1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trong bối cảnh có nhiều cử tri phản Ánh những bất cập về hoạt Động thám tử tư, một Đại biểu quốc hội dự kiến Đề xuất dự luật cấm kinh doanh dịch vụ thám tử tư Ở việt nam hãy lập luận Đề Ủng hộ việc cấm kinh doanh dịch vụ thám tử

12 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trong Bối Cảnh Có Nhiều Cử Tri Phản Ánh Những Bất Cập Về Hoạt Động Thám Tử Tư, Một Đại Biểu Quốc Hội Dự Kiến Đề Xuất Dự Luật Cấm Kinh Doanh Dịch Vụ Thám Tử Tư Ở Việt Nam. Hãy Lập Luận Đề Ủng Hộ Việc Cấm Kinh Doanh Dịch Vụ Thám Tử Tư Ở Việt Nam
Tác giả Tạ Như Thảo, Ngô Thị Phượng, Phạm Công Tình, Triệu Văn Sơn, Nguyễn Trần Anh Quốc, Nguyễn Đắc Thành, Phạm Thị Diễm Quỳnh, Lê Đức Thọ, Vũ Đức Thái, Nguyễn Thị Bích Thủy
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hiến Pháp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 72,16 KB

Nội dung

Theo Báo cáo, dịch vụ điều tra là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam khác với điều tra hình sự là nhiệm vụ của cơ quan công an, tư pháp; theo quy định của Bộ luật Dân sự

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN HIẾN PHÁP

ĐỀ TÀI: Trong bối cảnh có nhiều cử tri phản ánh những bất

cập về hoạt động thám tử tư, một đại biểu Quốc hội dự kiến

đề xuất dự luật cấm kinh doanh dịch vụ thám tử tư ở Việt Nam Hãy lập luận đề ủng hộ việc cấm kinh doanh dịch vụ

thám tử tư ở Việt Nam.

Nhóm : 05

Lớp : 4537A

Đắk Lắk, ngày 24 tháng 12 năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

A.Phần thông tin……….…………3

Mở đầu……… ……….……… 4

Khái niệm và thực trạng……… ……….……… 5

B.Phần tranh luận……… ……….6

1.Luận điểm 1……… ………6

2.Luận điểm 2……… ………8

3.Luận điểm 3……… …………9

4.Luận điểm 4………10

5.Giải pháp……….…………11

Kết luận……… 11

Tài liệu tham khảo………12

Trang 3

A PHẦN THÔNG TIN

 Chủ đề tranh luận: Trong bối cảnh có nhiều cử tri phản ánh những bất cập về hoạt động thám tử tư, một đại biểu Quốc hội dự kiến đề xuất dự luật cấm kinh doanh dịch vụ thám tử tư ở Việt Nam Hãy lập luận đề ủng hộ việc cấm kinh doanh dịch vụ thám tử tư ở Việt Nam

 Quan điểm bên bảo vệ: Ủng hộ

 Thành viên nhóm/vai trò:

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong xu thế hiện nay, khi có những trăn trở, thắc mắc và nghi ngại về một vấn đề nhưng không thể trực tiếp tìm hiểu và xác minh, các cá nhân, hoặc tổ chức thường tìm đến dịch vụ thám tử tư Qua đó giúp họ điều tra, theo dõi và giám sát được các vấn đề khúc mắc Nắm bắt đưuọc nhu cầu ngày càng cao của các cá nhân, tổ chức như theo gõi vợ/chồng ngoại tình, giám sát việc học, vui chơi của con cái, điều tra các hoạt động của các đối tá làm ăn, điều tra nội bộ công ty/cơ quan, …mà dịch vụ này phát triển Tuy nhiên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này là theo dõi bí mật đời tư của người khác Song, pháp luật nước ta không cho phép theo dõi bí mật đời tư mà không có sự đồng ý của người khác Thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9, nhiều đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh Theo Báo cáo, dịch vụ điều tra là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam khác với điều tra hình sự là nhiệm vụ của cơ quan công an, tư pháp; theo quy định của Bộ luật Dân sự, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ Do đó, cả người cung cấp thông tin và thám tử tư sử dụng thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác để điều tra, theo dõi đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 5

 KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG

- Đây là một ngành nghề với bản chất là cung cấp các dịch vụ điều tra, thu thập các thông tin và được nhận thù lao hay phí tổn

- Ngày 01/07/2015, Luật Đầu tư 2014 chính thức có hiệu lực, trong số ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh không có ngành nghề kinh doanh dịch

vụ thám tử tư Tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, dịch vụ điều tra cũng được quy định là một ngành trong Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam

- Tuy nhiên, tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại

2015, Chính phủ "treo lệnh cấm" đối với dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 cũng quy định “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là ngành, nghề cấm kinh doanh

- Theo đó, có thể thấy, pháp luật hiện hành chưa có quy định thống nhất về dịch vụ thám tử tư Khi chưa có quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất về vấn

đề này, thì dịch vụ thám tử tư vẫn chưa thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Trang 6

B PHẦN TRANH BIỆN

1 Luận điểm 1: Việc điều tra của thám tử tư xâm phạm quyền riêng tư của

người bị điều tra.

- Cơ sở pháp lý:

Điều 21 Hiến pháp 2013:

1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật

cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác

- Lập luận:

Mỗi người đều có một cuộc sống về cả thể chất lẫn tinh thần riêng, không hề có ai giống ai, ai cũng có đời sống riêng, bí mật riêng, đời tư riêng, gia đình riêng Bất cứ ai cũng không thể xâm phạm cũng như tác động thay đổi đời sống cá nhân của những người khác Tuy nhiên, việc biết và lan truyền những thông tin về cuộc sống riêng tư, thầm kín của cá nhân của người khác lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính những người đó Nó thể hiện ở việc làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của cá nhân thậm chí dẫn đến thái độ kỳ thị của xã hội đối với cá nhân đó, khiến họ mặc cảm với bản thân, từ đó sống cuộc sống cô độc với cộng đồng

Trang 7

Theo điều 21 Hiến Pháp 2013 quy định về bí mật thư tín, điện tín, điện thoại, tin nhắn… của cá nhân được bảo đảm an toàn và đảm bảo tính

bí mật về nội dung Không cá nhân nào có quyền xâm phạm đến thư tín, điện tín, điện thoại, tin nhắn… của cá nhân khác nếu không được sự đồng

ý của cá nhân gửi thư tín, điện tín, gọi điện thoại, gửi tin nhắn và bên nhận những thông tin đó

Hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện tín, nội dung đàm thoại, nội dung tin nhắn của cá nhân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền nhân thân của chủ thể, thì cá nhân, pháp nhân có hành vi xâm phạm các quyền nhân thân này có trách nhiệm dân sự là xin lỗi, bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần… Việc khám xét, bóc mở thư tín, điện tín, tin nhắn của

cá nhân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật

Những hành vi nghe trộm nội dung điện thoại, bóc mở để đọc, sao chụp dưới mọi hình thức tin nhắn, điện tín, thư tín hay ghi âm nội dung đàm thoại của người khác là hành vi trái pháp luật và người thực hiện các hành vi trái pháp luật này phải bồi thường

Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,

bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư,

bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý Do đó, mọi hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là vi phạm pháp luật Cả người cung cấp thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác

và thám tử sử dụng thông tin này để điều tra, theo dõi đều có thể bị xử lý theo quy định hiện hành

Cụ thể, đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1 - 1,5 triệu đồng nếu tiết

lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm (theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP);

có thể bị xử lý về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (theo

Trang 8

Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015); Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015)…

2 Luận điểm 2: Việc điều tra của thám tử tư có thể xâm phạm đến chỗ ở

của người bị điều tra.

- Cơ sở pháp lý:

Khoản 2 Điều 22 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý

- Lập luận:

TheoKhoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006 diễn giải khái niệm về chỗ ở hợp pháp của công dân như sau: Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật Việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong chỗ ở của một người

có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc

đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án (Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) Như vậy, chỗ ở của một người là nơi người đó sống đời sống riêng thường ngày, cũng là nơi cất giữ những bí mật đời tư bao gồm bí mật của cá nhân và gia đình người đó

Theo khoản 2 Điều 22 của Hiến Pháp 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Vì vậy việc điều tra của các thám tử tư không thể tránh khỏi việc khám xét chỗ ở của người bị điều tra để tìm kiếm thông tin cho người thuê dẫn đến việc vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác

Trang 9

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân, không ai được tùy tiện vào nơi ở của họ Việc xâm phạm chỗ ở của công dân khi không được sự đồng ý của họ là hành vi trái pháp luật Tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị

xử lý hình sự Hình phạt đối với tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm

3 Luận điểm 3: Người dân dễ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi các công ty

kinh doanh dịch vụ thám tử tư.

- Cơ sở pháp lý:

Khoản 4 điều 15 Hiến pháp 2013: Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

- Lý luận:

Theo như khảo sát gần đây.nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử tư ngày càng tăng Đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Theo pháp luật Việt Nam, việc thực hiện điều tra, giám sát thuộc về thẩm quyền của nhà nước Vì vậy, các cá nhân, tổ chức không được phép thực hiện các hoạt động theo dõi điều tra, vi phạm quyền tự do của cá nhân khác Tuy nhiên, do nhu cầu quá cao của xã hội, các công ty kinh doanh dịch vụ thám tử tư mọc lên như nấm bất chấp các quy định của pháp luật Các công ty này thường “núp” dưới một loại hình công ty TNHH cung cấp thông tin hay loại hình kinh doanh dịch vụ khác

Chi phí để thuê thám tử rất cao Khách hàng phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để kí hợp đòng với công ty thám tử nhưng khách hàng không biết được sau đó mình phải chịu những rủi ro như rò rỉ thông tin, cố tình xâm phạm và đặt biệt là bị tống tiền, đe dọa từ các thám tử tư Những hợp đồng mà khách hàng kí kết thực chất không như họ nghĩ Nó chỉ được kí

Trang 10

kết một cách qua loa xác nhận hợp tác Đã có nhiều khách hàng vì không tìm hiểu kĩ đã gặp trúng những công ty lừa đảo, sau khi kí kết hợp đồng đã không nhận được bất kì hợp đồng nào mà còn bị mất một khoản tiền lớn

để thuê thám tử hay làm việc hời hợt, cung tấp thông tin sai lệch, đe dọa, tống tiền ngược lại khách hàng bằng những thông tin thu thập Điều này

đã vi phạm vào Khoản 4 Điều 15 Hiến Pháp 2013, hành vi trên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Không những thế, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, hành vi đó còn bị khép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Những người bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 100 triệu đồng hoặc ngồi tù 2 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân

4 Luận điểm 4: Mặc dù nguồn thu nhập của những cá nhân, tổ chức kinh

doanh dịch vụ thám tử tư rất cao nhưng họ lại không phải đóng bất kì khoản thuế nào dẫn đến không chịu sự kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức năng làm thất thu thuế của nhà nước, dẫn đến hậu quả khó lường.

- Cơ sở pháp lý:

Điều 47 Hiến pháp 2013 : Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

- Lý luận:

Trên thực tế, những cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ này luôn nhận được những thu nhập cao Chỉ riêng theo dõi tin nhắn trong một tháng đã là 100 triệu đồng còn theo dõi cuộc gọi thì lên tới 300 triệu đồng

1 tháng Vào đầu tháng 7/2014, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố

bị can đối với 4 người liên quan đến 14000 máy điện thoại Mặc dù họ cảm thấy lăn tăn khi có khách “đặt hàng” nhưng họ vẫn không thể nào làm ngơ trước những “miếng ăn” béo bở này

Trang 11

Chính vì kinh doanh dịch vụ thám tử tư ở nước ta không được hợp pháp hóa nên những tổ chức cá nhân này không phải đóng một khoản thuế nào đồng nghĩa với việc không phải chịu sự kiểm tra, quản lý của bất kì cơ quan chức năng nào dẫn đến việc Nhà nước thất thu thuế và những người kinh doanh dễ vướng phải vào những sai phạm Chính bởi vì chất lượng của dịch vụ này cũng như cách xử lý thông tin tìm kiếm được chỉ phụ thuộc vào “đạo đức” của thám tử mà không phải quy định của pháp luật và

sự quản lý của cơ quan chức năng Vì vậy chỉ cần hơi “quá đà” hay “thiếu đạo đức nghề nghiệp” cũng có thể khiến cho các thám tử tư vướng vào những quy định cấm của pháp luật ta

 GIẢI PHÁP

- Thám tử tư là dịch vụ cực kỳ nhạy cảm mà mọi yếu tố lại hầu hết phụ thuộc vào “đạo đức của người làm nghề” bởi vậy cần có hành lang pháp lý rõ ràng

- Pháp luật nước ta cần đưa ra những quy định thắt chặt việc kinh doanh dịch cụ thám tử tư

- Pháp luật nên nâng cao mức xử phạt đối với những người xâm phạm quyền riêng tư và chỗ ở

- Nhà nước nên tuyên truyền để nâng cao ý thức giúp người dân hiểu

rõ hơn về quyền bất khả xâm phạm quyền riêng tư, chỗ ở nói riêng và nghề thám tử tư nói chung

 KẾT LUẬN:

Những phân tích trên đã cho chúng ta thấy được mặt trái của nghề kinh doanh dịch vụ thám tử tư Nó không chỉ xâm phạm đến quyền là lợi ích hợp pháp của người dân mà còn xâm phạm đến quyền

và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Vì vậy đồng ý với đề xuất của một Đại biểu Quốc hội nên cấm kinh doanh dịch vụ thám tử tư ở Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, quốc gia.

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hiến pháp 2013

2 Bộ luật Hình sự 2015

3 Trang báo điện tử

4 Nghị định Chính Phủ

5 Luật đầu tư 2014

6 Luật cư trú 2006

7 Bộ luật Dân sự 2015

Ngày đăng: 28/12/2024, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w