc Anh, Đặng Thị Thùy Linh, Đỗ Ngọc Diệp, Trần Hoàng Mai trong
đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán trựctuyến trên sàn thương mại điện tử của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố HàNội” đã khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 1/2023 tới tháng 2/2023 từ 315đối tượng Gen Z đang học tập và sinh sống trên địa bàn, và sử dụng hồi quy tuyếntính để kiểm định các nhân tố Kết quả cho thấy hiệu quả kỳ vọng, ảnh hưởng xãhội, niềm tin vào nhà bán lẻ và tiện ích bổ sung có tác động tích cực, ngược lại thóiquen sử dụng tiền mặt có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng hình thức thanhtoán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thànhphố Hà Nội Trên cơ sở này, nhóm tác giả đề xuất nâng cao chất lượng củaphương thức thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử
[95f4f8e5_2521-Số 255-T8.2023-Phạm Thị Ngọc Anh và cộng sự- Các nhân tốảnh hưởng đến quyết định sử dụng tanh toán trực tuyến.pdf (hvnh.edu.vn)]
Trang 122.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán không dùngtiền mặt được sử dụng từ các nghiên cứu liên quan trước đó
9 Sự thuận tiện trong thanh toán
10 Danh tiếng nhà cung cấp
11 Ảnh hưởng xã hội
12 Lòng tin đối với dịch vụ
13 Niềm tin vào nhà bán lẻ
14 Thói quen sử dụng tiền mặt
Mô hình TAM (Technology Acceptance Model) cho rằng sự chấp nhận của ngườidùng đối với hệ thống mới phụ thuộc vào ý định sử dụng, được ảnh hưởng bởiniềm tin của họ vào hệ thống, nhận thức về tính hữu ích và độ dễ sử dụng Mô hìnhnày được xây dựng dựa trên mô hình dự đoán ý định sử dụng dịch vụ điện tử củaFeatherman và Pavlou (2003) và bổ sung bởi các yếu tố như sự lạc quan thiên vị vàthông tin về thanh toán trực tuyến
Trang 13Hình 1 Mô hình Tam2.5.2 Mô hình UTAUT
Anh, P T N., Linh, Đ T T., Diệp, Đ N., & Mai, T H, 2023 Các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện
tử của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Mô hình UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) xácđịnh bốn yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng công nghệ, bao gồmhiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi Môhình đã được mở rộng thành UTAUT2 bằng việc bổ sung các yếu tố động lực, giátrị của giá cả và thói quen Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài các yếu tố trong môhình UTAUT, các yếu tố như ảnh hưởng của người nổi tiếng, ưu đãi tài chính,nhận thức về rủi ro và giới tính cũng có tác động đáng kể đến ý định sử dụng côngnghệ.Nghiên cứu này sử dụng mô hình UTAUT để xác định các yếu tố ảnh hưởngquyết định việc người tiêu dùng chấp nhận hoặc từ chối việc thanh toán trực tuyếntrên các sàn thương mại điện tử