1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bạo lực gia Đình ở tp hồ chí minh hiện nay tiếp cận từ góc Độ duy vật biện chứng

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bạo Lực Gia Đình Ở TP Hồ Chí Minh Hiện Nay Tiếp Cận Từ Góc Độ Duy Vật Biện Chứng
Tác giả Nguyen Pham Ngoc Dung
Người hướng dẫn TS. Nguyen Thi Hien
Trường học Trường Đại Học Lao Động - Xã Hội
Chuyên ngành Lí Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Việc nghiên cửu ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách trẻ em cần được quan tam, chu trong nham nang cao nhận thức của xã hội về hậu quả của b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI, CƠ SỞ II

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

tỷ

TIỂU LUẬN KET THUC HQC PHAN TRIET HQC MAC - LENIN

BAO LUC GIA DiINH O TP HO CHi MINH HIEN NAY TIEP CAN TU GOC BO DUY VAT BIEN CHUNG

NGOC DUNG

MSSV:

Số báo danh:

Lớp:

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Cán bộ chấm thi 1 — | Cán bộ chấm thi 2

Trang 3

MỤC LỤC

Mi 00 l

NỘI DUNG 2.22222221222122 2211212212122 221112211221 82s r 2

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN - - s2 22122121111 212112 EErrrye 2

1.1 Các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2

1.1.1 Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan, kết hợp với tính

năng động chủ quan - - 2 2222211111123 11 211811181111 11111 51112112, 2 1.1.2 Nguyên tắc toàn diện - 2 T11 211221212121 re 3 1.1.3 Nguyên tắc phát triỂn - 51T 22221112211 21212211 rte 4 1.1.4 Nguyên tắc lịch sử cụ thê 2S S21 121 S 111112151 E18 ca 5 1.2 Tiếp cận bạo lực gia đình từ góc độ duy vật biện chứng 5

1.2.1 Khái niệm bạo lực gia đình : 2: 2212221132111 1 1xx 5 1.2.2 Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình - ¿52 ccsc s52 7 1.2.3 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới đời sống xã hội 8 Chương 2 BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TP HÒ CHÍ MINH

;01007.952 9

2.1 Đặc điểm bạo lực gia đình ở TP Hồ Chí Minh hién nay 9

2.2 Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình ở TP Hồ Chí Minh 10

2.2.1 Nguyên nhân khách quan - - 2 2222212222222 xe sk2 10 2.2.2 Nguyên nhân chủ quan - - ¿+ 2 2222211211222 2zrses 11 2.3 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến đời sống người dân

TP Hồ Chí Minh hiện nay 2 5 ST 1112111111111 71 712121 1c rrreg 11

Chuong 3: GIAI PHAP KHAC PHUC BAO LUC GIA DINH O

TP HO CHÍ MINH HIỆN NAY -5-SS 22121221121 222 E1 tre 13

3.1 Đối với nạn nhân bị bạo hành 2 2 2s E251 EE125121271111 221 1x1 Ex 13

3.2 Đối với các tổ chức xã hội 5 ST 12222121022 14

KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 1 SS22E21121221 12c errrye 15

TAT LIEU THAM KHẢO 5 S121 E1221212.2121112 121 xe 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Vào những năm 1970, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu sự khác biệt giữa những nam ø1ới có hành vị bạo lực với vợ của mình Luận án “Đánh giá bạo lực 1a đình: quy mô bạo lực có tính đến hoàn cảnh” do Alyce La Violette thực hiện đã phát hiện thấy mặc dù phụ nữ thường có xu hướng đễ gây hắn hơn nhưng nam giới lại có khả năng sây thương tích cho vợ của mình hơn Phụ nữ cũng pánh chịu những hậu quả tâm lý do bạo lực gia đình gây ra nặng nề hơn so với nam giới Tác giả cũng đã đưa ra một dải bạo lực bao gồm 5 mức độ từ hành vi gây hấn thông thường của vợ chồng, xung đột, lạm dụng, bạo hành và cuỗi cùng là khủng bố

Gia đình là nền tảng của xã hội Trong mỗi gia đình, các thành viên sống bình

đẳng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và không có bạo lực là cội nguồn của xã hội phát triển bền vững Tuy nhiên, trên thực tế, tình trang bạo lực ø1a đình đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em có chiều hướng tăng cao Bạo lực gia đình tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thể chất cũng như tính thần của nạn nhân và để lại hậu quả nặng

nề suốt cuộc đời của họ, trong đó bạo lực gia đình ảnh hướng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Việc nghiên cửu ảnh hưởng của bạo lực

gia đình đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách trẻ em cần được quan

tam, chu trong nham nang cao nhận thức của xã hội về hậu quả của bạo lực gia

đình

Từ những lý do nêu trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Bạo lực gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng.” làm tiêu luận kết thúc học phần môn triết học Mác-Lênin

Trang 5

NỘI DUNG

Chương Ï

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.1 Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan, kết hợp với tính năng động chủ quan

Cơ sở lÿ luận của nguyên tắc tôn trọng tính khách quan, kết hợp với tính năng động chủ quan là nội dưng của môi quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trong tác phâm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I Lénin da đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một pham tru triét hoc dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản anh, va tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay các nhà

khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển

Định nghĩa vật chất của V.I Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức

và không lệ thuộc vào ý thức

- Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại

cho con người cảm giác

- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chắng qua chỉ là sự phản ánh của nó

Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng Do vậy,

muốn hiểu đúng bản chất của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với

vật chất, mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người

Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

- Ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Trang 6

- Ý thức có đặc tính tích cực, sang tao, gan bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội

Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản phâm, là phan anh thé giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, biết tạo điều kiện và phương tiện vật chất, tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thảnh hiện thực

1.1.2 Nguyên tắc toàn điện

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn điện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phố biến

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bắt kỷ ở dau, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyền hóa của các sự vật, hiện tượng Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyền hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra gitta cac mat, cac yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng

Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phô biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thê hoạt động nhận thức

và thực tiễn sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thé, can dat nd trong chinh thé thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phân, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả

H AO?

các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tông hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những

sự vật khác” Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thé phan anh duoc day đủ sự tổn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mỗi liên hệ với đối tượng khác và với môi trường

xung quanh, kế cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không

Trang 7

gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mỗi liên hệ của đối.tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập VỚI quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thây mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các môi liên hệ trái ngược nhau vào một môi liên hệ phô biên)

1.1.3 Nguyên tắc phát triển

Cơ sở Ïÿ luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nảo theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nêu thoát ly chúng thì không thể có phát triển

- Phát triển có tính khách quan, nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người

- Phát triển có tính phố biến, sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

- Phát triển có tính kế thừa, sự vật, hiện tượng mới ra đời không thê là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật,

hiện tượng cũ

Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự g1ác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thú, trì trệ Nguyên tắc này yêu cầu: Thứ nhất, khi nghiên cửu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trone tương lai Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát

Trang 8

triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đây hoặc kìm hãm sự phát triển đó Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ,

định kiến Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải

biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới Tóm lại, muốn nắm duoc ban chat, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” ( ), trong sự biên đối của nó”

1.14 Nguyên tac lịch sử cụ thể

Xem xét hiện tượng xã hội, V.I Lênn chỉ dẫn rằng, cần phải “xem xét vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nảo, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành thé nào?”

Nguyên tắc này là khoa học về môi liên hệ phô biến và về sự phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về môi liên hệ phô biến và về

sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thể giới Mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trinh tồn tại trong hiện thực đều được tạo thành từ những yếu tố, bộ phân khác nhau; có muôn vàn sự tương tác (mối liên hệ, quan hệ) với nhau và với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau; qua đó nó bộc lộ ra thành những đặc điểm tính chất không giống nhau Thêm vảo đó, mỗi sự vật, hiện tương hay quá trình đều tổn tại trong tiến trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chính mình; quá trình này thể hiện một cách cụ thê bao gồm mọi sự thay đổi và phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, tương tác với những sự vật, hiện tượng hay quá trình

khác nhau, trong những không gian và theo những thời gian không như nhau

1.2 Tiếp cận bạo lực gia đình từ góc độ duy vật biện chứng

1.2.1 Khải niệm bạo lực gia đình

Trang 9

Khái niệm về bạo lực: Theo định nghia cua tô chức y té thé giới WHO dua ra thi

“Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền luc dé huy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm

họ bị tôn thương hoặc có nguy cơ tôn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gay ra cac anh hưởng khác.”

Như vậy hiểu đơn giản nhất thì bạo lực là việc sử dụng sức mạnh dùng để trấn áp

và có thể sây ra thương tích hoặc ảnh hưởng tâm lý cho người bị bạo lực

Khái niệm về gia đình: Theo Điều 3 “Luật hôn nhân và gia đình” của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIHI:” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.”

Trong cuốn Từ điển xã hội học của G.Endrweit và G.Trommsdorff, các tác gia đưa ra định nghia gia đình như sau: “Gia đình là một nhóm thuộc loại đặc biệt vì nó biểu hiện một cấu trúc, vai trò nhất định, sự tách biệt về giới tính va thế hệ là tiêu chí của cơ cấu gia đình, ngoài ra xã hội cũng trao cho nhóm đặc biệt này những chức năng rất đặc biệt” [3, tr.12] Theo định nghĩa này, g1a đình được xác định là một nhóm có ấu trúc và đảm nhận những chức năng nhất định trong xã hội

Khái niệm về bạo lực gia đình: Định nghĩa bạo lực gia đình được nêu tại khoản 1

Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đỉnh năm 2022 như sau: Bạo lực gia đình là

hành vi cố ý của thành viên gia đình øây tôn hại hoặc có khả năng gây tốn hại về thể chat, tinh thần, tỉnh dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia dinh

Như vậy, ta co thể hiểu một cách chưng nhất về bạo lực gia đình như sau: bạo

hực gia đình là hành vị gây tốn hại đến sức khỏe, tình thân, thể chất của thành viên

gia đình lên một thành viên khác trong gia đình với nhiều hành động khác nhau của người gây ra hành vì bạo lực dân đến hậu quả cho gia đình, người thân và xã hội

Qua khải niệm về bạo lực gia dinh, c6 thé thay bạo lực gia đình có các đặc điểm

cơ ban sau: Bao lực gia đình là hành vị xảy ra trong phạm vị gia đình, xảy ra giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi đưỡng nhau hoặc giữa những người đã từng có quan hệ gia đình Hành vi bạo lực gia đình có thể được thể hiện

Trang 10

dưới nhiều hình thức như bạo lực về thể chất, bạo lực về tỉnh thần, bạo lực về kinh tế giữa các thành viên gia đình hoặc đã từng là gia đình với nhau

1.2.2 Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình

Nguyên nhân khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội cũng là một trong các yếu tố tác động mạnh mẽ đối với mối quan hé gia dinh va cả ngoài xã hội Sự khó khăn về mặt tài chính thường là nguyên nhân lớn tạo ra những áp lực, căng thắng, cạnh tranh khốc liệt trong cuộc sống gia đình và nó chính là nhân tố thúc đây các hành vi bạo

lực thé chat, tinh thần không đáng xảy ra giữa những thành viên gia đình Tình trạng

bị thiếu thốn về mặt vật chất sẽ làm cản trở và thu hẹp các điều kiện học tap, giao lưu giữa các thành viên cùng sống chung một mái nhà, cách cư xử cũng không được dam bảo tốt Sự nghèo khô khiến cho xung đột gia đình càng tăng cao, sự gắn kết giữa cha mẹ, con cái, ông bả, anh chị dần trở nên xa cách và nhiều khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực

Nguyên nhân chủ quan: Chính sự bất bình đăng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình vẫn còn mang tính truyền thống Người phụ nữ không có quyền quyết định và tiếng noi trong gia đỉnh, vì vậy, họ luôn là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình do người chồng gây ra khi có mâu thẫu hay xung đột Những quan niệm này khiến nhiều người chồng cho rằng họ đóng vai trò là trụ cột gia đình, có quyền quyết định mọi việc quan trọng Họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên quyền “day vo” coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực

của kẻ bề trên đối với ké bề dưới Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng

bạo hành còn hạn chế, thiếu thang than, con cam chiu Những người phụ nữ này luôn mang tư tưởng: “xấu chàng hỗ ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười, ảnh hưởng đến con cái, danh dự gia đình, Chính sự cam chịu, không tô giác, đấu tranh chống lại bạo lực của người vợ lại là sự tiếp tay cho nan bạo lực có cơ hội tôn tại và ø1a tăng

Ngày đăng: 25/12/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN