1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

trong bối cảnh CMCN 4.0, ảnh hưởng của Covid 19 và các yếu tố khác đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi các hoạt động xúc tiến của mình như thế nào để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 128,11 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN MARKETING DU LỊCH

Đề tài: Trong bối cảnh CMCN 4.0, ảnh hưởng của Covid 19 và các yếu tố khác đòihỏi các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi các hoạt động xúc tiến của mình như thếnào để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách dulịch tại các thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác kinh doanh Liên hệ thực

tiễn với công ty Vietravel.

Giảng viên: PGS.TS Bùi Xuân Nhàn

Lớp học phần:231_TMKT0511_04

Hà Nội, 2023

Trang 2

1.1.3 Tầm quan trọng của xúc tiến trong kinh doanh du lịch 5

1.1.4 Môi trường marketing 6

1.2 Vai trò và các bước của quá trình xúc tiến 7

1.2.1 Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch 7

1.2.2 Các bước của quá trình xúc tiến 7

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI DOANH NGHIỆP 9

2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) 9

2.2 Bối cảnh môi trường của công ty Vietravel trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ảnh hưởng của Covid 19 10

2.2.1 Môi trường Vĩ mô 10

2.2.2 Môi trường Vi mô 12

Trang 3

2.3 Chiến lược xúc tiến của Vietravel trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự ảnh hưởng của Covid 19 15 2.3.1 Những hoạt động xúc tiến trước đó 15 2.3.2 Thay đổi hoạt động xúc tiến trong Bối cảnh trên 20 2.4 Đánh giá hoạt động xúc tiến của công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) 23 2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến của Vietravel trong thời kỳ covid

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài thảo luận

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả ngành du lịch bằng sự ra đời của các công nghệ mới và xu hướng tiêu dùng khác biệt Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, và thực tế ảo đã thay đổi cách mà du lịch được trải nghiệm và tiếp cận Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã tạo ra một biến đổi lớn đối với toàn bộ ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Các hạn chế về di chuyển, sự lo ngại về an toàn, và thay đổi trong thói quen tiêu dùng đã làm cho ngành du lịch phải tìm kiếm cách thích nghi Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, dịch Covid-19 có thể không phải “kẻ hủy diệt” mà nó đặt ngành “công nghiệp không khói” vào thế buộc phải chuyển mình, thậm chí thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh nhạy thích ứng với các tác động Sau tác động của đại dịch cùng với bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, thị trường thay đổi về hành vi tiêu dùng, theo đó nhu cầu của khách du lịch cũng dần thay đổi Việc nghiên cứu cách các doanh nghiệp du lịch tổ chức điều chỉnh hoạt động xúc tiến của họ để đáp ứng nhu cầu và lo ngại của khách hàng trong bối cảnh này là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sự ổn định và sự phát triển của ngành Vietravel – Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp cũng không thể đứng ngoài sự cải tiến các hoạt động xúc tiến để phù hợp với tệp khách hàng cũng như tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh Từ những cấp thiếp trên, nhóm 10 đã lựa chọn đề tài: “ Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và các yếu tố khác đòi hỏi Vietravel cần thay đổi các hoạt động xúc tiến của mình như thế nào để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Khách du lịch tại các thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác kinh doanh.”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp Vietravel cần triển khai trong doanh nghiệp du lịch để đáp ứng được sự biến đổi cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.

Nhiệm vụ

Trang 5

Phân tích bối cảnh môi trường của Vietravel trong thời buổi cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như ảnh hưởng của Covid 19.

Đưa ra các hoạt động xúc tiến mà Vietravel cần triển khai trong hoạt động marketing của mình để tăng cường các hoạt động truyền thông về doanh nghiệp và sản phẩm đến các thị trường mục tiêu.

Đánh giá tính khả thi và đưa ra giải pháp đối với các công cụ xúc tiến đối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.

3 Kết cấu của bài thảo luận Bài thảo luận gồm 2 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến trong kinh doanh du lịch

Chương 2 Liên hệ thực tiễn với doanh nghiệp Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾNTRONG KINH DOANH DU LỊCH

1.1 Một số khái niệm cơ bản về marketing du lịch1.1.1 Định nghĩa marketing du lịch

Marketing du lịch là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó các bộ phận marketing của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khác hàng và đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.

1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tổng hợp những thành tố khác nhau nhằm thỏa mãn chuyến đi của khách du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm cả các hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể (như đồ đạc, trang trí trong phòng khách sạn) và những phần không cụ thể (như bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ công ty vận chuyển khách du lịch…) Như vậy, sản phẩm du lịch vừa có những đặc điểm chung của marketing dịch vụ vừa có những đặc điểm riêng.

1.1.3 Tầm quan trọng của xúc tiến trong kinh doanh du lịch

Mục đích của xúc tiến - quảng cáo hỗn hợp là thông tin, là thuyết phục và góp phần sửa thói quen của du khách tiềm năng, nghĩa là tìm cách khuyến khích họ sử dụng thử một chuyến đi mà họ chưa biết đến hay chuyển hướng đi từ loại du lịch này sang loại du lịch khác, hoặc là, cố gắng thuyết phục những khách hàng hiện tại tiêu dùng thêm các sản phẩm của doanh nghiệp Như vậy, việc xúc tiến - quảng cáo thuyết phục là cố gắng làm thay đổi thói quen, thái độ, và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm Việc xúc tiến - quảng cáo tăng cường được dùng để nhắc nhở thính giả sau khi họ đã mua sản phẩm là họ đã quyết định đúng.

1.1.4 Môi trường marketing

Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Trang 7

Môi trường bên ngoài

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch là nơi mà doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội và những mối hiểm hoạ có thể xuất hiện Nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp gồm có sáu yếu tố sau: môi trường dân số, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường chính trị, môi trường văn hóa

Môi trường ngành kinh doanh: Kinh doanh khách sạn, du lịch chịu tác động và ảnh hưởng của những cách ứng xử của người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, công chúng và khách hàng Các tác động và ảnh hưởng đó nhiều khi rất lớn đối với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không kiểm soát được Môi trường ngành kinh doanh bao gồm: những người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, công chúng trực tiếp và khách hàng.

Môi trường bên trong

Nhiều yếu tố bên trong cũng có ảnh hưởng to lớn đến nỗ lực marketing của một doanh nghiệp Việc phân tích các yếu tố bên trong sẽ giúp cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing sát thực và có hiệu quả hơn Đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch, các yếu tố bên trong bao gồm: khả năng tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ, nguồn nhân lực, trình độ tổ chức, quản lý ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, trình độ hoạt động marketing.

1.2 Vai trò và các bước của quá trình xúc tiến1.2.1 Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch

Quá trình xúc tiến có vai trò trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thiết lập, duy trì các mối quan hệ với khách hàng và công chúng góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của khách hàng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

1.2.2 Các bước của quá trình xúc tiến

Các bước của quá trình xúc tiến bao gồm: Xác định người nhận tin người nhận tin; Xác định phản ứng đáp lại của người nhận tin; Thiết kế thông điệp; Lựa chọn các kênh truyền tin; Ấn định thời gian xúc tiến; Ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến; Các

Trang 8

phương pháp xác định ngân sách; Mô tả từng hoạt động hiện tại của bộ phận marketing; Xem xét tính liên tục của từng hoạt động; Liệt kê được các hình thức hoạt động khác nhau; Lựa chọn lấy hình thức quảng cáo

Trên cơ sở các hình thức thay đổi nói trên, các chuyên viên marketing tính toán ngân sách bắt đầu từ mức tối thiểu Bộ phận quản trị cấp cao xét duyệt các cấp độ mục đích hoạt động hình thành nên toàn bộ ngân sách cho hoạt động marketing Cũng cần lưu ý rằng, khi xây dựng ngân sách cho các hoạt động xúc tiến còn phải xem xét tỷ lệ ngân sách của các hoạt động xúc tiến so với toàn bộ chi phí cho hoạt động marketing như cải tiến sản phẩm, hạ giá, tăng dịch vụ

1.3 Các công cụ xúc tiến1.3.1 Quảng cáo

Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và để cao về những ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải trả tiền cho quảng cáo Đây là kiểu truyền thông mang tính đại chúng và có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin và so sánh nó với các cơ sở cạnh tranh Quảng cáo có nhiều hình thức khác nhau như: ấn phẩm và truyền thanh, truyền hình; bao bì bên ngoài;

1.3.2 Khuyến mại

Hay còn gọi là Xúc tiến bán, các tác giả như Philip Kotler và Bernard Dubois” cho rằng khuyến mại là tất cả các kỹ thuật nhằm kích thích khách hàng mua hàng trong ngắn hạn hay: khuyến mại bao gồm một loạt các biện pháp nhắm đến việc kích thích nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn Khuyến mại có thể được hiểu là cải thiện tạm thời các điều kiện mua hàng nhằm giúp làm cho nó hấp dẫn hơn và nhờ đó thúc đẩy ngay lập tức mức tiêu thụ sản phẩm.

1.3.3 Bán hàng cá nhân

Là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán và khách hàng triển vọng với mục đích bán được hàng Thông tin trong bán hàng trực tiếp là thông tin hai chiều trong đó người bán có thể đối thoại với một hay nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán được hàng Các hình thức của bán hàng trực tiếp là: các hoạt động bán hàng cụ thể; hội nghị khách hàng; các chương trình khen thưởng mẫu chào hàng; hội chợ, triển lãm bán hàng…

Trang 9

1.3.4 Tuyên truyền và quan hệ công chúng

Là việc tạo ra các kích thích gián tiếp nhằm làm tăng nhu cầu và sản phẩm, hay tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về sản phẩm hay về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhiều người biết đến, chú ý và miễn phí Các hình thức tuyên truyền như tổ chức họp báo; nói chuyện; hội thảo; công bố báo cáo hàng năm; làm từ thiện; bảo trợ; tuyên truyền và quan hệ với cộng đồng; vận động ngoài hành lang; tạp chí của doanh nghiệp; các sự kiện đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập

1.3.5 Marketing trực tiếp

Những công cụ chủ yếu của marketing trực tiếp

Marketing bằng catalog: Các catalog được gửi qua đường bưu điện tới các khách hàng tiềm năng.

Marketing bằng thư trực tiếp: Doanh nghiệp gửi qua bưu điện bằng thư chào hàng , tờ quảng cáo, tập gấp, tờ rơi,

Marketing qua điện thoại: Doanh nghiệp dùng điện thoại để chào hàng các khách hàng có chọn lọc.

Marketing trực tiếp trên truyền hình

Marketing trực tiếp thông qua truyền thanh và tạp chí.

Computer marketing: Khách hàng đặt hàng và thanh toán trực tiếp qua mạng Internet.

Trang 10

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI DOANH NGHIỆP

2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam(Vietravel)

2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải ViệtNam (Vietravel)

Vietravel là công ty du lịch của Việt Nam, được thành lập ngày 20/12/1995 do ông Nguyễn Quốc Kỳ Công ty có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh và các chi nhánh được trải dài khắp đất nước Việt Nam như: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Và khu vực Đông Nam Á, Mỹ, châu Âu…

Tầm nhìn của Vietravel: Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vietravel đang ngày một chứng minh vị thế của mình thông qua việc hướng đến trở thành 1 trong 10 Tập đoàn lữ hành hàng đầu tại khu vực Châu Á Đồng thời là cái tên uy tín mà khách hàng có thể yên tâm lựa chọn.

Sứ mệnh: Đem lại sự hài lòng cùng cảm xúc thăng hoa cho khách hàng trong mỗi hành trình chính là sứ mệnh lớn nhất mà Vietravel hướng tới Vietravel trong tương lai hứa hẹn đem đến những giá trị tốt đẹp hơn cho ngành du lịch nước nhà

Lĩnh vực kinh doanh của Vietravel: Hàng không là một trong lĩnh vực kinh doanh thuộc hệ sinh thái của Vietravel Vietravel Airlines là hãng hàng không du lịch đầu tiên trên bầu trời Việt Nam Bên cạnh đó, kinh doanh lữ hành nước ngoài cũng là một trong những thế mạnh của Vietravel Ngoài ra, Vietravel còn cung cấp một số dịch vụ chất lượng khác ngoài lữ hành như: dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, vé máy bay, đặt phòng khách sạn/resort, dịch vụ đưa đón sân bay… Hiện nay, Vietravel cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch như sau: Tour du lịch trọn gói, đặt phòng khách sạn, dịch vụ combo vé máy bay và khách sạn, dịch vụ combo xe và khách sạn, dịch vụ đặt vé máy bay Vietnam airline Vietravel đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa trong sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu của du khách, cũng như mang đến cho họ rất nhiều sự lựa chọn du lịch khác nhau.

Trang 11

2.2 Bối cảnh môi trường của công ty Vietravel trong cách mạng công nghiệp lầnthứ 4, ảnh hưởng của Covid 19.

2.2.1 Môi trường Vĩ mô

Nhân tố kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2022: Giai đoạn 2019-2022, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,8%/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2022 đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu du lịch cũng tăng theo.

Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2019-2022: Giai đoạn 2019-2022, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp, bình quân đạt 3,2%/năm Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp đã giúp giữ giá cả dịch vụ du lịch ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách chi tiêu.

Thu nhập: Mức thu nhập của VN cũng không ngừng được tăng lên GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2019-2022 tăng từ 2.580 USD năm 2019 lên 3.820 USD năm 2022, tăng 48,3%

Mức tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của thế giới và khu vực Đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.Biến động tỷ giá

Nhân tố công nghệ

Quảng cáo tiếp thị giúp các công ty du lịch thay đổi và cập nhật những hình ảnh mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng giúp cho khách hàng dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin.

Xu hướng du lịch bụi, du lịch tự túc: thông qua Internet, du khách có thể đến thẳng các nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có khuyến mãi cho khách hàng Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty lữ hành giảm nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng khu nghỉ dưỡng cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet.

Trang 12

Sự phát triển của KH – CN sẽ xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới mẻ hơn, thay vì bỏ ra một khoản kinh phí lớn cho du lịch, người dân có thể đến các trung tâm giải trí, rạp chiếu phim,…

Nhân tố văn hoá xã hội

Nhân khẩu học: Quy mô dân số: số dân đứng thứ 15 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tiềm năng thị trường lớn Cơ cấu tuổi và dân số quyết định nhu cầu: Dân số VN đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng

Độ tuổi từ 15 đến 30: nhu cầu đi thăm thú nhiều nơi để thỏa mãn sự tò mò của mình về thế giới xung quanh.

Độ tuổi 31 – 59: nhu cầu thư giãn và hưởng thụ.

Những giá trị văn hóa cốt lõi: Nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi người vì thế cũng càng cao Các lễ hội như lễ hội đền Hùng, lễ hội cầu mưa, lễ hội chọi trâu là Đồ Sơn… Hàng năm đã thu hút rất nhiều du khách thập phương cũng như nước ngoài đến tham dự.

Tính cách của người Việt Nam: Con người VN hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người Việt.

Nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí đặc biệt ⇒ Nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt để phát triển dịch vụ giao thông vận tải, đây chính là cơ sở quan trọng cho ngành du lịch.

Khí hậu: VN nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa Châu Á, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa lớn, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh thích hợp phát triển du lịch tham quan thiên nhiên.

Biển: Chúng ta đang có hơn 3.000 km bờ biển với vô vàn tài nguyên biển phong phú, có những vịnh và bờ biển đẹp,… tạo cho chúng ta một lợi thế về du lịch biển Điều chúng ta cần phải làm là quảng bá du lịch biển Việt Nam.

Nhân tố chính trị luật pháp

Nhà nước hiện có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho ngành du lịch.

Trang 13

Luật Du lịch năm 2017: Luật Du lịch năm 2017 là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định về chính sách phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2021-2025 Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách pháp luật khác nhằm hỗ trợ phát triển du lịch, như: Chính sách ưu đãi thuế, Chính sách hỗ trợ tín dụng, Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

2.2.2 Môi trường Vi mô

Đối thủ canh tranh tiềm ẩn

Các công ty giá mới tham gia thị trường có thể kích thích sự cạnh tranh giá cả nhiều hơn, hay quan tâm nhiều hơn đến việc làm khác biệt sản phẩm để giành thị phần

Quy mô vốn đầu tư ban đầu khi tham gia ngành du lịch khá lớn DN có thể phải sử dụng chiến lược về giá thấp nên cần phải có một lượng vốn lớn mới có thể tồn tại lâu dài trên thị trường.

Uy tín của thương hiệu: thương hiệu mạnh thường gắn liền với chất lượng dịch vụ tốt, kinh nghiệm hoạt động lâu năm

Sản phẩm thay thế

Các dịch vụ thay thế: làm hạn chế khả năng sinh lợi của ngành du lịch Ví dụ như: Tự phục vụ thay thế cho sử dụng dịch vụ của một công ty du lịch nào đó, du lịch nội địa thay thế cho du lịch nước ngoài, Sự ra đời của nhiều trung tâm vui chơi giải trí, đi phượt.

Khách hàng

Ngành du lịch chịu rất nhiều áp lực từ các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, môi trường tự nhiên, thời tiết, chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, sản phẩm mà người mua mua không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm tiêu chuẩn đại trà trên thị trường Chính vì vậy, người mua có rất nhiều sự lựa chọn khi đi du lịch, vì vậy quyền lực người mua lớn.

Sự nhạy cảm về giá: giá để trả cho một dịch vụ nào đó chính là chi phí của KH khi sử dụng dịch vụ, chi phí KH cao, KH sẽ có xu hướng tìm một sản phẩm thay thế,cầu giảm, và ngược lại.

Trang 14

Mức độ tập trung của KH: ở mức trung bình, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của KH ( đi tập thể hoặc đi cá nhân)

Nhà cung cấp

Mức độ tập trung của hệ thống cung cấp ngày càng gia tăng: một địa điểm du lịch đẹp sẽ kéo theo các loại hình dịch vụ khác phát triển (nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn, loại hình vận chuyển) phát triển theo.

Quyền lực nhà cung cấp bị giảm đáng kể: do mức độ tập trung cao, DN có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Hàng không: VN Airline, Pacific Airline, Mekong Airline, Jetstar,….

Khách sạn, nhà hàng: Romance, Mondial, Camelia (Huế), Đà Nẵng Riverside, Royal, Orient (Đà Nẵng), Phước An, Bạch Đằng, Lotus (Hội An),…

Cạnh tranh về giá rất gắt gao, cầu về du lịch là một vấn đề đáng lo ngại, các nhà cung ứng có xu hướng hợp tác cùng hạ giá thành với người mua hơn là ép giá Cụ thể như:

Vietravel kết hợp đối tác vàng giảm giá tour: Hãng hàng không, địa điểm lưu trú, công ty lữ hành, những bộ máy cấu thành một tour du lịch đẩy mạnh hợp tác, cùng giảm giá giữ vững doanh thu bằng cách đẩy mạnh số lượng nhưng vẫn đáp ứng được chất lượng

Hợp tác với công ty lữ hành ngoài nước, xây dựng khu du lịch trọng điểm, khôi phục hình ảnh, đẩy mạnh tiếp thị qua internet (hình thức truyền thông giá rẻ), tổ chức kèm các hoạt động lớn, vd: tổ chức du lịch Thái Lan đồng thời đón xem trận chung kết AFF cup Trong năm 2010, kết hợp cùng Vietnam Airline, các ngành chức năng có liên quan tại Đài Loan, giảm giá vé thường 40%, giảm 20% giá vé so với các hãng có cùng đường bay đi Đài Loan, đơn giản hóa quá trình làm Visa nhằm tăng lượt khách qua hai nước.

Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đối với giá thành và khả năng khác biệt hóa: sự phát triển của hệ thống cung cấp gia tăng, dẫn đến sự cần thiết của khác biệt hóa sản phẩm nhằm mục đích tồn tại của nhà cung cấp, giá thành thường sẽ linh động theo.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Phân tích đặc thù và tốc độ tăng trưởng ngành du lịch:

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w