1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đề xuất mô hình hỗ trợ ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh quảng ngãi bằng phương pháp AHP

146 114 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 15,79 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- TRƯƠNG QUANG THẢO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÀNH GIAO THÔNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

TRƯƠNG QUANG THẢO

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÀNH GIAO THÔNG

SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO TỈNH

QUẢNG NGÃI BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -

TRƯƠNG QUANG THẢO

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÀNH GIAO THÔNG

SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO TỈNH

QUẢNG NGÃI BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng DD&CN

Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM ANH ĐỨC

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 3

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM ANH ĐỨC

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng họp tại Trường Đại

học Bách khoa vào ngày 11 tháng 03 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại

học Bách khoa

 Thư viện Khoa Kỹ thuật xây dựng DD&CN, Trường

Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn Khoa học của TS Phạm Anh Đức

Các đoạn trích dẫn và nội dung sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và

có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Đà Nẵng, Ngày 28 tháng 02 năm 2018

Tác giả luận văn

Trương Quang Thảo

Trang 5

đỡ tôi trong quá trình học tập

Xin chân thành Cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 02 năm 2018

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

DANH MỤC PHỤ LỤC viii

MỞ ĐẦU 1

I Tính cấp thiết của đề tài 1

II Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

IV Phương pháp nghiên cứu 3

V Kết quả dự kiến 3

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1.1 Một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng, vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 4

1.1.1 Về dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông: 4

1.1.2 Khái niệm về vốn ngân sách nhà nước, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 5

1.1.3 Vai trò đầu tư của vốn ngân sách nhà nước đối với phát triển cơ sở hạ tầng 5

1.2 Vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong phát triển ngành giao thông tỉnh Quảng Ngãi 7

1.2.1 Về quy mô, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011-2015 7

1.1.2 Về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh 8

Chương 2: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP VÀ XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH GIAO THÔNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 11

2.1 Hệ hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí 11

2.2 Về phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP) 12

Trang 7

2.2.1 Giới thiệu phương pháp AHP 12

2.2.2 Các nguyên tắc của phương pháp AHP 15

2.2.3 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc 17

2.2.4 Thiết lập độ ưu tiên 18

2.2.5 Tính toán ma trận trọng số chuẩn hóa và vecto trọng số 21

2.2.6 Đo lường sự nhất quán 22

2.2.7 Tóm tắt các bước thực hiện bằng phương pháp AHP 24

2.3 Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 25

2.3.1 Khía cạnh về kinh tế 26

2.3.2 Khía cạnh xã hội 27

2.3.3 Khía cạnh khó khăn của dự án 28

2.4 Khảo sát ý kiến chuyên gia thông qua việc thiết kế bảng khảo sát 31

2.4.1 Tổng hợp số liệu thu được qua khảo sát 31

2.4.1.1 Về các khía cạnh và tiêu chí lựa chọn dự án 32

2.4.1.2 Mức độ ưu tiên của các khía cạnh và các tiêu chí thành phần 34

Chương 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN GIAO THÔNG SỬ DỤNG VỐN NSNN BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP 37

3.1 Áp dụng phương pháp AHP để xây dựng mô hình ra quyết định lựa chọn dự án giao thông sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 37

3.1.1 Mức độ ưu tiên của các khía cạnh 37

3.1.2 Mức độ ưu tiên của các tiêu chí trong từng khía cạnh 38

3.1.2.1 Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh kinh tế 38

3.1.1.2 Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh xã hội 39

3.1.1.3 Đối với các tiêu chí thuộc khía cạnh khó khăn của dự án 39

3.1.3 Mô hình hỗ trợ ra quyết định lựa chọn dự án giao thông sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 42

3.2 Triển khai mô hình đã xây dựng trên các dự án giao thông tỉnh Quảng Ngãi43 3.3 Hệ hỗ trợ ra quyết định trên máy vi tính 52

3.3.1 Ứng dụng hỗ trợ ra quyết định sử dụng trong nghiên cứu này 52

3.3.2 Khái quát ứng dụng 53

Trang 8

3.3.3 Kết quả xuất ra từ ứng dụng Expert Choice 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2 Hạn chế của đề tài 56

3 Định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 9

TÓM TẮT

Nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Ngãi

là nguồn vốn chủ đạo để phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, nâng cao đời sống của người dân, đóng góp mạnh mẽ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, hiệu quả đầu tư kém như nhiều quyết định đầu tư chưa hợp lý với nhu cầu thực tiễn Từ

đó, các quyết định đó dẫn đến nhiều dự án đầu tư xây dựng xong không sử dụng được hoặc khai thác chưa hiệu quả Việc ra quyết định đầu tư dự án xây dựng chỉ dựa vào các yếu tố định tính về mặt nhu cầu xã hội, lựa chọn dự án có tổng mức đầu tư thấp, dựa trên ý kiến chủ quan của người ra quyết định đầu tư dễ dẫn đến sai lầm, thiếu cơ sở khoa học Để giải quyết vấn đề này, luận văn đã khảo sát các tiêu chí ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư các

dự án ngành giao thông và áp dụng mô hình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) như công cụ hỗ trợ ra quyết định để tính toán các trọng số của các tiêu chí ảnh hưởng Dựa trên kết quả phân tích, mô hình nghiên cứu đã xác định được bộ tiêu chí và mức ảnh hưởng của từng tiêu chí trong việc lựa chọn các dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ngãi bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý xếp hạng mức độ ưu tiên trong quyết định lựa chọn các dự án đầu tư được hiệu quả

Từ khóa: Hệ hỗ trợ ra quyết định, phương pháp phân tích thứ bậc, dự án giao thông,

vốn ngân sách nhà nước

Abstract: The state budget spent on construction investiment of Quang Ngai is the

main source of capital to develop infrastructure, increase production capacity, improve urban civilization and improve living standards of people, contribute strongly to the socio-economic development of the province and also the process of industrialization and current localization

of the country However, the implementation of capital construction projects funded by the State budget in Quang Ngai province has also revealed a number of constraints that lead to waste of capital and poor investment efficiency as several investment decisions are not reasonable with the practical needs As a result, these decisions lead to many investment projects that have not been used or exploited The decision to invest in a construction project

is based on qualitative factors in terms of social needs, selection of projects with low total investment, based on the subjective opinion of the decision maker leading to mistakes, lack of scientific foundation To solve this problem, the thesis investigated the criteria that influenced the decision to invest in transport projects and applied the Analytic Hierarchy Process (AHP)

as decision support tools to calculate the weights of the impact criteria Based on the results of the analysis, the proposed model has identified the set of criteria and the impact of each criterion in the selection of investment projects using the state budget for Quang Ngai province based on AHP method Research results can assist managers in prioritizing investment decisions

Keywords: Decision support systems, hierarchical analysis methods, transport projects,

state budget

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

NSNN : Ngân sách nhà nước

KTXH : Kinh tế - Xã hội

UBND : Ủy ban nhân dân

ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản

RQĐ : Ra quyết định

GTĐB : Giao thông đường bộ

AHP (Analytic Hierarchy Process) : Phương pháp phân tích thứ bậc

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư NSNN giai đoạn 2011-2015 8

Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp MCDM phổ biến 11

Bảng 2.2 Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp AHP 14

Bảng 2.3 Thang đánh giá mức so sánh của phương pháp AHP 20

Bảng 2.4 Ma trận so sánh cặp theo ý kiến chuyên gia 21

Bảng 2.5 Ma trận chuẩn hóa W 21

Bảng 2.6 Vecto trọng số W 21

Bảng 2.7 Chỉ số ngẫu nhiên RI 23

Bảng 2.8 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả đầu tư dự án 26

Bảng 2.9 Tiêu chí được đề xuất khảo sát các chuyên gia 30

Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả khảo sát Chuyên gia 32

Bảng 3.1 Tổng hợp so sánh cặp giữa các khía cạnh 37

Bảng 3.2 Tổng hợp so sánh cặp giữa các tiêu chí thuộc khía cạnh kinh tế 38

Bảng 3.3 Tổng hợp so sánh cặp giữa các tiêu chí thuộc khía cạnh xã hội 39

Bảng 3.4 Tổng hợp so sánh cặp giữa các tiêu chí thuộc khía cạnh khó khăn 40

Bảng 3.5: Trọng số của từng tiêu chí 40

Bảng 3.6 Cây trọng số các tiêu chí sau khi áp dụng AHP 41

Bảng 3.7 Trọng số của từng dự án ứng với mỗi tiêu chí 42

Bảng 3.8 Số liệu khảo sát một số dự án GTĐB dự kiến đầu tư giai đoạn 2017-2020 44

Bảng 3.9 Trọng số của từng dự án ứng với mỗi tiêu chí 49

Bảng 3.10 Kết quả thứ tự ưu tiên đầu tư 51

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Ví dụ về sơ đồ thứ bậc (Theo Kamal và Harbi [1]) 18

Hình 2.2 Tóm tắt quá trình thực hiện AHP 25

Hình 2.3 Đề xuất cây tiêu chí RQĐ dự án ngành GTĐB theo AHP 29

Hình 2.4 Mô tả 02 giai đoạn khảo sát chuyên gia 31

Hình 2.5 Cây tiêu chí sau khi khảo sát giai đoạn 1 34

Hình 2.6 Cây tiêu chí nhập liệu vào phần mềm Expert Choice……….…….… 53

Hình 2.7 Trọng số tiêu chí được xuất từ ứng dụng Expert Choice……… 54

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng khảo sát bộ tiêu chí ảnh hưởng đến việc RQĐ đầu tư dự án ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Phụ lục 2: Mẫu bảng khảo sát chính thức và kết quả khảo sát

Phụ lục 3: Số liệu đầu vào của dự án do đơn vị tư vấn cung cấp

Phụ lục 4: Nhập số liệu và xuất kết quả trong ứng dụng Expert Choice

Trang 14

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Ngãi liên tục gia tăng, hiện nay chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh1 Từ nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước đã góp phần phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, nâng cao đời sống của người dân, đóng góp mạnh mẽ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế dẫn đến tình trạng lãng

phí vốn, hiệu quả đầu tư kém Còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp,

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều quyết định đầu tư chưa hợp lý với nhu cầu thực tiễn dẫn đến kết quả nhiều dự án đầu tư xây dựng xong không sử dụng được hoặc khai thác chưa hiệu quả2 Việc

ra quyết định đầu tư dự án xây dựng chỉ dựa vào các yếu tố định tính về mặt nhu cầu xã hội, lựa chọn dự án có tổng mức đầu tư thấp, dựa trên ý kiến chủ quan của người ra quyết định đầu tư dễ dẫn đến sai lầm, thiếu cơ sở khoa học Hơn nữa, kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016-20203 sẽ gặp nhiều khó khăn, vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước giảm, không đảm bảo theo nhu cầu đầu tư nên việc sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án trong cùng một ngành, lĩnh vực như: Giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục cần phải được nghiên cứu cụ thể, rõ ràng

Trong khoa học quản lý, việc ra quyết định khi có nhiều tiêu chí ảnh hưởng là một vấn đề phức tạp, nhiều tác giả đã đề xuất một số phương pháp định lượng trong việc hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí và đã được áp dụng trong nhiều

1 Theo Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ: tổng chi ngân sách địa phương của tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2016 là 9.313 tỷ đồng, trong đó, chi đầu tư phát triển khoảng 2.871 tỷ đồng

2 Báo cáo số 123/BC-HĐND ngày 01/12/2013; 55/BC-HĐND ngày 30/6/2013 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi

3 Theo thông báo số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 là 17.452 tỷ đồng, trong khi đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của tỉnh giai đoạn 2016-2020 là khoảng 80.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được khoảng 21% nhu cầu đầu tư toàn tỉnh

Trang 15

ngành, lĩnh vực Việc ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả, khả thi và hợp lý khi áp lực về hạn chế nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề khó Nên việc nghiên cứu và

đề xuất một mô hình hỗ trợ ra quyết định phù hợp là vấn đề cần thiết cho các nhà quản lý, cụ thể là tỉnh Quảng Ngãi

Vì vậy, các quyết định đầu tư dự án (như ngành: Giao thông) cần phải được xem xét trên nhiều tiêu chí nhằm nâng cao tính chính xác và tính toàn diện, phải xác định được trọng số của các tiêu chí để đưa ra sự lựa chọn đầu tư dự án

là tối ưu, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước Để giải quyết vấn đề này, mô hình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) là một công cụ hỗ trợ ra quyết định đa chỉ tiêu đã cho thấy hiệu quả trong thực tế đối với nhiều ngành, lĩnh vực như: khoa học, kinh tế, y tế

Chính vì thế, tác giả đề xuất đề tài “Nghiên cứu và đề xuất mô hình hỗ

trợ ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ngãi bằng phương pháp AHP” là đề

tài cần nghiên cứu để giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gia tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước,

ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh dàn trãi, lãng phí

II Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến việc đầu tư dự án ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sử dụng vốn ngân sách nhà nước, mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí

Từ những tiêu chí và mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đó, đề xuất mô hình

hỗ trợ ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ngãi bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Việc ra quyết định đầu tư dự án giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Phạm vi nghiên cứu: Các dự án ngành giao thông đường bộ dự kiến được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn

2017 - 2020

Trang 16

IV Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Phương pháp khảo sát các tiêu chí ảnh hưởng đến việc ra quyết định lực chọn dự án đầu tư xây dựng

Phương pháp điều tra trên bảng câu hỏi

Phương pháp định tính và định lượng AHP

V Kết quả dự kiến

Kết quả từ Luận văn sẽ giúp các nhà quản lý ngành giao thông, quản lý vốn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi nhìn nhận được các tiêu chí ảnh hưởng đến dự án giao thông khi được đầu tư

Đề xuất được phương pháp nghiên cứu khoa học để hỗ trợ các nhà quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi trong việc lựa chọn dự án đầu

tư ngành giao thông

Trang 17

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO

THÔNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng, vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.1.1 Về dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông:

Dự án đầu tư xây dựng theo định nghĩa của Luật xây dựng năm 2014: “Dự

án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”

Trong dự án đầu tư xây dựng theo định nghĩa trên, đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng ngành giao thông là hoạt động bỏ vốn đầu tư để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình giao thông nói chung và công trình giao thông đường bộ nói riêng để phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải nói chung Đối với tỉnh Quảng Ngãi, cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh quản lý chủ yếu là giao thông đường bộ, bao gồm toàn bộ hệ thống công trình đường bộ, bến

xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục

vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ

Kết cấu hạ tầng ngành giao thông vận tải có vai trò nền móng là tiền đề hết sức quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế đất nước Nếu không có một hệ thống đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì các phương tiện vận tải sẽ không thể hoạt động tốt được, không đảm bảo an toàn, nhanh chóng khi vận chuyển hành khách và hàng hoá Một xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng tăng đòi hỏi cơ sở hạ tầng giao thông phải được đầu tư thích đáng cả về lượng và chất

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo cho ngành

Trang 18

GTVT phát triển nhanh chóng Nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá giữa các vùng trong cả nước; khai thác sử dụng hợp lý mọi tiềm năng của đất nước nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu; cho phép mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá và nâng cao tính đồng đều về đầu tư giữa các vùng trong cả nước

Sự tăng lên của dân số kết hợp với sự xuất hiện của hàng loạt các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại đòi hỏi các công trình hạ tầng như đường sá, cầu cống, nhà ga, sân bay, bến bãi cần được đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng lại trên quy mô lớn, hiện đại bằng những vật liệu mới có chất lượng cao

Có như thế mới khắc phục được những tồn tại trong vấn đề vận chuyển lưu thông ở những đô thị lớn như nạn ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông

1.1.2 Khái niệm về vốn ngân sách nhà nước, chi đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước

- Vốn ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được

dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

“Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.”

- Từ đó có thể thấy các dự án đầu tư sử dụng vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thường được đánh giá là không có khả năng thu hồi trực tiếp, mức vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư

Do vậy, cần quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội nói chung và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói riêng

1.1.3 Vai trò đầu tư của vốn ngân sách nhà nước đối với phát triển cơ

sở hạ tầng

Nước ta là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng của nhiều ngành, lĩnh vực còn thiếu và yếu, việc ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển là cần

Trang 19

thiết, từ đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng chiếm

tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, với đặc điểm đầu tư cần lượng vốn lớn, khó hoặc không thể thu hồi vốn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước càng có một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư ngành giao thông:

Trước hết, phải khẳng định vốn NSNN đóng vai trò nền tảng, quyết định đến sự hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội

Thứ hai, vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò chủ đạo để thu hút các nguồn vốn khác thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.Chỉ khi có nguồn vốn nhà nước tham gia vào trong các dự

án mới tạo được niềm tin tối đa cho các nhà đầu tư để từ đó họ bỏ vốn ra để đầu

tư đặc biệt với nguồn vốn nước ngoài, có thể rõ vai trò quan trọng của vốn NSNN trong việc thu hút vốn ODA khi mà vốn NSNN là một nguồn vốn đối ứng quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng…

Thứ ba, NSNN đóng vai trò điều phối trong việc hình thành hệ thống cơ

sở hạ tầng NSNN sẽ tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng và thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển

Thứ tư, vốn NSNN khi đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là công cụ kích cầu rất hiệu quả, từ đó tăng đóng góp vào GDP và tạo thêm việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người lao động

Tuy nhiên, đầu tư từ nguồn vốn NSNN cũng có một số đặc điểm sau: Trong ĐTXDCB của nhà nước, vốn là vốn của nhà nước mà không phải là của tư nhân, do vậy rất khó quản lý sử dụng, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng Ở đây quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng và quản

lý vì thế trách nhiệm quản lý vốn không cao Động lực cá nhân đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân Vì vậy việc quản lý hiệu quả vốn trong ĐTXDCB của nhà nước rất khó khăn, phức tạp

Về lĩnh vực đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường nhằm vào lĩnh vực ít được thương mại hoá, không thu hồi vốn ngay, ít có tính cạnh tranh

Về mục tiêu đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường ít nhắm tới mục tiêu

Trang 20

lợi nhuận trực tiếp Nó phục vụ lợi ích của cả nền kinh tế, lợi ích xã hội, trong khi ĐTXDCB của tư nhân và đầu tư nước ngoài thường đề cao và tính toán được lợi nhuận

Về môi trường đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường diễn ra trong môi trường thiếu vắng sự cạnh tranh Và nếu có sự cạnh tranh thì cũng ít khốc liệt hơn khu vực đầu tư khác

Nhìn chung nhà nước chỉ nên đầu tư vào những nơi có sự thất bại của thị trường, khi mà khu vực vốn khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư và không được phép đầu tư, khi nhà nước cần giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng Việc đầu tư theo vùng miền và theo các ngành kinh tế cũng phải được nhà nước tính đến Việc định đoạt phạm vi ĐTXDCB của nhà nước khác biệt với việc xác định phạm vi đầu tư của khu vực

tư nhân ở chỗ nhà nước phải giữ vai trò điều tiết, khắc phục thất bại thị trường, giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội cùng với việc tính toán lợi ích chung Trong lúc đó khu vực đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài nhìn chung chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế

1.2 Vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong phát triển ngành giao thông tỉnh Quảng Ngãi

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi và trung nguyên, sông ngòi ít và nhỏ nên cơ sở hạ tầng ngành giao thông của tỉnh chủ yếu là giao thông đường

bộ, do vậy đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu đến các yếu tố liên quan, tác động đến cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Ngãi

1.2.1 Về quy mô, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011-2015

Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản

lý giai đoạn 2011-2015 là 14.633 tỷ đồng4, được liệt kê ở Bảng 1.1

4 Báo cáo số 335/BC-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trang 21

Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư NSNN giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: Triệu đồng

TT Nguồn vốn Giai đoạn 2011-2015 Ghi chú

Tổng cộng 14.633.673

1 Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 3.764.649

2 Vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia 945.945

4 Vốn cân đối ngân sách địa phương 3.959.190

5 Nguồn vượt thu bố trí cho đầu tư 1.685.839

6 Nguồn vượt thu làm lương chuyển qua đầu tư 1.600.000

là 1.245 tỷ đồng), đường Trì Bình – cảng Dung Quất, giai đoạn 1 (có chiều dài 6,3km với tổng mức đầu tư là 1.113 tỷ đồng); đường bờ Nam sông Trà Khúc (có chiều dài 9,2 km với tổng mức đầu tư là 999 tỷ đồng); đường Bình Long – cảng Dung Quất (có chiều dài 9km với tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng)

1.1.2 Về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển

hạ tầng giao thông của tỉnh

Tác động của đầu tư sử dụng vốn nhà nước cho phát triển hạ tầng giao thông là rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội, làm thay đổi cơ bản về năng lực hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ngãi, góp phần quan trọng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua

Nhờ có sự đầu tư này, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Ngãi không ngừng được cải thiện, tính đến nay, tỷ lệ nhựa hoá, cứng hoá trên địa bàn tỉnh đối với các loại đường là: Quốc lộ 100%, đường tỉnh đạt 95% (386km/406km); đường đô thị đạt 82,6% (226Km/274,7Km), đường huyện đạt 62,5% (886Km/1.416Km); đường xã đạt 54,15% (920Km/1.699Km); đường thôn, khối phố đạt 27,2% (913Km/3.357,8Km) Nhờ đó hạ tầng nông thôn và hạ

Trang 22

tầng đô thị dần được chỉnh trang, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đi lại cho nhân dân

và giao thương phát triển kinh tế, góp phần thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng trong tỉnh, tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các khu vực

Đồng thời, hạ tầng giao thông đường bộ còn đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, và bảo vệ quốc phòng, giảm tai nạn giao thông

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước

để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và phát triển hạ tầng giao thông nói riêng ở tỉnh còn một số mặt hạn chế sau:

- Nhu cầu đầu tư các hạ tầng giao thông là quá lớn so với khả năng cân đối vốn của ngân sách tỉnh, dẫn đến vốn phân bổ trong quá trình thực hiện không đáp ứng theo tiến độ đã đề ra, gây nên việc thi công kéo dài, giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Cơ chế phân bổ, quyết định đầu tư dự án còn thiếu minh bạch, chưa có tiêu chí rõ ràng dẫn đến tình trạng xin – cho, chưa cân nhắc được việc cần thiết đầu tư cho từng thời điểm kế hoạch

- Vì thiếu tiêu chí nên cũng khó xác định được tính hiệu quả của dự án giao thông đã đầu tư

Đối với tỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn 2016-2020; việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đã được Tỉnh ủy5 và Hội đồng nhân dân tỉnh xem là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này Dự kiến tổng vốn NSNN đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020

là 6.731 tỷ đồng, chiếm 39%6 tổng kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư cơ sở hạ tầng toàn tỉnh, tuy nhiên số vốn này chỉ đáp ứng khoảng 16% nhu cầu đầu tư của ngành giao thông Do vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên đầu tư của các dự án ngành giao thông, dự án có tác dụng lan

5 Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 của hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XIX về đầu tư kết cấu

hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị

6 Theo Báo cáo số 335/BC-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trang 23

tỏa lớn, thật sự cần thiết, cấp bách để đưa vào thực hiện đầu tư là một vấn đề thực tế được đặt ra đối với tỉnh Quảng Ngãi

Như vậy, ở Chương 1 đã giải thích một cách khái quát các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu này, đồng thời chỉ ra những khó khăn, bất cập trong quá trình đầu tư dự án cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN, nhất là trong giai đoạn NSNN khó khăn như hiện nay, cụ thể đối với đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông, do đó, cần đề xuất một phương pháp nghiên cứu khoa học để

có thể đưa ra sự lựa chọn đầu tư dự án, đặc biệt là dự án ngành giao thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Trang 24

Chương 2:

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP VÀ XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH GIAO THÔNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1 Hệ hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí

Multiple criteria decision analysis (MCDA) là hệ hỗ trợ ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí MCDA hỗ trợ trong việc xác định sự cân bằng giữa các tiêu chí khác nhau và đưa ra kết quả tốt nhất MCDA giúp quản lý sự phức tạp của các tiêu chí bằng cách chuyển đổi từ việc đánh giá định tính sang việc lượng hóa bằng cách cho điểm số Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã cải tiến và phát triển kỹ thuật MCDA thành nhiều phương pháp: Các phương pháp dựa trên tiện ích đa thuộc tính (Multi-attribute utility based methods - MAUT), phương pháp lựa chọn đa tiêu chí ELECTRE, phương pháp đánh giá hơn cấp PROMETHEE và phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) Phương pháp MAUT hướng đến việc sử dụng hàm tiện ích để tích hợp các giá trị của các tiêu chí, phục vụ cho việc so sánh các giải pháp với nhau, trong khi các phương pháp hơn cấp PROMETHEE dựa trên việc so sánh cặp các giải pháp

Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp MCDM phổ biến

Phương pháp Mô tả áp dụng

MAUT Sử dụng hàm tiện ích để tích hợp các giá trị của các tiêu chí, phục vụ

cho việc so sánh các giải pháp với nhau

ELECTRE Sử dụng để lựa chọn phương án tốt nhất với lợi ích là tối đa và chi phí

đầu tư là tối thiểu trong một hàm nhiều tiêu chí PROMETHEE Áp dụng để so sánh cặp các giải pháp

AHP Sắp xếp theo cấu trúc thứ bậc, so sánh theo cặp đôi các tiêu chí hoặc

theo phương án với thang điểm được đề xuất

Một số vấn đề thường áp dụng các phương pháp ở Bảng 2.1 để xử lý Phương pháp AHP được chọn để sử dụng trong đề tài nghiên cứu bởi những ưu điểm của phương pháp: AHP có khả năng kiểm soát tính đồng nhất trong cách đánh giá của các chuyên gia, quá trình đánh giá theo phương pháp

Trang 25

này được tiến hành độc lập với vấn đề phát sinh và độc lập giữa các chuyên gia, đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá

2.2 Về phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP)

2.2.1 Giới thiệu phương pháp AHP

Vào những năm đầu thập niên 1970 và thập niên 1980, nhà toán học người

Mỹ Thomas L.Saaty đã phát minh ra một phương pháp ra quyết định (RQĐ) đa tiêu chuẩn được biết đến như là quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP), một phương pháp tính toán đơn giản nhưng lại có cơ sở vững chắc về lý thuyết, để hỗ trợ cho các cá nhân hay nhóm chuyên gia đánh giá, phân tích và RQĐ lựa chọn các phương án cho trước hay xử lý các vấn đề RQĐ

đa tiêu chuẩn phức tạp

Mục tiêu của phương pháp này là nhằm lượng hóa mối quan hệ những độ

ưu tiên của một tập hợp các phương án cho sẵn trên một thang đo tỉ lệ dựa vào những ý kiến đánh giá của người RQĐ, và nhấn mạnh tầm quan trọng của những phán đoán trực giác của người RQĐ cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các phương án trong quá trình RQĐ [2]

Phương pháp AHP cho phép người RQĐ tập hợp được kiến thức của các chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp được các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic Trên hết là phương pháp AHP cung cấp cho người RQĐ một cách tiếp cận trực giác, theo sự phán đoán thông thường để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần của quyết định thông qua quá trình

so sánh từng cặp

Ngoài ra, phương pháp AHP còn kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người về định tính lẫn định lượng Định tính được thể hiện qua sự sắp xếp có thứ bậc và định lượng qua sự mô tả các đánh giá và sự ưu tiên được thể hiện thông qua các con số có thể dùng để mô tả nhận định của con người về tất cả các vấn

đề vô hình lẫn vật lý hữu hình, nó có thể dùng để mô tả cảm xúc, trực giác đánh giá của con người

Quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) đã được nghiên cứu và áp dụng từ rất lâu ở các nước trên thế giới vào các lĩnh vực khác nhau:

Trang 26

- Ứng dụng AHP trong việc lựa chọn nhà cung cấp

Al Harbi (2001) [1] đã ứng dụng AHP trong lĩnh vực quản lý dự án để chọn ra nhà thầu thích hợp nhất Tác giả xây dựng một cấu trúc phân cấp cho các tiêu chí và các nhà thầu có đủ điều kiện muốn tham gia dự án Trong nghiên cứu của tác giả có 5 nhà thầu được đánh giá Họ được đánh giá dựa trên các tiêu chí về kinh nghiệm, sự ổn định tài chính, hiệu suất chất lượng, nguồn nhân lực, nguồn lực thiết bị, và khối lượng công việc hiện tại Mỗi nhà thầu được so sánh từng cặp với nhau dựa theo các tiêu chí được đề cập trên Đồng thời các tiêu chí cũng được đánh giá xếp hạng để tìm ra trọng số chung Nhà thầu được lựa chọn

là nhà thầu có số điểm đánh giá cao nhất

Tam và Tummala (2001) [3] đã sử dụng AHP trong việc lựa chọn nhà cung cấp hệ thống viễn thông, đó là quá trình phức tạp, đa tiêu chí và nhiều sự thay thế Họ đã cho thấy rằng AHP rất hữu ích trong việc giải quyết các xung đột để đi đến một quyết định đồng thuận một cách nhanh chóng

Liberatore và Stylianou (1994) [4] đã phát triển một hệ thống gọi là đánh giá hệ thống thị trường chiến lược, sử dụng mô hình tính điểm, bảng logic và phương pháp AHP (M.J Liberatore and A.C Stylianou, 1994) Nghiên cứu cung cấp các hỗ trợ ra quyết định cần thiết để đánh giá một sản phẩm có nên phát triển hay không

Trang 27

độ thứ ba là các địa điểm Tác giả lấy ví dụ là một công ty hóa dầu cần đánh giá địa điểm nhà máy của mình trong 6 quốc gia Trung Đông để phục vụ phân phối trong 6 quốc gia này Mối quan tâm của các nhà ra quyết định là vị trí và số lượng các sản phẩm được vận chuyển đến từng vị trí từ các địa điểm khác nhau Trong hệ thống phân cấp AHP, các tiêu chí ở mức độ thứ hai là tình hình chính trị trong nước, quốc tế, quy định của chính phủ và các yếu tố kinh tế liên quan Mức độ thứ ba được hình thành bởi các quốc gia Phần mềm Expert Choice được sử dụng để kiểm tra các kết quả

- Ứng dụng AHP trong dự báo

Korpela và Tuominen (1997) [7]đã sử dụng AHP để dự báo nhu cầu cho hàng tồn kho Mục đích của dự báo nhu cầu là để ước lượng số lượng các sản phẩm và các dịch vụ kèm theo mà khách hàng sẽ yêu cầu Các tác giả đã phát triển một hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho dự báo nhu cầu Quá trình này bao gồm 3 bước cơ bản là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và cấu trúc thành hệ thống phân cấp, xác định các ưu tiên và sau đó tổng hợp những ưu tiên

để đưa ra kết quả

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây phương pháp AHP cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng ở một số lĩnh vực cụ thể: Nhóm tác giả Đặng Thế Ba và Phạm Thị Minh Hạnh (2013) [8] đã ứng dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên nước, nghiên cứu này ứng dụng cho công tác quản lý đập Đakmi 4; Nhóm tác giả Phạm Hồng Luân và Lê Thị Thanh Tâm (2013) [9] ứng dụng trong công tác chọn thầu xây dựng; Tác giả Phạm Hoàng Phi (2017) [10] ứng dụng để đánh giá, lựa chọn cây trồng phù hợp ở đường phố Hà Nội Một số nghiên cứu ứng dụng AHP trong nhiều vấn đề được liệt kê ở Bảng 2.2

Bảng 2.2 Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp AHP

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Saaty TL and Vargas LG [11] 1994 Các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội

J Korpela and M Tuominen [5] 1996 Lựa chọn vị trí đặt kho hàng

Aviad Shapira and Marat Goldenberg 2005 Lựa chọn thiết bị thi công công trình

Trang 28

Tác giả Năm Vấn đề nghiên cứu, áp dụng

2011 Lựa chọn hệ thống viễn thông

Al-Harbi and K M Al-Subhi [14] 2001 Quản lý dự án

Các nghiên cứu ở trong nước

Nguyễn Trường Ngân [15]

2011 Xác định các yếu tố chủ đạo ảnh hưởng

đến quá trình xói mòn đất lưu vực Sông

Đặng Thế Ba và Phạm Thị Minh

Hạnh [8]

2013 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Nguyễn Thị Thanh Huyền [17] 2013 Quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn

Cù Lao Chàm Phạm Hồng Luân và Lê Thị Thanh

Cấn Thu Văn và Nguyễn Thanh Sơn

chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt khu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

đó tiến hành khảo sát riêng rẽ trên mỗi mức, rồi tổng hợp các kết quả lại

2.2.2 Các nguyên tắc của phương pháp AHP

Việc thiết kế mô hình của phương pháp AHP phải đáp ứng được mục tiêu của việc xây dựng mô hình là cho phép người ra quyết định đầu tư xác định

Trang 29

được dự án ngành giao thông cần ưu tiên đầu tư Theo Saaty (1980) [2], trong bất kỳ mô hình nào xây dựng bởi phương pháp AHP, người xây dựng và sử dụng mô hình cần phải nhận dạng được mục tiêu của nghiên cứu và các vấn đề đang phải đối mặt để đạt được mục tiêu đó Holden (1989) đã đề nghị bốn nguyên tắc sau, giúp cho phương pháp AHP có giá trị trong việc thiết kế mô hình

Nguyên tắc 1: Đối với hai phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước, người ra quyết định phải đưa ra giá trị một sự so sánh cặp, gọi là aij trong

số các phương án đối với một tiêu chuẩn c trong tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên một thang đo tỉ lệ thuận nghịch (reciprocal ratio scale), nghĩa là: ij 1

ji

a a

Nguyên tắc 2: Khi so sánh bất kỳ hai phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước, người ra quyết định không bao giờ được đánh giá phương án này quan trọng (hay kém quan trọng) vô hạn so với phương án kia đối

với một tiêu chuẩn c, điều này có nghĩa là aij ≠ ∞, với mọi i,j thuộc tập A

Nguyên tắc 3: Vấn đề cần ra quyết định có thể phân tích được thành một cấu trúc thứ bậc (hierarchy)

Nguyên tắc 4: Tất cả các phương án cho trước và các tiêu chuẩn có tác động ảnh hưởng hay liên quan đến vấn đề cần ra quyết định đều phải được thể hiện trong sơ đồ thứ bậc Điều này có nghĩa là, sự hiểu biết của nhóm người ra quyết định cần phải được thể hiện một cách tiêu biểu (hay loại trừ bớt) các tiêu chuẩn hoặc các phương án trong sơ đồ thứ bậc

Nhà toán học người Mỹ Saaty (1980) [2] đã đưa ra bốn bước cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP bao gồm:

- Phân tích và thiết lập sơ đồ thứ bậc của vấn đề RQĐ

- Tính toán các độ ưu tiên

- Tổng hợp

- Đo lường sự không nhất quán

Ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích 04 bước cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP

Trang 30

2.2.3 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc

AHP phân tích một vấn đề phức tạp, đa tiêu chí theo cấu trúc thứ

bậc Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các

tiêu chí lớn và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm

các phương án có thể lựa chọn

Nói cách khác, phương pháp AHP yêu cầu phải xác định được một sơ đồ thứ bậc của mục tiêu Một sơ đồ thứ bậc là một cấu trúc thể hiện một vấn đề ra quyết định phức tạp dựa trên một số cấp [11], như vậy ta có thể tích hợp số lượng thông tin lớn vào trong cấu trúc của vấn đề và có một bức tranh toàn cảnh hơn

Để phản ánh được các vấn đề thực tế phức tạp, việc phân loại thứ bậc cần thiết phải có những đặc điểm sau:

- Mỗi loại các thành phần chức năng chiếm một bậc trong thứ bậc

- Cấp cao nhất chỉ có một thành phần gọi là tiêu điểm, tức là mục tiêu bao trùm cả cấu trúc hay vấn đề cần giải quyết

- Các cấp kế tiếp gồm nhiều thành phần hay các tiêu chí chính Mỗi thành phần hay tiêu chí này có thể được phân chia thành các cấp nhỏ hơn hay đứng độc lập là tùy thuộc vào mức độ chi tiết của mô hình Do việc so sánh được thực hiện giữa các thành phần của cùng một thứ bậc với nhau theo tiêu chuẩn của thứ bậc cao hơn, các thành phần của một thứ bậc phải có cùng một độ lớn Nếu sự khác biệt giữa chúng là lớn thì chúng nên được sắp xếp ở các cấp khác nhau

- Cấp thấp nhất cuối cùng của sơ đồ thứ bậc được gọi là cấp phương án,

nó chứa các phương án đặt bên dưới các thành phần hay tiêu chuẩn ở ngay bên trên nó

Không có một nguyên tắc nhất định nào trong việc hình thành cấu trúc thứ bậc Chúng ta có thể hình thành cấu trúc thứ bậc theo loại quyết định cần được đưa ra Nếu vấn đề là lựa chọn phương án trong một tập các phương án thì có thể bắt đầu từ cấp thấp nhất là liệt kê tất cả các phương án, cấp cao hơn kế tiếp là các tiêu chuẩn để đánh giá các phương án, cấp cao nhất là đánh giá tiêu điểm – mục tiêu cuối cùng mà các tiêu chuẩn có thể được so sánh theo mức độ quan trọng của sự đóng góp của chúng

Trang 31

Sơ đồ thứ bậc có thể phát triển từ đơn giản đến cực kỳ phức tạp tùy theo kinh nghiệm và kiến thức có được của các chuyên gia về vấn đề cần ra quyết định

Saaty (1994) [11] đã nhấn mạnh rằng một sơ đồ thứ bậc cung cấp cho ta một cái nhìn tổng thể của tất cả những mối quan hệ phức tạp của các tình huống

và sự đánh giá Nó cũng cho phép người ra quyết định đánh giá được sự so sánh các ý kiến của cùng một cấp theo mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn

Hình 1.5 thể hiện một mẫu cấu trúc thứ bậc được xây dựng bởi giáo sư Kamal và Harbi (2001) [1] xây dựng trong vấn đề đánh giá năng lực của các nhà thầu theo 6 tiêu chuẩn chính sau: 1 Kinh nghiệm (Experience); 2 Tình trạng ổn định về tài chính (Financial stability); 3 Chất lượng thực hiện (Quality performance); 4 Nguồn tài nguyên nhân lực (Manpower resources); 5 Nguồn tài nguyên về máy móc thiết bị (Equipment resources); 6 Khối lượng công việc hiện tại (Current workload)

Level 3:

B C D E

A B C D E

A B C D E

A B C D E

A B C D E

A B C D E

Hình 2.1 Ví dụ về sơ đồ thứ bậc (Theo Kamal và Harbi [1])

2.2.4 Thiết lập độ ưu tiên

Sau khi xây dựng xong sơ đồ thứ bậc của bài toán, bước quan trọng tiếp theo là phải tính toán và thiết lập độ ưu tiên của mỗi tiêu chuẩn trên các cấp đã được xác định trong sơ đồ thứ bậc Khi này, người ra quyết định cần đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đối với tiêu chí khác trong sơ đồ thứ bậc bằng, các tiêu chí so sánh phải cùng bậc với nhau bằng phương pháp so sánh từng cặp

Các nhà lý thuyết về mô hình, hệ thống cho rằng các mối quan hệ phức tạp

Trang 32

luôn luôn có thể được phân tích bằng cách chọn các cặp thành phần và liên hệ chúng thông qua các thuộc tính của chúng Mục đích này là nhằm tìm ra trong nhiều sự vật các sự vật có các sự liên kết cần thiết Cách tiếp cận nhân quả này được bổ sung bởi cách tiếp cận hệ thống, mục tiêu của cách tiếp cận hệ thống là tìm ra các hệ thống phụ hay các chiều hướng mà các thành phần được liên kết với nhau

Phương pháp định lượng AHP là cách tiếp cận theo cả hai cách: tiếp cận

hệ thống thông qua sơ đồ thứ bậc và tiếp cận nhân quả thông qua sự so sánh cặp các thành phần thứ bậc và tổng hợp chúng lại Sự phán đoán và đánh giá được

áp dụng trong việc thực hiện so sánh từng cặp là kết hợp cả suy nghĩ logic và các trực giác thu được qua việc tích lũy kinh nghiệm Các phương pháp toán học được dùng xem như là cách thức thuận tiện để đi đến kết luận hơn là cách thức suy nghĩ trực giác thường dùng, nhưng kết quả sau cùng cũng không cần thiết chính xác hơn Nếu kết quả của phương pháp AHP là không đúng theo như kinh nghiệm, những người ra quyết định có thể lặp lại quá trình để có thể cải thiện sự phán đoán

Theo Muralidhar (1990) [19], ưu điểm của phương pháp so sánh từng cặp

là nó cho phép người ra quyết định chỉ tập trung vào sự so sánh hai đối tượng và

sự quan sát như vậy ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Còn Saaty (1995) [20] giải thích rằng sở dĩ phương pháp so sánh từng cặp được sử dụng rộng rãi

và hợp lý là vì chỉ có 2 yếu tố liên quan đến sự so sánh tại cùng một thời điểm so sánh mà thôi

…?”

Trang 33

Cốt lõi của quá trình phân tích thứ bậc là việc so sánh từng cặp Người ta dùng thang đánh giá có 5 mức so sánh như bảng 2.2 sau đây để lượng hóa cường

độ sự ưa thích tạo nên quyết định giữa hai phương án đối với một tiêu chuẩn cho trước Sở dĩ phương pháp AHP sử dụng thang đo 5 mức là vì theo lý thuyết về tâm lý học đã giới hạn 7±2 mức trong khi so sánh cùng một lúc là có ý nghĩa trong thực tế và đạt được độ chính xác cao nhất

Trong quá trình so sánh từng cặp, một ma trận so sánh cặp là hình thức thể hiện sự ưa thích Theo Saaty [11], ma trận này là một công cụ được thiết lập đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm tra sự nhất quán, cung cấp hình thức cần thiết cho việc so sánh dữ liệu và phân tích độ nhạy của tiêu chuẩn tổng thể khi có một ý kiến đánh giá thay đổi Một cách tổng quát, nếu có n yếu tố được so sánh trong một ma trận cho trước, sẽ đòi hỏi ( 1)

2

n n 

sự đánh giá cần thiết để điền vào ma trận, Saaty (1995) đã diễn tả sự so sánh từng cặp trên ma trận so sánh cặp là yếu

tố bên trái đường chéo chính được so sánh với yếu tố hàng trên cùng của ma trận

so sánh, nữa ma trận còn lại mà nghịch đảo qua đường chéo chính

Bảng 2.3 Thang đánh giá mức so sánh của phương pháp AHP

Giá trị mức độ

quan trọng So sánh Giải thích

1 Quan trọng như nhau Hai thành phần có tính chất như nhau

2 Tương đối quan trọng hơn Từ kinh nghiệm và sự phán quyết có dự ưu

tiên vừa phải cho một hoạt động

3 Hơi quan trọng hơn Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về một

thành phần hơn thành phần kia

4 Rất quan trọng Một hoạt động rất quan trọng

5 Vô cùng quan trọng Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về

một thành phần hơn thành phần kia

Kết quả cuối cùng là ma trận so sánh cặp biểu diễn mối liên kết giữa các giá trị của tập phần tử ở Bảng 2.3 Trong ma trận này, mỗi phần tử đại diện cho một cặp so sánh, các phần tử ở phía trên và phía dưới đường chéo có giá trị nghịch đảo nhau Nếu phần tử A quan trọng hơn phần tử B và được đánh giá mức 5 thì B sẽ được đánh giá là ít quan trọng hơn A với giá trị là 1/5 Ma trận hỗ trợ chặt chẽ cho việc tính toán các giá trị Ứng với mỗi phần tử của cấp trên, ta thiết lập một ma trận so sánh của những phần tử cấp thấp hơn nó

Trang 34

Bảng 2.4 Ma trận so sánh cặp theo ý kiến chuyên gia

∑ ∑a i1 ∑a i2 … ∑a in

Trong đó: aij là mức độ so sánh giữa các cặp tiêu chí

2.2.5 Tính toán ma trận trọng số chuẩn hóa và vecto trọng số

Quá trình tính toán này cần phải được thực hiện cho tất cả các ma trận được xây dựng từ sự so sánh từng cặp để tính được trọng số tổng hợp phản ánh đối với những yếu tố chính

Các bước sau đây thể hiện quá trình tính toán ma trận trọng số từ các ma trận so sánh cặp:

a Để được ma trận chuẩn hóa: Việc tổng hợp ma trận so sánh cặp được thực hiện bằng cách chia mỗi phần tử trong từng cột của ma trận với giá trị tổng tương ứng Điều này sẽ cung cấp sự so sánh có ý nghĩa giữa các yếu tố trong sơ

Trang 35

Trong đó: W ij

Wi

n

 (2.2)

2.2.6 Đo lường sự nhất quán

Một trong những ưu điểm của phương pháp AHP là nó cung cấp một công

cụ kiểm tra tính nhất quán của các ý kiến đánh giá gọi là chỉ số nhất quán CI (Consistency Index) Saaty [20] đã định nghĩa sự nhất quán như sau: “Những cường độ giữa những ý tưởng hay đối tượng có liên quan nhau dựa trên một tiêu chuẩn cụ thể để hiệu chỉnh lẫn nhau trong cùng một phương pháp so sánh hợp lý”

Sự nhất quán có 02 ý nghĩa sau:

- Các ý tưởng hay sự vật được gộp thành một nhóm theo sự đồng nhất và

có liên quan với nhau Ví dụ như trái nho và hòn bi cho chung một đặc điểm là hình tròn được xem là tiêu chuẩn liên quan nhưng ta không thể so sánh chúng theo tiêu chuẩn mùi vị được

- Cường độ của sự liên quan của các ý tưởng hay sự vật theo một tiêu chuẩn nào đó phải tuân theo một thứ tự logic Ví dụ tiêu chí A quan trọng hơn 3 lần tiêu chí B, tiêu chí B quan trọng hơn 2 lần tiêu chí C thì có thể suy ra tiêu chí

A quan trọng hơn 6 lần (2x3) tiêu chí C Nếu ta đánh giá là tiêu chí A quan trọng hơn 4 lần tiêu chí C thì sự đánh giá đó là không nhất quán, cần phải được thực hiện lại nếu ta có thể đánh giá chính xác hơn nữa

Trong vấn đề ra quyết định cần biết độ nhất quán của những nhận định do

ta ngần ngại không muốn ra quyết định với các nhận định ngẫu nhiên, ngược lại cũng rất khó đạt được sự nhất quán tuyệt đối trong thực tế Do bản chất của nhận thức, khi có một kinh nghiệm mới thì các chuyên gia – người ra quyết định – luôn làm thay đổi trật tự trong sự ưa thích của mình; do đó, một khi các so sánh cặp vẫn còn sự gắn kết giữa thực tế và kinh nghiệm, không cần thiết phải có sự nhất quán hoàn toàn

Theo Saaty (1994), việc xác định một chỉ số nhất quán CI được dùng để đánh giá chất lượng của ma trận so sánh cặp, được xác định theo những bước sau đây:

- Tính vector tổng có trọng số = Ma trận so sánh cặp x Vector trọng số

Trang 36

- Giá trị đặc trưng max max là trị trung bình của vector nhất quán

Từ đó xác định được chỉ số nhất quá CI theo công thức:

max

1

n CI

n

(2.5)

Trong đó: n là kích thước của ma trận so sánh cặp

Để làm rõ thêm sự đo lường tính không nhất quán này, chỉ số nhất quán CI vừa tính ở bước trên có thể thay đổi bằng thuật ngữ tỉ số nhất quán CR (Consistency Ratio) Thông qua mô phỏng một số lượng rất lớn sự so sánh cặp được phát ra một cách ngẫu nhiên cho các kích cỡ ma trận khác nhau, Saaty đã đưa ra công thức sau:

CR CI

RI

(2.6)

Trong đó: RI (Random Index – nhất quán trung bình) là chỉ số ngẫu nhiên,

được xác định thông qua bảng sau theo n (kích thước ma trận)

Như vậy, phương pháp AHP đo được sự nhất quán thông qua tỉ số nhất quán CR (Consistency Ratio) Tuy nhiên, tham khảo các tài liệu liên quan đề

Trang 37

nghị rằng giá trị của tỉ số không nhất quán CR nên nằm giữa (0, 0.1) hay giá trị của tỉ số nhất quán CR nên ≤ 10%, khi đó kết quả của những sự đánh giá ngẫu nhiên là chấp nhận được, nếu lớn hơn thì sự nhận định là hơi ngẫu nhiên hay nói cách khác là sự đánh giá thiếu tính nhất quán, ta nên thực hiện lại việc đánh giá (Saaty và Vargas [11])

2.2.7 Tóm tắt các bước thực hiện bằng phương pháp AHP

1 Định nghĩa vấn đề cần ra quyết định

2 Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý chung, từ cấp cao nhất cho tới cấp mà tại đó có thể can thiệp để giải quyết vấn đề

3 Thu thập ý kiến đánh giá để hoàn tất ma trận so sánh cặp

4 Thiết lập ma trận so sánh cặp, một nửa của ma trận so sánh là số nghịch đảo của nửa kia Yếu tố bên tay trái của ma trận sẽ được so sánh với yếu tố ở hàng trên cùng của ma trận

5 Tính độ ưu tiên của từng yếu tố (vecto trọng số) và thử tính nhất quán

CR Thực hiện bước 3, 4, 5 cho tất cả các cấp và các nhóm trong sơ đồ thứ bậc

6 Kết luận, lựa chọn phương án sau khi xác định được các trọng số và đưa vào cây thứ bậc đã xây dựng

Có thể tóm tắt quá trình thực hiện việc RQĐ một vấn đề đa tiêu chí bằng phương pháp AHP theo Hình 2.2

Trang 38

CR<=10%

Hình 2.2 Tóm tắt quá trình thực hiện AHP

2.3 Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư ngành giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Đối với việc ra Quyết định đầu tư dự án giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu của Luật định như: Có trong quy hoạch giao thông được duyệt, phải được Hội đồng nhân dân cùng cấp thống nhất chủ trương đầu tư… Dựa trên kiến thức qua nghiên cứu trong văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, đặc điểm của dự án sử dụng vốn NSNN và một số nghiên cứu trước đây đã thực hiện liên quan đến hiệu quả đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được nêu tại Bảng 2.8

Định nghĩa vấn đề cần ra quyết định

Xây dựng cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý

Thu thập ý kiến chuyên gia về thứ bậc

và mức độ ưu tiên

Xây dựng ma trận so sánh cặp

Tính toán vecto trọng số W và hệ số nhất quán CR

Kết luận, chọn phương án

CR>10%

Trang 39

Bảng 2.8 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả đầu tư dự án

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Saaty TL and Vargas LG [11] 1994 Các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội

Chi-Cheng Huanga and Pin-Yu Chub

[22]

2006 Dùng AHP kết hợp lý thuyết mờ để lựa chọn

dự án của Chính phủ Al-Harbi and K M Al-Subhi [1] 2011 Quản lý dự án

Các nghiên cứu ở trong nước

TS Nguyễn Duy Long và ThS Đỗ

Thị Xuân Lan [23]

2003 Các yếu tố thành công của dự án xây dựng

KS Bùi Mạnh Cường [24] 2006 Đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam: Thực

trạng và giải pháp Ths Châu Ngô Anh Nhân [25] 2010 Cải thiện tiến độ giải ngân vốn ngân sách

đầu tư XDCB tại Việt Nam

TS Lưu Trường Văn và KS Nguyễn

Chánh Tài [26]

2012 Các nhân tố thành công của các dự án xây

dựng vốn ngân sách PGS.TS Phạm Hồng Luân và KS Lê

Thị Thanh Tâm [9]

2013 Kết hợp các phương pháp AHP, VIKOR và

TOPSIS trong công tác chọn thầu xây dựng

TS Trịnh Mai Văn và TS Nguyễn

Văn Đại [27]

2013 Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở

Việt Nam Ths Trần Thị Thảo [28] 2015 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

đầu tư phát triển giao thông vận tải đô thị

Nhìn chung, có nhiều phương pháp để tính toán hiệu quả đầu tư dự án XDCB, chủ yếu là đánh giá trên hiệu quả kinh tế, tuy nhiên đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì việc đánh giá, tính toán hiệu quả đầu tư lại tương đối phức tạp, phải hài hòa giữa hiệu quả về kinh tế, xã hội, đôi khi bao gồm cả yếu tố chính trị và quốc phòng – an ninh Tác giả đề xuất tham khảo 03 khía cạnh cụ thể sau để xem xét, tính toán lợi ích mang lại của một dự án đầu tư ngành giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sử dụng vốn ngân sách nhà nước, gồm:

2.3.1 Khía cạnh về kinh tế

Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và được xác định dựa trên từng mục tiêu của dự án Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là mang tính

Trang 40

chất công cộng nên việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng khác so với các lĩnh vực khác Hiệu quả của hoạt động đầu tư không mang tính rõ ràng và được dựa trên cơ sở hiệu quả khi phát triển được các ngành, các lĩnh vực khác, lợi ích phát triển kinh

tế - xã hội khi tham gia giao thông đường bộ

Công trình từ nguồn vốn NSNN và mang tính phúc lợi cao nên không thể

sử dụng các chỉ tiêu tài chính như là đóng góp cho NSNN là bao nhiêu hay thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận để tính toán hiệu quả đầu tư dự án nhưng không phải như thế là không có hiệu quả mà hiệu quả sẽ được xác định dựa trên những đóng góp của hạ tầng GTĐB vào mức độ giảm chi phí xã hội khi tham gia giao thông, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng giao thông đường bộ

mà các ngành thành phần kinh tế khác phát triển, tiết kiệm được chi phí vận tải, chi phí lưu trữ, kho bãi, giảm thời gian lưu thông; đồng thời có thể thu hút được nhiều nguồn vốn khác đầu tư để nâng cao cơ sở hạ tầng các ngành khác Dựa vào các đặc điểm này, tác giả đề xuất một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả về khía cạnh kinh tế khi đầu tư một dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN như sau:

- Chi phí vận tải (ký hiệu là E1): là mức giảm của chi phí vận tải khi dự án GTĐB được đầu tư, tính toán dựa trên lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường hiện tại cần nâng cấp hoặc trên tuyến đường đang

sử dụng thay thế khi chưa mở tuyến mới

- Thời gian lưu thông (ký hiệu là E2): là tổng thời gian lưu thông giảm xuống khi dự án GTĐB được đầu tư, tính toán dựa trên lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường hiện tại cần nâng cấp hoặc trên tuyến đường đang sử dụng thay thế khi chưa mở tuyến mới

- Khả năng thu hút các nguồn vốn khác khi dự án GTĐB được đầu tư (ký hiệu E3): Là khả năng thu hút các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng khác khi dự án GTĐB được đầu tư như: đầu tư khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, khu vui chơi, giải trí…

2.3.2 Khía cạnh xã hội

Hạ tầng GTĐB khi được đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giảm

Ngày đăng: 22/06/2020, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w