Những nguyên nhân từ xã hộ i

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phạm tội của người chưa thành niên tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001-2005 (Trang 100)

9. Phương pháp nghiên cứ u

2.3.3.Những nguyên nhân từ xã hộ i

Nhóm nguyên nhân thứ 3 được các đối tượng khảo sát đánh giá có ảnh hưởng đến tình trạng NCTNPT ở Tp. HCM là từ các tác động xã hội. Nói đến yếu tố xã hội ở đây, chúng tôi đề cập đến môi trường cộng đồng xã hội xung quanh ngòai hai môi trường gia đình và nhà trường. Mức độảnh hưởng của các yếu tố xã hội được thống kê trên bảng 2.25 và 2.26 (tr.101) :

Kết quả thống kê trên bảng 2.25 (tr.101) cho thấy đa phần ý kiến của cán bộđều thống nhất đánh giá “ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội” (ĐTB 2.49, xếp thứ 1) và “ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông, văn hóa phẩm độc hại” (ĐTB 2.26, xếp thứ 2) là những nguyên nhân cơ bản nhất từ phía xã hội dẫn tới tình trạng NCTNPT.

Bng 2.25. Đánh giá ca CB v nguyên nhân t phía xã hi Mức độ (%) TT Nguyên nhân RCB CB It Kh ĐTB 1 Ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội 53.7 41.4 4.9 0 2.49

2 Từ phương tiện truyền thông, văn hóa phẩm độc hại

37.7 50.6 11.7 0 2.26

3 Suy thoái nhân cách của người lớn 32.1 45.7 21.6 0.6 2.09

4 Tác động giáo dục của cộng đồng dân cư thấp 20.4 49.4 27.8 2.5 1.88 5 Suy giảm tác động của các tổ chức Đoàn, Đội 17.3 42.6 37.0 3.1 1.74

Bng 2.26. Đánh giá ca HV v nguyên nhân t phía xã hi

Mức độ (%)

TT Nguyên nhân

RNH NH It Kh

ĐTB

1 Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo 27.4 35.0 20.8 16.8 1.73

2 Do người khác trong xã hội xúi dục 12.7 29.4 32.5 25.4 1.29

3 Do bắt chước trong phim chưởng, kiếm hiệp

0.5 10.2 44.2 45.2 0.65

4 Do không có việc làm 5.1 9.1 26.9 58.9 0.60

Chúng ta đã biết xã hội Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập nhanh chóng với thế giới. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Một trong những mặt trái của xu thế tòan cầu hóa là gia tăng các tệ nạn xã hội gây nhức nhối và lo lắng cho tòan xã hội. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các nạn mại dâm, nghiện ma tuý, cờ bạc, mê tín dịđoan, tham nhũng, quan liêu v.v. Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm là NCTN nói riêng.

Tp. HCM trong tiến trình đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát

triển, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, cũng đồng thời xuất hiện những hiện tượng xã hội đáng quan ngại và tệ nạn xã hội, sự xâm nhập có chiều hướng gia tăng của các loại hình văn hóa có nội dung xấu và không lành mạnh, gây tác hại xấu trong xã hội, bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Tình trạng “thương mại hóa” các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, kéo theo các loại tệ nạn xã hội khác phát triển, diễn ra dưới nhiều hình thức biến tướng tinh vi trong các vũ trường, quán bar, điểm karaoke, massage, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê nhạc, hớt tóc thanh nữ... Tất cả những tác động đó ảnh hưởng rất lớn đến NCTN, có thể coi như những “chất xúc tác” khiến NCTN phạm pháp.

Sự phát triển của công nghệ thông tin, của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet hỗ trợ cho sự tự do giao lưu thông tin giữa con người với nhau. Những thông tin về mọi lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế... có lợi cho sự phát triển của đất nước, giúp phát triển thương mại dịch vụ, phát triển quan hệ quốc tế, phát triển khoa học, tri thức, truyền bá tri thức,...và do đó mở rộng giáo dục đào tạo. Đó chính là cơ sở cho những hình thức giáo dục đào tạo mới. Tuy nhiên những trò tệ nạn, suy đồi xúât phát từ Internet cũng đã kích thích tâm lý tò mò, ưa phiêu lưu của NCTN. Do bị kích động bởi việc tiếp xúc với những thước phim hành động có tính bạo lực qua mạng Internet mà nhiều thanh, thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng bài trừ các văn hóa phẩm độc hại song trên thực tế các lọai văn hóa phẩm độc hại này vẫn còn khá nhiều và trẻ em có thể tiếp cận chúng không mấy khó khăn. Kết quả khảo sát trên bảng 2. cũng cho thấy có 10.7% học viên xác nhận lý do vi phạm pháp luật là “do bắt chước trong phim chưởng, kiếm hiệp” và 44.2% xác nhận “ít nhiều” có bị ảnh hưởng. Khi trẻ càng lớn thì ảnh hưởng của cha mẹ, thấy cô giáo trong nhà trường càng ít, trong khi đó môi trường xã hội vừa phong phú, vừa phức tạp. Với nhận thức còn non yếu, bản lĩnh chưa vững vàng lại nhạy bén, hiếu động, thích bắt chước những gì mới lạ, NCTN dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu ngòai xã hội.

Lứa tuổi VTN không chỉ chịu ảnh hưởng giáo dục từ những người thân trong gia đình mà còn chịu ảnh hưởng từ những người lớn ngòai xã hội. Do vậy việc “suy thóai nhân cách của người lớn” trong xã hội hiện nay cũng là một trong các yếu tốảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Kết quả khảo sát trên

bảng 2.25 cho thấy có 77.8% cán bộ được khảo sát đánh giá nguyên nhân này ở mức “cơ bản” đến “rất cơ bản” (ĐTB 2.09, xếp thứ 3). Khảo sát ý kiến của học viên chúng tôi nhận thấy có 42.1% học viên xác nhận lý do dẫn em đến hành vi vi phạm pháp luật là “do người khác trong xã hội xúi dục”. Như vậy có thể thấy rằng trong xã hội hiện nay một bộ phận người lớn suy thoái vềđạo đức, lối sống đã có tác động xấu đến nhận thức, tình cảm, hành vi của NCTN. Tác động xấu này có thể trực tiếp như đồng tình, bao che, xúi dục, bắt buộc, cưỡng bức NCTN làm điều phi pháp hoặc có thể gián tiếp bằng chính những hành vi phi pháp của người lớn. Một số tổ chức, cá nhân trong xã hội chỉ biết đặt mục tiêu kinh tế lợi nhuận lên trên hết nên làm giàu bất chính bằng bất cứ giá nào. Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền", coi “tiền là trên hết", không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến... Một số cá nhân khác tiếp thu mặt tiêu cực của lối sống phương Tây một cách thiếu định hướng như sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực... dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp". Điều đó góp phần làm băng họai nền đạo đức xã hội và đây thực sự là một nguy cơ của sự suy thóai đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay. Như vậy, có thể thấy, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam, sự suy thóai nhân cách của một bộ phận người lớn đã tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của NCTN. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách cho việc ngăn chặn sự suy thóai và nguy cơ suy thóai đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Khảo sát ý kiến của học viên về nguyên nhân từ phía xã hội, qua bảng 2.26 chúng tôi nhận thấy lý do hàng đầu mà các em xác nhận là “do bạn bè xấu rủ rê lôi

kéo”(có 62.4% HV xác nhận mức độ từ “nhiều” đến “rất nhiều”, ĐTB 1.73, xếp thứ 1). Điều này hòan tòan phù hợp với một sốđặc điểm tâm lý đặc trưng của NCTNPT đã phân tích trong chương 1. Mối quan hệ chủ yếu của lứa tuổi NCTN là bạn bè, có thể là bạn bè trong lớp, trong trường hoặc ngòai lớp, ngòai trường.... Đa phần những NCTNPT đều có những mối quan hệ với nhóm bạn bè xấu đã có sự phát triển nhân cách lệch lạc. Vì vậy, nếu kết bạn với nhóm bạn bè này thì NCTN dễ dàng bị lôi cuốn vào việc ăn chơi, lêu lổng, lang thang “bụi đời”, và cũng dễ dàng bi lôi kéo đi vào con đường phạm pháp.

Đề cập đến nguyên nhân từ phía môi trường xã hội chúng ta không thể không nói đến những mối quan hệ xã hội cụ thể, gần gũi trực tiếp tác động đến sự phát triển nhân cách NCTN. Đó là môi trường cộng đồng địa phương, khu phố, lối xóm... – nơi NCTN cư trú. Những bất cập trong tổ chức đời sống cộng đồng, trong quản lý xã hội đã tác động sâu xa đến tình trạng NCTNPT. Kết quả thống kê ở bảng 2. cho thấy cán bộđược khảo sát đều thống nhất khẳng định “tác động giáo dục của cộng đồng dân cư

thấp”“suy giảm tác động của các tổ chức Đòan, Đội” góp phần ở mức “cơ bản” (ĐTB 1.88 và 1.74) làm cho tình trạng NCTNPT gia tăng. Đối với NCTN, bên cạnh gia đình và nhà trường thì hàng xóm láng giềng, khu phố, cộng đồng dân cư... tác động đến trẻ hàng ngày. Tuy nhiên tác động giáo dục của cộng đồng dân cư rất mờ nhạt. Ở thành phố cộng đồng dân cư ngày càng có xu hướng khép kín và biệt lập, tư tưởng “việc nhà ai nhà ấy biết” là phổ biến, trong khi đó các tổ chức ở cơ sở như tổ dân phố, chính quyền phường, xã... thiếu những tác động tích cực chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc quan tâm thường xuyên để kịp thời phát hiện những biểu hiện hành vi lệch lạc của trẻ, phòng ngừa những biểu hiện làm trái pháp luật của NCTN không được chú trọng đúng mức. Công tác tổ chức giáo dục thanh thiếu niên ở các đòan thể xã hội, đặc biệt là tổ chức Đòan và Đội cũng còn mang tính hình thức. Đòan TNCSHCM và Đội TNTPHCM là những tổ chức của thanh thiếu niên có hệ thống xuống đến từng lớp học, cộng đồng dân cư và có chức năng giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ. Tuy nhiên theo đánh giá của các cán bộ chuyên trách công tác Đòan, những năm gần đây tác động giáo dục của các tổ chức Đòan bị suy giảm, họat động của các tổ chức này rất hình thức, phong trào mà chưa thực sựđi vào chiều sâu thực chất... Khả năng cụ thể hoá các chủ trương của Đoàn trong công tác giáo dục TTN ở một số địa phương, đơn vị còn

hạn chế; việc chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra chưa thường xuyên; chưa phát huy hết sức mạnh của các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục TTN. Các hoạt động giáo dục của Đoàn có hiệu quả cao chủ yếu ở những địa bàn và những đối tượng thanh niên có thuận lợi. Hình thức triển khai một số nội dung giáo dục cho TTN còn giản đơn, xơ cứng, thiếu hấp dẫn, một số mô hình giáo dục tại cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thiếu tính bền vững. Đội ngũ cán bộ tư tưởng - văn hoá của Đoàn ở các cấp còn thiếu và yếu về trình độ, kỹ năng làm công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Việc đầu tư cho công tác giáo dục của Đoàn chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục TTN trong tình hình mới. Chính vì thiếu những họat động thiết thực, bổ ích, hấp dẫn, lôi cuốn, thiếu những nơi vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi nên phần lớn TTN trong những ngày nghỉ, lúc nhàn rỗi thường tụ tập vui chơi tự phát, lại không có sự quản lý của nhà trường, gia đình... nên họ dễ bị rơi vào tầm quyến rũ của rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội. Rất nhiều thanh niên không thích gia nhập vào Đòan và không thích tham gia các họat động của tổ chức này. Kết quả khảo sát học viên ở TTGDDNTN về sở thích của học viên trước khi vào trường cho thấy có 81.2% học viên từ “không thích” đến “ít thích” tham gia vào các họat động Đòan, Đội và các họat động cộng đồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phạm tội của người chưa thành niên tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001-2005 (Trang 100)