1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của Đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh Đến sự Ổn Định tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Và Cạnh Tranh Đến Sự Ổn Định Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Lê Thị Chi Mai
Người hướng dẫn GS. TS Nguyễn Thị Cành
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 910,55 KB

Nội dung

LÊ THỊ CHI MAI TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ CẠNH TRANH ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP... LÊ THỊ CHI MAI TÁC

Trang 1

LÊ THỊ CHI MAI

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ CẠNH TRANH ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

LÊ THỊ CHI MAI

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ

CẠNH TRANH ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS NGUYỄN THỊ CÀNH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 3

liệu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập và phân tích Nội dung trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn Các phân tích và kết quả trong luận văn là thành quả nghiên cứu khoa học của bản thân

Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình

Trang 4

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu sử dụng và kỳ vọng dấu 55

Bảng 3.2: Mô tả các biến nghiên cứu 56

Bảng 4.1: Thống kê mô tả 64

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích 66

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 67

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng S-GMM cho tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam 69

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 2

1.3 Khe hở nghiên cứu và hướng phát triển đề tài 4

1.3.1 Khe hở nghiên cứu 4

1.3.2 Hướng phát triển đề tài 4

1.4 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 5

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: 6

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 6

1.6 Phương pháp nghiên cứu 6

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

1.8 Kết cấu luận văn 9

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 11

2.1 Cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động ngân hàng thương mại 11

Trang 7

2.1.3 Vai trò của đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại 12

2.1.4 Phương pháp đo lường đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại 14

2.2 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng thương mại 15

2.2.1 Khái niệm cạnh tranh 15

2.2.2 Đặc điểm cạnh tranh của các ngân hàng thương mại 15

2.2.3 Đo lường khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 16

2.3 Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 17

2.3.1 Khái niệm về ổn định tài chính ngân hàng thương mại 17

2.3.2 Đo lường ổn định tài chính ngân hàng thương mại 18

2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của ngân hàng thương mại 19

2.4.1 Quan điểm Đa dạng hóa thu nhập đem lại ổn định cho ngân hàng thương mại 19

2.4.2 Quan điểm đa dạng hóa thu nhập không đem lại ổn định cho ngân hàng thương mại 21

2.5 Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 23

2.5.1 Quan điểm cạnh tranh - ổn định 23

2.5.2 Quan điểm cạnh tranh - bất ổn 24

2.6 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm 25

2.6.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 25

Trang 8

2.6.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh

tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 32

2.7 Phân tích khe hở nghiên cứu 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 42

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 Mô hình nghiên cứu 43

3.1.1 Mô hình đo lường tác động đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 43

3.1.2 Mô hình đo lường tác động cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 44

3.1.3 Mô hình đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng thương mại 45

3.2 Mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên cứu 46

3.2.1 Biến phụ thuộc: Ổn định tài chính ngân hàng thương mại 46

3.2.2 Các biến độc lập 47

3.2.3 Các biến kiểm soát 51

3.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 57

3.3.1 Quy trình nghiên cứu 57

3.3.2 Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu 57

3.3.2.1 Lựa chọn phương pháp ước lượng cho mô hình nghiên cứu 57

3.3.2.2 Thống kê mô tả 59

3.3.2.3 Kiểm định mô hình 60

Trang 9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 63

CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 64

4.1 Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam 64

4.2 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến các biến trong mô hình 66

4.3 Kết quả ước lượng mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 75

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Hàm ý chính sách 80

5.3 Hạn chế nghiên cứu 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài

Ngân hàng đóng vai trò là tổ chức tài chính quan trọng nhất trong hệ thống tài chính và kinh tế Một hệ thống ngân hàng hiệu quả và ổn định là điều kiện tiên quyết

để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tránh khủng hoảng tài chính Sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng được xem là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu Những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng có thể tác động đến nền kinh tế nói chung vì những ảnh hưởng rất lớn đối với quyết sách, đường lối điều hành của chính phủ, chiến lược hoạt động của công ty, và khách hàng Do đó, việc nhận thức về các yếu tố quyết định sự ổn định tài chính ngân hàng là đề tài quan trọng đối với cả các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách

Trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể Áp lực cạnh tranh đến từ làn sóng hợp nhất và sáp nhập diễn ra mạnh mẽ cùng với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã góp phần tái cơ cấu ngành ngân hàng Từ các hoạt động tín dụng thuần túy, các ngân hàng đã và đang dần chuyển sang các hoạt động phi truyền thống để đa dạng hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro cũng như tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân Các chiến lược kinh doanh của ngân hàng đang phản ánh sự thay đổi lớn liên tục trong cơ cấu thu nhập Thu nhập lãi vẫn đóng góp một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngành Tuy nhiên, cơ cấu này đã có những thay đổi theo chiều hướng giảm trong những năm gần đây Với việc đa dạng hóa thu nhập sang các hoạt động phi truyền thống, các NHTM có thể cạnh tranh trên nhiều phân khúc thị trường, từ đó mang lại nhiều nguồn thu nhập hơn

Bên cạnh đó, đứng trước thách thức hội nhập kinh tế quốc tế, quan điểm cạnh tranh là môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế được thừa nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng đã và đang

sử dụng cạnh tranh như một chiến lược để mở rộng thị trường, thu hút khách hàng nhằm gia tăng thị phần và là động lực để luôn luôn cải tiến và nâng cao chất lượng

Trang 11

Từ đó, hoạt động ngân hàng được đảm bảo phát triển ổn định

Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các kết quả không thống nhất

về tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của các NHTM Một mặt, phần lớn các nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố tác động đến một trong hai khía cạnh này Có rất ít nghiên cứu đánh giá đồng thời mối quan hệ giữa đa dạng hoá thu nhập, cạnh tranh và sự ổn định tài chính Mặt khác, kết quả không thống nhất về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh và ổn định tài chính đã gợi ra sự quan tâm lớn cho các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách khi đặt

ra những nghi vấn về đa dạng hóa và cạnh tranh liệu có thực sự mang lại ổn định tài

chính Do đó, luận văn với chủ đề “Tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”

này sẽ mang tính cấp thiết, có ý nghĩa bổ sung các bằng chứng thực nghiệm đồng thời củng cố thêm cơ sở lý thuyết, đóng góp thêm các gợi ý về chính sách để các ngân hàng TMCP Việt Nam phát triển ổn định và bền vững

1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Vấn đề đa dạng hóa thu nhập đặt trong mối quan hệ với sự ổn định tài chính luôn nhận được sự quan tâm của các học giả Một số tác giả ủng hộ quan điểm đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực đến ổn định tài chính của ngân hàng Senyo

và cộng sự (2015), trong nghiên cứu tại các ngân hàng ở Ghana, đã nhận thấy rằng

sự gia tăng trong đa dạng hóa thu nhập thực sự đóng góp vào hoạt động tài chính

và doanh thu từ các hoạt động phi truyền thống đem lại lợi nhuận và sự ổn định Sang (2017) đã chỉ ra đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam Quan điểm đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực đến ổn định tài chính của ngân hàng cũng được ủng hộ bởi Kongiri (2012) hay Waithira (2013) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chứng minh quan điểm đa dạng hóa tác động tiêu cực đến ổn định tài chính của ngân hàng Elyasiani và Wang (2012), trong nghiên cứu tại Mỹ, đã chỉ ra rằng: “Đa dạng hóa làm giảm hiệu quả của ngân hàng” Tương tự, Mercieca và cộng sự (2007) ghi

Trang 12

nhận kết quả về mối quan hệ nghịch đảo giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng: “đa dạng hóa không mang lại lợi ích và sự ổn định cho ngân hàng” (Elyasiani và Wang, 2012; Mercieca

và cộng sự, 2007) Nghiên cứu Lepetit và cộng sự (2003) cho thấy rằng: “Các ngân hàng mở rộng sang hoạt động thu nhập ngoài lãi có rủi ro cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu cho vay truyền thống” Chiorazzo và Salvini (2008) nhận thấy rằng:

“Đa dạng hóa thu nhập làm tăng rủi ro được điều chỉnh lợi nhuận” Busch và Kick (2009) đã chỉ ra: “Một số hoạt động thu nhập tạo phí có liên quan đến rủi ro cao hơn nhiều so với các nguồn thu nhập khác, chúng có thể góp phần gây bất ổn cho chính ngân hàng đó cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng” Tại Việt Nam, Ngoc Nguyen (2019) đã chứng minh: “Đa dạng hóa tác động tiêu cực đến lợi nhuận và mức độ đa dạng hoá càng cao thì rủi ro của ngân hàng thương mại càng cao Việc

đa dạng hóa và chuyển dịch nguồn thu của các ngân hàng hiện nay còn thụ động Trong khi đó, thu nhập lãi vẫn là động lực phát triển của ngân hàng dẫn đến việc sự đóng góp từ hoạt động dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng; mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng chúng không đủ để trang trải rủi ro từ hoạt động” Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), khi phân tích yếu tố rủi ro, cho thấy rằng: “Các ngân hàng có mức độ đa dạng hoá thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm Do đó, việc thực hiện đa dạng hoá thu nhập thật sự không có

lợi cho các NHTM ở Việt Nam”

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng cũng là đề tài tranh luận của nhiều học giả ở nhiều quốc gia Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm “cạnh tranh - bất ổn” đã chỉ ra cạnh tranh càng cao thì càng dễ dẫn đến bất ổn tài chính thông qua sự suy giảm sức mạnh thị trường; hậu quả là làm giảm lợi nhuận và giá trị thương hiệu (Berger và cộng sự (2009) Nghiên cứu của Keeley (1990) đã chỉ ra các ngân hàng có sức mạnh thị trường hơn, được phản ánh trong các tỷ lệ tài sản trên thị trường, nắm giữ nhiều vốn hơn

so với tài sản (trên cơ sở giá trị thị trường) sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp hơn Do đó, việc các ngân hàng mất năng lực tài chính hoặc mất khả năng thanh toán có thể là

Trang 13

do sự gia tăng cạnh tranh và việc bỏ bớt các quy định đối với ngành ngân hàng và dịch vụ tài chính ở Mỹ Schaeck và Cihak (2012) phân tích số liệu từ các ngân hàng châu Âu và cho rằng cạnh tranh tác động tiêu cực và đáng kể đối với sự ổn định tài chính Heimdal and Solberg (2015) đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa cạnh tranh và tỷ lệ cho vay kém hiệu quả, mối quan hệ phi tuyến tính giữa cạnh tranh với sự ổn định tài chính của ngân hàng Bashir và cộng sự (2017) nhận thấy rằng sự cạnh tranh gia tăng sẽ nâng cao nợ xấu De-Ramon và cộng sự (2018) kết luận sự cạnh tranh làm giảm tính ổn định của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu của Molyneux và cộng sự (2012) hay Soedarmono và cộng sự (2013) Tương tự, tác động tích cực của cạnh tranh đến

ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng được tìm thấy

trong nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền và cộng sự (2017)

1.3 Khe hở nghiên cứu và hướng phát triển đề tài

1.3.1 Khe hở nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu tác động kết hợp hai nhân tố đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính đã được thực hiện tại Việt Nam nhưng vẫn còn hạn chế Thật vậy, chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến sự tác động của đa dạng hóa thu nhập khi đặt trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh thị trường mới nổi như Việt Nam Thứ hai, về mặt phương pháp định lượng, các nghiên cứu đi trước chỉ xem xét ở mô hình dữ liệu bảng tĩnh; trong trường hợp mô hình gặp phải các khuyết tật như phương sai thay đổi, tự tương quan và đặc biệt là nội sinh thì ước lượng này sẽ không hiệu quả, tin cậy Thứ ba, các nghiên cứu đi trước sử dụng

dữ liệu đến năm 2016, vì vậy, cần nghiên cứu trên một bộ dữ liệu mang tính cập

nhật hơn

1.3.2 Hướng phát triển đề tài

Thứ nhất, luận văn kỳ vọng cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh và ổn định tài chính của các

Trang 14

NHTMCP tại Việt Nam Thứ hai, luận văn sẽ áp dụng phương pháp ước lượng cho

dữ liệu bảng động thay vì dữ liệu bảng tĩnh bằng mô hình S-GMM vì bản chất của

mô hình động sẽ gây ra hiện tượng nội sinh do xuất hiện biến trễ làm biến giải thích trong mô hình Ngoài ra, phương pháp S-GMM cũng có thể áp dụng thêm các tùy chọn nhằm xử lý các khuyết tật như phương sai thay đổi và tự tương quan (nếu có) khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Thứ ba, giai đoạn nghiên cứu của luận văn từ năm 2009 đến năm 2020 vừa thể hiện được tình hình thực tế trong một

khoảng thời gian dài vừa giúp dữ liệu đảm bảo tính cập nhật

1.4 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá sự tác động của đa dạng hóa thu nhập

và cạnh tranh đến ổn định tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn

2009 - 2020 Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu

đã đề ra, luận văn tập trung vào những mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam

Thứ hai, phân tích tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam

Thứ ba, kết hợp phân tích tác động của cả đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam

Thứ tư, xem xét liệu đa dạng hóa thu nhập có phải là một chiến lược của cạnh tranh nhằm thúc đẩy ổn định tài chính

Thứ năm, trên cơ sở phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính, luận văn đề xuất những kiến nghị giúp nhà quản trị ngân hàng có các chiến lược đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh hợp lý để duy trì sự ổn định tài chính

Trang 15

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

Thứ hai, mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

Thứ ba, mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập khi đặt trong mối quan hệ cạnh tranh và ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

Thứ tư, đa dạng hóa thu nhập có phải là một chiến lược của cạnh tranh nhằm thúc đẩy ổn định tài chính hay không?

Thứ năm, các NHTMCP Việt Nam cần làm gì để có được chiến lược đa dạng

hóa thu nhập phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì sự ổn định tài chính?

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu nội dung chính: Đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh và ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam; tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTMCP Việt Nam

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu của 25 ngân hàng

NHTMCP đã niêm yết và chưa niêm yết tại Việt Nam

Phạm vi về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2020

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho luận văn bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Trang 16

Phương pháp nghiên cứu định tính:

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu thống kê

để có cái nhìn tổng quát về mặt dữ liệu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh và sự ổn định tài chính của các NHTMCP tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả để nghiên cứu về các yếu tố đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh và ổn định tài chính ngân hàng của các NHTMCP Việt Nam

Để xác định tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định ngân hàng và biến độc lập là đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Luận văn cũng sử dụng mô hình hồi quy với biến cạnh tranh là hệ số Lerner

để đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Để xác định tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận văn sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là đa dạng hóa thu nhập ngân hàng (R-DIV), biến cạnh tranh đại diện bởi hệ số Lerner và biến tương tác của R-DIV và Lerner Để xem xét mối quan hệ đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh cùng chiều hay ngược chiều đến các chỉ tiêu ổn định tài chính ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập này trong mô hình

Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế để phân tích các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc

Để lựa chọn mô hình phù hợp, luận văn thực hiện các bước kiểm định cụ thể trong các mô hình hồi quy đưa ra, Trước tiên, giữa mô hình OLS và FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định gỉả thuyết

H0: lựa chọn mô hình FEM Cuối cùng luận văn cũng sử dụng kiểm định Hausman

Trang 17

để lựa chọn giữa FEM và REM Để xử lý biến nội sinh, luận văn dùng phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả và chính xác hơn

Luận văn sử dụng Phần mềm STATA để xây dựng các mô hình phân tích hồi quy cho dữ liệu dạng bảng nhằm xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và sự

ổn định tài chính Hệ số rủi ro phá sản (LnZ-SCORE) là biến phụ thuộc đo lường

ổn định tài chính của các NHTM trong khi hệ số Lerner và R-Div sẽ đại diện cho cạnh tranh ngân hàng và mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng Các biến như quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng tài sản, tăng trưởng kinh tế hay lạm phát được sử dụng như là các biến kiểm soát

Nguồn dữ liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp được thu thập và tính toán

từ các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên đã kiểm toán của 25 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong khoảng thời gian 12 năm từ năm

2009 đến năm 2020, tương ứng là 288 quan sát Thêm vào đó, nguồn thu thập dữ liệu vĩ mô là từ số liệu thống kê của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) cùng một số nguồn dữ liệu chính

thống khác

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Việc nghiên cứu kết hợp cả cạnh tranh ngân hàng và đa dạng hóa thu nhập thông qua việc cung cấp khung lý thuyết tổng quan giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát hơn khi mà chưa có nhiều nghiên cứu đi trước kết hợp hai yếu tố này trong mối quan hệ với ổn định tài chính Hơn nữa, bộ dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là

12 năm từ năm 2009 đến năm 2020 với 288 quan sát là khá bao quát và có tính cập nhật Mặt khác, xem xét tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của đa dạng hóa thu nhập và sử dụng đa dạng hóa thu nhập như là công cụ đặc biệt trong quá trình

Trang 18

hoạch định chiến lược cạnh tranh Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương hướng kinh doanh, bao gồm đa dạng hóa thu nhập, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu thông qua dữ liệu của các NHTMCP tại Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến nghị hợp lý giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có những định hướng trong việc xây dựng các chiến lược

đa dạng hóa thu nhập hợp lý và gia tăng sức cạnh tranh hiệu quả nhằm mục đích nâng cao ổn định tài chính cho các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế như hiện nay

1.8 Kết cấu luận văn

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn được thiết kế thành 5 chương, bao gồm các nội dung chính sau:

Chương 1: Giới thiệu chung

Nội dung chương là nêu lên tính cấp thiết của đề tài và dựa trên các nghiên cứu đi trước để đưa ra được chủ đề nghiên cứu cho luận văn Đồng thời, chương này cũng trình bày khái quát về mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nguồn số liệu thu thập sử dụng cho nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương này trình bày các khái niệm bao gồm đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh

và ổn định tài chính của ngân hàng Bên cạnh đó, luận văn cũng tổng hợp các lý thuyết

có liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây để đánh giá các tác động khác nhau của đa dạng hóa thu nhập và cạnh tranh đến ổn định tài chính Từ đó, làm

cơ sở để hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu ở chương tiếp theo

Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu; các mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận văn, cách thức thu thập và nguồn dữ liệu cũng như các phương pháp ước lượng phù hợp đối với kiểu dữ liệu, ước tính số lượng mẫu

Trang 19

cần thu thập và mô hình luận văn nhằm đạt được kết quả ước lượng tốt nhất

Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương này trình bày về mô tả thống kê các biến phụ thuộc và các biến độc lập của các mô hình nghiên cứu và chi tiết kết quả ước lượng đối với từng mô hình Luận văn cũng tiến hành kiểm tra tính vững của ước lượng nhằm khẳng định các kết quả là đáng tin cậy Kết quả này là cơ sở để thực hiện chương tiếp theo, liên quan đến các hàm ý chính sách nâng cao ổn định tài chính của NHTMCP Việt Nam

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự ổn định tài chính của NHTMCP Việt Nam

Nội dung chính của chương là tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị về đa dạng hóa thu nhập, cạnh tranh trong việc gia tăng ổn định tài chính của các NHTMCP Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động ngân hàng thương mại

Trước xu hướng phát triển chung trong hoạch định chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng luôn mong muốn thực hiện việc đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng Đa dạng hóa thu nhập là quá trình làm phong phú và đa dạng các nguồn thu nhập của ngân hàng thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác mà luật pháp không cấm Vì thế đa dạng hóa thu nhập đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng và các hoạt động khác nhằm mục đích gia tăng thu nhập tìm kiếm lợi nhuận

2.1.1 Khái niệm đa dạng hóa thu nhập

Chưa có một khái niệm đồng nhất về đa dạng hóa giữa các nhà nghiên cứu Theo Reed và Luffman (1986), thuật ngữ "đa dạng hóa" sẽ có ý nghĩa khác nhau khi các nghiên cứu hướng đến các mục tiêu khác nhau Trong khi đó, Gort (1962) hay Berry (1975) xác định “mức độ đa dạng hóa” dựa vào số lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường Một số nhà nghiên cứu khác như Markowitz (1952) lại xác định: “Đa dạng hóa theo các phương tiện và phương pháp cho phép các tổ chức đạt được tăng trưởng

và giảm rủi ro tổng thể Đa dạng hoá là ý tưởng mà nhà đầu tư phân bổ tiền vào nhiều loại đầu tư khác nhau Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hoá trong đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro của mình” Theo Sanya và Wolfe (2011): “Đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau Việc kết hợp này tạo ra một danh mục đầu tư theo nhiều hướng khác nhau”

Trang 21

2.1.2 Khái niệm đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại

Theo Ebrahim và Hasan (2008): “Đa dạng hóa thu nhập là sự tăng trưởng vào thu nhập mới từ các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác với truyền thống” Điều này

có nghĩa là các ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động phi lãi để họ có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian dài Thật vậy, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng liên quan đến sự kết hợp hoặc tạo ra thu nhập từ các hoạt động tạo thu nhập khác biệt (Baele và cộng sự, 2006) Về cơ bản, điều này liên quan đến

sự thay đổi, phụ thuộc vào các nguồn thu nhập lãi và ngoài lãi để kiếm thu nhập (Doumpos và cộng sự, 2013)

Có nhiều định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau về đa dạng hóa ngân hàng trong các tài liệu Mercieca và cộng sự (2007) đề xuất rằng: “Đa dạng hóa ngân hàng

có thể được nhìn nhận từ ba khía cạnh: (1) đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính của ngân hàng, (2) đa dạng hóa thông qua mở rộng địa lý và (3) đa dạng hóa thông qua sự kết hợp của các ngành nghề kinh doanh và mở rộng địa lý”

Với những thập kỷ gần đây của tự do hóa tài chính và phát triển công nghệ, các tổ chức tài chính đã được khuyến khích tìm kiếm cơ hội mới bằng cách mở rộng sang các hoạt động phi truyền thống, chẳng hạn phí, hoa hồng, bảo lãnh phát hành, bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng đầu tư Như vậy, theo Rose và Hudgins (2008) thì: “Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là đa dạng hóa các sản phẩm tài chính và dịch

vụ của ngân hàng để gia tăng thu nhập ngoài lãi, là sự dịch chuyển từ hoạt động tín dụng sang hoạt động phi tín dụng (thu nhập từ các phí dịch vụ ngân hàng, hoa hồng

(bán bảo hiểm) và các hoạt động khác)” Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc các

ngân hàng không còn tập trung vào các hoạt động kinh doanh truyền thống mà phân

chia giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng

2.1.3 Vai trò của đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được xem là xu hướng tất yếu Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong môi trường kinh doanh khó khăn và hoạt

Trang 22

động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro Do đó, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng có vai trò quan trọng đối với ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung Cụ thể:

Đối với các Ngân hàng thương mại: Theo Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị

Cành (2015), sự phát triển và thành công của hệ thống ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu dịch vụ tài chính của xã hội Do đó, việc mở rộng nhu cầu này cho phép các ngân hàng đa dạng hóa các chức năng của họ Gửi tiền và cho vay không còn là những hoạt động duy nhất tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Cùng với các hoạt động cho vay truyền thống, các dịch vụ mới chẳng hạn như dịch vụ tư vấn hoặc đầu tư dựa trên đội ngũ nhân viên và mạng lưới chuyên nghiệp đã mở ra một xu hướng kinh doanh sáng tạo cho các ngân hàng Tiến bộ công nghệ giúp các ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc triển khai dịch vụ và cơ sở vật chất Hơn nữa, sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng buộc các ngân hàng phải chuyển sang tìm kiếm thu nhập ngoài lãi bằng các chiến lược mới Thu nhập này đã tăng nhanh hơn so với thu nhập truyền thống ở các nước phát triển Ngân hàng lựa chọn đa dạng hóa để giảm rủi ro cho từng hoạt động

cụ thể để đáp ứng lợi ích của các cổ đông (Smith và Stulz, 1985) Hơn nữa, việc mở rộng phạm vi ngành, nghề kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra giá trị cho các cổ phiếu của cổ đông của ngân hàng Các ngân hàng có thể tái sử dụng thông tin khách hàng phong phú, thu thập được từ các mối quan hệ khách hàng bằng cách bán chéo nhiều sản phẩm cho cùng một khách hàng (Stiroh và Rumble, 2006) Bên cạnh những điều mong muốn trên các khía cạnh của đa dạng hóa, có thể có những hậu quả tiêu cực đối với các ngân hàng khi họ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ Việc chuyển sang các hoạt động không sinh lãi có thể dẫn đến chi phí bổ sung

Đối với nền kinh tế: Lĩnh vực ngân hàng là nguồn cung cấp tín dụng chính

cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn (Imran và Nishat, 2013) Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu lập luận rằng: “Một hệ thống ngân hàng ổn định cần thiết cho tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt, ở các nền kinh tế mới nổi khi các doanh nghiệp phát triển nhanh và đang phát triển đòi hỏi nhiều tín dụng hơn để tăng trưởng” (Imran và Nishat, 2013) Hơn nữa, Anton (2019) cho rằng: “Lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp do lĩnh vực ngân hàng tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác động

Trang 23

đến doanh số bán hàng và tăng trưởng tổng tài sản của các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp” Bởi vậy, trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, việc đa dạng hóa thu nhập từ nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng giúp các lĩnh vực khác dễ tiếp cận với nhau thông qua bên trung gian là ngân hàng, đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Đối với khách hàng của ngân hàng thương mại: Các lợi ích mà đa dạng hóa

nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ mang lại là giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra, khách hàng cũng có thể

được tiếp cận các dịch vụ mới nhất, tiện ích nhất

2.1.4 Phương pháp đo lường đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thương mại

Để đo lường đa dạng hóa thu nhập, tác giả dựa trên các nghiên cứu của Mercieca và cộng sự (2007), Amidu và Wolfe (2013) hay Mensi và Labidi (2015) đã

sử dụng chỉ số Herfindhal-Hirschman index (HHI) để đo lường sự thay đổi trong thu

nhập của ngân hàng có công thức như sau:

HHI = [( NON

NETOP)

2

+ ( NETNETOP)

2

] Trong đó:

NON: thu nhập ngoài lãi (được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua

cổ phần);

NET: thu nhập từ lãi (được đo lường bằng thu nhập từ lãi thuần);

NETOP: thu nhập ròng;

NETOP = NON + NET

Mức độ đa dạng hóa thu nhập được tính thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman như sau:

Trang 24

DIV = 1 – HHI Chỉ số HHI có giá trị trong khoản (0,5;1) nên DIV có giá trị trong khoảng (0;0.5) Chỉ số DIV càng cao, chứng tỏ đa dạng hóa thu nhập càng cao Ngược lại, khi DIV bằng 0 nghĩa là tất cả thu nhập ngân hàng đều chỉ từ một nguồn (tức là tập trung hoàn toàn, đa dạng hóa thấp nhất), trong khi DIV bằng 0,5 nghĩa là có sự chia đều giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi (tức là đa dạng hóa hoàn toàn)

2.2 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm cạnh tranh

Theo Whish (2005), cạnh tranh được định nghĩa là một quá trình các công ty tìm cách giành chiến thắng trong hoạt động kinh doanh với mục đích là tăng thị phần

và thu được lợi nhuận cao hơn Samuelson và Nordhaus (1985) cho rằng: “Cạnh tranh

là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường Cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà một doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối thủ tiềm năng và hiện tại” Kazarenkova (2006) định nghĩa: “Sức cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng và tiềm năng của ngân hàng để tạo ra và phát triển những sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao trên thị trường nhằm xây dựng hình ảnh tích cực của một ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy trong việc đáp ứng các nhu cầu từ phía khách hàng”

Như vậy, cạnh tranh của ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có

khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh

2.2.2 Đặc điểm cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Cạnh tranh giữa các ngân hàng có những điểm giống với sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác Tuy nhiên, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có những điểm khác biệt với cạnh tranh trong các lĩnh vực khác do tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng

Trang 25

Cạnh tranh ngân hàng một phần dựa trên uy tín thương hiệu của ngân hàng do sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng gần như tương đồng nhau về mặt hình thức và chất lượng Có rất ít sự khác biệt về sản phẩm cốt lõi giữa các ngân hàng cung cấp cho khách hàng Chính sách ngân hàng, đặc biệt là chính sách lãi suất thường chịu sự giám sát chặt chẽ của NHTW, do đó cạnh tranh về giá (lãi suất và phí) hầu như bị kiểm soát rất chặt Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu dựa vào uy tín, thương hiệu, cảm nhận của khách hàng, sự trung thành của khách hàng hơn là sự khác biệt về sản phẩm hay cạnh tranh về giá

2.2.3 Đo lường khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Khi nghiên cứu về sức tranh ngân hàng, các học giả thường sử dụng hai phương pháp:

Phương pháp Panza và Rosse (1987)

Lợi thế của phương pháp Panzar và Rosse (1987) là tính toán đơn giản và dữ liệu dễ dàng có sẵn nên đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng Phương pháp này sử dụng chỉ số thống kê H để xác định điều kiện cạnh tranh trong một ngành (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền) Trong cả hai trạng thái cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn, chỉ số này đều mang giá trị âm đối với thị trường độc quyền hay độc quyền nhóm Chỉ số thống kê H đã được nhiều học giả nghiên cứu sử dụng như Carbó và cộng sự (2009), Soedarmono và cộng sự (2011) sử dụng để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng

Phương pháp Lerner (1934)

Hệ số Lerner được phát triển bởi Lerner (1934), cũng là phương pháp truyền thống đo lường sức mạnh thị trường và được sử dụng chủ yếu trong việc đo lường mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, hệ số Lerner đánh giá trực tiếp về sức mạnh thị trường thông qua sự khác biệt giữa giá và chi phí biên (Tusha và Hashorva, 2015) Hệ số Lerner cho thấy sức mạnh thị trường của công ty nằm trong khoảng nào giữa mức cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, đồng thời xem xét vai trò của độ co giãn

Trang 26

của cầu đối với khả năng tăng giá của công ty Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo nếu

hệ số Lerner bằng 0 và ngược lại, nếu hệ số Lerner bằng 1 thì thị trường là độc quyền

Hệ số Lerner được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm của Berger

và cộng sự (2009), Tabak và cộng sự (2012), Beck và cộng sự (2013), Fungacova và Weill (2013), Fu và cộng sự (2014) hay Kasman và Kasman (2015)

2.3 Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

2.3.1 Khái niệm về ổn định tài chính ngân hàng thương mại

Sự ổn định tài chính ngân hàng đã được hai tác giả Jahn và Kick (2011) định nghĩa: “Sự ổn định tài chính của ngân hàng là trạng thái ổn định mà khi đó

hệ thống ngân hàng thực hiện hiệu quả các chức năng của nó như phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập” Mặt khác, sự bất ổn cũng có thể định nghĩa cho sự ổn định tài chính bằng cách: “Sự bất ổn tài chính của các ngân hàng xảy ra khi các ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán trong các quý tiếp theo

Do đó, khi xác suất mất khả năng thanh toán giảm đi thì tương ứng với sự ổn định tài chính ngân hàng tăng lên và ngược lại, nếu xác suất mất khả năng thanh toán tăng lên thì tương ứng với sự ổn định tài chính ngân hàng giảm đi” (Jokipii và Monnin, 2013)

Sự ổn định hệ thống tài chính bao gồm nhiều thành tố như sự ổn định hoạt động của trung gian tài chính, hạ tầng tài chính và thị trường tài chính Trong đó,

sự ổn định của các trung gian tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự ổn định hệ thống tài chính Các NHTM chính là trung gian tài chính quan trọng của hệ thống tài chính bởi vì các ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo tiền, hệ thống thanh toán, các khoản đầu tư tài chính và sự phát triển kinh tế quốc gia Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các NHTM cũng chịu những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ những khó khăn nội tại của hệ thống tài chính, của nền kinh tế và những tác động từ bên ngoài Do đó, sự ổn định tài chính của các NHTM là nền tảng quan trọng giúp hệ thống tài chính và nền kinh tế hoạt động

vững chắc và hiệu quả

Trang 27

2.3.2 Đo lường ổn định tài chính ngân hàng thương mại

Các phương pháp đo lường ổn định tài chính

Chỉ tiêu phản ánh đảm bảo vốn đầy đủ (CAR)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Khi ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro thì ngân hàng cần phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ cho các hoạt động nhằm bù đắp tổn thất liên quan đến các mức độ rủi ro cao hơn này Sự đảm bảo vốn đầy đủ hay khả năng có được vốn khả dụng chính là xác định tình trạng lành mạnh của các định chế tài chính đối với cú sốc hay sức ép về bảng cân đối tài chính Chỉ số CAR được sử dụng thông dụng nhất là

tỷ lệ vốn trên cơ sở rủi ro tích hợp hay tỷ lệ vốn trên tài sản điều chỉnh rủi ro Khi chỉ

số này giảm có thể là tín hiệu gia tăng nguy cơ rủi ro Chỉ số CAR đã được sử dụng

trong nghiên cứu của Soedarmono và cộng sự (2013)

Chỉ tiêu phản ánh rủi ro phá sản ngân hàng thương mại (Z-SCORE)

Theo Rose (2004) thì: “Các ngân hàng phải quan tâm trực tiếp đến rủi ro đối với khả năng tồn tại lâu dài, đây thường được gọi là rủi ro phá sản” Chính sách lãi suất không hợp lý hay khả năng quản lý của các ngân hàng, là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro phá sản Theo Roy (1952) thì: “Cơ sở lý luận của Z-SCORE đo lường tình trạng mất khả năng thanh toán chính là khả năng xảy ra khi tổn thất vượt quá vốn chủ sở hữu ngân hàng Trong đó, rủi ro phá sản có thể được biểu diễn dưới dạng xác suất (E/A < - ROA) với E/A là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và ROA là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản Do đó, Z-SCORE được định nghĩa là nghịch đảo của xác suất phá sản và cho thấy sự lành mạnh, ổn định của ngân hàng” Chỉ số Z-SCORE được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của Berger và cộng sự (2009), Cihak và Hesse (2010), Ariss (2010), Schaeck và Cihak (2014)

Trang 28

2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của ngân hàng thương mại

2.4.1 Quan điểm Đa dạng hóa thu nhập đem lại ổn định cho ngân hàng thương mại

Các tác giả có quan điểm này dựa trên một số lý thuyết để giải thích như sau:

Lý thuyết sức mạnh thị trường

Lý thuyết sức mạnh thị trường, do Porter (1981) đưa ra, đề xuất một tập hợp các chiến lược để tiếp cận sức mạnh thị trường Chiến lược quan trọng đối với doanh nghiệp là đa dạng hóa trên các thị trường khác nhau (Barney, 2002) Do vậy, kinh doanh đa dạng có thể giúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng đạt được lợi thế cạnh tranh trên các thị trường tài chính khác nhau và tiếp cận thị trường do nguồn vốn tài trợ rẻ Các ngân hàng tham gia vào một thị trường mới có thể sử dụng các nguồn lực ở các thị trường để hỗ trợ và củng cố hoạt động kinh doanh mới Như vậy, theo Barney (2002), mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác nhạu có thể làm tăng sức mạnh thị trường của ngân hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng cách có được cơ hội đầu tư tốt hơn và chi phí tài chính thấp hơn

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Lý thuyết được sử dụng rộng rãi để giải thích sự đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng Lý thuyết cho thấy rằng việc tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có thể giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn Các ngân hàng nên cải thiện ổn định và phân tán rủi ro thông qua

đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hơn nữa, như lập luận của Ibragimov và cộng sự (2011), mỗi ngân hàng có thể hình thành một danh mục đầu tư thị trường, theo đó mỗi ngân hàng sẽ lường trước rủi ro từ danh mục đầu tư, dẫn đến khả năng phục hồi tốt hơn Quan trọng hơn, ngoài việc giảm thiểu rủi ro, trong một danh mục đầu tư, thu nhập ngoài lãi và thu nhập lãi

có thể cùng tăng Theo đề xuất của Stiroh (2004), hoạt động kinh doanh cho vay cung cấp một kênh để ngân hàng thu hút khách hàng vào các hoạt động phi lãi suất của họ,

Trang 29

vì mọi người có nhiều khả năng tìm kiếm các dịch vụ tính phí trong cùng một ngân hàng Wagner (2010) cho thấy rằng các ngân hàng nên áp dụng một chiến lược sử dụng lãi suất cho vay và tiền gửi hấp dẫn để cải thiện sự gắn bó của khách hàng và

để khách hàng tiếp tục lựa chọn dịch vụ khác của ngân hàng Do đó, các hoạt động truyền thống có thể đem lại các khách hàng cho hoạt động khác Tương tự, các hoạt động phi lãi suất mang lại lợi nhuận cao, và các hoạt động phi lãi suất cũng có thể kích thích sự đổi mới của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng để tiếp tục thiết lập sự gắn bó của khách hàng (Acharya và cộng sự, 2006; Lepetit và cộng sự, 2008)

Ưu điểm về thông tin

Các ngân hàng đa dạng hóa thu nhập từ các dịch vụ có thể có được thông tin cần thiết từ các ngành kinh doanh hỗn hợp của họ Thông tin được coi là yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và giảm thiểu rủi ro ngân hàng, giúp ngân hàng có thể sàng lọc tín dụng và quan hệ (Elyasiani và Wang, 2012) Với sự gia tăng của các tài sản và dịch vụ tài chính chuyên sâu về mặt thông tin, các ngân hàng đạt được lợi thế so sánh nhờ đó họ có thể tận dụng thông tin khách hàng khi họ xử lý các khoản vay, do đó bù đắp rủi ro tín dụng từ thu nhập ngoài lãi,

và cải thiện hiệu quả hoạt động của họ (Elsas và cộng sự, 2010) Khi có sự tích hợp của hoạt động cho vay và các hoạt động phi truyền thống, nhiều sản phẩm tài chính được bán cho khách hàng

Lý thuyết về quan điểm dựa trên nguồn lực

Dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch do Coase (1937) và Williamson (1975), một số nghiên cứu đã lập luận rằng việc mở rộng số lượng các loại hình tài chính, các dịch vụ thông qua việc xây dựng các tập đoàn tài chính sẽ giúp các công ty khắc phục một số vấn đề tài chính (Leff, 1978) Về tích hợp tài nguyên, trong khi kinh doanh tập trung các ngân hàng chỉ có thể định hình các nguồn lực thông qua thị trường vốn bên ngoài, đa dạng hóa thu nhập giúp các ngân hàng có thể tăng hiệu quả của mình thông qua việc tiếp cận nguồn vốn nội bộ và bằng cách chuyển các nguồn lực sang

Trang 30

các mục tiêu sinh lời cao hơn, giúp các ngân hàng tái phân bổ nguồn lực nội bộ từ các lĩnh vực ít sinh lời hơn sang các lĩnh vực hiệu quả hơn (Stein, 1997)

Tính kinh tế theo quy mô và hiệu ứng tổng hợp

Theo lý thuyết nền kinh tế dựa trên quy mô được đề xuất bởi Sirri và Tufano (1995), việc mở rộng thu nhập ngoài lãi có thể giúp các ngân hàng đạt được sự hiệp lực hoạt động (Rezitis, 2008) Việc đạt được những hiệp lực này dựa vào quy mô kinh tế (Stiroh, 2004; Akhigbe và Stevenson, 2010; Sanya và Wolfe, 2011) Theo lập luận của Drucker và Puri (2008), việc mở rộng kinh doanh phi lãi suất chủ yếu dựa vào cơ sở hạ tầng các ngân hàng, do đó một chiến lược ngành kinh doanh hỗn hợp có thể giúp các ngân hàng phân bổ chi phí và chi phí quản lý chung trên một hỗn hợp sản phẩm mở rộng Klein và Saidenberg (2010) cũng cho thấy rằng, khi một số trung gian tài chính thuộc các ngân hàng đa dạng có thể chia sẻ cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

2.4.2 Quan điểm đa dạng hóa thu nhập không đem lại ổn định cho ngân hàng thương mại

Các tác giả ủng hộ quan điểm trên theo một số lý thuyết sau để giải thích quan

điểm của mình

Thông tin bất đối xứng

Bởi vì đa dạng hóa thu nhập kéo theo nó là vấn đề tiềm ẩn của sự bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và nhóm người đi vay, một số học giả đã lập luận rằng có khả năng rằng quá trình đa dạng hóa làm tăng đáng kể bất đối xứng của thông tin Ngoài ra, Liu và Qi (2003) cho rằng khi đa dạng hóa, các công ty không đủ các kênh sản xuất và truyền tải thông tin đối với các nhà quản lý, do đó làm giảm chất lượng của các quyết định đầu tư của ngân hàng và gây ra kém hiệu quả

Vấn đề nguy hiểm về đạo đức và quá lớn để thất bại

Việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng đi kèm với tình trạng quá lớn mà không thành công, khiến nguy cơ gia tăng (Williams, 2016) Rezitis (2008) lập luận

Trang 31

rằng, khi một công ty đã đạt được một quy mô nhất định, họ sẽ phải đối mặt với việc giám sát không hiệu quả và giám sát trên các lĩnh vực khác nhau Đặc biệt ở các nước mới nổi, các ngân hàng được hưởng sự đảm bảo vô hình từ các ngân hàng trung ương và chính phủ Do đó, trong khó khăn về tài chính, các ngân hàng có các biện pháp khuyến khích để mở rộng, rủi ro cao sẽ dẫn đến sự tích tụ của cả rủi ro

cụ thể và rủi ro hệ thống trong hệ thống ngân hàng (Hellmann và cộng sự, 2000; Kaufman, 2014)

Xung đột lợi ích nhà quản lý

Vấn đề được đặt ra do xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông (Martín-Reyna và cộng sự, 2012; Reyna và cộng sự, 2012; Kazemian và Sanusi, 2015) Như lập luận của Jensen (1986) và Vogt (1994), so với kinh doanh đơn lẻ các công ty, ngành nghề kinh doanh phức tạp khiến các tập đoàn tài chính đầu tư quá mức vào các dự án có giá trị hiện tại ròng âm, đặc biệt là trong trường hợp các nhà quản

lý có quyền lực quản lý quá mức và dòng tiền tự do lớn Đó là, các nhà quản lý có xu hướng đầu tư dòng tiền dư thừa để tăng thu nhập, thay vì tăng khoản thanh toán bằng tiền mặt cho cổ đông, và hành vi này có xu hướng làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phá hủy giá trị cho các cổ đông

Đồng nhất hóa doanh nghiệp và thất bại chung

Barry và cộng sự (2011) gợi ý rằng các nhà quản lý ngân hàng có khả năng chọn đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng với kỳ vọng rằng điều này sẽ tách biệt rủi ro, nhằm hạn chế rủi ro riêng Do đó, các nhà quản lý có động lực để đa dạng hóa công ty hơn mức tối ưu Tuy nhiên, khi làm như vậy, chúng gây hại cho

hệ thống tài chính rộng lớn hơn, bởi vì đa dạng hóa dẫn đến đồng nhất hóa kinh doanh, làm cho các tổ chức tương tự chịu rủi ro giống nhau, có thể dẫn đến thất bại chung và do đó, có nhiều rủi ro hệ thống hơn (Acharya và cộng sự, 2006) Wagner (2010) đề xuất một mô hình lây lan, phát hiện những xung đột giữa các ngân hàng gây nên rủi ro mất khả năng thanh toán cá nhân của ngân hàng và rủi

ro hệ thống

Trang 32

2.5 Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

2.5.1 Quan điểm cạnh tranh - ổn định

Các nghiên cứu lý thuyết truyền thống theo quan điểm cạnh tranh-ổn định chỉ ra tác động tích cực của cạnh tranh đối với sự lành mạnh của ngân hàng Các tác giả theo

quan điểm này dựa trên một số lý thuyết như sau để lập luận theo quan điểm của mình

Lý thuyết quá lớn để sụp đổ

Tập trung vào mô hình Cấu trúc-Hành vi-Kết quả (SCP) Lập luận này xảy ra khi cấu trúc thị trường quá tập trung, ít cạnh tranh, các ngân hàng lớn chi phối nền kinh tế Sự thất bại của các ngân hàng lớn mang tính dây truyền ảnh hưởng toàn bộ

hệ thống Các ngân hàng tin tưởng sẽ được chính phủ hỗ trợ trong trường hợp mất khả năng thanh toán nên chấp nhận nhiều rủi ro hơn làm hệ thống trở nên bất ổn hơn (Mishkin, 1999, Shaeck và cộng sự, 2009) Hiệu ứng này càng nhân lên bởi vì suy nghĩ “ quá lớn để sụp đổ” còn khiến người gửi tiền trở nên lơ là trong việc giám sát ngân hàng bởi họ cho rằng sẽ được chính phủ cứu trợ trong trường hợp ngân hàng phá sản Chính vì vậy các tác giả dựa vào lý thuyết này để cho rằng thị trường quá tập trung sẽ đem lại bất ổn cho các ngân hàng, trái lại cạnh tranh đem lại cho ngân hàng sự ổn định tài chính

Lý thuyết “chuyển dịch rủi ro”

Khi xem xét cà thị trường tiền gửi và cả thị trường cho vay, các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn có xu hướng tính lãi suất cao làm khả năng trả nợ của người

Trang 33

vay giảm, khiến hệ thống tài chính càng bất ổn Với lãi xuất tăng lên, người vay chọn lựa nhiều cơ hội đầu tư mang tính rủi ro cao hơn Khi cạnh tranh tăng, các ngân hàng chạy đua giảm lãi suất cho vay để giữ thị phần, từ đó làm giảm rủi ro đạo đức dẫn đến giảm rủi ro cho các dự án tài chính, tăng khả năng trả nợ của khách hàng, loại bỏ dần rủi ro sụp đổ của ngân hàng Ngày càng nhiều các kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm trên, Boyd và cộng sự (2005) kết luận rằng mức độ tập trung của ngân hàng càng tăng xác xuất sụp đổ càng lớn Nghiên cứu của Shaeck và Cihak (2014) cho thấy cạnh tranh cao dẫn đến ngân hàng ổn định hơn Caminal và Matutes (2002) kết luận cạnh tranh là cần thiết để tăng cường ổn định tài chính do khắc phục được những hạn chế của thị trường độc quyền

2.5.2 Quan điểm cạnh tranh - bất ổn

Các nghiên cứu lý thuyết truyền thống theo quan điểm cạnh tranh-bất ổn chỉ ra tác động tiêu cực của cạnh tranh đối với sự lành mạnh của ngân hàng Các tác giả theo quan điểm này dựa trên một số lý thuyết như sau để lập luận theo quan điểm của mình

Vấn đề rủi ro đạo đức

Theo (Boyd và De Nicolo, 2005): “Vị thế cao trên thị trường cho phép ngân hàng đặt lãi suất vay cao hơn, dẫn đến tăng khả năng xuất hiện rủi ro đạo đức (moral hazard) và lựa chọn bất lợi (adverse selection) vì chỉ có các công ty có rủi ro cao mới chấp nhận mức lãi suất cho vay cao, nên cũng có thể gia tăng rủi ro thu hồi vốn/lợi nhuận cho ngân hàng” Mặt khác, cạnh tranh gia tăng làm giảm đặc lợi độc quyền (monopoly rent) dẫn đến các ngân hàng chấp nhận mạo hiểm nhiều hơn như xem xét danh mục đầu tư kém chất lượng, mức vốn thấp hơn và chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn Nguyên nhân là do ngân hàng phải cạnh tranh để bù lỗ lãi cho người vay vì thất thoát lợi nhuận và cho người có điểm tín dụng thấp vay dẫn đến suy thoái danh mục cho vay, gia tăng nợ xấu, tăng nguy cơ sụp đổ của ngân hàng Vì vây, cạnh tranh khiến hệ thống tài chính mất bền vững (Berger và cộng sự, 2009)

Lý thuyết bất cân xứng thông tin

Theo Petersen và Rajan (1994) hay Hauswald và Marquez (2006) thì: “Khi

Trang 34

xảy ra bất cân xứng thông tin, cạnh tranh càng cao làm giảm khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp do đó các ngân hàng mất động lực xây dựng mối quan hệ tín dụng

và thu thập thông tin” Ngược lại, khi cạnh tranh thấp, các ngân hàng có vị thế cao có

xu hướng tìm hiểu, tạo lập quan hệ cho vay thân thiết với các doanh nghiệp vì khi đó các ngân hàng này dễ khai thác các lợi ích từ việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việc gia tăng cạnh tranh làm giảm lợi thế thông tin từ quan hệ cho vay và làm tăng hành vi chấp nhận rủi ro (risk taking) của ngân hàng Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cũng làm cho các ngân hàng nhận được ít thông tin hơn về các khách hàng vay vốn Nghiên cứu của Allen và Gale (2004) cho thấy ngân hàng vì thế sẽ gặp khó khăn khi kiểm tra

64 hồ sơ tín dụng của khách hàng Kết quả là gia tăng rủi ro tín dụng hơn cho ngân hàng và tiểm ẩn nguy cơ bất ổn cao Ngược lại, trong môi trường ít cạnh tranh, ngân hàng cung cấp tín dụng dễ dàng hơn cho các khoản vay lớn, điều này làm gia tăng

xác suất ngân hàng bị sụp đổ (Caminal và Matutes, 2002)

2.6 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

2.6.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

Nghiên cứu theo quan điểm đa dạng hóa thu nhập thật sự mang lại lợi ích cho ngân hàng:

Chiorazzo và cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng Ý trong giai

đoạn 1993 - 2003 để nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận Biến phụ thuộc đo lường rủi ro điều chỉnh của các ngân hàng là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH (ROE), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản điều chỉnh (SHROA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH điều chỉnh (SHROE) Biến độc lập đo lường đa dạng hóa thu nhập là chỉ số DIV được đo lường bằng 1 – HHI Nghiên cứu cho rằng các ngân hàng chuyển hướng sang đa dạng hóa nguồn thu nhập, tạo ra nguồn thu ngoài lãi làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, từ đó làm tăng sự ổn định của ngân hàng

Senyo và cộng sự (2013) sử dụng mẫu nghiên cứu gồm các ngân hàng ở Ghana

Trang 35

từ năm 2002 đến năm 2011 để xem xét mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận, rủi ro, sự ổn định tài chính của các ngân hàng Biến phụ thuộc được sử dụng

là ROA trong khi biến tỷ lệ thu nhập phi lãi ngân hàng (NII) đại diện cho đa dạng hóa thu nhập Bằng cách sử dụng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), nghiên cứu cho thấy thu nhập từ tiền lãi vẫn là nguồn đóng góp cao nhất vào lợi nhuận ngân hàng ở Ghana Doanh thu ngoài lãi đóng một vai trò tăng thêm trong những thời điểm thiếu giảm doanh thu lãi vay Doanh thu ngoài lãi ngày càng trở nên phù hợp và đóng góp cho lợi nhuận và sự ổn định tài chính của ngân hàng

Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2015) xem xét ảnh hưởng của đa dạng hóa thu

nhập đến rủi ro của các ngân hàng của Việt Nam Mẫu nghiên cứu bao gồm các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 Tác giả sử dụng biến hệ số rủi ro phá sản (Z-Score) để tính toán rủi ro và biến DIV (được tính bằng 1 trừ cho tổng bình phương của tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập) để đo lường đa dạng hóa thu nhập Nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp hồi quy bao gồm OLS, REM và FEM cho nghiên cứu này Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng các ngân hàng có thu nhập ngoài lãi càng cao sẽ càng có ít rủi ro hơn so với các ngân hàng khác Tuy nhiên, kết quả này đúng với các ngân hàng có quy mô lớn, nhưng lại không có ý nghĩa thống kê các ngân hàng có quy mô nhỏ

Nisar và cộng sự (2018) đã sử dụng mô hình S-GMM hai bước để kiểm tra

tác động của đa dạng hóa doanh thu đến khả năng sinh lời và sự ổn định ngân hàng

Về mô hình nghiên cứu, các biến phụ thuộc mô tả ổn định ngân hàng được tác giả sử dụng như tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH (ROE), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản điều chỉnh (SHROA)

và hệ số rủi ro phá sản (Z-Score) Mặt khác, biến độc lập thể hiện đa dạng hóa thu nhập là thu nhập phi lãi (NII), tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng tài sản (NIITA), tỷ lệ phí và hoa hồng trên doanh thu ròng (NII1) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên doanh thu ròng (NII2) Tác giả cũng đã sử dụng phương pháp D-GMM và S-GMM cho mô hình nghiên cứu Kết quả chứng minh rằng đa dạng hoá doanh thu có thể có lợi cho ngân hàng nếu đa dạng hoá các hoạt động vốn dĩ ít rủi ro hơn và có lợi nhuận cao, trong

Trang 36

khi nó có thể gây tổn hại cho các ngân hàng nếu các hoạt động đa dạng hóa rủi ro hơn

và có lợi nhuận thấp Dựa trên phân tích dữ liệu bảng của 200 ngân hàng thương mại

từ tất cả các nước tại khu vực Nam Á giai đoạn 2000 - 2014, nhóm tác giả nhận thấy việc đa dạng hóa doanh thu tác động tích cực đến lợi nhuận và sự ổn định của các ngân hàng thương mại Nam Á Tuy nhiên các loại hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi khác nhau có tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động và sự ổn định của ngân hàng Trong khi thu nhập từ phí và hoa hồng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận và

sự ổn định của các NHTM tại Nam Á, thu nhập ngoài lãi khác tại tác động tích cực

Liang và cộng sự (2020) tìm hiểu về vai trò của đa dạng hóa tới sự ổn định

tài chính ngân hàng Tác giả sử dụng phương pháp 2SLS dựa trên bộ dữ liệu gồm

1346 ngân hàng quốc tế được niêm yết công khai từ 49 quốc gia trong giai đoạn 1998

- 2018 Tác giả sử dụng hệ số rủi ro phá sản đại diện cho sự ổn định ngân hàng trong khi biến R-DIV (được tính bằng 1 trừ cho tổng bình phương của tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập) đại diện cho sự đa dạng hóa thu nhập Kết quả nhận thấy đa dạng hóa cao hơn dẫn đến rủi ro hệ thống nhiều hơn

và rủi ro độc lập của ngân hàng ít hơn

Nghiên cứu theo quan điểm đa dạng hóa không mang lại lợi ích và sự ổn định cho ngân hàng:

Lepetit và cộng sự (2003) điều tra mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và sự

đa dạng hóa của ngành ngân hàng Châu Âu Dựa trên một phạm vi rộng tập hợp các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1996 - 2002, tác giả đã áp dụng mô hình LSDV với các biến SHROA, SHROE, CVROA, CVROE và Zscore đại diện cho sự ổn định tài chính, trong khi tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập (NNII), tỷ lệ thu nhập từ hoa hồng trên tổng thu nhập (COM), tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh trên tổng thu nhập (TRADE) đại diện cho đa dạng hóa thu nhập Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân

hàng mở rộng sang hoạt động thu nhập ngoài lãi có rủi ro cao hơn so với các ngân

hàng chủ yếu cho vay truyền thống

Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) sử dụng phương pháp ước

Trang 37

lượng hồi quy GMM cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013 Biến phụ thuộc lợi nhuận điều chỉnh rủi ro (RAROA và RAROE)

và hệ số rủi ro phá sản đo lường cho lợi nhuận và rủi ro ngân hàng Mặt khác, chỉ số HHI dùng để đo lường đa dạng hóa thu nhập Kết quả nghiên cứu chỉ ra, các ngân hàng càng đa dạng hoá các hoạt động thì lợi nhuận ngân hàng càng cao Tuy nhiên, phân tích yếu tố rủi ro cho thấy các ngân hàng có mức độ đa dạng hoá thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra đa dạng hoá thu nhập không có lợi cho các NHTM ở Việt Nam Nguồn thu nhập truyền thống của các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu từ hoạt động cho vay và huy động vốn Hiện nay, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng có xu hướng đa dạng hoá nguồn thu và tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống, tuy nhiên điều này không làm gia tăng ổn định tài chính của ngân hàng

Nguyen (2019) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa doanh thu, rủi ro

và hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng cách sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính

đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của 26 ngân hàng thương mại niêm yết và chưa niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hóa tác động tiêu cực đến lợi nhuận và mức độ đa dạng hoá càng cao thì rủi ro của ngân hàng thương mại càng cao Các ngân hàng cho thấy sự yếu kém

và thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình chuyển đổi lợi nhuận hợp lý Việc

đa dạng hóa nguồn thu của các ngân hàng hiện nay còn thụ động và chuyển dịch chậm Thu nhập lãi vẫn là động lực phát triển của ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận Tăng trưởng, cũng như đóng góp từ hoạt động dịch vụ chưa tương xứng

với tiềm năng; mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng chúng không đủ để trang trải rủi

ro từ hoạt động

2.6.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

Các nghiên cứu theo quan điểm “cạnh tranh - ổn định”

Molyneux và cộng sự (2012) dựa trên 1.216 quan sát của ngân hàng thương

Trang 38

mại ở 4 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam trong giai đoạn 1998 – 2008 để đo lường cạnh tranh ngân hàng, nhóm tác giả đã sử dụng thống kê H Mặt khác, rủi ro ngân hàng được đo lường bởi nhiều cách khác nhau như nợ xấu (loan-loss reserves), dự phòng rủi ro tín dụng (loan-loss provision), biến động tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA volatility) và hệ số rủi ro phá sản (Z-index) Nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp hồi quy bao gồm OLS, FEM và GMM cho nghiên cứu này Kết quả cho thấy, mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng càng lớn sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống ngân hàng Tác giả đã đưa ra kiến nghị về chính sách cạnh tranh cần được xem xét như là chiến lược duy trì ổn định hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á

Anginer và cộng sự (2014) dựa trên dữ liệu của 63 quốc gia trong giai đoạn

1997 - 2009 Biến phụ thuộc là biến Z-score và biến đo lường cạnh tranh là hệ số Lerner Phương pháp OLS và 2SLS được sử dụng để ước lượng cho mô hình nghiên cứu; kết quả cho thấy có mối quan hệ vững và tích cực giữa cạnh tranh và rủi ro hệ thống, với hàm ý rằng cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng đa dạng hóa rủi ro, giúp hệ thống ngân hàng tránh khỏi bất ổn từ các cú sốc

Shijaku (2017) phân tích mối quan hệ giữa sự cạnh tranh và ổn định ngân

hàng sau các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Dữ liệu gồm 16 ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Albani trong giai đoạn 2008 - 2015 Tác giả đã sử dụng rất nhiều chỉ tiêu để đo lường sự ổn định ngân hàng như: Hệ số an toàn vốn (C1), hệ số vốn lõi trên tổng tài sản (C2), hệ số vốn CSH trên tổng tài sản (C3), tỷ lệ tăng trưởng tài sản (C4), tỷ lệ tăng trưởng vốn CSH (C5), tỷ lệ tài sản cố định trên vốn điều lệ (C6) và tỷ lệ lợi nhuận sau thuể trên vốn CSH (C7) Bên cạnh đó, chỉ số Boone và hệ số Lerner được sử dụng để đo lường cạnh tranh Phương pháp nghiên cứu GMM đã được sử dụng và kết quả thực nghiệm đã hỗ trợ mạnh mẽ cho quan điểm “cạnh tranh - ổn định, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức độ cạnh

tranh cao hơn thúc đẩy các điều kiện để ổn định ngân hàng hơn nữa Kết quả chỉ ra

rằng sự tập trung, tức là cạnh tranh ít cũng có tác động tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng Kết quả cũng ngụ ý rằng sự ổn định ngân hàng gắn liền với các điều kiện

Trang 39

kinh tế vĩ mô và tỷ lệ vốn Tác giả không tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến tính

giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của ngân hàng

Rahman và cộng sự (2021) nghiên cứu sử dụng chỉ số Lerner và chỉ số

Boone để đại diện cho sự cạnh tranh của ngân hàng, trong khi khoản nợ xấu (NPL)

và chỉ số Zscore được sử dụng đại diện cho sự ổn định tài chính Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hàng năm của 28 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011 - 2018 và được phân tích dựa trên mô hình dữ liệu bảng động GMM, nghiên cứu cho thấy chỉ số Lerner có liên quan tiêu cực đáng kể với Z-score, có nghĩa là sự cạnh tranh của ngân hàng cao hơn dẫn đến sự ổn định tài chính của ngân hàng cao hơn Chỉ số Lerner có tác động tiêu cực, nhưng không đáng kể đến

nợ xấu Tương tự, bằng cách sử dụng chỉ báo Boone, nghiên cứu này cho thấy cạnh tranh thấp hơn làm tăng nợ xấu Nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng cạnh tranh ngân hàng sẽ dẫn đến cải thiện sự ổn định hoặc tài chính lành mạnh vì áp lực cạnh tranh sẽ đảm bảo kỷ luật tài chính, hiệu quả quản lý, hợp lý hóa việc thẩm

định khoản vay, xử phạt, và thủ tục giải ngân

Các nghiên cứu theo quan điểm “cạnh tranh - bất ổn”

Berger và cộng sự (2008) sử dụng mô hình hồi quy moment tổng quát (GMM)

dựa trên một bộ dữ liệu của 8.235 ngân hàng trên 23 quốc gia trong giai đoạn 1999 –

2005 Nhóm tác giả đã sử dụng chỉ số Lerner (Lerner index) để đo lường cạnh tranh ngân hàng trong khi các phương pháp đo lường sức mạnh thị trường khác như chỉ số tập trung tiền gửi (HHI deposits) và chỉ số tập trung cho vay (HHI loans) cũng được

áp dụng Biến phụ thuộc bao gồm nợ xấu trên tổng nợ ngân hàng (NPLs), vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (E/TA) và hệ số rủi ro phá sản (Z-index).Theo kết quả nghiên cứu, sức mạnh thị trường giảm tỷ suất lợi nhuận và dẫn đến giảm giá trị nhượng quyền thương mại, khuyến khích ngân hàng chấp nhận rủi ro Sức mạnh thị trường trên thị trường cho vay có thể dẫn đến rủi ro ngân hàng cao hơn do lãi suất cao hơn, khách hàng vay vốn và trả nợ khó khăn hơn, đồng thời làm trầm trọng thêm rủi ro đạo đức

và vấn đề lựa chọn bất lợi

Trang 40

Jeon và Lim (2013) sử dụng số liệu các ngân hàng thương mại và ngân

hàng tiết kiệm tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1999 - 2011 Về mặt phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các hệ số Boone và Z-score để đo lường cạnh tranh

và ổn định tài chính Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp hồi quy bao gồm OLS và FEM cho nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mới cho thấy mối quan hệ giữa cạnh tranh ngân hàng và sự ổn định tài chính khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của ngân hàng Bằng cách sử dụng một mẫu gồm hai loại hình khác nhau của ngân hàng, ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm Hàn Quốc, tác giả nhận thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa cạnh tranh và sự ổn định của các ngân hàng thương mại phản ánh sự đánh đổi giữa lãi suất hiệu ứng chuyển dịch rủi ro Tuy nhiên, cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định của ngân hàng tiết kiệm

Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) nghiên cứu tác động của

cạnh tranh đến hiệu quả quản trị chi phí và lợi nhuận của hệ thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 Các tác giả sử dụng chỉ số Lerner, chỉ số H, chỉ số Lerner điều chỉnh và chỉ số Boone, với dữ liệu nghiên cứu của 31 NHTM Việt Nam Nghiên cứu này cũng cho rằng chỉ số Lerner là phù hợp hơn so với các chỉ số còn lại Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả về mặt lợi nhuận và chi phí của các ngân hàng Bên cạnh đó, độ trễ của cạnh tranh cũng là một nhân tố ảnh hưởng, cho thấy mức độ cạnh tranh của kỳ hiện tại chịu ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh của giai đoạn trước đó

Nguyễn Lưu Tuyền (2018) sử dụng chỉ số cạnh tranh Lerner để tính toán cạnh

tranh và đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng chỉ số score Áp dụng phương pháp GMM cho dữ liệu bảng, tác giả kiểm định 2 giả thuyết:

Z-“cạnh tranh - ổn định” và Z-“cạnh tranh – dễ vỡ” Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2016 là khá khốc liệt so với các nước khu vực châu Á và thế giới Bên cạnh đó, cạnh tranh gia tăng sẽ giúp cho ngân hàng thương mại Việt Nam ổn định hơn Mặt khác, tác giả tìm thấy mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định là phi tuyến có hình chữ U ngược Kết quả nghiên

Ngày đăng: 28/12/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w