1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề 3 tìm hiểu chuyên đề người đi tìm hình của nước và quá trình bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5 6 1911 đến khi thành lập đảng cộng sản việt nam năm 1930

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hồ Chí Minh là sự hội tụ rất trọn vẹn của một anh hùng giải phóng dân tộc với một danh nhân văn hóa tầm cỡ thế giới và được thế giới tôn vinh.. đã chứng minh Người là một nhà tư tưởng lỗ

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chủ đề 3: Tìm hiểu chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” và quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

HÀ NỘI, 12/2023

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 3

2 Tóm tắt nội dung chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” 6

3 Sống và làm việc tại Anh 12

4 Hoạt động với tên Nguyễn Ái Quốc 12

5 Tổng kết 14

CHƯƠNG 3: TÌM RA ÁNH SÁNG (1920-1924) 15

1 Giới thiệu 15

2 Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lê-nin 15

3 Sang Liên Xô dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản 16

4 Tổng kết 18

CHƯƠNG 4: THỔI BÙNG NGỌN LỬA CÁCH MẠNG (1924-1930) 19

1 Giới thiệu 19

2 Hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc 19

3 Hoạt động tại Thái Lan 20

Trang 3

Trong con người Hồ Chí Minh, thật khó tách bạch giữa Anh hùng giải phóng dân tộc với Danh nhân văn hóa Bởi vì, việc Người lãnh đạo thành công công cuộc giải phóng dân tộc, đấy chính là sự nghiệp văn hoá cao cả nhất Hồ Chí Minh không chỉ phấn đấu vì nền độc lập của Việt Nam và các nước thuộc địa khác, mà còn vì bản sắc văn hóa Việt Nam, trong khi vẫn tiếp thu những giá trị từ những nền văn hóa của thế giới Hồ Chí Minh thật am hiểu về văn hóa Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và sử dụng thành thạo ngôn ngữ của các nước đó Hồ Chí Minh thực sự là biểu trưng của văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới

Tiếp cận với rất nhiều vùng đất khác nhau, nhiều quốc gia khác nhau và cũng có nghĩa là rất nhiều nền văn hóa khác nhau, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng dù xuất phát từ một nền văn hóa nào thì cũng phải hướng tới việc tiếp thu được những cái giá trị chung của nhân loại Tinh thần dân chủ là một quá trình tìm tòi, mà đấy là hạt nhân, là cốt lõi của văn hóa hiện đại Là một người rất từng trải, đã từng sống và tiếp cận với rất nhiều nền văn hóa khác nhau như vậy, gặp gỡ rất nhiều những nhân vật văn hóa lớn: từ Picaso, đến Sacli Saplin, đến Ilia Erenbua, đến Hăngry Bacbuyt, Tôn Trung Sơn nhưng thấm nhuần tinh thần của người phương Đông, luôn lấy tính gương mẫu làm một nguồn lực để thuyết phục, để tập hợp lực lượng xã hội, cho nên trong phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất là Việt Nam Tất cả những tư tưởng lớn của nhân loại đều được thể hiện theo một phong cách rất Việt Nam

Hồ Chí Minh là sự hội tụ rất trọn vẹn của một anh hùng giải phóng dân tộc với một danh nhân văn hóa tầm cỡ thế giới và được thế giới tôn vinh

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Như vậy, Người đã chỉ cho nhân dân thấy rằng cốt lõi sức mạnh của một con người, sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của dân tộc cũng bắt đầu từ văn hóa Bởi, trải qua một thời gian dài, dân tộc Việt Nam sống trong cái chế độ phong kiến lạc hậu, một thời kỳ mà nền giáo dục thuộc địa của thực dân dùng chính sách ngu dân để cai trị, nên việc giải phóng con người, giải phóng thân phận của một dân tộc thuộc địa đồng nghĩa với giải phóng sức sáng tạo, trí tuệ của nhân dân Quan điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao dân trí của các thế hệ trước

Trang 4

4

được cụ thể trong việc xây dựng một phong trào học tập Trước hết, là việc xóa nạn mù chữ, một di sản của chế độ cũ và để mọi con người có thể thực hiện được quyền công dân của mình trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 1-661946 Và tiếp đó, chính bằng trí tuệ ấy, văn hóa ấy có thể hoàn thành được tráchnhiệm xứng đáng là công dân của một quốc gia độc lập Phải chăng đó là cốt lõi văn hóa của Việt Nam

Là kiến trúc sư của nền văn hóa mới, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra vai trò, sức mạnh của văn hóa khi khẳng định “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” Hơn thế, bản thân Người là một nhà văn hóa với tất cả mọi ngữ nghĩa của từ đó Hiện thân văn hóa ở một chính khách lớn chính là ở chỗ đưa ra những tư tưởng, những nguyên lý thuyết phục được quần chúng Với Hồ Chí Minh, những nguyên lý nhất quán không chỉ trong lời nói mà trong cả hành động Khi viết báo, làm thơ, cầm bút vẽ hay cầm cây đũa nhạc chỉ huy cả một dàn nhạc, Hồ Chí Minh đều mang ý thức của một nhà chính trị thấu hiểu và khai thác được sức mạnh, nguồn lực của văn hóa

Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà tư tưởng Song những cống hiến của Người trên các lĩnh vực tư tưởng lý luận như vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; những tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; tư tưởng về việc xây dựng chế độ xã hội mới cùng những cống hiến to lớn trên các lĩnh vực: Triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, lối sống đã chứng minh Người là một nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của dân tộc Việt Nam

Trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững phẩm cách, sự quyết đoán, tính khiêm nhường và một điều rất quan trọng là trong mọi hoàn cảnh, Hồ Chí Minh luôn gần gũi nhân dân Những giá trị tư tưởng, phong cách, đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh sẽ luôn giúp ích cho chúng ta đến hôm nay và mãi sau này

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tạo nên bởi sự kiên trì, sự thuyết phục của tình yêu thương, sự công bằng và khát vọng độc lập Là một nguyên thủ quốc gia được mọi người ngưỡng mộ, nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ nói mình là Chủ tịch nước Khả năng đắc nhân tâm của Hồ Chí Minh ngang tầm với những lãnh tụ lớn trên thế giới Hồ Chí Minh đi đến mọi nơi trên trái đất này, mà ít người có thể làm như vậy Người luôn có những tác động tích cực tới cuộc sống của mọi người, những người hạnh phúc cũng như những người đau khổ Người có thể biến những tư tưởng cao siêu thành những điều giản dị để thấm vào lòng mỗi người Vì thế, còn hơn cả một nhà lãnh đạo chính trị, Hồ Chí Minh là một phần trong đời sống của nhân dân Năng lực văn hóa của Hồ Chí Minh quả là kỳ diệu

1.2 Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm con đường cứu nước mới

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp thu các truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và dân tộc, hình thành tư tưởng yêu nước và tìm đường cứu nước

Trang 5

5

- Hồ Chí Minh lúc lúc nhỏ tên thật Nguyễn Sinh Cung, đến năm 1901 được cha đổi tên là Nguyễn Tất Thành, Người sinh năm 1890 tại làng Hoàng Trù quê mẹ, lớn lên ở Làng Sen quê cha, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình trí thức Nho giáo

- Nghệ An là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, chống ngoại xâm; là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, v.v và các chí sĩ yêu nước nhiệt thành như: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, v.v… Ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã phải chứng kiến cuộc sống, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào ta; chứng kiến sự thất bại của phong trào yêu nước; chứng kiến cuộc sống nông dân khổ cực với thuế khóa, tô tức nặng nề

- Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và dân tộc, được theo học các vị túc Nho, tiếp xúc nhiều với sách báo tiến bộ, hấp thụ vốn văn hóa Quốc học và Hán học, tiếp xúc với văn hóa phương Tây

- Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối, nhưng Người cũng phê phán, không tán thành con đường cứu nước, phương pháp cách mạng của các nhà cách mạng như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, v.v… Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh ra nước ngoài đi tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân

1.3 Thời kỳ giữa năm 1911 đến 1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước Trên cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động Người nhận thấy ở đâu người dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc được hình thành từng bước trong

suốt quá trình tìm đường cứu nước, quá trình sống, học tập, tham gia đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đến nhiều quốc gia, nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, dần hình thành ý thức đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc thuộc địa và vô sản thế giới

- Bước đầu nhận thức mới về quyền tự do dân chủ của Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khi Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản “Yêu sách của Nhân dân An Nam” tới Hội nghị Véc-xây (18/6/1919) - Việc biểu quyết tán thành Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp,

trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản

- Hồ Chí Minh tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản khi Người nghiên cứu bản Sơ thảo

Trang 6

1.4 Thời kỳ 1920 đến 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

- Trong giai đoạn từ 1920 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928-1929) Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản Tháng 02/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng

- Thời kỳ này đánh dấu sự hình hành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, thể hiện qua các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927), các văn kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 02/1930)

Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Các văn kiện, tác phẩm của Hồ Chí Minh viết trong thời kỳ này chưa đựng nhiều tư tưởng lớn, đặc biệt về con đường cách mạng Việt Nam: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản Việt Nam sẽ trải qua hai cuộc cách mạng kế tiếp nhau: Trước làm dân tộc cách mạng (cách mạng giải phóng dân tộc), sau làm thế giới cách mệnh (cách mạng xã hội chủ nghĩa), tức từ đầu xác định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

2 Tóm tắt nội dung chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”

Chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” về quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 được trình bày trong 4 chương Phần mở đầu đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (giai đoạn trước 1911 đến 1930), nội dung 4 chương chính được tóm gọn lại như sau

- Chương 1: Nuôi ý chí (1890-1911)

- Chương 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước (1911-1920)

Trang 7

7 - Chương 3: Tìm ra ánh sáng (1920-1924)

- Chương 4: Thổi bùng ngọn lửa cách mạng (1924-1930)

Qua chuyên đề này, tác giả mong muốn sẽ đưa đến bạn đọc những kiến thức quan trọng nhất về đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Các tài liệu tác giả đã sử dụng để thực hiện việc viết chuyên đề được đặt ở phần cuối cùng

Trang 8

2 Bối cảnh lịch sử

Giữa thế kỉ 19, thực dân Pháp nố súng xâm lực Việt Nam và từng bước biến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến Từ đây, đất nước mất độc lập, nhân dân mất quyền tự do và phải sống kiếp nô lệ lầm than Với truyền thống yêu nước, các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã nổ ra liên tiếp, mạnh mẽ và rộng khắp Bắc Trung Nam Song, tất cả các phong trào đó đều bị thực dân Pháp dìm trong bể máu và đi đến thất bại

3 Thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh đó, vào ngày 19 tháng 5 năm 1980, Nguyễn Sinh Cung đã được sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Đây là nơi có truyền thống yêu nước và là quê hương của nhiều bậc danh nhân, sĩ phu, anh hùng, hào kiệt Ngay từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã bộc lộ tư chất thông minh, ham học hỏi, lại được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình nên đã sớm hình thành nên tư tưởng yêu nước, thương dân và phần nào Người đã hiểu được tình cảnh của một dân tộc mất tự do

Trang 9

9

Trong 5 năm đầu đời, Nguyễn Sinh Cung sống ở một ngôi nhà ở quê ngoại là làng Hoàng Trù Trong tình yêu thương đầm ấm của gia đình với ông bà ngoại, người đã lớn lên cùng với tiếng kẽo kẹt võng đưa qua những lời ru của bà, của mẹ rằng: À ơi, con ơi mẹ dặn “câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm /Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”

Cách Hoàng Trù không xa là ngôi nhà tranh năm gian tại quê nội làng Sen, nơi Nguyễn Sinh Cung gắn bó từ khi cha đỗ phó bảng về làng (Cha của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Sinh Sắc, từng thi đỗ trong kỳ thi Hương năm 1894, sau đỗ phó bảng và làm quan đến chức tri huyện Bình Khê) Tại đây, Người đã được cha đặt cho cái tên Nguyễn Tất Thành với mong ước con làm việc gì cũng thành công Người đã được học tập với các thầy giáo là những nhà Nho yêu nước, được giáo dục lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân Khi theo học tại trường Pháp bản xứ tại thành phố Vinh, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do, Bình Đẳng, Bác ái” của đại cách mạng Pháp Điều đó đã thôi thúc người mong muốn tìm hiểu những gì thực sự ẩn giấu đằng sau những chữ đó

Nếu Nghệ An là quê hương nuôi Người sinh ra thì Huế là nơi lưu dấu nhiều kỷ niệm cùng gia đình khi sống tại số nhà 112 đường Mai Thúc Loan Đây cũng là nơi chứng kiến nghị lực phi thường của Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 11 tuổi, đã phải chịu nỗi đau mất mẹ, mất em Tại Huế, Nguyễn Tất Thành tiếp tục được học tập ở trường Pháp Việt Đông Ba và trường Quốc học Huế Tại đây, Người tiếp tục được tiếp thu những tri thức mới đã giúp Người thấy rõ bản chất của nền giáo dục thực dân Sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến với sưu cao, thuế nặng, đàn áp và bất công Vì vậy, tháng 4 năm 1908, Nguyễn Tất Thành đã tham gia vào đoàn biểu tình chống thuế của nhân dân 6 huyện tỉnh Thừa Thiên rầm rập kéo vào bao vây tòa khâm sứ Trung Kỳ Đây là hành

Trang 10

Tháng 2 năm 1911, với giấy thông hành mang tên Văn Ba do các sĩ phu của công ty Liên Thành lo liệu giúp, Nguyễn Tất Thành đã vào Sài Gòn và ở tại ngôi nhà số 5 đường Châu Văn Liêm Quận 5 để tìm cơ hội xuất dương Sài Gòn khi đó được coi là cửa ngõ của phía Nam, nơi tập trung rất nhiều các công ty vận tải lớn chạy tuyến đường biển Pháp – Đông Dương Chính truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình với học thức và trí tuệ vượt trội là cơ sở vững chắc để hình thành nên tư tưởng yêu nước, thương dân, hoài bão và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành Từ đó người đi đến một quyết định táo bạo nhưng đầy sáng suốt, vượt trùng dương tìm đường cứu nước

4 Tổng kết

Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước, có truyền thống hiếu học tại quê hương sông Lam, núi Hồng “địa linh nhân kiệt” Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã bộc lộ tư chất thông minh, ham học nên thường được cha dẫn theo khi đi gặp gỡ, đàm đạo với các sĩ phu yêu nước trong vùng nên sớm được bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và hấp thụ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc

Lớn dần lên, Nguyễn Tất Thành (tên gọi thời niên thiếu) được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông và bước đầu tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ phương Tây Tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, cùng cực của đồng bào, những tội ác của thực dân Pháp và sự thất bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành đã miệt mài học tập, hoạt động sôi nổi trong phong trào yêu nước và bắt đầu nuôi ý chí ra đi tìm đường cứu nước

Trang 11

2 Đến Pháp và bị từ chối cho phép học tập

Với tên gọi Văn Ba, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã tạm biệt tổ quốc tại cảng Sài Gòn để làm phụ bếp trên tàu đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin, mở đầu cho hành trình bôn ba tìm đường cứu nước Đó là sự kiện lịch sử trọng đại, nó cách ngày hôm nay hơn 110 năm Nói về thời khắc trọng đại đó, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi / Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác”

Sau hơn 1 tháng trên biển, qua nhiều cảng lớn ở châu Phi, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đã đến với nước Pháp tại cảng Merseille rồi cảng La Havrer Đây là những cảng biển

Trang 12

12

lớn, hiện đại, là bức tranh thu nhỏ thể hiện cho sự phát triển của nước Pháp tư bản Nó khác xa so với những gì Người thấy ở Việt Nam Với mong muốn tìm hiểu nền văn minh tiến bộ của các nước để trở về giúp ích cho đồng bào, ngày 15/9/1911, Người đã gửi thư cho Tổng thống Pháp xin học tại trường Thuộc địa ở Paris Bức thư đã không được chấp nhận, vì vậy, Nguyễn Tất Thành không có cơ hội học tập tại Pháp

3 Sống và làm việc tại Anh

Đầu năm 1912, Nguyễn Tất Thành tiếp tục làm phụ bếp trên một con tàu khác của hãng Sác-giơ Rê-uy-ni đi vòng quanh châu Phi Bảo tàng Hồ Chí Minh có trưng bày tấm áp phích quảng cáo thể hiện hải trình bờ tây châu Phi của tàu Theo hành trình của tàu, người đã lần đầu tiên đến với nước Mỹ Và từ năm 1913 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã đến sống và làm việc tại Anh Trong thời gian này, Người đã phải trải qua nhiều công việc khác nhau để có tiền sinh hoạt và để hòa chung cùng với cuộc sống của những người lao động ở tư bản Anh

Nguyễn Tất Thành từng làm bồi bàn tại khách sạn Các-lơ-tơn ở London Trong khi những người phục vụ của khách sạn thường bỏ thức ăn thừa đi thì Nguyễn Tất Thành lại cẩn thận giữ lại những phần đồ ăn thừa của khách để chia cho người nghèo Hành động này của người thanh niên An Nam đã gây được sự chú ý và cảm mến của vua bếp Escophier tại khách sạn này Và ông đã quyết định dạy Nguyễn Tất Thành cách làm bánh để kiếm thêm thu nhập Sau những giờ làm việc, Người thường đến thư viện vương quốc Anh để đọc sách và tự học tiếng Anh Có thể thấy, ở đâu Nguyễn Tất Thành cũng hòa mình và cảm thông với những người lao động nghèo khổ, ở đâu Người cũng tự học để nâng cao tri thức cho mình

4 Hoạt động với tên Nguyễn Ái Quốc

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w