1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng

25 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 6,49 MB

Nội dung

Nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước cho các đô thị - khu côngnghiệp ĐT-KCN ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD phù hợpvới đặc thù của Vùng trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Trang 1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

“Vùng sông nước” đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạlưu sông Mêkong với trên 131 đô thị hiện đang thiếu khoảng 30% nướcsạch cho sinh hoạt và sản xuất Vùng có trên 150 nhà máy nước (NMN)tại các đô thị, cung cấp khoảng 800ngàn m3/ngày với Mô hình Cấpnước “truyền thống” đã có trên 50 năm và hạn chế trong ranh từng địaphương Mô hình với quy mô nhỏ thiếu ổn định, an toàn đặc biệt trongbối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH-NBD) sẽ không đápứng được nhu cầu phát triển Vùng

Nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước cho các đô thị - khu côngnghiệp (ĐT-KCN) ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD phù hợpvới đặc thù của Vùng trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá làcấp thiết

Phạm vi nghiên cứu: Là Vùng ĐBSCL gồm 13tỉnh/TP, diện tích

40.604,7km2 Nghiên cứu tập trung vào định hướng cấp nước cho VùngĐBSCL và triển khai tiêu biểu với Vùng bán đảo Cà Mau (BĐCM) là7tỉnh/TP Tây Nam sông Hậu, diện tích 23.800km2 có 9,2 triệu dân

Đối tượng và giai đoạn nghiên cứu: Cấp nước cho sinh hoạt, sản

xuất của các ĐT-KCN Vùng BĐCM và Vùng ĐBSCL tới mốc thờiđiểm năm 2020 và năm 2030 theo định hướng phát triển Vùng

MỤC TIÊU: Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCL

và Đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứngBĐKH – NBD cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1 Tổng hợp, đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước (HTCN), các QHliên quan tới cấp nước đã, đang thực thi trong 50 năm theo các thời kỳvới Mô hình cấp nước “truyền thống” tại Vùng ĐBSCL

Trang 2

2 Tham khảo và rút kinh nghiệm HTCN một số vùng đô thị trên thếgiới và tình hình cấp nước tại Việt Nam.

3 Đánh giá tiềm năng các nguồn nước, lựa chọn nguồn nước ổn định,

an toàn và thích ứng BĐKH-NBD với đặc thù của Vùng ĐBSCL

4 Dự báo nhu cầu cấp nước các ĐT-KCN đến năm 2020 – 2030 theođịnh hướng phát triển Vùng ĐBSCL và Vùng BĐCM

5 Đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù phân vùng, xây dựng và triển khaikịch bản mô hình cấp nước đặc thù Vùng ĐBSCL

6 Đề xuất các kịch bản - mô hình cấp nước đặc thù và định hướngchiến lược cấp nước khai thác lợi thế nguồn nước Vùng ĐBSCL đảmbảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD

7 Đề xuất mô hình cấp nước cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM đượctriển khai tiêu biểu từ đặc thù Vùng ĐBSCL

8 Đề xuất khung quản lý thực hiện mô hình cấp nước Vùng

TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1 Luận án tổng hợp và đánh giá thực trạng và các quy hoạch cấp nướcVùng ĐBSCL theo từng thời kỳ trong nửa thế kỷ với Mô hình cấp nước

“truyền thống” giới hạn trong ranh hành chính hiện đang thiếu ổn định,

4 Đề xuất khung quản lý mô hình cấp nước kết hợp quản lý lãnh thổvới quản lý chuyên ngành

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:

Trang 3

Kết quả tổng hợp, đánh giá thực trạng của mô hình cấp nước

“truyền thống” hiện hữu trên 50 năm, kết hợp kịch bản BĐKH-NBD.Đây là nền tảng nghiên cứu, đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù (phânvùng cấp nước, nguồn nước, công trình đầu mối, mô hình cấp nước…)phục vụ các bước nghiên cứu mô hình cấp nước đặc thù Vùng ĐBSCL

Mô hình khai thác lợi thế nguồn nước vùng không hạn chế trongranh hành chính, tạo dựng khung hạ tầng cấp nước cấp vùng đảm bảo

ổn định an toàn và thích ứng BĐKH-NDB là định hướng cho các quyhoạch, dự án cấp nước các ĐT-KCN, các tỉnh/TP trong Vùng

Kết quả nghiên cứu của luận án đã được đưa vào làm định hướngcấp nước trong đề án Quy hoạch Xây dựng Vùng ĐBSCL được Chínhphủ phê duyệt [47] và đang triển khai cho Vùng Kinh tế Trọng điểmVùng ĐBSCL

NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC CẤP VÙNG.

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.

1.1.1.Vị trí, vai trò vùng ĐBSCL:

Vùng ĐBSCL nằm ở cực Nam của Việt Nam, đóng góp quan trọngkinh tế - xã hội (KT-XH), xuất khẩu nông, thuỷ hải sản, an ninh lươngthực và quốc phòng, Vùng gồm 13 tỉnh/TP, thuộc hạ lưu sông MêKong

có các yếu tố đặc thù về tự nhiên, giàu tiềm năng và nguồn lực Vùng

có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hoá, khai thác tài nguyên,nguồn nước với tiểu vùng Mêkong

1.1.2 - Điều kiện tự nhiên: Với các đặc trưng: Nhiệt độ trung bình

260C, số giờ nắng/năm: 2.226–2.709 giờ, lượng mưa trung bình 1600mm/năm Mùa mưa tháng 5-10(chiếm 90%), mùa khô tháng 11-4(10%) Hướng gió chính Đông Nam, Tây Nam, ít có bão, có lốc và gióxoáy Chế độ Thuỷ văn chịu tác động của sông MêKong, bán nhật triều

Trang 4

biển Đông(biên độ 3,5-4m), nhật triều biển Tây(biên độ 0,8-1m) Vùng

có lũ hàng năm từ tháng 7-12, đỉnh lũ tháng 9-11, địa hình tương đốibằng phẳng, thấp trũng, độ cao trung bình 0,8m, vùng biên giới 2-4m

1.1.3 Kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch

vụ (34,7%- 26,6%-38,5%) và đang được chuyển dịch Vùng có 131 đôthị và hàng ngàn điểm dân cư, các KCN, dịch vụ, du lịch…[38]

1.1.4 Hạ tầng kỹ thuật vùng: (i) Giao thông: có 9 tuyến QL và các

Tỉnh lộ, nối các tỉnh vào QL1A và là trục xương sống của Vùng SôngMêkông và các tuyến kênh là đường thuỷ quốc gia với 15 cảng và hàng

trăm bến bãi Vùng có 4 sân bay đang hoạt động (ii) Cấp nước: Các

NMN của Vùng hiện cấp 800ngàn m3/ng, cấp được 50-60% dân số đô

thị, các KCN là 40 - 50% và đang thiếu 30% nhu cầu (iii) Cấp điện: có

ba nhà máy điện, các tuyến 220kV là lưới điện quốc gia

1.2 HTCN một số vùng đô thị các nước và trong nước.

1) New York (Mỹ): Là vùng ĐT có dân số 22,2 triệu (2009) HTCN xây

dựng năm 1667, năm 1937 mở rộng lấy nguồn sông Delaware, là dự áncấp nước lớn nhất nước Mỹ với 5 giai đoạn (1944-1964) Q=580triệugallons/ngày, gồm 22 hồ chứa; Có 3hệ thống mạng lưới kết nối mạngvòng với điều hành chung là mô hình linh hoạt, hiệu quả cao.[54]

2) Hệ thống cấp nước Tokyo (Nhật Bản): Tokyo là thành phố lớn và

đông dân nhất ở Nhật, diện tích 2.188 km2, dân số 12,94 triệu (2009).HTCN xây dựng từ năm 1898, trải qua trên 100 năm đến nay là mộttrong những HTCN hiện đại nhất trên thế giới, có Q= 6.859.500

m3/ngày, mạng lưới 25.823 km Nguồn nước trước 1960 lấy từ sôngTama, đến nay lấy từ sông Tonegawa, sông Arakawa: 78%, từ sôngTamagawa: 19% và chỉ có 0,2% lấy NDĐ [52]

3) Tại Việt Nam: HTCN chủ yếu được người Pháp xây dựng từ những

năm đầu của thế kỷ XIX tại Hà Nội, Hải Phòng…Vùng ĐBSCL,

Trang 5

HTCN tại các đô thị đầu tiên được xây dựng giai đoạn 1930 - 1947(Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An, Vĩnh Long…), nguồn nước chủ yếu lấynước mặt từ sông Tiền, sông Hậu và độc lập cho từng đô thị

4) Kinh nghiệm: (i) HTCN liên kết các đô thị (vùng đô thị) (ii) Nguồn

nước theo hướng ổn định cấp vùng (thường là nước mặt) (iii) HTCN

từng ĐT dần chuyển thành mô hình liên vùng đô thị theo từng giai

đoạn (iv) Vai trò Chính quyền quyết định chiến lược phát triển.

1.3 N h ữ ng v ấ n đ ề c ấ p nư ớ c c ủa V ùng ĐBSCL

1) HTCN phân tán, cục bộ: Vùng ĐBSCL chưa có HTCN toàn vùng.

Định hướng nguồn cấp nước chỉ được lồng ghép rất sơ lược trong các

QH thuỷ lợi, KT-XH Giai đoạn 1930-1947, HTCN phục vụ cho khutrung tâm các ĐT Giai đoạn 1960-1975, được mở rộng trong nội ô vớinguồn nước đa dạng, quy mô nhỏ lẻ Sau 1975, HTCN tại các đô thịtiếp tục phát triển với mô hình cấp nước “truyền thống” hạn chế trongranh hành chính từng địa phương

2) Mô hình cấp nước“truyền thống” thiếu ổn định, an toàn: Mô hình

có các thành phần: Nguồn nước, NMN và mạng lưới cấp nước hạn chếtrong ranh đô thị có quy mô nhỏ lẻ “tự cung, tự cấp” thiếu ổn định, antoàn Từ 1990 một số đô thị, HTCN được chỉnh tranh cải tạo từ nguồnvốn Ngân sách, ODA,WB, Nhưng hiện vẫn đang thiếu khoảng 30%nhu cầu cấp nước và chưa đáp ứng cho phát triển Vùng, đặc biệt thíchứng BĐKH-NBD

1.4 Cơ sở và phương pháp luận nghiên cứu của luận án.

Phương pháp luận nghiên cứu theo logic từ đánh giá tổng hợp thựctrạng cấp nước Vùng, kết hợp cơ sở khoa học, lý luận và kịch bảnBĐKH - NBD đề xuất mô hình cấp nước mới Mô hình cấp nước

“truyền thống” có các thành phần hạn chế trong từng đô thị không khaithác lợi thế đặc thù và liên kết vùng là hạn chế cơ bản của mô hình

Trang 6

Khai thác lợi thế nguồn nước vùng được phân tích đánh giá từ các vùngđặc thù trong tổng thể Vùng Phát huy lợi thế vùng khắc phục hạn chếcủa các địa phương với các thành phần mô hình cấp nước được xem xétvới quy mô cấp vùng Khai thác lợi thế không chỉ ở đặc thù tự nhiên màcòn được kết hợp với định hướng phát triển các ngành (QH xây dựng,giao thông…) trong khung phát triển Vùng và kết nối với các địaphương, không giới hạn trong ranh hành chính.

Trên cơ sở đó Luận án đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho từng giaiđoạn nghiên cứu, kết hợp các kết quả nghiên cứu đa ngành và kịch bảnBĐKH –NBD Tổng hợp, dự báo các lợi thế, hạn chế và đề xuất thànhcác kịch bản để lựa chọn mô hình cấp nước phù hợp với đặc thù Vùng.Phương pháp luận logic được kết hợp các phương pháp nghiên cứu:

1) Phương pháp khảo sát, thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu, số liệu: HTCN theo từng thời kỳ trên 50 năm tại các đô thị vùng ĐBSCL,

tham khảo HTCN vùng đô thị các nước

2) Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân thành các vùng theo đặc

thù để phân tích, tổng hợp và đề xuất mô hình

3)Phương pháp dự báo: Nhu cầu cấp nước, khả năng nguồn nước, các

thuận lợi, hạn chế có thể diễn ra để định hướng chiến lược phù hợp

4) Phương pháp DMC: Dùng trong đánh giá tiền năng nguồn nước 5) Phương pháp SWOT: Là công cụ hiệu quả trong việc đánh giá, so

sánh vấn đề theo điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

6) Phương pháp tham vấn ý kiến các chuyên gia và cộng đồng: Các nhà

chuyên môn, quản lý và các đại diện cộng đồng vùng nghiên cứu

7) Phương pháp kế thừa: Làm tăng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phù

hợp đặc thù của từng địa phương trong vùng ĐBSCL

Trang 7

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC ĐÃ LẬP TẠI VÙNG ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM.

2.1 Thực trạng cấp nước vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Vùng ĐBSCL hiện cĩ trên 150 HTCN tại các đơ thị tỉnh lỵ, các thị xã(TX), thị trấn (TT) và các KCN đang cấp khoảng 800ngàn m3/ngày(nước mặt 60% và NDĐ 40%) Khai thác nước mặt lớn nhất là Cần Thơ(Q=120ngàn m3/ngày) và lấy NDĐ lớn nhất là Cà Mau (Q=52 ngàn

m3/ngày) Tiêu chuẩn cấp nước trung bình 75-85 l/ng/ngày, cấp 50-60%

ĐT, riêng nội thị 63% HTCN xây dựng nhiều thời kỳ, trên 50 năm,xuống cấp, thất thốt khoảng 30%, khĩ khăn về vốn, cơ chế và hạn chếtrong ranh hành chính, hiện cịn thiếu 30% nhu cầu nước

2.2 Thực trạng cấp nước vùng BĐCM: Là một phần của Vùng

ĐBSCL Vùng hiện cĩ 51 đơ thị với khoảng 80 HTCN cung cấp Q=426ngàn m3/ngày (nước mặt chiếm trên 70%, NDĐ gần 30%)

2.2.1 Nguồn cấp nước: Hạn chế cho từng ĐT-KCN, khai thác nước

mặt từ các sơng rạch (70%) và NDĐ (30%) nhu cầu hiện tại

2.2.2 Cơng trình đầu mối và mạng lưới: Chỉ cĩ tại các ĐT-KCN, xây

dựng nhiều thời kỳ (Cần Thơ, Châu Đốc trên 50 năm) quy mơ nhỏ,xuống cấp và thất thốt lớn… nhiều đơ thị người dân thiếu nước sạch(Gành Hào, Năm Căn) Những năm gần đây, một số NMN được nângcấp, cơng nghệ hiện đại bằng nhiều nguồn vốn nhưng phát triển mạnglưới và giải quyết thất thốt nước cịn hạn chế (Cần Thơ) Chất lượng

và khả năng cấp nước tại các đơ thị cịn khoảng cách lớn

Giai đoạn 2010 – 2015 cĩ các dự án cấp nước tại 4 đơ thị cấp tỉnh vớinguồn vốn ODA, ADF… với cơng suất khoảng 54.500m3/ngày

2.3 Các quy hoạch liên quan đến cấp nước tại vùng ĐBSCL:

2.3.1 Quy hoạch Thuỷ lợi: Giai đoạn 1860-1946 là đào kênh, ngăn

mặn (khai hoang, mở đất) Giai đoạn 1976-1985-1994-2004 kiểm sốt

Trang 8

lũ, an toàn dân sinh, đô thị, cải tạo đất phèn…Nhìn chung, QH thuỷ lợichưa giải quyết nguồn nước sinh hoạt đảm bảo về chất lượng, đặc biệt

là vùng mặn và phèn Hiện đang lập QH thuỷ lợi ứng phó BĐKH-NBD

2.3.2 Quy hoạch cấp nước đô thị (1960 – 1973): Lập riêng cho 17 đô

thị của Vùng với mô hình cấp nước độc lập cho từng đô thị Vùng có14/17 đô thị lấy nguồn nước mặt từ các sông, kênh, hồ chứa (lớn nhấtCần Thơ: 7.000m3/ngày, nhỏ nhất Gò Công: 150m3/ngày).[49]

2.3.3 Quy hoạch cấp nước đô thị (1975 – 2005): Các ĐT-KCN đã lập

QH cấp nước chuyên ngành hoặc lồng ghép trong QH xây dựng Môhình cấp nước “truyền thống” tiếp tục phát triển trên toàn Vùng với trên

150 HTCN, mỗi đô thị có 2-5 NMN hay trạm cấp nước.[13] - [27]

2.3.4 Quy hoạch cấp nước (2005-2010): Mô hình cấp nước cấp vùngđược nghiên cứu trong luận án lần đầu tiên được đề xuất làm địnhhướng cấp nước trong Quy hoạch Xây dựng Vùng ĐBSCL.[47] vàđược triển khai cho Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL

Chương 3 DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG NƯỚC, ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ

PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VÙNG CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU CỦA VÙNG ĐBSCL

3.1 Định hướng phát triển vùng ĐBSCL và Vùng BĐCM.[47]

3.1.1 Dân số: Vùng ĐBSCL tới năm 2020 có 20 - 21 tr người với dân

số đô thị: 7,0 - 7,5 tr người Dự báo năm 2030 là 22-24 triệu người Vùng BĐCM tới năm 2020 có 10,5-11tr người với dân số đô thị: 4,5 -5,2tr người Dự báo năm 2030 là 13,5-14tr người

Trang 9

TP Cần Thơ là trung tâm vùng.

Đô thị công nghiệp, dịch vụ, du

lịch, đào tạo và đô thị đảo…

Hình 3.1 Hệ thống ĐT vùng ĐBSCL và BĐCM.

Vùng BĐCM: có TP.Cần Thơ, đô thị loại I và các TP Rạch Giá, Bạc

Liêu, Sóc Trăng, Vị Thanh, Long Xuyên và Cà mau là Trung tâm vùng

và các tỉnh; Vùng hiện có 51 đô thị, dự báo năm 2020 có 80 đô thị, năm

2030 khoảng 110 đô thị Các trục hành lang kinh tế - ĐT- KCN: QL1,Q.L 80; Ven biển phía Nam là các trục phát triển kết nối nội vùng tớicửa ngõ biên giới Tây Nam với Camphuchia và khu vực ĐNA.[47]

3.2 Dự báo nhu cầu cấp nước các ĐT-KCN vùng.

3.2.1 Đối tượng cấp nước: Khu vực đô thị, các KCN - Chế xuất, được

dự báo theo QH đòi hỏi chất lượng nước như nước sinh hoạt

3.2.2 Tiêu chuẩn cấp nước: Theo TCVN và khả năng nguồn nước:

Khu vực đô thị tiêu chuẩn: 120l/ng/ngày (24giờ/ngày), tỷ lệ 100% nộithị và 90% ngoại thị năm 2020 và là 100% cả nội và ngoại thị vào năm2030; KCN tiêu chuẩn 30-40m3/ngày/ha với 80% quy mô KCN

3.2.3 Dự báo nhu cầu cấp nước Vùng ĐBSCL và Vùng BĐCM.

Trang 10

Vùng ĐBSCL: Nhu cầu cấp nước là 3,7 – 3,8tr m3/ngày năm 2020 (ĐT

là 2,8tr m3/ngày, KCN là 1tr m3/ng) năm 2030 là 4,6 – 4,7tr m3/ngày

Vùng BĐCM: Nhu cầu là 1,7 – 1,8tr m3/ngày năm 2020 (cho ĐT là 1,4

tr m3/ ngày, KCN là 0,4tr m3/ng) và năm 2030 là 2,2–2,3tr m3/ngày

3.3 Đề xuất nhóm tiêu chí và phân vùng cấp nước

3.3.1 Nhóm tiêu chí phân vùng cấp nước:

(1) Nhóm tiêu chí theo điều kiện nguồn nước: Đánh giá tiềm năng các

nguồn nước toàn vùng (lưu lượng, chất lượng…) đảm bảo ổn định, antoàn và thích ứng BĐKH-NBD trong điều kiện Vùng

(2) Nhóm tiêu chí theo nhu cầu dùng nước: Nguồn nước đạt yêu cầu

cấp nước cho phát triển ĐT-KCN đảm bảo ổn định và an toàn

(3) Nhóm tiêu chí kết hợp giải pháp kỹ thuật: Kết hợp giải pháp kỹ

thuật giải quyết nguồn nước ổn định cho các vùng cấp nước đặc thù

(4) Nhóm tiêu chí liên kết tạo lợi thế: Liên kết khai thác lợi thế vùng

không hạn chế ranh hành chính địa phương và thích ứng BĐKH - NBD

(5) Nhóm tiêu chí tổng hợp: Tạo dựng hạ tầng cấp nước cấp vùng

trong khung hạ tầng kỹ thuật theo các trục hành lang phát triển Vùng

3.3.2 Phân vùng cấp nước.

1) Theo khả năng nguồn nước.

Nguồn NDĐ: Phân bố không đều trên

toàn vùng, chưa có đánh giá trữ lượng

Trang 11

Hiện các tầng sâu tới 180m đã giảm lưu lượng và bị ô nhiễm NDĐkhông đủ điều kiện làm nguồn chính cho các ĐT-KCN của Vùng vàcần được quản lý, hạn chế khai thác

Nguồn nước mặt: Sông Hậu, sông Tiền là nguồn nước “ngọt” duy nhất

và ở trung tâm vùng, lưu lượng

448tỷ m3/ năm Do ảnh hưởng mặn,

phèn, lũ và địa hình, Vùng ĐBSCL

phân thành 5 vùng theo khả năng

nguồn nước mặt Trong đó vùng

thuận lợi nhất là vùng giữa và 2 bên

sông Tiền, sông Hậu và giảm dần

mức độ thuận lợi về các phía.

Hình 3.2.Phân vùng theo khả năng

nguồn nước mặt.

2) Phân vùng cấp nước theo nhu cầu phát triển ĐT - KCN: Vùng

ĐBSCL có ba vùng đặc thù theo nhu cầu cấp nước

Vùng Bắc sông Tiền (BST): Gồm Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp

với trên 8.000ha KCN và khoảng 80 đô thị, nhu cầu cấp nước 1tr

m3/ngày (2020) và 1,5tr m3/ngày (2030)

Vùng giữa sông Tiền, sông Hậu (STSH): Gồm Bến Tre, Trà Vinh,

Vĩnh Long và một phần An Giang với khoảng 4.000ha KCN, 75 đô thị,nhu cầu 0,8tr m3/ngày (2020) và 1tr m3/ngày (2030)

Vùng bán đảo Cà mau (BĐCM): Gồm TP Cần Thơ, tỉnh An Giang,

Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với 10-15ngàn ha KCN,80-110đô thị, nhu cầu: 1,8tr m3/ngày (2020) và 2,3tr m3/ngày (2030)

3) Phân vùng tổng hợp theo khả năng của các nguồn nước:

Vùng ĐBSCL có 3 khu vực về mức độ khó khăn nguồn nước khikết hợp cả nguồn nước mặt và NDĐ: (i) Thuận lợi về nguồn nước cả

Trang 12

năm là khu vực STSH (ii) Khó khăn nguồn nước do nhiễm mặn là khuvực duyên hải ven biển (iii) Khó khăn về nguồn nước mặt cả năm làkhu vực các tỉnh Tây Nam sông Hậu (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang,một phần Sóc Trăng và Hậu giang) chiếm khoảng 70% Vùng BĐCM

và khu vực phía Bắc Long An có nguồn nước mặt nhiễm mặn và phèn

3.4 Vùng BĐCM là vùng đặc thù tiêu biểu của Vùng ĐBSCL: gồm

7 tỉnh/TP Tây Nam sông Hậu có đặc thù tiêu biểu cho toàn Vùng (lũthủy triều, xâm nhập mặn, phèn và ảnh hưởng BĐKH -NBD nặng nhấtVùng ĐBSCL), Diện tích 23.800km2 với 9,2tr dân và nhu cầu cấpnước trên 50% toàn Vùng ĐBSCL Mô hình cấp nước Vùng BĐCM làđặc thù tiêu biểu của mô hình cấp nước Vùng ĐBSCL.

Chương 4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN VÀ THÍCH ỨNG BĐKH – NBD TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL.

4.1 Mô hình cấp nước: sơ đồ các thành phần mô hình cấp nước.

1)Phân loại mô hình cấp nước: xét góc độ cấp nước cấp vùng có:

Mô hình cấp nước phân tán(MHPT): Mô hình chỉ cấp nước cho 1 đô

thị Trong đó các thành phần mô hình giới hạn trong ranh của đô thị

Mô hình cấp nước tập trung(MHTT):Mô hình với nguồn nước tập trung

quy mô một vùng đô thị và mạng chuyển tải là hạ tầng cấp nước Môhình có ưu thế đối với vùng không thuận lợi (xa) nguồn nước

Mô hình cấp nước tổng hợp(MHTH): có các thành phần với quy mô

vùng lãnh thổ (cả vùng khó khăn và thuận lợi nguồn nước với nhiềuvùng ĐT) Mô hình phù hợp khai thác lợi thế nguồn nước vùng đặc thù

2) Mô hình cấp nước ổn định và an toàn cho vùng lãnh thổ: Là mô

hình với các thành phần của nó có các điều kiện ổn định, an toàn và thích ứng với các điều kiện tự nhiên của vùng lãnh thổ được xem xét

4.2 Đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù XD mô hình cấp nước Vùng.

(1) Nguồn nước: ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD theo điều

kiện của vùng

Ngày đăng: 07/11/2014, 20:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   3.2.Phân   vùng   theo   khả   năng - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
nh 3.2.Phân vùng theo khả năng (Trang 11)
Hình đang thực thi tại Vùng ĐBSCL được nâng cấp, tái cấu trúc quản lý triển khai cấp vùng - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
nh đang thực thi tại Vùng ĐBSCL được nâng cấp, tái cấu trúc quản lý triển khai cấp vùng (Trang 13)
Hình   4.1.   Sơ   đồ   MHCN   đặc   thù - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
nh 4.1. Sơ đồ MHCN đặc thù (Trang 14)
Hình 4.2. Mô hình cấp nước Vùng ĐBSCL. - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
Hình 4.2. Mô hình cấp nước Vùng ĐBSCL (Trang 15)
Hình 5.1. Sơ đồ tính toán thủy lực mạng cấp A Vùng BĐCM - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
Hình 5.1. Sơ đồ tính toán thủy lực mạng cấp A Vùng BĐCM (Trang 21)
Hình 5.2. Khung hạ tầng cấp nước trong hành lang kỹ thuật cấp Vùng (kết nối mạng cấp A và cấp B) - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
Hình 5.2. Khung hạ tầng cấp nước trong hành lang kỹ thuật cấp Vùng (kết nối mạng cấp A và cấp B) (Trang 22)
Mêkong.        Hình 5.4. Sơ đồ khung mô hình quản lý thực hiện. - Nghiên cứu định hướng cấp nước cho Vùng đặc thù ĐBSCLvà Đề xuất mô hình  cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng
kong. Hình 5.4. Sơ đồ khung mô hình quản lý thực hiện (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w