1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngôn ngữ anh trường Đại học giao thông vận tải thành phố hồ chí minh

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Đối với sinh viên khối ngành Ngôn ngữ Anh, những kỹ năng này càng có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ ngoài việc thành thạo ngôn ngữ, họ còn cần những kỹ năng mềm để thực sự thành công trong mô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NGÔN NGỮ ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Để có thể hoàn thành đề tài bài báo cáo một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cốgắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viênủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện bài báocáo

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thạc sĩ Nguyễn Minh Đức người đã hết lònggiúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành bài báo cáo này

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy côtrong trường đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốtthời gian nghiên cứu và thực hiện bài báo cáo

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến các anh chị các bạn sinh viên đã hỗtrợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài báo cáo một cáchhoàn chỉnh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Trang 3

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths Nguyễn Minh Đức Mục lục Phần mở đầu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Phạm vi áp dụng

5 Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Ngôn ngữ Anh

1.1 Nhiệm vụ của kỹ năng mềm

1.2 Một số khái niệm

Trang 4

1.1.1 Khái niệm kỹ năng mềm

1.1.2 Khái niệm rèn luyện kỹ năng mềm

1.3 Hệ thống hoá các kỹ năng mềm cần thiết

1.4 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

1.4.1 Một số vấn đề về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

1.4.2 Đặc điểm quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên

Chương 2: Thực trạng về kỹ năng mềm hiện nay

2.1 Cơ chế đào tạo của nhà trường

2.2 Thực trạng và nhận thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm

2.2.1 Thực trạng

2.2.2 Nhận thức

2.3 Nhu cầu về kỹ năng mềm của sinh viên

2.4 Yêu cầu của các doanh nghiệp về kỹ năng mềm của sinh viên

2.5 Phương pháp đào tạo kỹ năng mềm của một số trường đại học trên thế giới

2.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến KNM cho sinh viên Ngôn ngữ trong việc rèn luyện

2.6.1 Hoạt động giảng dạy

2.6.2 Hoạt động học tập

Chương 3: Giải pháp cho việc rèn luyện kỹ năng mềm

3.1 Xu thế phát triển của thế giới

3.2 Mục tiêu và phương hướng đào tạo

3.2.1 Mục tiêu

3.2.2 Phương hướng

3.3 Các giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Ngôn ngữ Anh

3.3.1 Đối với trường học

3.3.2 Đối với sinh viên

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1 Đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng mềm với sinh viên Biểu đồ 2 Các khoá học kỹ năng mềm được sinh viên lựa chọn

Biểu đồ 3: Khảo sát mức độ quan trọng của 5 kỹ năng cơ bản trong học tập Biểu đồ 4 Khảo sát mức độ quan trọng của các kỹ năng với cá nhân sinh viên

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kỹ năng mềm không chỉ là yếu tố cần thiết trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày Đối với sinh viên khối ngành Ngôn ngữ Anh, những kỹ năng này càng có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ ngoài việc thành thạo ngôn ngữ, họ còn cần những

kỹ năng mềm để thực sự thành công trong môi trường làm việc toàn cầu hóa

Trang 6

Trước hết, khả năng sử dụng ngôn ngữ Anh giúp sinh viên giao tiếp với cộng đồng quốc tế, nhưng điều đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh Để có thể thích nghi và tỏa sáng trong môi trường làm việc đa quốc gia, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện là những yếu tố không thể thiếu Những

kỹ năng này giúp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh không chỉ giới hạn bản thân trong vai trò phiên dịch viên hoặc giáo viên mà còn có thể thăng tiến ở nhiều vị trí như chuyên viên quan hệ quốc tế, nhà báo, hay thậm chí là quản lý dự án

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường làm việc do thiếu kỹ năng mềm Những sinh viên này có thể thành thạo ngôn ngữ, nhưng nếu không biết cách thể hiện

tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, hay không có kỹ năng lãnh đạo, họ sẽ bị hạn chế về cơ hội phát triển sự nghiệp

Chính vì thế, việc hiểu rõ cách rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngành này

là một yếu tố thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, đặc biệt là tại trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Chủ đề nhằm nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển toàn diện Các hoạt động ngoại khóa, khóa học

bổ trợ, hoặc chương trình thực tập chính là những cơ hội để sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh rèn luyện kỹ năng mềm Nhà trường cần liên kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp, tổ chức quốc tế để cung cấp môi trường thực tế, giúp sinh viên vận dụng ngônngữ cũng như phát triển kỹ năng mềm

2 Mục tiêu

a Mục tiêu nghiên cứu chung:

Dựa trên tình trạng sinh viên thiếu hụt những kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho học tập và công việc nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập, giúp cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Giao Thông Vận Tải có những kỹ năng thiết yếu phục vụ cho công việc của mình

b Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Xác định các kỹ năng mềm cần thiết: sinh viên Ngôn ngữ Anh đang thiếu hụt

các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm

- Đánh giá thực trạng rèn luyện kỹ năng mềm: Nghiên cứu mức độ rèn luyện các

kỹ năng mềm này trong chương trình giảng dạy hiện tại và từ trải nghiệm thực

tế của sinh viên Sinh viên thiếu những trải nghiệm thực tế và chưa ứng dụng được các kỹ năng trong học tập và công việc

- Khảo sát sự ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm: Nghiên cứu mối

liên hệ giữa kỹ năng mềm và khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh

Trang 7

- Đề xuất chương trình rèn luyện kỹ năng mềm: Xây dựng một chương trình

hoặc kế hoạch hành động nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trong quá trình học tập, làm việc

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu bao gồm các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên ngành

Ngôn ngữ Anh tại trường Đại học UTH, như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tư duy phản biện, và khả năng thích ứng

- Đối tượng khảo sát trực tiếp là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH

UTH, đặc biệt là sinh viên các khóa cuối hoặc sinh viên đang chuẩn bị tham giathị trường lao động

- Các giảng viên và nhân viên có liên quan trong việc thiết kế và triển khai

chương trình đào tạo, hỗ trợ rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng

mềm cụ thể cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, đồng thời đánh giá các phương pháp và mô hình đào tạo kỹ năng mềm đang áp dụng tại trường Nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm, chẳng hạn như môi trường học tập, phương pháp giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi trường Đại học

UTH, cụ thể là đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất

định, tập trung vào đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp trong thời gian gần nhất để kịp thời áp dụng cho sinh viên

4 Kết cấu đề tài

Bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Ngôn ngữ AnhChương 2: Thực trạng về kỹ năng mềm của sinh viên Ngôn ngữ Anh hiện nayChương 3: Giải pháp cho việc rèn luyện kỹ năng mềm

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO

SINH VIÊN NGÔN NGỮ ANH 1.1 Nhiệm vụ của kỹ năng mềm

Trong xã hội hiện đại, kỹ năng mềm đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng và được đánh giá cao Mặc dù trình độ học vấn và các loại bằng cấp vẫn là những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của người lao động, nhưng chúng chỉ mang tính nền tảng cần thiết Để đạt được thành công thực sự trong cuộc sống, các cá nhân cần trang bị thêm kỹ năng mềm như một điều kiện bổ sung cần thiết Kỹ năng mềm khôngchỉ bao gồm khả năng giao tiếp mà còn là những kỹ năng giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, cải thiện khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và xây dựng các mối quan hệ xã hội

Kỹ năng mềm không chỉ giúp sinh viên nâng cao hiệu quả công việc mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với họ trong nhiều mặt khác của cuộc sống Dù là trong gia đình hay ngoài xã hội, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tình huống, giao tiếp và duy trì các mối quan hệ, từ đó góp phần giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện

về nhân cách và đời sống xã hội Điều này cũng đồng nghĩa với việc, để phát triển sự nghiệp và tiến xa hơn, các kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu

Theo nghiên cứu, sự thành công của một người không chỉ dựa vào kiến thức chuyên môn Thực tế cho thấy, chỉ 25% thành công dựa trên trình độ chuyên ngành, trong khi75% còn lại dựa vào khả năng giao tiếp, ứng xử và xử lý các tình huống – tức là dựa trên hiệu quả của các kỹ năng mềm Như vậy, kỹ năng mềm là yếu tố giúp sinh viên không chỉ hoàn thành tốt công việc học tập của mình mà còn giúp họ hòa nhập và thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc và cuộc sống sau này

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Khái niệm kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng

trong cuộc sống con người, sự kết hợp của các đặc điểm tính cách, hành vi và thái độ cho phép mọi người giao tiếp hiệu quả, hợp tác và kiểm soát thành công các xung đột.Những người có kỹ năng mềm tốt thường có khả năng nhận thức tình huống và trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ, giúp họ thích nghi với môi trường làm việc khó khăn được dễ dàng và tạo ra kết quả tích cực

Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội dùng để chỉ những kỹ

năng cần thiết trong việc học tập và làm việc của chúng ta như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao

Trang 9

tiếp, kỹ năng làm lãnh đạo Kỹ năng mềm không thể hiện dưới dạng hữu hình có thể

đo đếm được hay chứng nhận thông qua bằng cấp chuyên môn chẳng hạn mà nó đượcthể hiện thông qua thái độ, cách thể hiện, khả năng tư duy cũng như nhìn nhận vấn đề

của con người dùng để vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới

1.2.2 Khái niệm rèn luyện kỹ năng mềm

Rèn luyện kỹ năng mềm là quá trình phát triển và cải thiện các kỹ năng cá nhân, xã hội và giao tiếp để giúp con người tương tác hiệu quả hơn trong môi trường học tập và làm việc.Những kỹ năng này không liên quan trực tiếp đến chuyên môn chuyên ngành, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và làm việc nhóm Quá trình này bao gồm việc tự nhận thức, học hỏi từ kinh nghiệm, và thực hành thường xuyên để nâng cao khả năng giao tiếp, lãnh đạo, và giải quyết xung đột

1.3 Hệ thống hoá các kỹ năng mềm cần thiết

- Kỹ năng mềm được chia làm 2 nhóm chính

+ Nhóm kỹ năng đối nội: Chúng bao gồm: Lắng nghe, tự học, đặt mục tiêu, tổ chức, quản trị bản thân, lập kế hoạch

+ Nhóm kỹ năng đối ngoại: Chúng bao gồm: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, ứng xử, làm việc nhóm, tạo lập mối quan hệ, tổ chức, lãnh đạo, đàm phán, giao tiếp, thuyết phục

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Nói,viết bằng Tiếng Anh điều này giúp phát triển sự tự

tin khi thuyết trình hoặc thảo luận trong quá trình học tập và làm việc

Kỹ năng giải quyết vấn đề : Có khả năng giải quyết các vấn đề bất ngờ, dám chịu

trách nhiệm và sẵn sàng giao trách nhiệm cho người khác giúp bản thân dám đối mặt

và xử lý các tình huống phức tạp trong học tập và làm việc

Kỹ năng quản lý thời gian: Biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc và xử

lý nhiều công việc cùng một lúc, sử dụng thời gian làm việc của mình một cách tối ưugiúp năng cao hiệu suất học tập và làm việc

Kỹ năng làm việc nhóm: Chia sẽ kiến thức,quan điểm của một vấn đề qua nhiều góc

nhìn khác nhau.Năng cao tin thần,trách nhiệm góp phần xây dựng và đóng góp vào dự

án của nhóm

Tư duy phản biện: Tư duy độc lập,sắc bén,nhiều góc cạnh và luôn đặt ra những câu

hỏi cho não bộ hoạt động.Kỹ năng này đặc biệt hữu ích khi viết luân văn

Kỹ năng sáng tạo:Tiếp cận vấn đề theo cách mới mẻ,thông minh,làm các bài thuyết

trình thêm sinh động và thu hút

Kỹ năng lãnh đạo: Giữ vai trò quan trọng trong một tập thể(nhóm,lớp).Phân chia

nhiệm vụ một cách rõ ràng hợp lý,giải quyết mâu thuẫn và truyền lửa cho cả tập thể

Trang 10

1.4 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

1.4.1 Một số vấn đề về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

1.4.2 Đặc điểm quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên

Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của sinh viên trong học tập và sự nghiệp Quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên diễn ra qua

nhiều giai đoạn, từ nhận thức đến thực hành và cá nhân hóa Đầu tiên, sinh viên nhận

thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm qua các khóa học, hội thảo hoặc trải

nghiệm cá nhân Việc nhận ra vai trò của kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm hay quản lý thời gian giúp sinh viên hiểu rằng đây là những kỹ năng thiết yếu không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này

Sau khi nhận thức, sinh viên bước vào giai đoạn học hỏi và phát triển kỹ

năng Thông qua các hoạt động như tham gia câu lạc bộ, tình nguyện, hoặc làm việc

nhóm, họ dần phát triển các kỹ năng này Trong quá trình học hỏi, sinh viên gặp nhiềuthử thách, nhưng những trở ngại này cũng là cơ hội giúp họ trưởng thành và cải thiện

bản thân Khi đã học hỏi, sinh viên cần thực hành và áp dụng kỹ năng mềm vào

thực tế Việc thực hành trong các tình huống thực tiễn như thuyết trình, làm việc

nhóm, hay giải quyết vấn đề giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tác động của các kỹ năng mềm đối với hiệu suất học tập và làm việc

Tiếp theo, sinh viên cần đánh giá và phát triển liên tục kỹ năng của mình Bằng cách tự đánh giá và nhận phản hồi từ người khác, họ có thể điều chỉnh và cải thiện các kỹ năng cần thiết Cuối cùng, sinh viên sẽ tích hợp kỹ năng mềm vào thói quen và cá nhân hóa chúng, biến chúng thành một phần tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày Tóm lại, quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên là một hành trình liên tục Qua từng giai đoạn, sinh viên xây dựng những kỹ năng quan trọng, giúpích cho sự thành công và mở ra nhiều cơ hội trong tương lai

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN NGÔN

NGỮ ANH HIỆN NAY 2.1 Cơ chế đào tạo của nhà trường

Giáo dục kỹ năng mềm tại Nhà trường được thực hiện thông qua bốn hình thức:Thông qua môn kỹ năng mềm trong chương trình học chính khóa; thông qua các khóahuấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên; thông qua việc tích hợp dạy kỹ năng mềm trong các môn học; và thông qua các hoạt động ngoại khóa

+ Giáo dục kỹ năng mềm thông qua các hoạt động ngoại khóa:

Các hoạt động ngoại khóa do các khoa chuyên ngành và Đoàn Thanh niên - HộiSinh viên tổ chức đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực hành và phát triển kỹ năng mềm Đây là môi trường tốt giúp sinh viên được trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng trong bối cảnh thực tế và trong các tình huống gần gũi với đời sống như

Trang 11

các hoạt động thiện nguyện, câu lạc bộ sinh viên, sự kiện, và hội thảo Qua đó, sinh viên có cơ hội tiếp cận với nhiều tình huống đa dạng, tạo nền tảng cho việc hình thànhcác kỹ năng cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và khả năng thích ứng.

+ Về các khóa huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên:

Các khóa huấn luyện kỹ năng mềm hiện nay của trường được lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt đầu khóa, các buổi trò chuyện, và tọa đàm với các chuyên gia

kỹ năng mềm Đây là những hoạt động giúp sinh viên tiếp cận các kỹ năng cần thiết ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học tập Tuy nhiên, các buổi tọa đàm và gặp gỡ chuyên gia này chưa được tổ chức thường xuyên xuyên suốt khóa học, dẫn đến hiệu quả của hình thức giáo dục này chưa cao

Sinh viên cũng chỉ ra rằng số lượng người tham gia quá đông và hạn chế trong

cơ hội thực hành, tương tác trực tiếp là những lý do khiến các khóa huấn luyện kỹ năng mềm này chưa mang lại hiệu quả cao Trong các buổi sinh hoạt, sĩ số đông khiếnsinh viên khó có điều kiện tham gia vào các hoạt động thực hành, giao tiếp, hay giải quyết tình huống thực tế Thay vào đó, họ thường chỉ lắng nghe lý thuyết mà ít có cơ hội áp dụng hoặc thực hành ngay tại chỗ

Nhiều sinh viên mong muốn các khóa huấn luyện kỹ năng mềm được tổ chức thường xuyên hơn và có sự cải tiến về phương pháp để đảm bảo rằng mỗi cá nhân có

cơ hội được thực hành và phát triển kỹ năng Họ đề xuất giảm số lượng sinh viên trong mỗi lớp học hoặc chia thành các nhóm nhỏ hơn để tăng cơ hội tương tác và thựchành thực tế Việc này sẽ giúp sinh viên tiếp thu kỹ năng hiệu quả hơn, đồng thời tăngkhả năng áp dụng những kỹ năng này vào các tình huống đời sống và học tập hàng ngày

+ Giáo dục kỹ năng mềm thông qua các môn học:

Nhằm đáp ứng các chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo, nhà trường đã tích hợp một số kỹ năng mềm vào các môn học chính khóa Việc lồng ghép kỹ năng mềm vào nội dung giảng dạy có mục đích giúp sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phát triển được các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, và giải quyết vấn đề

+ Giáo dục kỹ năng mềm từ các chương trình liên kết cùng doanh nghiệp và thực tập:Bên cạnh các hoạt động nội bộ, các chương trình liên kết cùng doanh nghiệp vàthực tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Thông qua những trải nghiệm thực tế này, sinh viên có thêm cơ hội ứng dụng

Trang 12

các kỹ năng của mình trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, từ đó nâng cao sự tự tin và khả năng thích nghi với yêu cầu công việc.

2.2 Thực trạng và nhận thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm 2.2.1 Thực trạng

Theo khảo sát đã thực hiện từ các sinh viên Trường ĐH GTVT TP.HCM, ta thấy rằng đa số sinh viên đánh giá rất cao tầm quan trọng của kỹ năng mềm (73,5%), số phần trăm sinh viên còn lại đánh giá kỹ năng mềm quan trọng (26,5%) Như vậy ta thấy dược rằng sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh đánh giá kỹ năng mềm có mức độ quan trọng nhất định trong học tập và công việc Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm giúp sinh viên có thêm cơ hội thăng tiến hơn trong công việc và học tập

Biểu đồ 1 Đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng mềm với sinh viên

Theo khảo sát đã thực hiện từ các sinh viên Trường ĐH GTVT TP.HCM, ta thấy rằng đa số sinh viên đánh giá rất cao tầm quan trọng của kỹ năng mềm (73,5%), số phần trăm sinh viên còn lại đánh giá kỹ năng mềm quan trọng (26,5%) Như vậy ta thấy dược rằng sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh đánh giá kỹ năng mềm có mức độ quan trọng nhất định trong học tập và công việc Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm giúp sinh viên có thêm cơ hội thăng tiến hơn trong công việc và học tập

Mặc dù hầu hết sinh viên đều hiểu kỹ năng mềm cần phải được rèn luyện, nhưng sự chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội để trau dồi và môi trường để phát triển bản thân lại khá hạn chế Minh chứng là kết quả khảo sát thu được từ Khảo sát sinh viên đã tham gia khóa học kỹ năng mềm nào thì có 74 sinh viên (chiếm 48,7%) chọn đã tham gia kỹ năng làm việc nhóm Đây là nhóm kỹ năng mềm được các sinh viên chọn tham gia nhiều nhất thể hiện rằng khả năng làm việc nhóm của các sinh viên tương đối tốt, 54 sinh viên (chiếm 35,5%) chọn đã tham gia kỹ năng giao tiếp Ngôn ngữ Anh là ngành đặc thù cần làm việc cùng con người vì thế kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng khá quan trọng giúp cho sinh viên Ngôn ngữ có thể làm việc với chuyên môn của mình, kỹ năng quản lỹ thời gian chiếm 26,3%, kỹ năng giải quyết vấn đề chiếm 20,4%, kỹ năng lãnh đạo chiếm 10,5% Tuy nhiên số sinh viên không tham gia vào kỹ năng mềm đứng thứ 2 (sau kỹ năng làm việc nhóm) 38,8%

Trang 13

Biểu đồ 2 Các khoá học kỹ năng mềm được sinh viên lựa chọn

Sau khi thực hiện khảo sát sinh viên đánh giá kỹ năng mềm của bản thân đang

ở mức độ nào thì có 77 sinh viên đánh giá bản thân có mức độ trung bình trong khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ rang, logic và 73 sinh viên đánh giá mức khá khả năng hiểu và lắng nghe người khác Đây là 2 kỹ năng phổ biến nhất của mọi người nói chung và đặc biệt là của sinh viên đang trong quá trình học tập nói riêng.Tuy nhiên SV vẫn còn rất yếu và thiếu ở các khía cạnh như khả năng thuyết trình và khả năng chấp nhận rủi ro Trong số các kỹ năng quan trọng, sinh viên trong trường vẫn còn nhiều kỹ năng yếu và thiếu, điều này phản ánh qua mức độ thấp trong một số năng lực nhất định Theo khảo sát, kỹ năng thuyết trình của sinh viên được đánh giá ở mức thấp nhất, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát Tiếp theo, khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và logic cũng là một điểm yếu, với 30 sinh viên cho rằng họ gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc Bên cạnh đó, kỹ năng chấp nhận rủi ro cũng chưa được phát triển toàn diện,với 26 sinh viên thừa nhận rằng bản thân thiếu tự tin khi đối mặt với những tình huống có yếu tố rủi ro Ngoài ra, nhiều sinh viên còn cho biết họ gặp khó khăn trong việc tạo động lực học tập, ảnh hưởng đến khả năng tự học và tự phát triển Đây là những điểm hạn chế khá phổ biến trong cộng đồng sinh viên Việt Nam hiện nay, đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra, nhấn mạnh sự cần thiết của việc rèn luyện và phát triển những kỹ năng mềm quan trọng này trong môi trường học tập

Thực trạng này cho thấy sinh viên ngành Ngôn ngữ tuy đã có nhận thức ban đầu về tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng chưa có sự đầu tư và rèn luyện một cách hiệu quả, đặc biệt ở những kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai Điều này nhấn mạnh nhu cầu cần có thêm các chương trình, hoạt động hỗ trợ sinh viên rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm để nâng cao hiệu quả học tập và chuẩn bị tốt hơn cho công việc sau này

Trang 14

2.2.2 Nhận thức

Theo một nghiên cứu về kỹ năng mềm đối với người lao động ở Mỹ, có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết giúp thành công trong công việc Để khảo sát mức độ một số kỹnăng mềm của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, bài viết đưa ra

5 kỹ năng cơ bản, cần thiết đối với sinh viên

Biểu đồ 3: Khảo sát mức độ quan trọng của 5 kỹ năng cơ bản trong học tập

Khi được hỏi về kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình học tập, sinh viên đánh giá cao kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, với 119 sinh viên chọn kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất và 109 sinh viên chọn kỹ năng làm việc nhóm Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng này và tích cực trang bị chúng trong quá trình học Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Ngọc Hà và NguyễnPhương Nhung về quản lý thời gian ở sinh viên trường Đại học Giáo dục chỉ ra rằng

kỹ năng quản lý thời gian [1] cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng giữa họctập và giải trí, góp phần nâng cao kết quả học tập

Bên cạnh đó, nghiên cứu từ Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh về phát triển kỹ năng lãnh đạo cho sinh viên khối ngành kinh tế [2] nhấn mạnh rằng kỹ năng này rất cần thiết trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giúp sinh viên thích nghi với sự thay đổi và thúc đẩy sáng tạo Tuy nhiên, theo khảo sát tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng lãnh đạo lại không được đánh giá cao, chỉ có 61,3% và 37,4% sinh viên lần lượt lựa chọn hai kỹ năng này

Điều này phản ánh một thực tế rằng, dù sinh viên đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng

kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng lãnh đạo Sự khác biệt này cho thấy còn nhiều thách thức trong việc nâng cao nhận thức và trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm cần

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w