Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, ph}p biện chứng khái quát thành nguyên t"c toàn di%n với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau: Thứ nhất,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII - TP.HCM)
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Tiểu luận học phần Triết học Mác – Lênin
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Sinh viên thực hiện : Lý Thanh Thảo
TP HỒ CHÍ MINH – 2021
Trang 2-Về hình thức:
-Mở đầu:
-Nội dung:
-Kết luận:
Tổng:
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2
1.1.1 Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan 2
1.1.2 Nguyên tắc toàn diện 2
1.1.3 Nguyên tắc phát triển 3
1.1.4 Nguyên tắc lịch sử cụ thể 3
1.2 Tiếp cận ô nhiễm môi trường rác thải từ góc độ duy vật biện chứng….4 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm ô nhiễm môi trường rác thải 4
1.2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường rác thải 5
1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường rác thải đến đời sống xã hội 6
Chương 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 7
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh 7
2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh 7
2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh 8
Chương 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9
3.1 Nâng cao ý thức của người dân 9
3.2 Hoàn thiện hệ thống xử lý rác thải 10
3.3 Nâng cao quản lý của các cơ quan lãnh đạo 10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với tốc độ phát triển nhanh của xã hội Hiện nay, rác thải ngày càng được sinh ra nhiều hơn Nhiều rác thải cũng đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm trọng hơn.Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đang là vấn đề nhức nhối đối với mỗi quốc gia và Việt Nam cũng đang là một trong những nước có tình trạng ô nhiễm cao Có rất nhiều loại rác thải như rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác thải công nghiệp và rác thải y tế… Các loại rác này chứa đầy những chất gây độc cho môi trường và con người nhưng chúng ta vẫn thờ ơ mỗi ngày Ô nhiễm môi trường từ rác thải ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người, làm ô nhiễm không khí, biến đổi tính chất của môi trường tự nhiên Theo thực tế, có thể thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường, nó không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên Vì thế, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay cần được Đảng và nhà nước ta quan tâm trong chiến lược phát triển về kinh tế và xã hội Chúng ta cần bảo vệ môi trường vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của mỗi chúng ta, nếu không có môi trường thì chúng ta sẽ không thể tồn tại được
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố đông dân nhất của Việt Nam Nền kinh tế phát triển vô cùng mạnh mẽ và tập trung nhiều khu công nghiệp trọng điểm lớn nhất cả nước Tuy nhiên, do là một thành phố công nghiệp, tập trung đông dân cư vì vậy nơi đây xảy ra rất nhiều vấn nạn ô nhiễm môi trường cần được nhanh chóng khắc phục Nhìn vào thực trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì thành phố Hồ Chí minh không còn lộng lẫy như tưởng tượng trong tiềm thức của con người Việt Nam Người dân đã không còn xa lạ gì với những dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, dọc hai bên đường đầy rác thải nhựa, nhiều bãi rác chất đống, túi nilon không thể phân hủy nằm rải rác khắp nơi…Các dịch bệnh xuất phát từ môi trường cũng gia tăng, các bệnh về đường hô hấp do hít phải khí thải độc hại cũng không ngừng tăng nhanh Có thể thấy, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đó chính là rác thải Rác thải được sản sinh từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người, cũng như trong quá trình sản xuất, mua bán hằng ngày Mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác thải ra môi trường Do đó nếu không có biện pháp xử lý chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và con người Hiện nay, môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên càng ô nhiễm do lượng lớn rác thải, vì thế chúng ta cần làm rõ và sớm có biện pháp xử lý kịp thời
Vì những lý do trên em xin chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn triết học Mác – Lênin
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.1.1 Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tn trọng tnh khch quan kt hp vi pht huy tnh nng đ ng ch! quan Cụ thể, trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không sẽ gây ra những hậu quả tai hại khôn lường Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có
Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của
nó Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, y lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo , phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưzng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay, coi trọng việc giữ gìn, r{n luyện ph|m chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm
sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học
1.1.2 Nguyên tắc toàn diện
Cơ sở hình thành nên nguyên tắc toàn diện là nội dung của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến, chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong thế giới Do vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, ph}p biện chứng khái quát thành nguyên t"c toàn di%n với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức
và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem x}t đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên
hệ của chỉnh thể đó, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó Tức là trong chỉnh thể thống nhất của tổng hòa những quan hệ muôn v~ của sự vật ấy với những sự vật khác Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy,
Trang 6nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng
Thứ ba, cần xem x}t đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp , trong
không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai
Cuối cùng, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem x}t dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp gh}p vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)
1.1.3 Nguyên tắc phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ k}m hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển Khi nghiên cứu nguyên lý
về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên t"c pht tri&n, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đ|y hoặc kìm hãm sự phát triển đó Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới Cuối cùng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần phải x}t sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động và trong sự biến đổi của nó
1.1.4 Nguyên tắc lịch sử cụ thể
Từ quan niệm phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ, thực chất của phát triển là sự phát sinh đối tượng mới phù hợp với quy luật tiến hóa và sự diệt vong của đối tượng cũ đã trở nên lỗi thời Điều này làm xuất hiện nên nguyên t"c lịch sử, cụ th& Nguyên tắc này cần xem x}t sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó
Trang 7Như vậy, đối tượng mới chỉ là cái phù hợp với khuynh hướng tiến bộ của lịch
sử, có tiền đồ rộng lớn, đối tượng cũ là cái đã mất - vai trò tất yếu lịch sử, ngày càng
đi vào xu hướng diệt vong Bởi vì:
Một là, x}t từ mối quan hệ giữa đối tượng mới và hoàn cảnh thì đối tượng mới
có kết cấu và chức năng thích ứng với điều kiện mới đã biến đổi , đối tượng cũ chỉ gồm các loại yếu tố và chức năng không còn phù hợp với hoàn cảnh đã biến đổi, xu thế diệt vong là không thể cứu vãn
Hai là, x}t mối quan hệ giữa đối tượng cũ và đối tượng mới thì đối tượng mới
là cái đã manh nha nảy mầm từ trong lòng đối tượng cũ, là cái phủ định những tiêu cực trong đối tượng cũ, đồng thời bảo lưu được những cái hợp lý, thích hợp với điều kiện mới và bổ sung nội dung mới chưa có ở đối tượng cũ Hai phương diện trên là nguyên nhân có sức mạnh to lớn làm cho đối tượng mới về bản chất có thể vượt qua đối tượng cũ
Trong lĩnh vực lịch sử xã hội, đối tượng mới là kết quả của hoạt động sáng tạo theo hướng tiên tiến của xã hội, về cơ bản phù hợp với lợi ích và nhu cầu của đông đảo nhân dân, có khả năng bảo vệ được nhân dân, do vậy nó tất yếu chiến thắng đối tượng cũ Đặc biệt, trong thời k• diễn ra những biến động xã hội lớn, sự chiến thắng của đối tượng mới trước đối tượng cũ biểu hiện rất rõ
1.2 Tiếp cận ô nhiễm môi trường rác thải từ góc độ duy vật biện chứng
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm ô nhiễm môi trường từ rác thải
a Khái niệm ô nhiễm môi trường rác thải
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường
Rác thải là các chất thải hay các chất con người không sử dụng và thải ra môi trường Chúng có thể là giấy, túi, bao bì đựng thức ăn, ly nhựa Rác thải được sản sinh từ cuộc sống sinh hoạt, trong quá trình sản xuất kinh doanh hằng ngày của con người…mỗi ngày có hàng tấn rác thải đủ loại thải ra môi trường, nếu không có biện pháp xử lý chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Từ hai khái niệm trên, có thể thấy được rằng rác thải chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Rác thải đã tác động trực đến môi trường và làm cho môi trường bị ô nhiễm Vậy nhiễm mi trường rc thải chính là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm do rác thải, nguồn gốc xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày, trong quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của con người
b Đặc điểm ô nhiễm môi trường rác thải
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, dân số ngày càng gia tăng, cùng với
đó là lượng rác thải cũng tăng không đáng kể Rác thải không được xử lý trực tiếp thải ra môi trường, không còn xa lạ gì với hai bên đường đầy các chai nhựa, túi nilon, các loại vỏ bánh, thậm chí là xác động vật đang phân huy… Cụ thể, mỗi khi
Trang 8trời mưa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đọng nước trên các tuyến đường cũng chính là do rác trôi đi làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước
Trên dòng sông thì rác thải trôi nổi lềnh bềnh, trong đó có cả các loại chai nhựa thuốc trừ sâu do các hộ dân tiện tay vứt đi Đặc biệt, trong các chợ truyền thống rác thải chất thành đống và bốc mùi hôi thối làm cho mỗi người dân đi qua đều ngao ngán Hơn thế nữa, rác tồn động lâu ngày sinh ra các mầm bệnh, vi rút… nguy hiểm cho con người và động vật…
Như vậy rác thải hiện diện khắp mọi nơi dù là từ thành thị đến nông thôn, gây mất cảnh quan, bốc mùi hôi nồng nặc, làm biến đổi môi trường đất, biến đổi tính chất của nước và không khí gây ra hiện tượng ô nhiễm nặng nề
1.2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường rác thải
Nguyên nhân khch quan của ô nhiễm môi trường từ rác có thể là do việc
tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chức năng lãnh đạo đối với việc bảo vệ môi trường chưa được nâng cao Các quy định, quy tắc xử phạt chưa thật sự nghiêm khắc Bênh cạnh đó, hệ thống xử lý rác thải chưa được đầu tư nên các cơ quan lãnh đạo càng làm ngơ Ý thức bảo vệ môi trường k}m lại không có các biện pháp tuyên truyền cũng như nhắc nhở, xử phạt phù hợp để thay đổi thói quen xấu này gây ra một môi trường đầy rác thải
Nguyên nhân ch! quan là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm.
Nguyên này chính là ý thức của người dân Đây là thói quen đã có từ lâu, do thiếu hiểu biết cũng như thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường…Đa số mọi người có thói quen vứt rác ra môi trường xung quanh, họ nghĩ rằng vứt rác ra môi trường thì
sẽ có các công nhận dọn vệ sinh thu gom và không còn liên quan đến bản thân họ Hơn thế nữa, nếu b|n cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Cũng có một số người có ý thức bảo vệ môi trường nhưng lại không lên tiếng khi bắt gặp những hành vi xả rác bừa bãi Thế nên, do không ai nhắc nhở nên từ đó hình thành thói quen xấu từ tr~ em đến người lớn
Đầu tiên, rác thải xuất hiện từ cc hoạt đ ng sinh hoạt thường ngày Con người phải sử dụng nhiều nhu yếu ph|m để phục vụ cho chính bản thân mình và rồi thải ra môi trường các loại rác thải Chẳng hạn như bao bì đựng thực ph|m, khăn giấy đã sử dụng, thức ăn thừa…Trong đó, có thể là những loại rác thải không độc hại và có thể tự phân hủy nhưng cũng có những loại rác thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không được phân loại xử lý
Thứ hai, rác thải từ cc hoạt đ ng nng nghi%p trồng trọt và chn nui Trồng trọt và chăn nuôi là những hoạt động nông nghiệp cần thiết để phục vụ cho cuộc sống của con người Các rác thải sinh ra từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đều
là những loại rác độc hại và có khả năng gây ô nhiễm môi trường như là các thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón,… đều chứa những chất hóa học độc hại gây ô nhiễm cho môi trường nước và đất
Thứ ba, rác thải từ cc hoạt đ ng y t Rác thải y tế được xếp vào nhóm độc hại và nguy hiểm nhất Xử lý rác thải tế là vấn đề được chú trọng nhất nguyên nhân
là vì các loại rác thải y tế như là kim tiêm, bông băng, các loại thuốc hết hạn… đều
Trang 9chứa những mầm bệnh nguy hiểm và các chất độc hoá học Chúng có thể gây ô nhiễm nếu không được xử lý đúng cách
Thứ tư, rác thải từ cc hoạt đ ng cng nghi%p Không chỉ có khí thải, nước thải chất thải rắn công nghiệp cũng là một nguồn ô nhiễm môi trường cực k• nghiêm trọng và khó xử lý Những loại rác công nghiệp nguy hiểm như là như bóng đ{n hu•nh quang…Tuy nhiên không phải tất cả các chất thải công nghiệp để nguy hại mà cũng có một số loại rác có thể tái chế như là cao su, nhựa…
Cuối cùng, từ cc hoạt đ ng du lịch Đây là một trong những nguyên nhân lớn làm xuất hiện rác thải ngày càng nhiều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cho nền kinh
tế của Việt Nam Số lượng du khách ngày càng đông thì lượng rác thải ngày càng nhiều đã tạo nên một áp lực không hề nhỏ về việc thu gom rác thải
1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường rác thải đến đời sống xã hội
Rc thải sẽ ảnh hưởng đn sức khoẻ c!a con người vì trong thành phần rác
thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm ty lệ lớn, dễ phân huy gây hôi thối, phát triển vi khu|n làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường Trong các bãi rác, vi khu|n tồn tại rất nhiều, các loại vi khu|n gây bệnh bám vào các vật chủ trung gian tồn tại trong các bãi rác như chuột, muỗi, ruồi
và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và động vật Một số bệnh điển hình
do các trung gian truyền bệnh như chuột truyền bệnh dịch hạch, muỗi truyền bệnh sốt r}t, sốt xuất huyết,…
Rc thải ảnh hưởng đn mi trường nưc đây là do theo thói quen nhiều người
thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh Lượng rác này sau khi bị phân huy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm b|n Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các
ao hồ bị huy diệt
Ảnh hưởng đn mi trường khng kh vì nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng |m
và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huy và tạo nên mùi khó chịu cho con người
Ảnh hưởng đn cảnh quan bởi rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất lộn xộn,
không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến v~ mỹ quan
Sau cùng là ảnh hưởng đn mi trường đất vì trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất Điều này làm cho đất bị hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưzng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút
Trang 10CHƯƠNG 2
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh có khoảng 1,9 triệu hộ gia đình, hằng ngày thải ra môi trường gần 3.500 tấn rác Các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có hơn 134.000 nguồn thải, với gần 3.400 tấn rác mỗi ngày Riêng khối lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 22 tấn một ngày, chủ yếu phát sinh từ hơn 6.000 cơ sở y tế công lập và tư nhân Rất dễ để bắt gặp những dòng kênh, con sông ngập tràn rác thải, nước đen bốc mùi hôi thối, chất lượng nước mặt và nước ngầm đã ô nhiễm nặng Tại tuyến kênh Ba Bò (quận Thủ Đức) dưới kênh dòng nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối nồng nặc, k{m theo rác thải trôi nổi lềnh bềnh cụ thể là cá túi nilon và chai nhựa, do người dân cố ý vứt mà không qua xử lý Phần lớn mọi người chỉ tập trung thu gom rác tại khu nhà ở của mình mà quên đi trách nhiệm đó ở nơi công cộng Chỉ một chiếc túi nilon nhỏ nhưng phải mất ít nhất cả trăm năm mới có thể phân hủy được và hằng ngày có hàng tấn rác thải thải ra môi trường Các chất thải nhựa và túi nilon được tái chế với ty lệ rất thấp, chủ yếu là chôn, lấp, đốt hoặc hiên ngang nằm chờ trên những bãi rác, dọc hai bên đường, từng ngõ ngách của thành phố Các hoạt động chôn lấp, đốt không thể giúp phân hủy chúng mà còn gây ra các khí thải độc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Việc chôn lấp, gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các loài vi sinh vật có lợi dưới lòng đất và chính điều này đã phần nào hủy diệt môi trường sống và môi trường tự nhiên vốn có của thành phố
2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh
Ô nhiễm môi trường rác thải trước tiên xuất phát từ nguyên nhân khch quan
đó chính là việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa tốt, công tác quản lý của cơ quan lãnh đạo còn lỏng l~o, chưa triệt để Nhiều trường hợp bao che, nhận hối lộ, bỏ qua những vi phạm đáng tiếc, luật pháp điều chỉnh chưa triệt để khiến công tác quản lý, xử phạt gặp nhiều trở ngại Các doanh nghiệp, cá nhân vẫn còn hiện tượng coi thường, ngang nhiên hủy hoại môi trường Người dân xem nhẹ các quy định và từ đó hình thành nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân ch! quan chính là do ý thức của từng cá nhân Nó xuất phát từ
hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ (du lịch, ăn uống, sinh hoạt tại gia đình…)
Họ vô thức thải ra môi trường rất nhiều túi nilon, chai nhựa, ống hút, thức ăn thừa,
… Cụ thể, mỗi khi trời mưa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đọng nước trên các tuyến đường đây là do người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước Vì vậy, khi trời mưa to, áp lực nước lớn sẽ k}o rác vào lưới và cản trở dòng chảy của nước