Việc thực hiện các chính sách pháp luậ t

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phạm tội của người chưa thành niên tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001-2005 (Trang 112)

9. Phương pháp nghiên cứ u

3.1.1.Việc thực hiện các chính sách pháp luậ t

Với quan điểm trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thanh thiếu niên là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đòan thể nhân dân, mọi công dân và mỗi gia đình. Vì vậy cùng với nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung (Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật giáo dục, Luật thanh niên, Luật lao động, Luật phòng chống bạo lực gia đình...) đã có những chính sách, quy định về pháp luật đối với NCTN vi phạm pháp luật nói riêng. Mục đích của các chính sách, quy định này chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ và tạo điều kiện cho NCTN sửa chữa lỗi lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội. Một số văn bản quan trọng thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục, xử lý và bảo vệ quyền hợp pháp của NCTN vi phạm pháp luật, tạo nên khung pháp luật về Tư pháp NCTN của Việt Nam như sau: 1. Bộ luật hình sự (1999) 2. Bộ luật tố tụng hình sự (2003) 3. Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (2004) 4. Pháp lệnh thi hành án phạt tù (1993) 5. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (2002)

6. Nghị định 163/2003/NĐ-CP ban hành Quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật 7. Nghị định 142/2003/NĐ-CP ban hành Quy định việc áp dụng biện pháp xử

Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến người chưa thành niên như trên nhưng việc tổ chức thực thi pháp luật trong cuộc sống thường nhật còn nhiều bất cập. Do vậy, nhiều quy định của pháp luật về quyền của trẻ em chưa được bảo đảm như số trẻ em bỏ học còn nhiều, nhiều NCTN đến tuổi lao động không được tạo công ăn, việc làm. Nhiều NCTN có việc làm nhưng làm việc trong môi trường nặng nhọc, thu nhập thấp không đủ sống. Vẫn còn nhiều em là nạn nhân của nạn bạo lực trong gia đình... Hậu quả của những bất cập nêu trên là nhiều trẻ em phải bỏ nhà lang thang đi kiếm sống, rồi bị lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luât.

Về tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về người chưa thành niên, thì trước đây có tới ba hệ thống cơ quan quản lý về người chưa thành niên. Đó là: Uỷ ban thanh niên Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Bộ lao động - Thương binh và Xã hội có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao đông, việc làm đối với người chưa thành niên trong độ tuổi lao động. Hiện nay, một số cơ quan đã được sáp nhập. Nhưng ngoài các cơ quan này vẫn còn một vài tổ chức chính trị xã hội thực hiện một phần chức năng quản lý nhà nước đối với người chưa thành niên như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động Việt Nam (thực hiện chức năng bảo vệ người lao động là thành viên của tổ chức Công đoàn trong đó có người lao động chưa thành niên). Việc tồn tại nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người chưa thành niên sẽ dẫn tới cơ chế làm việc mang tính phối hợp. Cơ chếđó không tạo ra hiệu quả cao trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. Việc có nhiều người chưa thành niên phạm tội cũng có một lý do (tuy rằng không cơ bản) liên quan đến việc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về người chưa thành niên ở nước ta còn nhiều rối rắm.

Việc phát hiện, xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật cũng là một nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy tội phạm vị thành niên phát triển. Khi vi phạm pháp luật người chưa thành niên có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Tuy nhiên công tác này còn nhiều hạn chế và bất cập.

- Thực tế áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau: Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính nghiêm khắc hơn so với biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với: + Người từđủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi

thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự; + Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đó bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; + Người từđủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đó bị áp dụng biện pháp gia dục tại xã, phường, thị trấn hoặc không có nơi cư trú nhất định.1 Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở một số trường giáo dưỡng cho thấy trên 50% học sinh của trường chưa tham gia vào chương trình giáo dục tại cơ sở. Trong một số trường hợp, lãnh đạo nhà trường cho biết Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở thể hiện trong hồ sơ của các em là đã được giáo dục ở cộng đồng nhưng trên thực tế các em chưa hề tham gia vào các chương trình này. Lý do của việc làm này là các nhà chức trách địa phương muốn “loại bỏ” những em được coi là “hư hỏng” để nhanh chóng giảm tỷ lệ tội phạm trong địa phương mình.

- Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng. Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn.. Nhưng thực tiễn xử lý hình sựđối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh nhưđã thống kê cho thấy:

+ Không có trường hợp nào bị áp dụng một trong những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Chỉ có 1 trường hợp bị áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ. Còn lại bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Rõ ràng việc quán triệt và áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội thực te chưa thực sự khoa học. Về góc độ tội phạm học, thì việc chỉ chú trọng tới việc áp dụng hình phạt tù mà chưa áp dụng các hình phạt khác và biện pháp

tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên phạm tội sẽ ít mang lại hiệu quả phòng ngừa giáo dục chung.

- Thực tế áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số bất cập như:

+ Không phải tất cả Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội đều là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên. Nghĩa là ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đang thiếu một đội ngũ người tiến hành tố tụng chuyên nghiệp để điều tra, truy tố và xét xử người chưa thành niên phạm tội.

+ Có trường hợp cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên không thể thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam; hoặc giao người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ trong số người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh có tới 163 người không xác định được nơi cư trú.

+ Rất ít trường hợp đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên toà có quyền nhưng không thể có để đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Toà án.

+ Quy định thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộĐoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ mang ý nghĩa hình thức mà ít có ý nghĩa về mặt tâm ý trong việc xét xử bị cáo là người chưa thành niên.

+ Người chưa thành niên bị kết án được học nghề hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù nhưng trình độ nghề nghiệp được học trong tù chưa bảo đảm để hành nghề kiếm sống sau khi mãn hạn tù.

+ Chất lượng bào chữa tại các phiên toà xét xử người chưa thành niên phạm tội cũng còn nhiều hạn chế. Do tham gia bào chữa với tư cách được Toà án yêu cầu, cho nên nhiều luật sưđã khong đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp gỡ bị can, bị cáo, tìm hiểu tài liệu… nên không thể thực hiện tốt việc bào chữa cho người chưa thành niên.

Tóm lại: Đã có một hệ thống văn bản qui định của pháp luật Việt Nam về tư pháp NCTN và đã được triển khai áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng ngừa NCTNPP. Trên đây chúng tôi mới chỉ nêu lên một số nét sơ lược về thực tiễn việc thực hiện các chính sách pháp luật đó mà thôi.

3.1.2. Việc thực hiện một số giải pháp phòng chống người chưa thành niên phạm pháp

Ngòai các qui định pháp luật đối với NCTN phạm pháp, một bộ phận quan trọng khác của hệ thống Tư pháp NCTN là các cơ quan, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cán bộ chức năng chịu trách nhiệm trong quá trình ngăn ngừa, phòng chống NCTN phạm pháp. Mỗi chủ thể, tổ chức, cơ quan chức năng đều có những họat động đặc thù của mình trong công tác này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ có thể khảo sát một vài khía cạnh chung về việc thực hiện một số giải pháp phòng chống đối với NCTNPP.

Trước hết, tìm hiểu đánh giá vềhiệu quả họat động của các cơ quan chức năng

trên địa bàn Tp. HCM trong công tác phòng chống NCTNPP, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ chuyên trách và có kết quảở bảng 3.1. sau:

Bng 3.1. Hiu qu công tác phòng chng NCTNPP ca cơ quan chc năng Mức độ (%) TT Cơ quan RHQ HQ IHQ KH ĐTB 1 Công an các cấp 36.4 46.3 16.0 1.2 2.18

2 Trường giáo dưỡng 27.2 56.2 13.0 3.7 2.07

3 Ủy ban bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em các cấp 21.0 46.9 27.8 4.3 1.85 4 Toà án 25.9 39.5 26.5 8.0 1.83 5 Viện kiểm sát 19.1 50.0 21.6 9.3 1.79 6 Tác động của các tổ chức Đoàn, Đội 19.1 38.9 38.9 3.1 1.74

địa phương 7 Trại cải tạo 17.9 45.1 29.6 7.4 1.73 8 Tác động của cộng đồng dân cư 16.0 43.2 37.7 3.1 1.72 9 Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng 17.9 37.7 39.5 4.9 1.68

Kết quảở bảng 3.1. cho thấy ý kiến đánh giá của các cán bộ chuyên trách đã thể hiện hiệu quả họat động của các cơ quan chức năng xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Những cơ quan chức năng được đánh giá họat động có hiệu quả nhất là Công an các cấp và Trường giáo dưỡng (ĐTB 2.18 và 2.07). Tiếp theo là các cơ quan chức năng khác như UBBVCSGDTE các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát, Các tổ chức Đòan Đội địa phương, Trại cải tạo, Cộng đồng dân cưđược đánh giá họat động hiệu quả nhưng chưa cao. Đặc biệt sự phối hợp họat động giữa các cơ quan chức năng được đánh giá hiệu quả ở mức thấp nhất. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụđược luật định của mình, mỗi lọai cơ quan chức năng đều có chức năng nhất định trong công tác phòng chống NCTNPP và mỗi cơ quan đều có những họat động riêng. Tuy nhiên thực tếđã cho thấy mối quan hệ giữa các cơ quan còn lỏng lẻo, trong nhiều trường hợp còn thiếu một cơ chế báo cáo và trao đổi thông tin hiệu quả. Chẳng hạn, phỏng vấn một số cán bộ chức năng thuộc Công an, Tòa án các cấp cho biết sau khi một hành vi phạm tội của NCTN được điều tra, truy tố, xét xử, NCTN sẽ được đưa vào trại giam (hoặc trường giáo dưỡng) thì các cơ quan này hầu như “mất dấu vết” về các đối tượng đó. Sau khi NCTN ra khỏi trại giam (trường giáo dưỡng) cũng không quản lý được. Chúng tôi đã khảo sát ý kiến cán bộ các cơ quan chức năng về vấn đề theo dõi, giám sát, quản lý NCTNPP sau khi ra khỏi trường giáo dưỡng hoặc trại cải tạo thì hầu hết ý kiến trong mẫu khảo sát đều cho rằng “chỉ quản lý trên giấy tờ” (35.8%), “quản lý chưa tốt” (37%) “không quản lý được” (21.6%), chỉ có 5.6% cho rằng :quản lý rất chặt chẽ”.

Tiếp tục khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ chức năng về hiệu quả các họat

động phòng chống NCTNPP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trên bình diện vĩ mô, chúng tôi có kết quảở bảng 3.2 (tr.118): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quảở bảng 3.2. cho thấy “sự chỉđạo của các cấp lãnh đạo” đối với công tác phòng chống NCTNPP được đánh giá là hiệu quả nhất (79%, ĐTB = 2.17). Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc ngăn ngừa, giáo dục lại

NCTNPP. Gia đình là chiếc nôi đầu tiên chăm sóc giáo dục trẻ và là nơi đón nhận sự quay trở về của NCTNPT, do đó công tác phòng chống NCTNPP rất cần sự quan tâm, ủng hộ của gia đình. Việc “vận động sự quan tâm ủng hộ của gia đình” cũng được đánh giá có hiệu quả (80.9%, ĐTB = 2.04), xếp thứ 2 về thứ bậc. Bng 3.2. Đánh giá hiu qu các hat động phòng chng NCTNPP Mức độ (%) TT Họat động RHQ HQ IHQ KHQ ĐTB 1 Sự chỉđạo của các cấp lãnh đạo 38.9 40.1 19.8 1.2 2.17

2 Vận động sự quan tâm, ủng hộ của gia đình

24.1 56.8 18.5 0.6 2.04

3 Công tác truyền thông, tuyên truyền 26.5 50.0 .

22.2 1.2 2.01

4 Xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình, dự án phòng chống NCTNPT theo chức năng

26.5 47.5 24.1 1.9 1.99

5 Xây dựng môi trường văn hóa– xã hội lành mạnh

17.9 51.2 24.7 6.2 1.80

6 Tập trung nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động

19.1 39.5 40.1 1.2 1.77

7 Công tác tái hòa nhập cộng đồng 15.4 46.3 34.0 4.3 1.73

9 Công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết 16.0 42.6 38.3 3.1 1.72

8 Tổ chức các phương thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên tại cơ sở

20.4 34.0 40.1 5.6 1.69

10 Huy động sự tham gia và phối hợp giữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phạm tội của người chưa thành niên tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001-2005 (Trang 112)