1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế bối cảnh kinh tế mới

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế/ bối cảnh kinh tế mới.
Tác giả Lê Thành Đạt
Người hướng dẫn PGS TS Nguyễn Thị Kim Chi, TS Lê Hải Hà, ThS Tống Thị Minh Phương, ThS Mai Thị Thanh Mai
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Từ lâu, Việt Nam được coi là một trong những điểm du lịch lý tưởng hàng đầu tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới đối với các du khách nước ngoài.. Tuy nhiên để có thể tận dụng tối đa và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

MÃ HỌC PHẦN : INE 2010 1 Học kỳ I năm học 2022-2023 Chủ đề : Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế/ bối cảnh kinh tế mới Tên giảng viên: PGS TS Nguyễn Thị Kim Chi, TS Lê Hải Hà, ThS Tống Thị Minh Phương, ThS Mai Thị Thanh Mai

Sinh viên : Lê Thành Đạt

Mã sinh viên :19051047

Lớp khóa học: QH2019E-CLC2-KTQT

HÀ NỘI,1/2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 4

Phần mở đầu 5

1 Tính cấp thiết của để tài 5

2 Tình hình nghiên cứu 6

3 Khoảng trống nghiên cứu 6

4 Câu hỏi nghiên cứu: 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Đóng góp của bài nghiên cứu 6

8 Kết cấu bài nghiên cứu 7

Phần nội dung 8

Chương I: Cơ sở lý luận về ngành du lịch và thực trạng ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2018-2022 8

1.1 Cơ sở lý luận về ngành du lịch 8

1.1.1 Khái ni m du l ch: ệ ị 8

1.1.2 Khái ni m ngành du l ch ệ ị 8

1.1.3 Các lo i hình du l ch ạ ị 8

1.1.4 Khái ni m vềề khách du l ch ệ ị 9

1.1.5 Khái ni m vềề chi tều c a khách du l ch ệ ủ ị 9

1.1.6 Khái ni m s n ph m du l ch ệ ả ẩ ị 10

1.2 Thực trạng ngành du lịch Việt Nam 2016-2022 11

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 19

2.1 Nhân tố môi trường hoạt động ở Việt Nam 19

2.2 Nhân tố chính sách và điều kiện hỗ trợ 20

2.3 Cơ sở hạ tầng 22

2.4 Tài nguyên tự nhiên và văn hóa 23

Chương 3: Kết luận và kiến nghị về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

Công ty xuyên quốc gia

Trade Agreement

Hiệp định tự do thươngmại Việt Nam – Liênminh châu Âu

Trade Agreement Hiệp định tự do thươngmại Việt Nam – Anh

Trang 4

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của để tài

Từ lâu, Việt Nam được coi là một trong những điểm du lịch lý tưởng hàng đầu tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới đối với các du khách nước ngoài Ngành du lịch của Việt Nam cũng là một trong những ngành mũi nhọn ở nước ta và được Đảng và nhà nước đầu tư, chú trọng Trước khi xảy ra đại

Trang 5

dịch Covid-19, năm 2019, riêng ngành du lịch đã đóng góp 9,2% trên tổng GDP của cả nước, điều này cho thấy ngành du lịch của Việt Nam vô cùng tiềm năng

Việt Nam được biết đến với khách du lịch nước ngoài là một nơi có hệ sinh thái đa dạng, có bờ biển dài, hang động lớn, núi cao hùng vĩ Đặc biệt Việt Nam còn có nhiều danh lam thắng cảnh, văn hóa ẩm thực độc đáo, tạo sức thuhút lớn đối với các khách du lịch trong khu vực cũng như quốc tế Tuy nhiên

để có thể tận dụng tối đa và hiệu quả những điểm mạnh về du lịch của Việt Nam, cả Đảng, nhà nước và các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp tốt, bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cần đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn để giúp cho ngành du lịch Việt Nam ngành càng phát triển Ngành du lịch đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam Nó không chỉ giúp đem lại nguồn GDP lớn mà còn có mục đích quảng bá, giao lưu văn hóa, kết nối với các nước trong khu vực và trên thế giới Trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngàng càng trở nên sâu rộng, việc thu hút khách du lịch nước ngoài lại càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi ngành du lịch thế giới mở cửa sau đại dịch Covid-19 Chính vì vậy, bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

2 Tình hình nghiên cứu

3 Khoảng trống nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2018-2022, chính vì thế những số liệu thu thập đã cũ, chưa được cập nhật Ngoài ra bài nghiên cứu chỉ tập trung vào nhân tố thu hút khách du lịch nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế, chưa bao quát khách du lịch trong nước

Trang 6

4 Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng ngành du lịch của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch nước ngoài trongbối cảnh hội nhập kinh tế?

- Việt Nam cần làm gì để sử dụng một cách hiệu quả các nhân tố, lợi thế sẵn có vào việc thu hút khách du lịch quốc tế?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nhân tố thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

+ Không gian: Việt Nam

+ Thời gian: 2018-2022

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong bài là phân tích và tổng hợp những bài nghiên cứu, sách vở, tài liệu Thu thập dữ liệu tình hình ngành du lịch Việt Nam 2016-2022, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách quốc tế, cuối cùng đưa ra kiến nghị để phát huy tối đâ những nhân tố Việt Nam đang có

7 Đóng góp của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu nêu lên cơ sở lý luận về ngành du lịch, nhân tố thu hút khách du lịch nước ngoài, thực trạng ngành du lịch Việt Nam từ 2018-

2022 Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đưa ra kiến nghị giúp

sử dụng tối đa những lợi thế, nhân tố thu hút khách du lịch nước ngoài mà Việt Nam đang có

8 Kết cấu bài nghiên cứu

- Chương 1: Cơ sở lý luận về ngành du lịch và thực trạng ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2016-2022

Trang 7

- Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

- Chương 3: Kết luận và kiến nghị về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Trang 8

1.1.2 Khái niệm ngành du lịch

Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhómngành - nghề bộ phận liên quan có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ du lịch haycác lĩnh vực liên quan trong và ngoài nước, chủ yếu là công ty lữ hành, khách sạn,nhà hàng, homestay, khu vui chơi nhằm mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến, nâng cao dân trí, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.1.3 Các loại hình du lịch

Hiện nay có rất nhiều các loại hình du lịch, các loại hình du lịch được chia ra làm

3 loại hình lớn dựa vào: mục đích chuyến đi, phạm vi lãnh thổ và sự tương tác của

du khách đối với điểm đến du lịch

Căn cứ vào mục đích chuyến đi có các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch xã hội, du lịch hoạt động, du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch chuyên đề,

du lịch tôn giáo

Trang 9

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ có 2 loại du lịch là du lịch trong nước và du lịch quốc tế

Cuối cùng, căn cứ vào sự tương tác của du khách với điểm đến du lịch gồm: Du lịch thám hiểm, du lịch thượng lưu Du lịch thuê bao

1.1.4.1 Khái niệm khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam

1.1.4.2 Khái niệm khách du lịch trong nước

Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập

và kiếm sống ở nơi đến

1.1.5 Khái niệm về chi tiêu của khách du lịch

Chi tiêu của khách du lịch là tổng số tiền đã chi phí của khách du lịch trong suốt hành trình của chuyến đi, kể cả những khoản chi mua sắm trước chuẩn bị cho

Trang 10

chuyến đi và những chi phí mua sắm đồ dùng, quà tặng, quà lưu niệm trong chuyến đi mang về dùng sau chuyến đi.

1.1.6 Khái niệm sản phẩm du lịch

Là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành:

- Tài nguyên tự nhiên

- Tài nguyên nhân văn

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng

- Dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch

Là những giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành từ những yếu tố tự nhiên và nhân văn Được các công ty du lịch thông qua dịch vụ của mình để cung ứng cho khách du lịch

Trang 11

1.2 Thực trạng ngành du lịch Việt Nam 2016-2022.

Thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022 có rất nhiều biến động, phần lớn những biến động là do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Tuy phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, ngành du lịch Việt Nam trước đại dịch phát triển

vô cùng mạnh mẽ và có khả năng phục hồi tốt sau đại dịch

Biểu đồ 1: Số lượng khách đến Việt Nam giai đoạn 2016-2021

Nguồn: Tổng cục thống kêTrong năm 2016, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng nể Lương khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lần đầu tiên đạt mốc 10 triệu lượt và tăng thêm 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế so với năm 2015 Ngành du lịch ViệtNam đạt mức tăng trưởng 26% so với năm 2015 Khách du lịch nội địa năm

2016 cũng có nhiều khởi sắc khi đạt 417 nghìn tỷ đồng tổng thu và đạt 62 triệu lượt du khách Sự tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam trong 2016 đánh dấu hiệu quả quản lý của nhà nước về du lịch được tăng cường, những khó khăn còn

Trang 12

tồn động của ngành du lịch được chính phủ chấn chỉnh, khắc phục Từ đó nâng cao chất lượng của ngành du lịch cũng như năng lực cạnh tranh Cũng trong năm

2016, ngành du lịch được nhận nhiều sự quan tâm của Đảng, điển hình là việc nhiều chính sách và chỉ đạo ở tầm vĩ mô được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành du lịch Lần đầu tiên Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ và tại hội nghị, Thủ tướng đã đưa ra những chỉ đảo với phương châm, mục tiêu tháo gỡkhó khăn, vướng mắc cho phát triển du lịch Đặc biệt hơn, vào ngày 16/1/2017,

Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn Luật du lịch được sử đổi và được thông qua bởi Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 3 năm 2017

So với năm 2016, ngành du lịch Việt Nam năm 2017 dữ vững đà tăng trưởng về

cả tổng thu và số lượt khách thăm quan Cho thấy hiệu quả trong các nghị quyết chính sách tập trung vào ngành du lịch đang có hiệu lực cũng như những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng Trong năm 2017, Du lịch Việt Nam đón 12,92triệu khách quốc tế, con số này tăng hơn 29,1% so với năm 2016 Khách du lịch nội đĩa cũng tăng từ 62 triệu lượt khách lên 73,2 triệu lượt khách, tăng 18,1 % sovới năm 2016 Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được 541.000 tỷ đồng, qua đó đóng góp vào GDP Việt Nam ước tính lên tới 7,9% GDP Những kết quả của ngành du lịch Việt Năm năm 2017 được đánh giá là vô cùng ấn tượng, giữ vững được đà tăng trưởng từ năm 2016 Không chỉ có những con số

ấn tượng, năm 2017 cũng là dấu ấn quan trọng đối với ngành du lịch của Việt Nam khi Bộ chính trị ban hàng Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quốc hội thông qua Luật Du lịch 2017 Ngoài

ra, Việt Nam cũng tổ chức thành công hội nghị Đối thoại chính sách cao cấp về

du lịch bền vững tại Hạ Long với Tuyên bố” Thúc đẩy du lịch bền vững vì châu

Á – Thái Bình Dương bao trùm và kết nối” Những thành tựu, con số ấn tượng của ngành Du lịch Việt Nam cũng được các cơ quan tổ chức quốc tế có uy tín ghinhận, trong đó Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), đã đánh giá Việt Nam xếp thứ 6 trong 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2017

Trang 13

Năm 2018 là một năm vô cùng khởi sắc khi ngành Du lịch Việt Nam đã đạt đượcnhững con số ấn tượng cũng như những thành tựu lớn từ các tổ chức quốc tế Trong năm 2018, Việt Nam đã đón 15,5 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 8,3% sovới cùng kỳ năm 2017 Ngành du lịch cũng phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa

và đóng góp tổng thu ngành Du lịch Việt Nam năm 2018 tương đương 8,39% GDP cả nước Bên cạnh những con số ấn tượng đạt được của ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2018, theo phương châm, chỉ đạo của chính phủ trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các đề án quan trọng với mục đích đạt được mục tiêu trên đã được ban hành bao gồm: Đề án cơ cấu lại ngành du lịch; Đề án Quỹ

hỗ trợ phát triển du lịch; Đề án tổng thể Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnhvực du lịch; Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch Ngoài ra, dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành năm trong năm 2019 Với những hành động thiết thực, đề án quan trọng với mục tiêu phát triển lâu dài ngành Du lịch Việt Nam trong tương lai, Đảng và Chính phủ đã đặt nền móng cho sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong những năm sắp tới Ngành du lịch Việt Nam 2018 không chỉ đạt được những con số đáng ấn tượng mà còn đạt được nhiều thành tự lớn, được các cơ quan, tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận, trong đó nổi bật là Giải thưởng điểm đến hàng đầu châu Á do Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) bình chọn; Giải thưởng Điểm đến golf tốt nhất châu Á năm 2018 do Tổ chức giải thưởng golf thế giới (World Golf Award) bình chọn Không chỉ có vậy, Việt Nam là điểm đến duy nhất của châu Á trong danh sách 10 điểm đến du lịch trải nghiệm tốt nhất do Tripadvisor bình chọn Nếu như năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm đến có tốc độtăng trưởng khách du lịch quốc tế nhanh nhất thế giới do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì năm 2018, Việt Nam đã leo từ thứ hạng 6 lên thứ hạng 3 trong số 10 điểm đến Điều này chứng tỏ thực lực và khả năng cạnh tranh, phát triển của ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, đánh dấu sự chuyển biến của ngành Du lịch Việt Nam sang ngành mũi nhọn

So với năm 2018, ngành Du lịch Việt Nam 2019 cũng đạt được nhiều thành tựu, con số đáng ấn tướng, tiếp tục là một năm thắng lợi của Du lịch Việt Nam Trong

Trang 14

năm 2018, ngành Du lịch Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc

tế, tăng 16,2 % so với năm 2018, bên cạnh đó cũng phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tăng 6% so với năm ngoái Tổng thu du lịch năm 2019 đạt con số ấn tượng với 755 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2018 và tương đương với 9,2 % GPD của cả nước Năm 2019, Du lịch Việt Nam được vinh danh ở 5 hạng mục giải thưởng của tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards), bao gồm các hạng mục như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên); điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên); Điểm đến hàng đầu châu

Á (lần thứ 2 liên tiếp); Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp); Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên.) Việc được vinh danh ở 5 hạngmục trong Giải thưởng Du lịch thế giới đã chứng tỏ sự phát triển mạnh, sức hút lớn của Ngành du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Qua đó chứng tỏ nănglực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong khu vực cũng như quốc tế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng được cải thiện dáng kể khi đứng thứ 63/140 nền kinh tế so với xếp hạng 67/136 vào năm 2017 theo Báo cáo năng lực cạnh tranh

du lịch năm 2019 Đặc biệt hơn, Việt Nam đã vượt qua Indonesia để xếp thứ 4 trong khu vực về lượng khách quốc tế đến

Ngày đăng: 08/08/2024, 21:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. TTXVN. (2022). Kỳ vọng ngành du lịch sẽ sớm hồi phục hơn so với trước thời kỳ đại dịch. VTV Báo điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỳ vọng ngành du lịch sẽ sớm hồi phục hơn so với trước thời kỳ đại dịch
Tác giả: TTXVN
Năm: 2022
1. Bộ văn hóa thể thao và du lịch. (2022). Du lịch Việt Nam và triển vọng phát triển thị trường khách quốc tế Khác
2. Tổng cục Du lịch. (2020). Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội Khác
3. Tổng cục Du lịch. (2021). Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2016 Khác
4. Tổng cục Du lịch. (2021). Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2017 Khác
5. Tổng cục Du lịch. (2021). Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018 Khác
6. Tổng cục Du lịch. (2021). Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019 Khác
7. Tổng cục Du lịch. (2022). Du lịch Việt Nam nỗ lực phục hồi, tạo đà phát triển trong trạng thái bình thường mới Khác
8. Tổng cục thống kê. (2021). DU LỊCH NĂM 2020 LAO ĐAO VÌ COVID-19 Khác
9. Tổng cục thống kê. (2022). DỊCH VỤ LƯU TRÚ ĂN UỐNG VÀ DU LỊCH LỮ HÀNH 9 THÁNG NĂM 2022 PHỤC HỒI TÍCH CỰC Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w