1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố hồ chí minh hiện nay tiếp cận từ góc Độ duy vật biện chứng

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 656,16 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI CƠ SỞ IIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tiếp cận từ g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tiếp cận

từ góc độ duy vật biện chứng

GVHD: Nguyễn Đình Phong Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Khải

Số báo danh: 223401010658 Ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Điểm số Điểm chữ Ký tên Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1.Các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng 5 1.1.1 Nguyên tắc khách quan 5 1.1.2 Nguyên tắc toàn diện, phát triển và lịch sử 5 1.2 Tiếp cận vấn đề ô nhiễm môi trường nước từ góc độ duy vật biện chứng 7 1.2.1 Khái niệm, biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước 7 1.2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước 7 1.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống xã hội 8 CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 9

Trang 3

2.1 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 9

2.1.1 Nguyên nhân khách quan của ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay9

2.1.2 Nguyên nhân chủ quan của ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay9

2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 10

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 11 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Nước – nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người nhưng không phải là vô tận Mặc dù nước chiếm hơn 97% bề mặt Trái Đất những chỉ có 3% lượng nước mà con người có thế sinh hoạt Nhưng hiện nay, nguồn tài nguyên

ấy đang bị đe doạ bởi sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện đại Và ở nước ta đây là một trong những vấn đề cấp thiết và đáng chú ý Giải quyết vấn nạn

ô nhiễm môi trường nước trong thời kì Công nghiệp hoá-hiện đại hoá không chỉ là đòi hỏi cần thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội Vì vậy việc nghiên cứu về đề tài

“ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để hiểu rõ mức

độ ô nhiễm và đề ra hướng giải quyết thích hợp là vô cùng cần thiết giúp nước ta phát triền vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người dân

Thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam với mật

độ dân số lớn nhất cả nước Song với đó là sự áp lực vô cùng lớn về ô nhiễm môi trường nước do sự thiếu ý thức của người dân về môi trường nước Thế nên

Là sinh viên vẫn còn học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, bản thân em cũng muốn góp một phần nào đó nhằm cải thiện môi trường sống xung quanh cũng như cải thiện môi trường nước Vậy nên em thực hiện đề tài “ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng”

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.1 Nguyên tắc khách quan

Với nguyên tắc này, nhận thức về sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó

Vì vậy, nhận thức cần đạt tới cái bản chất, cái quy luật chi phối

sự vật Đây là quá trình khó khăn và phải trải qua nhiều giai đoạn, bởi lẽ cái bản chất thể hiện qua vô vàn các hiện tượng phong phú,

đa dạng, phức tạp và luôn vận động, biến đổi

Bằng thực tiễn, thông qua thực tiễn, kết quả của hoạt động thực tiễn cho phép đánh giá tri thức ấy có khách quan, đúng đắn hay không V.I.Lênin viết: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”

Vì vậy, trong nhận thức cần tránh thái độ thụ động, chủ quan, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo, mà cần chủ động, tích cực, thông qua hoạt động thực tiễn của con người để nhận biết đúng các thuộc tính, các cấp độ bản chất, các hệ thống quy luật chi phối

sự vật

=> Như vậy, nguyên tắc khách quan là điều kiện cần thiết cho mọi nhận thức khoa học Nếu nhận thức và phương pháp hoạt động của chủ thể không tôn trọng quy luật khách quan, nếu hoạt động thực tiễn không tuân theo quy luật khách quan, chúng ta sẽ phải gánh những kết quả không như mong muốn

Trang 6

1.1.2 Nguyên tắc toàn diện, phát triển và lịch sử

 Nguyên tắc toàn diện

Theo V.I.Lênin đã viết rằng: “Muốn thực sự thấu hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc Những chỉ dẫn trên của V.I.Lênin nhắc nhở con người trong nhận thức, muốn biết chân tướng của sự vật cần phải xem xét sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của nó; phải xem xét sự vật, hiện tượng này trong mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác kể cả khâu trung gian của nó, phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn để từ đó thấy được vị trí, vai trò của các mối liên hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Qua đó, xác định được những quan hệ trọng tâm trọng điểm cần được giải quyết trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể Nguyên tắc toàn diện này cũng chỉ ra rằng, một luận điểm là đúng đắn trong những quan hệ này lại trở thành sai lầm trong những quan hệ khác, một luận điểm, một hướng đi, một cách làm là đúng đắn, hữu ích trong điều kiện này lại có thể là không phù hợp, có hại trong điều kiện khác

 Nguyên tắc phát triển

Phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng, liên hệ là quá trình tác động qua lại – cái tạo thành “nguyên nhân cuối cùng của mọi sự vận động và biến đổi của sự vật” Cho nên, mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là nguyên nhân tạo nên sự vận động

Trang 7

của chúng Cũng chính do có mối liên hệ phổ biến mà trong thế giới khách quan luôn tồn tại xu hướng phát triển không ngừng Vật chất không vận động đi tới tiêu vong mà tạo ra sự chuyển hóa (biến đổi) theo những hướng khác nhau, trong đó có khuynh hướng vận động theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn (gọi là phát triển)

Các chủ thể cần nhận thức và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các phương pháp hành động cho phù hợp để có được những biến đổi theo chiều hướng phát triển Đây là quá trình phức tạp, bởi lẽ, sự biến đổi theo chiều hướng phát triển của hiện thực là quá trình vận động có tính quy luật nội tại, diễn ra trong nó, là quá trình phủ định biện chứng, phủ định có kế thừa

 Nguyên tắc lịch sử

Xem xét hiện tượng xã hội, V.I Lênin chỉ dẫn rằng, cần phải

“xem xét vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành thế nào?”

Phép biện chứng duy vật không chỉ là một lý luận khoa học cho phép phản ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng, nó còn là một công cụ sắc bén để mổ xẻ, phân tích các vấn đề xã hội và tìm ra các giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể Chính nhờ công cụ sắc bén này, chủ nghĩa Mác đã tìm ra các quy luật vận động của xã hội, đã nhìn xã hội như một cơ thể sống luôn vận động, biến đổi do những mối liên hệ nội tại của nó tạo ra; thấy được vai trò quyết định của điều kiện vật chất, của cơ sở kinh

tế nhưng cũng thấy vai trò hết sức to lớn của kiến trúc thượng tầng

Trang 8

chính trị, của tư tưởng, văn hóa… Điều đó đã khắc phục được tư tưởng duy tâm, siêu hình, lối nhìn nhận phản biện chứng trước đây Khái lược điều đó cho thấy các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật là những nguyên tắc cơ bản để nhận thức

về các mối quan hệ lớn ở nước ta hiện nay

1.2 Tiếp cận vấn đề ô nhiễm môi trường nước từ góc

độ duy vật biện chứng

1.2.1 Khái niệm, biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước

a) Khái niệm

Ô nhiẽm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật

b) Biểu hiện

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ, ), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm, …) và xuất hiện váng, nổi bọt khí,

có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết

1.2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước

Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm Được biết đến như một

“dung môi phổ quát”, nước có thể hòa tan nhiều chất hơn bất kỳ chất lỏng nào khác trên trái đất Đó là lý do tại sao nước rất dễ bị ô nhiễm Các chất độc hại từ các trang trại, thị trấn và nhà máy dễ

dàng hòa tan vào và trộn lẫn với nó, gây ô nhiễm nguồn nước.

Trang 9

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và trong

số đó có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo

- Tự nhiên: gió bão, lũ lụt, núi lửa, băng tan,… hay xác chất động vật, sinh vật, lá cây

- Nhân tạo: rác thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp,… là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước

1.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống xã hội

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm

da, tiêu chảy ngày càng gia tăng Người dân sống quanh khu vực

ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do nguồn nước bẩn trong sinh hoạt

Trang 10

CHƯƠNG 2

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆN NAY 2.1 Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2.1.1 Nguyên nhân khách quan của ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Chủ yếu là do quá trình mưa bão, lũ lụt, tuyết tan… đó là chưa kể đến các hoạt động của các sinh vật và xác động vật chết Khi cây cối hoặc động vật, sinh vật chết, chúng sẽ bị phân hủy thành chất hữu cơ và ngấm xuống lòng đất và sau đó đi vào nước Chính điều này sẽ dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, tiếp đến

là nước mặt sông, suối, ao, hồ, mương…

2.1.2 Nguyên nhân chủ quan của ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

 Nguyên nhân đến từ các khu nhà máy, công nghiệp,…

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển gây sức ép lớn đến tài nguyên nước Các hoạt động sản xuất tại các nhà máy, khu công nghiệp thường thải ra nước thải Nước thải công nghiệp

có thành phần không cố định, chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người

 Nguyên nhân từ hoạt động sinh hoạt

Nước thải, rác thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra ngoài sông, ao hồ, kênh rạch… khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố và nông thôn tăng Ngoài ra, tại nhiều cơ sở, bệnh viện hệ thống thu gom và xử lý nước thải vẫn chưa được triệt để dẫn đến ô nhiễm nước ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn

Trang 11

 Nguyên nhân từ chăn nuôi và trồng trọt nông nghiệp

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không thể tránh khỏi tình trạng thức ăn thừa hay phân… Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt,

đa phần người nông dân đều phải sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để tránh sâu bọ và tăng khả năng sinh trưởng cho cây, tuy nhiên, họ không biết rằng, lượng hóa chất tồn dư sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và lâu dần ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm

 Nguyên nhận từ ý thức của người dân

Nhận thức kém, tư tưởng lạc hậu về việc bảo vệ môi trường nước cùng cơ sở hạ tầng bị hạn chế, thiếu hụt dẫn tới ô nhiễm nước Bên cạnh đó, hoạt động quản lý đến từ các cấp, các tổ chức còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, nhiều lỗ hổng khiến người dân chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là vấn đề nước sạch

2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

 Ảnh hường đến sức khoẻ con người

Khi nguồn nước ở sống sinh sống bị ô nhiễm thì chắc chắn sẽ khiến con người mắc nhiều căn bệnh nghiêm trọng Đây có thể xem là hậu quả đáng chú ý được quan tâm nhiều nhất

Trong nước bị ô nhiễm có chứa nhiều các vi khuẩn, vi rút như E.coli, viêm gan B, vi khuẩn Shigella Chúng đi vào cơ thể con người thông qua hình thức tắm rửa, ăn uống, vệ sinh rửa ráy hàng ngày Ngoài ra nguồn nước còn bị nhiễm chì, asen, các chất độc hại từ các nhà máy , khu công nghiệp thải vào nguồn nước khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bại liệt, sảy thai

 Ảnh hưởng đến kinh tế

Trang 12

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước gây ra tổn thất cho nền kinh tế Vì phải tốn thêm nhiều chi phí để khắc phục và xử lý nguồn nước bị ô nhiễm

Trang 13

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

3.1 Nâng cao ý thức cộng đồng

Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu

“Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên đã chính là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động Đó không phải là những phát minh gì cao siêu, có thể chỉ là hành động tiết kiệm nước sạch khi sử dụng

3.2 Giữ nguồn nước sạch

Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo đó chính là giữ sạch nguồn nước Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch Chúng ta đều biết những cái túi nilon làm một trong những chất liệu rất khó để mà phân hủy Có thể đến hàng ngàn năm sau chúng vẫn chưa tan rã ra

Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng hướng dẫn

3.3 Tiết kiệm nguồn nước sạch

Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày Cụ thể, bạn hãy tắt

Trang 14

vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài

Đặc biệt, khi trời có mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa

để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí

3.4 Xử lý phân thải đúng cách

Đối với các gia đình đông thành viên, gia đình làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm nhiều cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học Nếu được, bạn nên xây dựng các hố ủ vệ sinh khoa học để đựng và ủ phân cho hoai trước khi đem bón cho cây hoặc

xả ra môi trường Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước

3.5 Sử dụng sản phẩm hữu cơ

 Phân loại và xử lý sản phẩm đúng các loại sản phẩm sinh hoạt

Mỗi gia đình cần phải sắm cho mình các thùng đựng rác có nắp kín để đậy Đồng thời, phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ riêng để có các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả Đối với các tòa nhà chung cư, sinh hoạt tập thể, công cộng, cần phải có các thùng rác lớn nắp đậy kín và phân chia loại rác rõ ràng để người dân vứt rác vào Đồng thời, những khu sinh sống tập thể cần phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước sạch

 Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp

Mỗi khu vực, tỉnh thành cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w