ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT KINH TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH NĂNG LƯỢNG SẠCH CỦA NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ GÓP PHẦN THỰC THI
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH NĂNG LƯỢNG SẠCH CỦA NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ GÓP PHẦN THỰC THI CÁC CAM KẾT CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI VIỆT NAM
GVHD: TS Đào Gia Phúc SVTH: Nguyễn Phương Trâm MSSV: K185021704
TP HCM, 05/2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH NĂNG LƯỢNG SẠCH CỦA NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ GÓP PHẦN THỰC THI CÁC CAM KẾT CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI VIỆT NAM
GVHD: TS Đào Gia Phúc SVTH: Nguyễn Phương Trâm MSSV: K185021704
TP HCM, 05/2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Phương Trâm - mã số sinh viên K185021704 xin cam đoan Khoá luận
tốt nghiệp đề tài “Chính sách khuyến khích năng lượng sạch của Nhật Bản và một
số đề xuất để góp phần thực thi các cam kết chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đào Gia Phúc Tôi xin cam đoan mọi kết quả trong Khoá luận này đều chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Các kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học khác được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn đầy đủ, đảm bảo trung thực, chính xác và đúng quy định
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Đào Gia Phúc đã tận tình định hướng
và góp ý để tôi có thể hoàn thành Khoá luận và lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Khoa Luật Kinh tế và các thầy cô trong Hội đồng đã tạo điều kiện cho tôi bảo vệ Khóa luận này
Trân trọng,
Nguyễn Phương Trâm
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3.1 Mục đích nghiên cứu 2
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục của Khoá luận 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH 4
1.1 Khái quát về năng lượng sạch 4
1.1.2 So sánh năng lượng sạch và năng lượng hoá thạch 5
1.1.2.1 Hiệu quả 5
1.1.2.2 Tính kinh tế 6
1.1.2.3 Tác động đến môi trường 7
1.2 Tính cấp thiết thực thi NLS 8
1.2.1 Rủi ro biến đổi khí hậu 8
1.2.2 Các cam kết Việt Nam đã tham gia phòng chống BĐKH 12
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA NHẬT BẢN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 16
2.1 Chính sách khuyến khích năng lượng sạch của Nhật Bản 16
2.1.1 Chủ thể 17
2.1.2 Khách thể 18
2.1.3 Nội dung 18
2.2 Tình hình thực thi năng lượng sạch tại Việt Nam 22
2.2.1 Tình hình thực thi trên thực tế 22
Trang 62.2.2 Quy định pháp luật về NLS của Việt Nam và một số đề xuất đối với
chính sách NLS của nước ta 23
2.2.2.1 Chủ thể 24
2.2.2.2 Khách thể 25
2.2.2.3 Nội dung 25
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dù bây giờ chúng ta có thể nói rằng đã giữ cho mục tiêu 1,5 độ C tồn tại, nhưng hơi thở của nó rất yếu và mục tiêu này sẽ chỉ tồn tại nếu chúng ta giữ đúng lời hứa và bắt tay vào hành động, ông Alok Sharma – chủ tịch COP26 kêu gọi tại hội nghị Lời kêu gọi này phần nào đề cập tới tầm quan trọng của việc biến lời nói thành hành động trong việc chống BĐKH BĐKH đã và đang gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Hiện tại, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ký kết các Nghị định, Tuyên bố về bảo vệ môi trường, tuy nhiên các nước cần tích cực hơn trong việc thực hiện những cam kết này và tăng cường bảo vệ môi trường, bên cạnh việc chống chọi và ứng phó với BĐKH Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay, năng lượng đang chiếm giá trị cốt lõi trong việc vận hành nền kinh tế, phát triển đời sống - dân sinh và đồng thời mang ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ môi trường Một trong những nguồn năng lượng tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay là nhiệt điện than - cho đến năm 2020, nhiệt điện than đã có đóng góp lớn cho xã hội cũng như nền kinh tế hiện đại, đã chiếm 29% trong tổng công suất lắp đặt nguồn điện Tuy nhiên nhiệt điện than đã thải ra mỗi năm khoảng 16 - 17 triệu tấn tro, xỉ; gây tác hại nghiêm trọng đối với BĐKH, chất lượng không khí và nước, bệnh tật và tử vong ở người Năng lượng có ý nghĩa then chốt trong sự phát triển bền vững
và NLS là lựa chọn hàng đầu để thích nghi với xu hướng phát triển và mục tiêu này
Vì những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách khuyến khích NLS để góp phần thực thi các cam kết chống BĐKH tại Việt Nam” làm đề tài khoá luận của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề NLS đã phát triển mạnh mẽ ở các cường quốc ĐHN như Mỹ, Pháp, Nga , tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam đang phát triển khá chậm dạng năng lượng này; do đó, có rất ít công trình nghiên cứu về các chính sách về NLS Có thể kể tên một số tài liệu tác giả đã tìm hiểu được như sau:
Trang 8The role of nuclear power in combating climate change: Policy implications for Southeast Asian, của TS Đào Gia Phúc, …; Hoàn thiện pháp luật về đầu tư năng lượng xanh, NLS, NLTT ở Việt Nam, của PGS TS Doãn Hồng Nhung (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nguyễn Thanh Hải, Tạp chí Công Thương; Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam, của Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc, Khoa học xã hội Việt Nam số 10 - 2017; Phát triển NLS ở Nhật Bản: Những kinh nghiệm
và gợi ý cho Việt Nam, của TS Trần Quang Minh, NXB Khoa học Xã hội; Tiềm năng phát triển NLMT tại Việt Nam, của Đinh Thị Trang, Nguyễn Lâm Mỹ Anh, Bùi Hiểu Ly; Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường, của Nguyễn Thị Hương Quỳnh
Những công trình nghiên cứu trên đã bước đầu khái quát về NLS đối với các quốc gia Đông Nam Á Tuy nhiên đến thời điểm này, hầu như chỉ dừng lại ở công nghệ khai thác và sử dụng NLS và số lượng các bài nghiên cứu về chính sách pháp luật đối với NLS vẫn còn rất hạn chế
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Hướng đi của đề tài chủ yếu đề cập về tính cấp thiết của NLS trong tình trạng khí hậu hiện tại, từ đó đề xuất các chính sách pháp luật cho Việt Nam nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với lĩnh vực này, góp phần cân bằng lợi ích của các bên khi tham gia các hợp đồng liên quan
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ sau:
1 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tổng quát về NLS
2 Đánh giá tính cấp thiết của NLS đối với Việt Nam
3 Nghiên cứu tình hình thực thi NLS của Việt Nam
4 Đề xuất chính sách pháp luật để hoàn thiện khung pháp lý về NLS
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung đề tài, tác giả đề cập đến:
Trang 91 Về lý thuyết, đề tài chỉ tập trung nêu khái quát và ưu, nhược điểm của NLS so với NLHT
Về tính cấp thiết, đề tài đề cập tới các Nghị định, Tuyên bố mà Việt Nam đã tham gia về chống BĐKH Đồng thời đề cập những rủi ro BĐKH Việt Nam đã và đang gánh chịu
2 Về tình hình thực thi, đề tài đề cập đến tình hình thực thi trong việc xây dựng các nhà máy NLS và thực thi trong phát triển các chính sách pháp luật
Về chính sách pháp luật, đề tài đề xuất một số chính sách pháp luật về NLS cho Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, phân tích tình hình thực tế về BĐKH
và các Nghị định, Tuyên bố mà các Việt Nam tham gia ký kết để từ đó cho thấy tính cấp thiết của việc sử dụng NLS
Đồng thời, phương pháp so sánh được sử dụng song song để so sánh ưu nhược điểm của NLS so với các nguồn năng lượng khác và so sánh quy định pháp lí của Việt Nam và của nước Nhật Bản - nước đạt những thành tựu đáng kể trong quá trình thực thi NLS để đề xuất chính sách pháp luật phù hợp với nước ta
6 Bố cục của Khoá luận
Khoá luận gồm các phần chính sau:
Chương 1: Khái quát về năng lượng sạch
Chương 2: Quy định pháp luật của Nhật bản và thực trạng pháp luật tại Việt
Nam về năng lượng sạch và một số đề xuất
Trang 10CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH
1.1 Khái quát về năng lượng sạch
1.1.1 Khái quát về năng lượng sạch
NLS là năng lượng được sản xuất từ các nguồn năng lượng sơ cấp và các nguồn tái tạo, không phát thải, không gây ô nhiễm bầu không khí khi sử dụng, cũng như tiết kiệm năng lượng khi sử dụng các biện pháp hiệu quả NLS được tạo ra một cách hoàn hảo khi năng lượng xanh gặp NLTT1 Tuy giữa NLS, năng lượng xanh, NLTT có sự giao thoa với nhau nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau Năng lượng xanh là năng lượng có nguồn gốc từ tự nhiên, như gió, mặt trời, mưa, thuỷ triều… Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 (Luật BVMT 2020) không
có quy định định nghĩa NLTT nên tham khảo định nghĩa này tại Điều 43.1 Luật bảo
vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 (Luật BVMT 2014) và theo Điều 3.1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, NLTT là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác Bên cạnh đó, Điều 3 của Quy chế IRENA 2009 quy định NLTT là tất cả các dạng năng lượng được sản xuất từ các nguồn có thể tái tạo một cách bền vững, trong đó bao gồm năng lượng sinh học; năng lượng địa nhiệt; thủy điện; năng lượng đại dương, bao gồm năng lượng nhiệt giữa các
thủy triều, sóng và đại dương; năng lượng mặt trời; và năng lượng gió NLTT được
tạo ra từ các nguồn liên tục được bổ sung và không cạn kiệt Trong khi hầu hết các nguồn năng lượng xanh đều có thể tái tạo, không phải tất cả các nguồn NLTT đều được coi là xanh Ví dụ, thủy điện là một nguồn tài nguyên tái tạo, nhưng một số người cho rằng nó không xanh, vì nạn phá rừng và công nghiệp hóa liên quan đến việc xây dựng các đập thủy điện có thể hủy hoại môi trường Do đó, khi năng lượng
<https://www.twi-global.com/technical-knowledge/faqs/clean-energy#WhatDoesCleanEnergyMean> truy cập ngày 28/1/2022
Trang 11xanh được tái tạo một cách hợp lý sẽ tạo thành NLS Một số nguồn NLS phù hợp với tình hình phát triển hiện tại ở Việt Nam có thể kể đến là:
- Năng lượng mặt trời
- Năng lượng gió
- Thủy điện
- Năng lượng sinh khối
- Năng lượng thủy triều
Ngoài ra, có một dạng NLS được coi là năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên
tử thu được nhờ các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát, được gọi là NLHN
1.1.2 So sánh năng lượng sạch và năng lượng hoá thạch
1.1.2.1 Hiệu quả
NLMT, năng lượng gió, năng lượng nước là một dạng NLTT, miễn là mặt trời còn tồn tại, chúng ta sẽ luôn có thể biến đổi ánh sáng mặt trời, gió, nước để cung cấp năng lượng cho nhà cửa, ô tô và các tài sản khác Ngược lại, nhiên liệu hóa thạch là nguồn tài nguyên không thể tái sinh, sở dĩ là bởi vì nó gần như không thể cân bằng giữa quá trình tiêu thụ và sản xuất Một khi chúng ta đã sử dụng hết các kho chứa nhiên liệu hóa thạch của Trái Đất, đó là tất cả những gì chúng ta có Các nhà khoa học đã dự đoán rằng lượng dầu hóa thạch sẽ cạn kiệt vào năm 2052 và lượng than dự trữ sẽ hết vào khoảng năm 20882 Về mặt kỹ thuật, chúng sẽ tự bổ sung sau hàng triệu năm Đến lúc đó, sẽ là quá muộn để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời điểm hiện tại và tương lai gần Đồng thời, bất kì nguồn dự trữ nhiên liệu hoá thạch nào sau khi tìm thấy và được khai thác cũng sẽ cạn kiệt, không thể tồn tại mãi mãi Bên cạnh đó, tuy vẫn có những kho liệu hóa thạch còn lại để khai thác từ Trái Đất nhưng nằm ở những nơi không thể tiếp cận hoặc tốn quá nhiều chi phí để tiếp cận, đến mức chúng không còn giá trị khai thác nữa Dù bằng cách nào, đến một lúc nào đó, nhiên liệu hóa thạch sẽ không còn là một lựa chọn năng lượng khả thi nữa
2 Sataksig, “When Will The Earth Actually Run Out Of Fossil Fuel?”, (EarthBuddies, 5/12/2017)
<https://earthbuddies.net/when-will-we-run-out-of-fossil-fuel/> truy cập ngày 27/1/2022
Trang 121.1.2.2 Tính kinh tế
Cho tới thời điểm hiện tại, ở bước đầu quá trình lắp đặt NLS tốn nhiều chi phí hơn so với NLHT, tuy nhiên về lâu dài thì NLS tiết kiệm chi phí hơn cả Bởi NLS chưa đủ phổ biến do đó những người sử dụng ban đầu phải chi trả nhiều hơn cho tới khi công nghệ này trở nên phổ biến hơn Tuy vậy, nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của phát triển bền vững đang ngày càng tiến bộ, nhu cầu về NLS tiếp tục tăng Vậy nên chi phí cũng dần trở nên phù hợp hơn với người tiêu dùng
Về chi phí trong quá trình sử dụng, NLS thực sự là một lựa chọn tốt hơn NLHT, bởi NLS sẽ vẫn là nguồn cung cấp điện giá rẻ vì giá rất có thể sẽ tiếp tục giảm Lấy ví dụ về NLMT, người tiêu dùng chỉ tốn chi phí trong quá trình lắp đặt và không phải tốn thêm chi phí về sau Theo định luật Swanson - được phát biểu bởi Tiến sỹ Richard Swanson, người ta đã kiểm chứng được cứ 10 năm thì giá điện mặt trời sẽ giảm một nửa, đồng thời, giá điện mặt trời sẽ giảm 20% mỗi khi tăng gấp đôi sản lượng là xu thế tất yếu của định luật này3 Trong khi đó, NLHT như giá dầu, khí đốt và than đã đang và có khả năng sẽ tiếp tục tăng, vì các nguồn năng lượng khác đang cạn kiệt và chi phí để có được những nhiên liệu này sẽ ngày càng tăng
Đồng thời, sử dụng NLS cũng là một cách để đầu tư Hiện nay, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quy định các hệ thống nối lưới mái nhà có thể bán điện cho EVN theo cơ chế bù trừ sản lượng; kéo theo đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đã công bố văn bản số 156/EVN-KD+TCKT về thông báo giá mua điện mặt trời mái nhà năm 2022 Hiện nay 3 dạng mô hình hệ thống điện mặt trời trên thị trường có là: Hệ thống độc lập (lưu trữ trực tiếp vào ac-quy hoạt động độc lập mà không cần thông qua lưới điện công cộng); Hệ thống hòa lưới (nguồn điện tạo ra được hòa vào lưới điện cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện); Hệ thống hòa lưới có dự trữ (hệ thống này tương tự hệ thống hòa lưới, có thêm bình ac-quy để lưu trữ điện)
Và theo một nghiên cứu, mô hình hệ thống điện mặt trời hòa lưới có acquy dự trữ
3 Đinh Thị Trang, Nguyễn Lâm Mỹ Anh, Bùi Hiểu Ly (2021), “Tại sao nlmt ở nước ngoài phổ biến hơn so với Việt Nam”, trang 2
Trang 13mang lại hiệu quả đầu tư như sau: cùng số tiền 302.935.000VNĐ (tổng chỉ phí cho
hệ thống điện mặt trời với diện tích mặt bằng 100m2) nếu gửi vào ngân hàng để nhận lãi kép thì sau 25 năm được 1.822.819.513VNĐ, trong khi đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới có dự trữ thì sau 25 năm được 3.149.210.058VNĐ (giả thiết lãi suất tiền không tăng nhưng thực tế là có tăng và số tiền nhận được có thể lớn hơn)4
1.1.2.3 Tác động đến môi trường
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), không giống như nhiên liệu hóa thạch, nguồn NLS nói chung và các tấm pin mặt trời nói riêng có ảnh hưởng tối thiểu đến môi trường vì không tạo ra chất gây ô nhiễm không khí5 Sau đây là dẫn chứng về NLMT, một trong những nguồn năng lượng phổ biến nhất tại Việt Nam để làm sáng tỏ luận điểm trên
NLMT là một nguồn năng lượng miễn phí, có thể tái tạo và việc khai thác nguồn năng lượng này có tác động rất ít đến môi trường Hệ thống điện NLMT sản sinh ra điện thông qua các tấm pin mặt trời trong quá trình này không sinh ra khí thải, không làm thay đổi tính chất hay chất lượng của môi trường không khí, đất và nước Nguy cơ ô nhiễm không khí, nước, đất và các chất thải có hại từ dự án điện mặt trời trong quá trình vận hành bình thường gần như không đáng kể, không làm thay đổi tính chất hay chất lượng của môi trường đất, nước và không khí Nguồn chất thải phát sinh (nếu có) chủ yếu là các tấm pin mặt trời bị hư hỏng và nước thải vệ sinh khi bảo trì, bảo dưỡng dự án6 Hầu hết các tấm pin mặt trời mất khoảng nửa phần trăm hiệu suất mỗi năm Liên quan đến việc xử lý pin mặt trời, SolarTech (USA) cho biết tuổi thọ các tấm pin mặt trời kéo dài 20 - 30 năm, các tấm pin mặt trời cũ hơn từ những năm 1970 và 1980 vẫn đang sản xuất điện, nhưng chúng có thể không tạo ra
4 Nguyễn Đức Tuyên, Lê Văn Lực, Ninh Văn Nam, Trần Thanh Sơn, “So sánh hiệu quả đầu tư vào hệ thống điện mặt trời áp mái có hệ thống lưu trữ kết lưới điện quốc gia với gửi tiền ngân hàng lãi suất kép”, 2(2020) Tạp chí Khoa học & Công Nghệ 28, 32
5 “Solar energy vs fossil fuels”, (Vivint Solar and Sunrun, 15/2/19) energy-vs-fossil-fuels> truy cập ngày 27/1/2022
<https://www.vivintsolar.com/blog/solar-6 Nguyễn Lệ Mỹ Nhân, Lương Kim Ngân, Phạm Thị Lê Na, Trần Phi Hùng, “Đánh giá tác động môi trường
và nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình xây dựng, vận hành các dự án điện mặt trời”, 9(2021) Tạp chí Dầu khí 35.
Trang 14nhiều năng lượng như trước đây Điều này có nghĩa là nếu các tấm pin bạn dùng đang tạo ra đủ năng lượng cho nhu cầu của người dùng, người dùng không cần phải mua một cái mới Nhiều cơ quan kiểm soát ở các bang và liên bang Mỹ đã cho tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính nguy hại đến môi trường, chủ yếu các sản phẩm đều vượt qua các kiểm nghiệm này và các cơ quan này không đưa pin mặt trời vào diện kiểm soát chất thải nguy hại Nước sau khi vệ sinh tấm pin chủ yếu chỉ chứa cát, bụi, đất sau đó thấm vào bề mặt đất bên dưới các tấm pin hoặc trôi theo hệ thống thoát nước chung của dự án7
Bước đầu, đất cần được đào bớt và phá hủy thông qua việc khoan cắt, để khai thác hoặc tìm thêm tài nguyên nhiên liệu hóa thạch Điều này vừa ảnh hưởng đến đời sống động thực vật hoang dã, vừa ảnh hưởng đến tài nguyên quý giá nhất của chúng
ta nước và không khí Tiếp đến, việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một lượng khí carbon dioxide khổng lồ vào không khí - chất tạo nên những cơn mưa axit, khói bụi, ảnh hưởng tới đồng ruộng, ô nhiễm nguồn nước ngầm, suối Theo thời gian, khí cacbonic sẽ trôi nổi trong khí quyển, tạo thành hiệu ứng nhà kính Vì vậy, chúng ta
đã, đang và sẽ tiếp tục phải hứng chịu sự thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính gây
ra8
1.2 Tính cấp thiết thực thi NLS
1.2.1 Rủi ro biến đổi khí hậu
BĐKH đang diễn ra cực đoan hơn trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam là một trong các nước dễ chịu những tổn thương nghiêm trọng Bởi Việt Nam là nước có đường bờ biển dài, chỉ cần nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-
30 triệu người dân.9 Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, Việt Nam đứng thứ 38 về Chỉ số rủi ro khí
7 “What to do when your solar panels expire”, (SolarTech) expire/> truy cập ngày 28/1/2022
<https://solartechonline.com/blog/solar-panels-8 Tlđd (2).
9 Báo Nhân Dân, “Việt Nam nỗ lực cùng thế giới chống biến đổi khí hậu”,
<https://special.nhandan.vn/Vietnam_nolucchong_biendoikhihau/index.html> truy cập ngày 28/1/2022
Trang 15hậu toàn cầu năm 2019 và thứ 13 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) giai đoạn 2000-2019 Đồng thời, theo các nghiên cứu và thống kê gần đây, Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về số người chết do thảm họa khí hậu trong hai thập kỷ qua, là một trong bốn quốc gia Đông Nam Á trong số các nước ô nhiễm đại dương nặng nề nhất thế giới, biến đổi khí hậu có thể khiến sản lượng lúa gạo giảm tới 50%10
Kịch bản BĐKH - tình hình nước biển dâng của Việt Nam được Bộ Tài nguyên
và Môi trường công bố chứng tỏ xu hướng gia tăng BĐKH là không thể tránh khỏi trong thế kỷ 21 Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam có thể tăng từ 0,6 độ C - 4 độ
C tính đến năm 2100; lượng mưa có xu hướng tăng tập trung vào mùa mưa và giảm vào mùa khô; nước biển dâng từ 36cm -100cm thay đổi theo và vị trí địa lý Tác động của mực nước biển dâng cao do hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ là một thảm họa đối với Việt Nam, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long, khu vực ven biển và miền núi sẽ chịu tác động lớn nhất Mực nước biển dâng lên 1 mét cuối thế kỷ 21 sẽ làm thu hẹp khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 11% diện tích đồng bằng sông Hồng bị xâm ngập mặn…
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng Theo kịch bản về BĐKH, nhiệt độ vào cuối thế kỷ tăng khoảng 3,4°C, số ngày nắng nóng tăng khoảng 40 đến 60 ngày, lượng mưa mùa mưa tăng nhưng lượng mưa mùa khô giảm, mực nước biển có thể dâng đến 100cm, nghiêm trọng hơn có thể gây ngập vĩnh viễn khoảng 40% diện tích đất Nếu nước biển dâng thêm 100cm, khoảng 10% dân số tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất, gây thiệt hại đáng kể tới đời sống và kinh tế người dân địa phương nói riêng và đất nước nói chung Diện tích trồng lúa đồng thời bị thu hẹp đáng kể
Tại đồng bằng sông Hồng, mức độ nghiêm trọng của thiên tai và ảnh hưởng của BĐKH tới đồng bằng sông Hồng cũng tương tự như đồng bằng sông Cửu Long
10 David Eckstein, Vera Künzel, Laura Schäfer, “GLOBAL CLIMATE RISK INDEX 2021”, (Germanwatch, 1/2021) <https://germanwatch.org/sites/default/files/Global%20Climate%20Risk%20Index%202021_2.pdf> truy cập ngày 12/11/2021
Trang 16Tổng lượng mưa trong mùa mưa vùng đồng bằng sông Hồng lớn, làm gia tăng đáng
kể lưu lượng đỉnh lũ Từ đó, gia tăng số trận mưa có cường độ mạnh, tổng lượng mưa lớn vượt yêu cầu kỹ thuật được thiết kế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của đập và hồ chứa; gây ngập lụt kéo dài tại nhiều khu vực có địa hình trũng thấp, khả năng tiêu thoát nước kém; nguy hiểm hơn là tăng nhanh tốc độ xói mòn bề mặt
Khu vực ven biển: Đây là khu vực nhạy cảm, thường xuyên chịu nhiều tác động của các hiểm họa liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới; lũ lụt và sạt lở đất Ngoài ra, đối với khu vực ven biển, BĐKH còn làm gia tăng các quá trình thoái hóa đất, làm cho thổ nhưỡng của vùng vốn dĩ có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ, nay còn bị khả năng giữ nước kém, suy thoái hơn
Khu vực miền núi: Tác động của BĐKH tại khu vực miền núi diễn ra trên diện rộng, tác động tới đa dạng sinh học, hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng - đặc biệt là nhóm đối tượng dân cư miền núi, trong đó phải
kể đến nhóm dễ bị tổn thương gồm là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em BĐKH cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho các công trình cơ sở hạ tầng, bao gồm cơ sở hạ tầng nông thôn, các công trình kiểm soát phòng chống lụt bão và công trình thủy lợi - sự cố đáng tiếc không thể không nhắc đến ở đây là các trận sạt
lở liên tiếp tại thuỷ điện Rào Trăng 3 vào năm 2020… Ngoài ra, sạt lở đất cũng là thiên tai phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi - hậu quả của những trận mưa dữ dội (do bão/lốc xoáy hoặc áp thấp nhiệt đới) kết hợp với địa hình dốc và cấu tạo địa chất yếu, thương tâm nhất là các trận sạt lở vào năm 2020, 2021, lấy đi tính mạng của nhiều người dân và các chiến sĩ cứu hộ Cùng với đó, cường độ, bên cạnh số lượng của các trận lũ quét đã và đang gia tăng đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong mọi mặt đời sống của dân cư khu vực miền núi11
Một thảm hoạ nghiêm trọng cần được nhắc đến là BĐKH làm sản sinh ra các loài virut, vi khuẩn, vi sinh vật, gây hại đối với sức khoẻ con người Theo các nghiên cứu, ngày càng có nhiều cơ sở hợp lý chứng minh hiện tượng nóng lên toàn cầu đã,
11 TS Nguyễn Toàn Thắng, Đỗ Quang Hưng, Trần Thị Thu Trang, Phạm Thúy Hạnh, “Đánh giá nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu đến một số khu vực của Việt Nam và triển khai các hoạt động thích ứng”, 8(2021) Tạp chí Môi trường
Trang 17đang làm những dịch bệnh nguy hiểm bất ngờ xuất hiện trở lại và có thể ‘hồi sinh’ các mầm bệnh nguy hiểm khác12 Ví dụ điển hình là virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cho người đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người Đây là một loại virus cổ, đã từng tạo nên trận đại dịch vào 25.000 năm trước, theo Sci-News Dưới tác động của BĐKH và sự xâm lấn sâu của con người vào tự nhiên, đã đưa loài virus nguy hiểm này tới gần hơn với chúng ta Theo nhà nghiên cứu Robert Meyer thuộc Khoa Động vật học của Đại học Cambridge, trong khi vẫn chưa xác định được chính xác quá trình lây nhiễm SARS-CoV-2 từ động vật sang người, thì BĐKH và các hoạt động phá hoại môi trường sống ở châu Á đã góp phần đưa các loài động vật mang virus gây hại này đến gần hơn với loài người13 BĐKH làm trái đất nóng lên, từ đó
có thể làm tan các lớp băng vĩnh cửu, các vi sinh vật bị "nhốt" trong hàng thiên niên
kỷ sẽ theo dòng nước lên bề mặt14 Trong đó có thể sẽ chứa các vi sinh vật gây hại cho con người và các sinh vật sống khác trên Trái Đất
Khi những dự báo trên xảy ra, đối tượng ít có khả năng phản kháng nhất chính
là người yếu thế và người nghèo; trong khi đó dù họ có thể đã và đang vô thức góp phần gây nên BĐKH nhưng họ không phải là người được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường năng lượng hiện tại Lấy ví dụ đối với việc sử dụng điện, hiện nay, phần lớn lượng điện được sản xuất ra trên nước ta là từ nguồn nhiệt điện than, chiếm tỷ trọng 51,9%15 Khi sử dụng điện, con người đã góp phần gây hại đối với môi trường Tuy vậy nhưng chủ thể được hưởng lợi nhiều từ ngành kinh doanh năng lượng không phải
là người yếu thế và người nghèo Do đó, để cân bằng lợi ích và rủi ro từ các bên tham
12 “Biến đổi khí hậu ‘hồi sinh’ các mầm bệnh nguy hiểm”, (Báo Điện tử Chính phủ, 18/08/2020)
< https://baochinhphu.vn/bien-doi-khi-hau-hoi-sinh-cac-mam-benh-nguy-hiem-102277733.htm > truy cập ngày 16/4/2022
13 Minh Châu, “Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu về mối liên quan với dịch COVID-19”, (Thông Tấn Xã Việt Nam, 05/02/2021) < https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/bien-doi-khi-hau-nghien-cuu-ve-moi-lien-quan-voi-dich- covid-19/fae821f0-6218-428d-ab34-9cca7b2a2e68 > truy cập ngày 16/4/2022
2020 > truy cập ngày 16/4/2022
Trang 18gia thị trường hiện tại, đồng thời giảm thiểu khí hậu, NLS nên được khuyến khích đầu tư và phát triển để ngày càng trở nên vững mạnh hơn
1.2.2 Các cam kết Việt Nam đã tham gia phòng chống BĐKH
Bên cạnh tính cấp thiết cần thực thi NLS trên thực tế qua các rủi ro BĐKH, Việt Nam đã kí kết khá nhiều Tuyên bố, Nghị định trong phạm vi khu vực và toàn cầu Từ đó tạo nên bối cảnh không thể không thay đổi cách đối xử với môi trường để thực thi các cam kết trên trường quốc tế
Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 vừa diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định rằng dù Việt Nam là nước đang phát triển, chỉ mới bắt đầu thực thi công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, nhưng sẽ tích cực xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình và sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trên phương diện cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; đặc biệt có thực hiện các cơ chế để thực thi Thỏa thuận Paris, nhằm đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050”16 Theo đó, thoả thuận Paris mà Việt Nam
là thành viên xoay quanh vấn đề cam kết giảm phát thải và tiêu thụ năng lượng, hoặc tăng cường sử dụng NLS; đồng thời hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C vào năm 2100 và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850)17
Công ước tiếp theo phải kể đến là Công ước khung về BĐKH của LHQ (UNFCCC), hiện cả 10 quốc gia thành viên ASEAN đều tham gia Công ước này.18Công ước xác lập một khuôn khổ chung cho các nỗ lực chống BĐKH toàn cầu và đã được cụ thể hóa thông qua nhiều quyết định của Hội nghị các Bên Điều 2 UNFCCC
16 “T&T Group tiên phong và tạo xu hướng phát triển bền vững năng lượng xanh”, (Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 27/11/2021) <https://vneconomy.vn/tt-group-tien-phong-va-tao-xu-huong-phat-trien-ben-vung-nang- luong-xanh.htm> truy cập ngày 12/11/2021
17 Tôn Nữ, “Thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận Paris – Những thách thức không dễ vượt qua”, (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 19/12/2015) <https://dangcongsan.vn/tieu-diem/thuc-hien-muc-tieu-cua-thoa- thuan-paris nhung-thach-thuc-khong-de-vuot-qua-361760.html> truy cập ngày 8/12/2021.
18 Báo Nhân Dân, “Ứng phó biến đổi khí hậu cần cách tiếp cận toàn cầu”,
<https://special.nhandan.vn/ungphovoibiendoikhihaucancachtiepcantoancau/index.html> truy cập ngày 8/12/2021
Trang 19quy định về mục tiêu nhằm ổn định mức độ tích tụ khí nhà kính ở mức có thể ngăn ngừa các tác động nguy hiểm với các tiêu chí sau: Cho phép hệ sinh thái thích nghi với BĐKH một cách tự nhiên; bảo đảm cho sản xuất lương thực không bị đe dọa; tạo điều kiện nền kinh tế phát triển theo cách thức bền vững Mục tiêu này đã được các Quốc gia thành viên chính thức cụ thể hóa một thành một mục tiêu có tính định lượng: bảo đảm nhiệt độ không tăng cao hơn 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.19 Nhằm góp phần tích cực trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất cũng như thực hiện nghĩa vụ của một Bên nước đang phát triển tham gia UNFCCC, vào năm 2015 Việt Nam đã sớm gửi Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) cho UNFCCC
và sau đó, vào năm 2020 đã gửi bản cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định NDC cập nhật của Việt Nam đã tăng nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thêm 2%
- phù hợp với mức tăng chung của 75 quốc gia đã nộp NDC là 2,8%, cập nhật đến tháng 12/202020
Cùng với đó, vấn đề môi trường đã được đề cập cụ thể như tại Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – EU; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA)
Hai hiệp định Việt Nam – EU, Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) chủ yếu đề cập đến một số vấn đề môi trường Các Hiệp định đa phương khác nhau về môi trường mặc dù điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau, nhưng chúng đều dựa trên những nguyên tắc chung
Các Hiệp định đa phương về môi trường mà Việt Nam là thành viên được chia thành 8 lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực 1: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
- Lĩnh vực 2: Quản lý đất
19 Vụ Pháp chế, “Công ước khung của Liên Hợp Quốc năm 1992 về Biến đổi khí hậu”, (Chuyên trang chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường, 23/06/2019) <http://cspl-tnmt.monre.gov.vn/pl-quoc-te/gioi-thieu- cac-dieu-uoc-quoc-te-tn-mt/cong-uoc-khung-cua-lien-hop-quoc-nam-1992-ve-bien-doi-khi-ha.html> truy cập ngày 8/12/2021
20 Thảo Lê, Thanh Trà, Bông Mai, “Việt Nam nỗ lực cùng thế giới chống biến đổi khí hậu”, (Báo Nhân Dân, 01/11/2021) <https://special.nhandan.vn/Vietnam_nolucchong_biendoikhihau/index.html> truy cập ngày 8/12/2021.
Trang 20- Lĩnh vực 3: Quản lý các nguồn nước quốc tế
- Lĩnh vực 4: Bảo vệ môi trường biển
Trang 22CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA NHẬT BẢN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
2.1 Chính sách khuyến khích năng lượng sạch của Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có lịch sử lâu đời về các chính sách giảm thiểu CO2 và thúc đẩy các nguồn NLS và đã đạt thành tựu xuất sắc trong việc thực hiện kiểm soát
ô nhiễm không khí và cải thiện hiệu quả đối với năng lượng từ góc độ kỹ thuật Và đây là một trong các quốc gia đi đầu về NLHN, tuy nhiên sau thảm hoạ Fukushima
đã mang đến một góc nhìn khác cho ngành năng lượng nước này, từ đó, NLTT đã được khuyến khích phát triển mạnh mẽ Sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020 Sự gia tăng nhanh chóng của nguồn năng lượng này một phần là nhờ việc Chính phủ đưa vào vận hành hệ thống feed-in tariff (FIT - giá bán điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo cung cấp cho lưới điện) vào năm 2012 nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này Cùng với đó là việc Nhật Bản đã thực hiện cải tổ nhằm điều chỉnh hệ thống năng lượng cũ mà trong đó, các công ty điện lực khu vực có quy mô lớn thường kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, từ việc phát điện cho đến khâu phân phối và bán lẻ Kết quả là về cơ bản, sự tham gia và rút lui khỏi ngành sản xuất và kinh doanh điện đã được tự do hóa, và hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đã được tách ra khỏi các công ty độc quyền khu vực Tác giả chọn Nhật Bản là chủ thể để tiến hành so sánh bởi vì tình hình phát triển tốt trong NLTT tại Nhật Bản là dù chỉ mới đẩy mạnh phát triển trong 10 năm qua - khoảng thời gian khá tương đồng với việc phát triển NLTT tại Việt Nam Sự tương đồng này đủ để Việt Nam có thể tham khảo trong việc áp dụng các chính sách thúc đẩy năng lượng sạch Đồng thời, vì quá trình phát triển năng lượng sạch còn ngắn nên Nhật Bản vẫn gặp các bất cập trong chính sách và đã kịp thời điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển, do đó, Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ những điều chưa hợp lý để có bài học cho riêng mình Ngoài ra, về NLHN, tuy Nhật Bản đã
Trang 23phát triển đi đầu về NLHN nhưng hiện nay đang gặp những trở ngại to lớn về nhận thức của người dân trong quá trình đưa NLHN tiếp cận lại thị trường; một lần nữa,
sự tương đồng với Việt Nam lại được thể hiện Việt Nam tuy chưa phát triển NLHN như Nhật Bản nhưng việc đưa NLHN vào thị trường tiêu thụ năng lượng cũng gặp phần lớn khó khăn chủ yếu do nhận thức của người dân Bên cạnh đó, Nhật Bản đã
và đang hợp tác với Việt Nam trong nhiều dự án, kế hoạch về bảo vệ môi trường, giảm phát thải, điển hình là dự án điện gió tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2020, 69 nhà máy điện gió (trong số 106 nhà máy) do Công ty cổ phần xây lắp điện I của Việt Nam
và Tập đoàn RENOVA Inc của Nhật Bản đầu tư, đã chính thức được công nhận vận hành thương mại (COD) trong tháng 10.2021 Do đó, trong quá trình phát triển, tuy Nhật Bản không phải là nước đi đầu về NLTT nhưng những yếu tố trên là yếu tố then chốt để tác giả tham khảo Nhật Bản để đề xuất, kiến nghị chính sách pháp luật
Sau đây là phân tích về chính sách NLS của Nhật Bản trong các khía cạnh tương quan với chính sách của Việt Nam Hiện tại, liên quan đến NLS, Nhật Bản đã
có Đạo luật NLTT và Đạo luật Cơ bản về Năng lượng Nguyên tử Trong Đạo luật NLTT, NLTT được định nghĩa bao gồm NLMT, gió, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối
và bất kỳ tài nguyên nào khác có thể được chỉ định bởi một quy định của Chính phủ trong tương lai
2.1.1 Chủ thể
Tuy trong các quy định về NLS ở Nhật Bản không trực tiếp đề cập đến chủ thể của luật nhưng có thể suy luận qua các đối tượng được đề cập đến trong từng điều khoản quy định Theo đó, chủ thể của luật NLTT, NLS ở Nhật Bản là cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp (công ty thương mại, công ty tài chính, công ty bất động sản, công ty liên doanh chuyên về NLTT, và các chi nhánh của họ, …22), người dân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và bất cứ tổ chức nào có liên quan tới NLS
22 Sadayuki Matsudaira, “Japan: Renewable Energy Laws and Regulations 2022”, (ICLG,17/9/2021)
<https://iclg.com/practice-areas/renewable-energy-laws-and-regulations/japan/amp> truy cập ngày
19/2/2022
Trang 242.1.2 Khách thể
Theo Điều 1 Đạo luật NLTT Nhật Bản23, khách thể của quy định pháp luật về NLTT trước là sự trong sạch, bền vững của môi trường, sau là khả năng cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản, ngành công nghiệp Nhật Bản, và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế quốc gia
2.1.3 Nội dung
Các ưu đãi để thúc đẩy NLS
Ưu đãi về thuế
Ưu đãi thuế đối với đầu tư vào các sản phẩm có hiệu quả khử cacbon cao, nếu bạn lắp đặt thiết bị sản xuất để tạo ra các sản phẩm có hiệu quả khử cacbon cao (pin nhiên liệu, các bộ phận chuyên dụng chính cho thiết bị phát điện gió ngoài khơi, v.v.), bạn sẽ nhận được một số ưu đãi thuế nhất định24
Ưu đãi giá bán điện
Về ưu đãi giá bán điện, Nhật Bản có Luật Biểu giá điện hỗ trợ (FIT), áp dụng cho các dạng NLTT, ngoại trừ và các nguồn NLTT khác – như nhiên liệu sinh học hay khí sinh học25 Có thể hiểu đơn giản giá FIT là giá ưu đãi do nhà nước mua điện
từ nhà sản xuất NLS, giá này có thể cao hơn giá điện nhà nước mua từ các nguồn năng lượng khác, nhằm giúp thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào NLS Ví dụ cơ bản
về lợi ích của giá FIT là giá FIT bán điện ra cao hơn giá điện mua vào, nên các hộ gia đình sử dụng điện mặt trời có thể tiết kiệm tiền điện và giúp giảm sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, từ đó đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường Mặc dù giá FIT
áp dụng cho nhiều nguồn NLTT, tuy nhiên chỉ những khía cạnh của mỗi dạng NLTT
<https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=423AC0000000108> truy cập ngày 19/2/2022
Resources and Energy, 20/05/2021)
<https://www.enecho.meti.go.jp/about/special/johoteikyo/green_growth_strategy.html> truy cập ngày 19/2/2022.
25 Nghiên cứu Nhật Bản, “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NLMT Ở NHẬT BẢN (Phần 2)”,
<http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1498> truy cập ngày 19/2/2022
Trang 25có sự tương quan thể hiện sự khác nhau rõ ràng giữa luật Việt Nam và luật Nhật Bản
sẽ được so sánh
Điện mặt trời
Về giá FIT, Luật Biểu giá điện hỗ trợ quy định để được hưởng lợi từ FIT, các nhà cung cấp cần phải có sự chấp thuận của Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)26
Tiếp theo, chính sách FIT quy định hằng năm METI có thẩm quyền xác định giá điện NLTT cho mỗi kWh và thời hạn thỏa thuận giữa các công ty điện lực và các nhà cung cấp NLTT căn cứ dựa trên thời gian, giá cả của từng loại điện được sản xuất
từ các nguồn NLTT và quy mô của những cơ sở sản xuất điện NLTT Trong quyết định về thời gian, METI sẽ căn cứ vào yếu tố tuổi thọ của các cơ sở sản xuất điện tái tạo27 Tiếp theo, về nguyên tắc, thời gian và mức giá thỏa thuận mà METI đưa ra sẽ
có hiệu lực sau khi tham khảo ý kiến của các bộ có liên quan, không có sự ưu tiên nhà cung cấp điện tái tạo hay phía công ty điện lực Điều này nhằm đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp cung cấp điện
Đặc biệt, METI sẽ xem xét để các nhà cung cấp điện tái tạo nhận được lợi nhuận cao hơn trong ba năm đầu tiên thực thi Luật nhằm khuyến khích các nhà cung cấp thực hiện các khoản đầu tư cần thiết ban đầu
Điện gió
Nhật Bản có cơ chế FIT để ưu đãi đối với điện gió, quy định trong Luật Biểu giá điện hỗ trợ Theo đó, FIT hiện tại chỉ có một danh mục cho tất cả năng lượng gió trên đất liền Nhưng cơ chế cố định giá áp dụng đối với tất cả các dự án điện gia không thực sự phù hợp trên thực tế khi chi phí năng lượng (LCOE) của năng lượng gió khác nhau tùy theo quyền sở hữu dự án, quy mô và vị trí ở Nhật Bản Đặc biệt, chi phí vốn, vận hành và bảo dưỡng ở các địa điểm miền núi và vùng sâu vùng xa cao hơn so với các địa điểm bằng phẳng đã phát triển, nhưng yếu tố công suất lại cao hơn
2)”, <http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1498> truy cập ngày 19/2/2022
27 Tlđd (30).