9. Phương pháp nghiên cứ u
3.2. XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIÁO DỤC LẠ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Về thực chất, phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên chính là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và các biện pháp loai trừ các yếu tố tiêu cực thuộc nhân thân người chưa thành niên phạm tội để loại trừ nguy cơ phạm tội của nhóm người xác định.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm người chưa thành niên ở TP. Hồ Chí Minh trong giai đọan 2001- 2005, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm đó, để phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên có hiệu quả, theo chúng tôi cần thực hiện một hệ thống các giải pháp phòng ngừa về kinh tế - xã hội, về quản lý Nhà nước, về trật tự an toàn xã hội, về pháp luật, về văn hoá, giáo dục.
3.2.1. Các giải pháp kinh tế - xã hội
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội thuộc cấu trúc thượng tầng được quyết định bởi các quan hệ kinh tế và tồn tại xã hội. Tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm người chưa thành niên nói riêng phát sinh hoặc được thúc đẩy phát triển trước hết do các nguyên nhân, điều kiện về kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên trước hết đòi hỏi phải có các biện pháp kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu, động lực phát triển của toàn xã hội; là cơ sở để ổn định chính trị và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất cho việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, nâng cao khả năng phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí nói chung, nhận thức cho người chưa thành niên nói riêng... tất cả các yếu tố đó tác động tích cực lên việc hạn chế, lọai trừ các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm.
Việc áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội để phòng ngừa tội phạm cần được giải quyết từ hai góc độ:
- Thứ nhất, nghiên cứu, xem xét đểđề ra và thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội không hoặc hạn chế để xảy ra các hậu quả tiêu cực xã hội. Ví dụ: không để các phần tử tiêu cực lợi dụng kẽ hở của các quy định để thực hiện tội phạm; không để xảy ra các hậu quả tiêu cực vốn là nguyên nhân của tình hình tội phạm như tình trạng thất nghiệp, bỏ học v.v...
- Thứ hai, loại bỏ các hậu quả, yếu tố tiêu cực của các chính sách, biện pháp kinh tế xã hội đúng đắn được thực hiện trên địa bàn Thanh phố. Bất kỳ một biện pháp kinh tế nào, dù tốt đến đâu đều có thể làm phát sinh các hậu quả xã hội tiêu cực không mong muốn. Vì vậy, để hạn chế các hậu quả tiêu cực đó, thì: 1/ khi quyết định hoặc thực hiện các biện pháp đó phải được cân nhắc, nghiên cứu kỹ càng không tạo điều kiện cho hậu quả tiêu cực xảy ra hoặc 2/ đồng thời với việc quyết định, thực hiện các biện pháp kinh tế, cần áp dụng các biện pháp khác nhằm hạn chế, khắc phục các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Ví dụ: khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế dịch vụ, cần phải có các biện pháp để tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho những người vốn làm nghề nông trên địa bàn...
Để góp phần phòng ngừa tình hình tội phạm người chưa thành niên có hiệu quả, theo chúng tôi, cần quan tâm đến một số giải pháp chính về kinh tế, xã hội sau đây:
- Tiếp tục các chính sách phát triển tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn thành phố. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân, nhất là những người nghèo, khó khăn để họ có điều kiện cho con em mình tham gia học tập v.v...
- Tăng cường đầu tư, phát triển các vùng ngoại thành, có kế hoạch phát triển ra ngoại ô, xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, các trường học... để giảm áp lực dân số cũng như các vấn đề xã hội khác ở các quận nội thành.
- Có các biện pháp tăng cường việc làm, hạn chế thất nghiệp, làm cho mọi người có công ăn việc làm ổn định. Tập trung cho hoạt động đào tạo, dạy nghềđể một mặt cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao cho các khu công nghiệp, cho ngành công nghiệp dịch vụ đang phát triển nhanh, mặt khác là điều kiện tạo việc làm cho người ởđộ tuổi lao động sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Biện pháp này được thực hiện bằng cách mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng đạo tạo các cơ sở, trung tâm dạy nghề, xã hội hoá việc dạy nghề v.v...
Theo chúng tôi, nếu hàng năm Thành phố phấn đấu giải quyết việc làm cho 300.000 người đến 350.000 người (năm 2001-2005 đã giải quyết việc làm cho từ 198.000 đến 234.000 người) thì cùng với việc dân số Thành phố tăng nhanh, tỷ lệ người không có việc làm mới có khả năng không tăng lên so với hiện tại;
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội thì mới đạt được mục tiêu hạn chế tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm người chưa thành niên nói riêng. Cụ thể là:
+ Thành phố cần tích cực hơn nữa trong thực hiện các cuộc vận động xây dựng nhà tình thương, xoá nhà mái lá, thúc đẩy chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng quỹ quốc gia giải quyết việc làm...;
+ Triển khai rộng, mạnh chương trình quốc gia vì trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi, lang thang, thất học, trẻ bị lạm dụng lao động nặng, trẻ bị làm dụng tình dục, vi phạm hành chính, trẻ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội...;
+ Có các biện pháp mở rộng các cơ sở xã hội tập trung nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi, lang thang. Động viên toàn xã hội tổ chức các cơ sở như mái ấm để nuôi dưỡng trẻ em mồ côi; mở các lớp học tình thương dạy nghề cho trẻ em mồ côi, lang thang... để các em không chỉ có chỗ dựa trong cuộc sống, mà còn là cơ sởđể phát triển trong tương lai v.v...
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng tạo ra những chỉ đạo, hướng dẫn xuyên suốt, đồng bộ và thực hiện thống nhất các chương
trình, dự án đối với trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm theo Quyết định 19/2004QĐ-TTg, tập trung cho các quận/huyện/phường/xã có nhiều khu công nghiệp, kinh doanh, sản xuất, khu vui chơi, khu nhà trọ...
3.2.2. Các giải pháp về pháp luật
3.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về người chưa thành niên phạm tội
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về trách nhiệm hình sự và đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm thực hiện tốt hơn nữa phương châm “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội” (Điều 69 Bộ luật hình sự), thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cụ thể là:
+ Hoàn thiện khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự về điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo hướng phân hoá điều kiện áp dụng đối với người chưa thành niên từđủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng; đối với người từđủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. Bởi vì người từđủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý trở lên. Quy định của điều luật hiện hành đã vô hình chung loại bỏ biện pháp tư pháp hình sự này đối với người từđủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội.
+ Nên chăng cần bổ sung các điều kiện riêng vào các Điều 60, Điều 73 Bộ luật hình sựđể tăng cường khả năng áp dụng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữđối với người chưa thành niên, đặc biệt là đối với những người đang học tập tại các nhà trường để họ không phải bỏ dở việc học tập của mình. Biện pháp xử lý như vậy sẽ là nguồn động viên lớn đối với người chưa thành niên phạm tội, giúp họ có động cơ cải tạo, giáo dục hiệu quả.
+ Hoàn thiện Điều 74 Bộ luật hình sự theo hướng quy định rõ ràng, cụ thể hơn trong mọi trường hợp, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu mức độ trách nhiệm hình sự không cao hơn 1/2 so với người đã thành niên phạm tội, người từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ phải chịu mức độ trách nhiệm hình sự không cao hơn 3/4 so
với người đã thành niên phạm tội. Có như vậy mới bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta.
- Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với các vụ án người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở cân nhắc đầy đủ các yếu tố tâm sinh lý người chưa thành niên và chính sách nhân đạo của Nhà nước. Cụ thể là:
+ Hoàn thiện Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự về căn cứ bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng bổ sung vào khoản 1 và khoản 2 Điều luật trên “… và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội”. Trong mọi trường hợp khác, nếu không có căn cứđể khẳng định rằng người chưa thành niên phạm tội có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội thì không được bắt, tạm giữ, tạm giam đối với họ.
+ Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng đòi hỏi những người tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, không chỉ có giai đoạn xét xử, phải là người có trình độ, năng lực, có khả năng hiểu biết sâu sắc các yếu tố tâm sinh lý người chưâ thành niên. Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với các vụ án người chưa thành niên phạm tội, Quản giáo tại các trại cải tạo người chưa thành niên phải là người hiểu biết về tâm sinh lý người chưa thành niên.
Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, theo chúng tôi Nhà nước cần nghiên cứu để thành lập các cơ quan tư pháp chuyên trách về người chưa thành niên. Đồng thời nên chăng cần quy định các vụ án về người chưa thành niên phạm tội phải được xét xử kín, trừ các vụ án người chưa thành niên chỉ là đồng phạm.
+ Cần cá thể hoá tốt hơn nữa việc chấp hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên bị kết án. Đối với họ, không đơn giản chỉ là giam giữ riêng như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Cần có chếđộ giáo dục, rèn luyện, học tập riêng đối với họ. Tiến tới có thể nghiên cứu thành lập các trại cải tạo riêng đối với người chưa thành niên bị kết án nhưởđại đa số các nước khác.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên
Phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện là một trong những biện pháp cần thiết, không thể thiếu trong phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên. Để các hoạt động này có hiệu quả, cần thiết phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường công tác tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan và người tiến hành tố tụng.
a. Nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án người chưa thành niên phạm tội
Điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về người chưa thành niên phạm tội và thi hành bản án, quyết định của Toà án đối với người chưa thành niên có vai trò rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên ở nước ta nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
- Các cơ quan tư pháp Thành phố cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có khả năng hiểu biết về người chưa thành niên, có phương pháp tiến hành tố tụng hợp lý đối với các vụ án người chưa thành niên phạm tội. Mặc dù, hiện tại Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định thành phần Hội đồng xét xử các vụ án người chưa thành niên phạm tội phải có Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhưng nếu những người tiến hành tố tụng khác nhưĐiều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Quản giáo là cán bộ có kiến thức về NCTN thì công tác của họ càng có hiệu quả cao hơn.
Theo chúng tôi, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp của Thành phố có thể hình thành các bộ phận chuyên trách để tiến hành tố tụng đối với các vụ án người chưa thành niên phạm tội. Bộ phận này không chỉ đảm bảo sự tham gia của những cán bộ chuyên trách, mà còn thông qua hoạt động này sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết trong thực tiễn.
Hàng năm, các cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố nên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ công tác ở các bộ phận chuyên trách này để bồi dưỡng cho họ kiến thức về tâm lý học, chuyên sâu về pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự chuyên sâu về NCTNPT, trao đổi rút kinh nghiệm tiến hành tố tụng đối với các vụ án người chưa thành niên phạm tội v.v…
- Đoàn Luật sư Thành phố cần có các biện pháp động viên, nhắc nhở các Văn phòng luật sư cử các Luật sư có năng lực phù hợp và nâng cao trách nhiệm trong việc
bào chữa cho bị can, bị cáo người chưa thành niên. Thực tiễn tiến hành tố tụng thời gian qua cho thấy rằng đại đa số các trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên là được các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Các văn phòng luật sưđược Đoàn luật sw phân công cử người bào chữa theo định mức được phân công. Nhìn chung, trong đa số các trường hợp luật sư chỉ định không làm hết trách nhiệm của mình, thiếu đầu tư thời gian, sức lực để giúp đỡ bị can, bị cáo. Nhiều trường hợp việc bào chữa chỉ mang tính hình thức cho đúng pháp luật mà thiếu đi vào nội dung sự việc. Vì vậy, hiệu quả bào chữa rất hạn chế.
- Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án cần chú ý hơn nữa việc áp dụng đúng đắn, linh hoạt các quy định của Bộ luật hình sự về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội để một mặt đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm; mặt khác tạo điều kiện tốt nhất đề người chưa thành niên cải tạo, giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội, không mặc cảm với sai lầm, tội lỗi do mình gây nên.
Các quy định của Chương X Bộ luật hình sự thể chế hoá chính sách đặc biệt