9. Phương pháp nghiên cứ u
2.3.4. Những nguyên nhân từ bản thân người chưa thanh niên phạm tộ i
tội
Theo quan niệm của tội phạm học XHCN, khái niệm nhân thân trẻ em phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu tội phạm trẻ em. Nhân thân trẻ em phạm tội là khái niệm phản ánh những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của chính trẻ em phạm tội, mà khi kết hợp với các điều kiện, yếu tố bên ngòai khác sẽ tác động đến hành vi chống đối xã hội của họ. Khái niệm nhân thân trẻ em phạm tội rất rộng, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố thuộc phạm trù này là nguyên nhân của tình trạng NCTNPT. Khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ chuyên trách và học viên về vấn đề này, chúng tôi có kết quảở các bảng 2.27, 2.28 (tr.106) sau:
Kết quả thống kê trên bảng 2.27 (tr.106) cho thấy 92% cán bộđược khảo sát đều thống nhất khẳng định sự “sai lệch về nhận thức, tình cảm và hành động bột phát”, thiếu suy nghĩ của NCTN là nguyên nhân hàng đầu ở nhóm này dẫn NCTN tới việc phạm pháp (ĐTB 2.48).
Bảng 2.27. Đánh giá của cán bộ về nguyên nhân từ phía bản thân NCTNPP Mức độ (%) TT Nguyên nhân RCB CB It KH ĐTB 1 Sai lệch về nhận thức, tình cảm, hành động bột phát 55.6 36.4 8.0 0 2.48 2 Thích đua đòi, chơi bời, lêu lổng 48.1 46.3 5.6 0 2.43
3 Dễ bị kích động, rủ rê, lôi kéo 51.2 40.7 8.0 0 2.43
4 Thiếu ý thức, nỗ lực, quyết tâm tự rèn luyện
31.5 53.1 15.4 0 2.16
5 Học yếu, chán học, bỏ học 27.2 46.9 25.9 0 2.01
Bảng 2.28. Đánh giá của học viên về nguyên nhân từ phía bản thân dẫn tới hành vi phạm pháp Mức độ (%) TT Nguyên nhân RNH NH It KH ĐTB 1 Do bị kích động, không làm chủ bản thân 42.1 21.8 12.7 23.4 1.82 2 Do thích đua đòi, chơi bời, lêu lổng 20.8 44.2 16.2 18.8 1.67 3 Do em học yếu chán học, bỏ học 11.7 25.4 28.9 34.0 1.14
Bản chất của quá trình giáo dục thế hệ trẻ là quá trình chuyển hóa một cách tự giác, tích cực những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội đã qui định thành hành vi và thói quen tương ứng của cá nhân dưới tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của nhà giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội). Trong bộ mặt đạo đức, nhân cách của cá nhân, hành vi là thước đo cuối cùng đánh giá giá trịđích thực của mỗi người, nhưng để có hành vi đúng đắn phù hợp với chuẩn mực xã hội cá nhân phải có nhận thức đúng về các chuẩn mực, nhận thức đó phải được chuyển hóa thành tình cảm, niềm tin và cuối cùng thể hiện bằng hành vi và thói quen tương ứng của mỗi người. Đây là một quá trình thống nhất giữa nhận thức, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế công tác giáo dục không phải bao giờ cũng đào tạo được con người theo đúng mục đích giáo dục mà có hiện tượng “rẽ ngang” hay còn gọi là “thứ phẩm”, “phế phẩm”. NCTN vi phạm pháp luật trước hết là những cá nhân có những lỗ hổng trong nhận thức, những thiếu hụt trong tư duy do hiểu biết vấn đề chưa thật thấu đáo, triệt để, những xúc cảm, tình cảm lệch lạc dễ dàng biến thành những hành vi bồng
bột, manh động, quậy phá, chống đối... Từ những nhận thức sai lệch, tình cảm thiếu lành mạnh khiến ý chí của cá nhân bị sai khiến bởi những nhu cầu thấp hèn dẫn tới những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực giá trị xã hội. Chẳng hạn, phần lớn NCTNPT thường có ham muốn tầm thường, nặng về vật chất thấp hèn thậm chí kỳ quặc (ăn chơi, nghiện hút, sống bê tha...), không có hứng thú học tập, hiểu biết như trẻ bình thường nên có thói quen thoả mãn các nhu cầu đó bằng những hành vi bất thường, bất lương như trộm cắp, cướp giật, gây thương tích, giết người... NCTNPT không hẳn có năng lực trí tuệ kém so với trẻ bình thường, nhiều lúc chúng còn tỏ ra sành sỏi, tháo vát hơn trong việc nhận thức về tự nhiên, xã hội, nhất là những thiếu sót tiêu cực, mưu trí trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên năng lực trí tuệ của chúng không hướng vào học tập hay những họat động lành mạnh mà chỉ hướng vào hoạt động phản xã hội để giải quyết những nhu cầu vật chất mang tính chất bản năng sinh vật. Do nhu cầu vật chất thô thiển thống trị chi phối đời sống tâm lý cho nên xu hướng phát triển trí tuệ cũng theo chiều hướng đó.
Khảo sát nhận thức của học viên ở 2 TTGDDN TN Tp. HCM về mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật của bản thân, có kết quả ở bảng 2.29. Kết quả bảng 2.29. cho thấy có 73 HV (37.1%) “không hiểu”, 74 HV (37.6%) “hiểu lơ mơ”, chỉ có 50 HV (25.4%) “có hiểu” về mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật của bản thân. Nhìn chung đa phần học viên được khảo sát đã rất mơ hồ về hậu quả của những hành vi vi phạm của mình (ĐTB 0.88), điều đó thể hiện ý thức về pháp luật của học viên rất kém, hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ chứa đựng yếu tố chủ quan, non nớt, ngộ nhận, lầm lẫn. Bảng 2.29. Nhận thức của HV về mức độ nguy hiểm của hành vi PP TT Mức độ SL % ĐTB 1 Không hiểu 73 37.1 2 Hiểu lơ mơ 74 37.6 3 Có hiểu 50 25.4 Tổng 197 100.0 0.88 Kết quả khảo sát cũng phù hợp với đánh giá của một số nhà nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng gia tăng tội phạm ở người chưa thành niên là do sự nhận thức kém về đời sống xã hội cũng như thiếu hiểu biết về pháp luật trong
giới trẻ dẫn đến sự phiến diện trong nhận thức hoặc mâu thuẫn gay gắt giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm... Đa số NCTNPT chỉ nhận ra điều này khi các em phải trực tiếp đối mặt với những hình phạt được qui định do tội danh của mình gây ra. Trình độ học vấn thấp của NCTN cũng là một trong những lý do khiến NCTNPTcó sự nhận thức lệch lạc.
Ngày nay các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự phát triển của cơ thể và tâm lý con người diễn ra một giai đọan rất phức tạp là ở lứa tuổi thiếu niên – đó là thời kỳ có những biến đổi đột ngột, mạnh mẽ về những chức năng sinh lý và xúc cảm, tình cảm. Những biểu hiện phức tạp nhất ở đại bộ phận NCTNPT đều xuất hiện vào lức tuổi vị thành niên. Những yếu tố chủ quan, bên trong như là những đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú lệch lạc, các sai lầm tích tụ hình thành ở NCTN những tâm lý phản kháng, chống đối mọi điều bình thường của xã hội, từ đó quyết định mục đích, động cơ hành vi của chúng trái với lẽ thông thường. Theo các nhà nghiên cứu, đối với NCTNPT
"đường hướng phát triển tiêu cực chủđạo của tâm lí" trở thành yếu tốđịnh hướng mọi hành vi, mọi suy nghĩ của chúng. "Đường hướng phát triển tiêu cực chủ đạo của tâm lý" bao gồm một phức hợp các nhu cầu phản xã hội giữ vai trò thống trị trong thế giới đạo đức, một phức hợp những phẩm chất tiêu cực và những khuyết điểm so với các chuẩn mực thông thường. Trong mọi trường hợp, mọi động cơ chủ đạo của hành vi đều hướng vào việc biện hộ cho những hành vi và hành động phi đạo đức chứ không nhằm vào việc phản tỉnh, phục thiện nhằm trở lại những con người đúng đắn. Kết quả là ở NCTNPT hình thành trạng thái tâm lý hướng vào các hành vi sai trái, hư hỏng. Ý kiến của cán bộ và học viên trong mẫu khảo sát đều thống nhất với một số yếu tố cụ thể từ chính bản thân NCTN là nguyên nhân dẫn họ đi vào con đường vi phạm pháp luật như “thích đua đòi, chơi bời lêu lổng” (ĐTB CB 2.43, HV 1.67); “do bị kích
động, không làm chủ bản thân” (CB 2.43, HV 1.82); “thiếu ý thức, nỗ lực quyết tâm tự rèn luyện” (CB 2.16); “học yếu, chán học, bỏ học” (CB 2.01, HV 1.14).
Kết quả khảo sát về sở thích của HV trong mẫu nghiên cứu thể hiện trên bảng 2.30. (tr. 109) cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Bảng 2.30 Sở thích của HV trước khi vào trường
Mức độ (%)
TT Sở thích
RTH TH IT KH
ĐTB
1 Lướt web, chơi game 44.7 27.4 7.6 20.3 1.96
2 Hút thuốc lá, uống cà phê 40.6 22.8 19.8 16.8 1.87
3 Đến khu vui chơi, quán bar, vũ trường 37.1 19.8 13.2 29.9 1.63
4 Tụ tập chơi bời cùng nhóm bạn thân 37.1 25.9 13.7 23.4 1.18
5 Xem phim chưởng, kiếm hiệp 15.7 17.8 16.8 49.7 0.99
6 Thử ma tuý 12.2 15.2 31.5 41.1 0.98
7 Uống rượu, bia 12.2 13.7 25.4 48.7 0.89
8 Quan hệ với bạn khác giới 8.6 18.8 26.4 46.2 0.89
9 Đọc các loại sách, báo 8.6 8.6 34.5 48.2 0.77
10 Tham gia các hoạt động cộng đồng 7.6 12.2 19.8 60.4 0.67
11 Tham gia các hoạt động Đoàn, Đội 8.1 10.7 20.8 60.4 0.66
Từ kết quả bảng trên ta nhận thấy nhóm những sở thích được HV lựa chọn ở mức “thích” (có ĐTB tương ứng 1≤ X ≤ 2) đến “rất thích” bao gồm: “Lướt web, chơi game; Hút thuốc lá, uống cà phê; Đến khu vui chơi, quán bar, vũ trường; Tụ tập chơi bời cùng nhóm bạn thân...”. Trong khi đó những sở thích theo xu hướng lành mạnh lại được lựa chọn mức “ít thích” (có ĐTB tương ứng 0≤ X ≤ 1) bao gồm: “Đọc các loại sách, báo; Tham gia các hoạt động cộng đồng; Tham gia các hoạt động Đoàn, Đội”. Rõ ràng NCTN có nhiều sở thích khác nhau, nhưng đối với NCTNPT những sở thích tiềm ẩn những nguy cơ sai sót lệch lạc chiếm ưu thế và đã ảnh hưởng nhiều đến việc họ vi phạm pháp luật. Xuất phát từ những nhu cầu không bình thường, hứng thú không lành mạnh, NCTN nào quyết chọn con đường thỏa mãn các nhu cầu và hứng thú đó tất yếu sẽ dấn sâu vào con đường phạm pháp.
Tóm lại: Nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội của NCTN ở TP. HCM trong những năm vừa qua có thể thấy nguyên nhân dẫn tới tình trạng NCTNPT rất phức tạp, đa dạng, có những nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, có những nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ và hệ thống các nguyên nhân này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi một trường hợp NCTNPT đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và mức độ tác động của các nguyên nhân cũng khác nhau.
Tổng hợp mức độ của các nguyên nhân tác động tới tình hình NCTNPT ở Tp. HCM theo đánh giá của cán bộ chuyên trách chúng ta có kết quả trên bảng 2.31 như sau:
Bảng 2.31. Tổng hợp mức độ các nguyên nhân dẫn tới tình trạng NCTNPT
Mức độ (%)
TT Nguyên nhân
RCB CB It KH
ĐTB
1 Nguyên nhân từ bản thân NCTN 42.7 44.7 12.6 0 2.30
2 Nguyên nhân từ phía gia đình 40.3 47.4 11.5 0.7 2.27
3 Nguyên nhân từ phía xã hội 32.3 45.9 20.6 0.8 2.09
4 Nguyên nhân từ phía nhà trường 27.5 43.2 26.2 3.1 1.95
Như vậy nhóm nguyên nhân từ bản thân NCTNđược đánh giá là những nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn tới tình trạng phạm tội. Nói một cách cụ thể sự phát triển lệch lạc về nhân cách của NCTN biểu hiện ở những đặc điểm về nhận thức, tình cảm, tính cách, động cơ, hứng thú, nhu cầu, hành vi bất thường, khác biệt theo hướng tiêu cực so với các chuẩn mực xã hội... là yếu tố thống trị, chi phối hành vi phạm pháp của họ. Tuy nhiên, ngọai trừ những trường hợp phát sinh do bản chất nguyên thủy của đứa trẻ mà các nhà tâm lý học gọi là “tật bệnh” thì không có đứa trẻ nào mới sinh ra đã hư hỏng, khó dạy. Một đứa trẻ trở nên “cá biệt, hư hỏng” là kết quả của một quá trình chuyển biến tâm lý phức tạp trong đó cái xấu xa lấn át dần cái tốt đẹp, những cái đen tối nhuốm dần cái trong sáng của tuổi thơ. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ “cá biệt”, “chưa ngoan” và “phạm pháp’ lại chính là tính chất “dị trị” của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. “Tình trạng trẻ hư là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của đứa trẻ với gia đình, nhà trường và xã hội. Trẻ hư luôn luôn là đứa trẻ không được giáo dục hoặc giáo dục một cách không đúng đắn” (A.X.Makarencô). Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc gia đình và xã hội là hai nguyên nhân cơ bản tiếp theo dẫn đến tình trạng phạm tội của NCTN ở Tp. HCM.
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3 nguyên nhân cá nhân nguyên nhân gia đình nguyên nhân xã hội nguyên nhân nhà trường Biểu đô 2.8. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng NCTNPT TP. HCM 2001 - 2005
Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIÁO DỤC LẠI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TẠI TP. HỒ
CHÍ MINH