1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật dân sự về hụi, ho, biêu, phường trên Địa bàn tỉnh bến tre

59 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 599,13 KB

Nội dung

Đây là một giao dịch dân sự đặc thù, một loại hợp đồng vay tài sản đặc biệt được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó có nhiều chủ thể tham g

Trang 1

NGUYỄN THỊ THÚY OANH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HỤI,

HỌ, BIÊU, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 2

NGUYỄN THỊ THÚY OANH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HỤI,

HỌ, BIÊU, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 3

Luật Dân sự và Tố tụng dân sự, khóa 18, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre xin cam đoan:

Nghiên cứu đề tài luận văn “Thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu,

phường trên địa bàn tỉnh Bến Tre” một cách trung thực, khoa học, không sao chép

nhưng có sự kế thừa các luận cứ khoa học của các Luận văn đã nghiên cứu trước đây

Nếu có gì không đúng như cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thúy Oanh

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.1 Quy định của pháp luật dân sự về hụi 6

1.2 Khái quát về thực hiện pháp luật dân sự về hụi 11

1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về hụi 11

1.2.2 Chủ thể thực hiện pháp luật dân sự về hụi 14

1.2.2.1 Chủ hụi 14

1.2.2.2 Thành viên trong dây hụi 15

1.2.2.3 Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh 15

1.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật dân sự về hụi 16

1.2.3.1 Chủ hụi và thành viên 16

1.2.3.2 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền 19

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 21

2.1 Thực trạng hoạt động hụi ở tỉnh Bến Tre 22

2.1.1 Thực trạng chung 22

2.1.2 Thực trạng về chủ hụi và thành viên 23

2.1.3 Thực trạng về các cơ quan nhà nước liên quan 24

2.2 Kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện pháp luật dân sự về hụi ở tỉnh Bến Tre 26

2.2.1 Kết quả đạt được 26

2.2.1.1 Kết quả thực hiện pháp luật của các chủ thể 26

2.2.1.2 Kết quả về việc áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền 28

2.2.1.3 Nguyên nhân 29

2.2.2 Hạn chế trong thực hiện pháp luật dân sự về hụi ở tỉnh Bến Tre 30

2.2.2.1 Hạn chế thực hiện pháp luật của các chủ thể 30

2.2.2.2 Hạn chế trong áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền 34

2.2.2.3 Nguyên nhân 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 37

3.1 Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật 38

3.1.1 Hình thức của hoạt động hụi 38

3.1.2 Quy định về sổ hụi 39

3.1.3 Về số lượng dây hụi trong cùng một thời điểm 40

3.1.4 Quy định về chủ hụi 41

3.1.5 Quy định về thành viên 42

3.2 Các giải pháp đối với cơ quan thực hiện pháp luật dân sự về hụi trên địa bàn tỉnh Bến Tre 43

Trang 6

3.3 Giải pháp khác 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 46 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi là hụi) là một loại giao dịch dân sự theo tập quán, có ý nghĩa nhân văn và chiếm số lượng lớn trong giao dịch dân sự hiện nay Hoạt động này đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội Việt Nam từ miền Bắc đến miền Nam và có tên gọi khác nhau tùy vào từng vùng, miền Hụi là sự đóng góp, tương trợ về tiền giữa các cá nhân trong cộng đồng dân cư, người tham gia hụi có thể huy động vốn nhanh chóng

Xác định được ý nghĩa của hụi trong đời sống dân sự, thời gian qua, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Quy định tại Bộ luật Dân

sự năm 2005, nay là Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành

có liên quan đến hụi, việc thực hiện pháp luật về hụi ngày càng trở nên thuận lợi hơn, góp phần tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội

Tại tỉnh Bến Tre, hoạt động hụi đã được phổ biến từ lâu Đây là một hình thức huy động vốn của những người tham gia hụi với nhau Người hốt hụi sẽ có được khoản tiền vốn từ việc góp hụi của những hụi viên tham gia hụi dễ dàng hơn

so với các hình thức huy động vốn khác Người tham gia hụi thì sẽ được khoản tiền lời cao hơn so với các hình thức gửi tiền khác Vì vậy hoạt động hụi thu hút được nhiều người tham gia, nhất là ở nông thôn

Thực hiện những quy định của pháp luật dân sự về hụi, thời gian qua Tỉnh

ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre quan tâm, chỉ đạo các ngành nhất là tòa án, công

an và chính quyền các cấp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Trong đó, đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động hụi nhất là vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có liên quan về hụi Đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện hoạt động hụi phải có biên bản, lập sổ hụi, giấy biên nhận,…để có chứng cứ chứng minh khi có sự việc vỡ hụi xảy ra

Trang 8

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình hình vi phạm pháp luật về hụi vẫn diễn biến phức tạp Một số trường hợp vỡ hụi có nhiều người tham gia, dẫn đến thiệt hại hàng chục tỷ đồng Nhưng có những vụ việc không có chứng cứ chứng minh, dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết Người dân tham gia hụi bức xúc gửi đơn hoặc trực tiếp khiếu nại nhiều nơi, vượt cấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề vỡ hụi trên địa bàn tỉnh Về nguyên nhân chủ quan là do thiếu sự quản lý, theo dõi của cả các cơ quan chức năng và người tham gia hụi đối với hoạt động hụi Việc tổ chức hoạt động hụi vẫn được người dân thực hiện trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau mà không thực hiện theo quy định của pháp luật Nguyên nhân khách quan là do những quy định của pháp luật về hụi vẫn còn được quy định khá ngắn gọn và mang tính nguyên tắc Những căn cứ pháp

lý quan trọng về hụi như chủ thể, hình thức, nội dung, căn cứ phát sinh, chấm dứt, lãi suất và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hụi còn khá chung chung

và chỉ được quy định chi tiết trong văn bản dưới luật nhưng chưa hợp lý, toàn diện, thiếu tính khả thi, chưa đáp ứng sự phát triển ngày càng phức tạp của hoạt động hụi

Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm góp phần đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hụi trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất một số giải pháp để bảo đảm hoạt

động này được tốt hơn, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ,

biêu, phường trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

2 Tình hình nghiên cứu

Vì đây là một trong những vấn đề pháp lý diễn ra khá phổ biến, do vậy, cũng thu hút được sự tham gia nghiên cứu của nhiều tác giả, qua nhiều công trình khác nhau Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như:

Tác giả Tưởng Duy Lượng với công trình “Một số vấn đề hụi, họ, biêu, phường”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9 năm 2007 Trong công trình này tác giả phân tích về bản chất, về cơ sở pháp lý giải quyết vấn đề hụi, đồng thời có phân tích

Trang 9

về đề xuất giải quyết vấn đề về lãi suất, thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự

về hụi

Tác giải Vũ Việt Phương với công trình “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hụi, họ trên cơ sở Bộ luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7 năm 2017 Trong công trình này tác giải nêu cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp hụi nhưng chưa phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn, chưa đề ra các giải pháp hoàn thiện luật

Tác giả Hoàng Ngọc Tùng với công trình “Vấn đề lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5 năm 2010 Trong công trình này tác giả nêu ra cách tính lãi trong hụi tương đối hoàn chỉnh và hợp lý

Tác giả Nguyễn Đình Giáp có công trình nghiên cứu “Hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng” Trong công trình này tác giả nêu ra được một số bất cập trong quy định của pháp luật, tuy nhiên chưa đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật cụ thể

Các công trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu phân tích về bản chất, cơ sở pháp

lý để giải quyết vấn đề về hụi, về lãi suất, thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch về hụi; giải thích một số thuật ngữ trong hụi, nêu ra một số bất cập trong quy định pháp luật về hụi, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hụi

Tuy nhiên, trong số các nghiên cứu đã thực hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn tỉnh Bến Tre Mặc dù vậy, các công trình đã thực hiện là nguồn tư liệu quý để tác giả hệ thống hóa các vấn đề lý luận, pháp lý liên quan, từ đó sử dụng để hình thành bộ công cụ lý thuyết, thực hiện luận văn này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích lý luận

về thực hiện pháp luật hụi, họ, biêu, phường theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Trang 10

và các quy định pháp luật dân sự có liên quan, đánh giá thực trạng ở tỉnh Bến Tre,

từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật dân sự về hụi trên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và cơ sở pháp lý về hụi,

họ, biêu, phường, những vấn đề lý luận chung trong thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường

Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phườngtrên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian qua

Đề xuất những giải phápbảo đảm thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hụi là vấn đề rất rộng Đây là một giao dịch dân sự đặc thù, một loại hợp đồng vay tài sản đặc biệt được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó có nhiều chủ thể tham gia như chủ hụi, thành viên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên cần phân tích việc thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý, các phương pháp lịch sử, so sánh

để nghiên cứu lý luận chung về hụi; kết hợp các phương pháp phân tích thực tiễn thông qua các bản án được xét xử tại Tòa án có liên quan vấn đề hụi Trong Chương

2, Chương 3 tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát tài liệu sơ cấp (bản án, quyết định) và tài liệu thứ cấp, liên hệ các quy định của pháp luật với nhau nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu và những bất cập về hụi và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỤI 1.1 Quy định của pháp luật dân sự về hụi

Họ, hụi, biêu, phường là các tên gọi khác nhau của một hình thức giao dịch

về tài sản theo tập quán, tồn tại từ lâu và khá phổ biến ở nước ta Miền Bắc được gọi là họ, miền Nam gọi là hụi, miền Trung gọi là biêu, phường1

Hoạt động hụi được thực hiện như là tập quán Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân

cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự

Từ những tập quán được thực hiện trong nhân gian mà qua các thời kỳ, hoạt động hụi đã được Nhà nước ta thừa nhận và được quy định thành văn qua các văn bản quy phạm pháp luật

Tại Điều 1204 Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định “phàm những hội để dành tiền

và những hội cho vay lẫn nhau như chơi họ (hụi), hội hiếu hỉ, hội tư văn là tuân theo dân luật tục lệ, cùng khế ước của người đương sự được lập ra”2

Tiếp đó, Bộ luật Việt Trung kỳ hộ luật cũng quy định nội dung về hụi Tại Điều 1435 của Bộ này quy định như sau: “thể luật này nếu không trái gì với luật lệ hay tục riêng về thương mại, thời cũng đem thi hành đối với các hội buôn Đối với các hội để dành tiền và các hội để cho vay lẫn nhau như chơi họ (hụi) cũng vậy”

biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát (số 1 năm 2007), tr 39

Th.s Hà Thái Thơ (TAND tỉnh Hậu Giang), “Những hạn chế trong các quy định hiện hành về giao

dịch hụi”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (kỳ II tháng 01 năm 2014), tr 4.

2 Điều 1204, quyển thứ hai, thiên thứ hai, chương IX, Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931.

Trang 13

Hụi đã được hình thành từ rất lâu đời, với bản chất ban đầu là nhằm tương trợ nhau giữa những người tham gia hoạt động hụi Tuy nhiên, do sự phát triển của

xã hội, vì lợi nhuận của đồng tiền mà hụi đã biến tướng và bộc lộ nhiều tiêu cực như giật hụi (Chủ hụi không giao tiền cho hụi viên, hoặc hụi viên khi hốt hụi xong không đóng hụi chết), lừa đảo, cho vay nặng lãi Vì vậy, đến Bộ luật dân sự năm

1995 hoàn toàn không đề cập đến vấn đề về hụi

Mặc dù pháp luật giai đoạn này không quy định và công nhận hoạt động hụi

để điều chỉnh thì trên thực tế hoạt động hụi vẫn diễn ra và ngày càng phát triển mạnh mẽ, vẫn tranh chấp, thưa kiện Vì vậy, đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI (tháng 5 năm 2005), các đại biểu Quốc hội đã bàn luận về vấn đề hụi Qua phân tích thực tiễn xã hội và thực tiễn pháp lý về hụi trong thời gian qua, các đại biểu đã đi đến thống nhất (280/385 chiếm 73% tổng số đại biểu) việc quy định về hụi trong dự thảo Bộ luật dân sự3

Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định hụi là một hình thức giao dịch

về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên Đồng thời quy định hình thức hụi nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật và nghiêm cấm tổ chức hụi với hình thức cho vay nặng lãi

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng dành một điều để quy định về hụi Điều luật tiếp tục kế thừa những nội dung được quy định tại Điều 479 của Bộ luật Dân sự năm 2005 Bên cạnh đó, Điều luật cũng có bổ sung trường hợp việc tổ chức hụi có lãi và quy định mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm

2015 Cụ thể Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1 Họ, hụi, biêu, phường là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên

cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời

Trang 14

gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên

2 Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật

3 Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này

4 Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”

Liên quan đến giao dịch dân sự hụi có một số thuật ngữ cần phải được làm

rõ, gồm:

Dây hụi là một hụi hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người

tham gia hụi về thời gian, phần hụi, thể thức góp hụi, lĩnh hụi, quyền, nghĩa vụ của chủ hụi (nếu có) và các thành viên

Thành viên là người tham gia dây hụi, góp phần hụi, được lĩnh hụi và trả lãi

(nếu có)

Chủ hụi là người tổ chức, quản lý dây hụi, thu các phần hụi và giao các phần

hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi Chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây hụi

Phần hụi là số tiền hoặc tài sản khác (sau đây gọi là tiền) được xác định theo

thoả thuận mà mỗi thành viên phải góp tại mỗi kỳ mở hụi

Hụi sống: Là phần hụi mà thành viên tham gia dây hụi chưa lĩnh hụi lần nào

trong dây hụi Đối với hụi có lãi thì thành viên chưa lĩnh hụi chỉ phải đóng phần hụi sau khi đã trừ đi tiền lãi do thành viên khác lĩnh hụi đã “kêu hụi” để được lĩnh hụi

Ví dụ: Phần hụi tháng trong dây hụi là 500.000 đồng/tháng, người lĩnh hụi “kêu hụi” 100.000 đồng Thì những người chưa lĩnh hụi chỉ phải đóng phần hụi sống là 400.000 đồng

Trang 15

Hụi chết: Là phần hụi mà thành viên đã hốt hụi phải đóng trong những kỳ

hụi tiếp theo Họ không được lĩnh hụi trong những kỳ mở hụi sau đó, mà phải đóng phần hụi như đã được ấn định lúc đầu Ví dụ: Phần hụi tháng trong dây hụi là 500.000 đồng/tháng, thì những người đã lĩnh hụi trước đó phải đóng là 500.000 đồng/kỳ, mặc dù những người khác có “kêu hụi” thấp hay cao

Một số tác giả cho rằng bản chất pháp lý của “Hụi” là một hình thức giao

dịch dân sự và là một dạng của hợp đồng vay tài sản “Bản chất của họ là hình thức

giao dịch dân sự về tài sản dựa trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các cá nhân

Tác giả đồng ý với quan điểm trên, bởi lẻ:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Phân tích về hoạt động của một dây hụi cho thấy: Để lập dây hụi thì một người hoặc một số người sẽ có đề nghị và tìm những thành viên cùng ý chí để lập nên dây hụi Sau đó nhóm người này thống nhất về chủ hụi, hụi viên, số tiền, thời gian, địa điểm,…những hoạt động này hoàn toàn xuất phát từ sự thỏa thuận giữa chủ hụi, các hụi viên với nhau

Như vậy, hụi có đầy đủ các đặc điểm của một giao dịch dân sự thể hiện dưới dạng hợp đồng

4 Vũ Việt Phương (2007), “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hụi, họ trên cơ sở Bộ luật Dân sự

2005”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 7), tr58.

Trang 16

Thứ hai, Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

Theo quy định này, thì hụi hoàn toàn mang bản chất của một hợp đồng vay tài sản Nếu như hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, thì hụi cũng tương tự như vậy Người muốn hốt hụi đưa ra mức lãi suất để hốt hụi và được các thành viên khác đồng ý và giao tiền cho người hốt với mức lãi suất đã được thống nhất Khi đến hạn một thành viên khác hốt hụi thì người đã hốt trước phải đóng cả vốn và lời cho người trước đây đã giao tiền cho mình

Hụi bản chất là một hợp đồng vay tài sản Điều này được khẳng định do: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Điều 471 về họ, hụi, biêu, phường trong Mục 4 về hợp đồng vay tài sản

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy hụi là một dạng hợp đồng vay tài sản đặc biệt Nguyên nhân là do:

Thông thường, một hợp đồng vay tài sản là hai cá nhân hoặc một cá nhân và một tập thể Còn đối với vay trong hụi thì một người vay của nhiều người, người vay cũng có thể là người cho vay và ngược lại Trong giao dịch hụi, người vay tự đề xuất số tiền lãi mà mình phải trả, trong khi đó hợp đồng vay thì người cho vay đưa

ra mức lãi suất cho vay

Hợp đồng vay theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 là hợp đồng vay không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn Còn đối với hụi chỉ là hợp đồng có kỳ hạn theo sự thỏa của các hụi viên (theo số lượng thành viên tham gia trong dây hụi; kỳ mở hụi (ngày, tuần, tháng))

Tóm lại, theo phân tích nêu trên thì hụi về bản chất là một giao dịch dân sự

và là một dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản Trong đó, hợp đồng vay được đảm bảo bởi chủ hụi và các thành viên trong cùng một dây hụi

Trang 17

Các chủ thể (chủ hụi, thành viên) đã thực hiện hoạt động hụi như là một hoạt động luân phiên cho vay, có sự thỏa thuận về hình thức, nội dung, lãi suất,…mang bản chất của một hợp đồng vay tài sản nhưng dưới dạng đặc biệt như phân tích nêu trên

1.2 Khái quát về thực hiện pháp luật dân sự về hụi

1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về hụi 6

Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Tuy nhiên, việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chưa đủ để phát huy hết vai trò của pháp luật, mà pháp luật cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc

và hiệu quả Vì vậy thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu khi ban hành pháp luật

Thực hiện pháp luật trước hết là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Nhà nước, muốn quản lý được xã hội đòi hỏi phải xây dựng và ban hành pháp luật Ban hành các quy phạm pháp luật nhà nước mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ lợi ích và mục đích của nhà nước và xã hội

Điều đó chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy

đủ Do vậy, đối với các nhà nước vấn đề quan trọng không chỉ ban hành thật nhiều các quy phạm pháp luật mà còn phải tổ chức thật tốt để pháp luật được thực hiện trong thực tế

Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người, nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi pháp luật của con người Tất cả những hành vi nào của cá nhân, tổ chức thực hiện phù hợp quy định của pháp luật được xem là biểu hiện của việc thực hiện tốt các quy phạm pháp luật

bản Công an nhân dân, tr 465-471.

Trang 18

Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của

cơ chế điều chỉnh pháp luật Thực hiện pháp luật nhằm đạt được những mục đích xã hội mà nhà nước đã ban hành, mặt khác, còn làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho

xã hội, cho nhà nước và cho các cá nhân

Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc ý chí của mỗi chủ thể, nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc ý chí của nhà nước Hành vi thực hiện pháp luật có thể được chủ thể tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải làm như vậy và do chủ thể tự giác thực hiện Cũng có thể hành vi thực hiện pháp luật được chủ thể tiến hành do ảnh hưởng của những người khác, do bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó

Tóm lại, thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực Những quy phạm pháp luật bắt buộc thực hiện ở hình thức này

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền tự do pháp lý của mình Những quy phạm pháp luật quy

Trang 19

định các quyền và tự do pháp lý của tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này Ở hình thức này, chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho họ, chứ không bắt buộc họ phải thực hiện

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể Ở hình thức này các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật dành cho

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Từ khái niệm thực hiện pháp luật nêu trên, có thể hiểu, thực hiện pháp luật dân sự về hụi là hoạt động có mục đích của các chủ thể có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật dân sự về hụi làm cho các quy định pháp luật này đi vào cuộc sống, trở thành các hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật Căn cứ vào những quy định của pháp luật về hụi, các chủ thể có thể thực hiện không trái quy định pháp luật về hụi

Vì đây là một loại giao dịch dân sự nên có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể pháp lý hợp pháp khác nhau Chủ thể đó có thể là các cá nhân, tổ chức không mang yếu tố công quyền, và có thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Vì có

sự tham gia thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu phường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có thể là các cơ quan từ trung ương đến cơ sở

Do vậy, thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động có mục đích của các cá nhân, tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn cấp tỉnh nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường, làm cho các quy định pháp luật này đi vào cuộc sống, trở thành các hành vi thực tế hợp pháp

Trang 20

1.2.2 Chủ thể thực hiện pháp luật dân sự về hụi

Như đã phân tích ở trên, hụi là một giao dịch dân sự giữa các bên gồm chủ hụi và các thành viên trong dây hụi với nhau Hiện nay, hoạt động hụi được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng

01 năm 2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường (Viết tắt là Nghị định số 19/2019/NĐ-CP) Theo đó, chủ thể của pháp luật dân sự gồm cá nhân và pháp nhân, tuy nhiên, không phải chủ thể nào trong các chủ thể trên cũng có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự hụi bởi vì hụi là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người có cùng ý chí, nguyện vọng, nhóm người này thực hiện những thỏa thuận trên cơ sở thống nhất của từng thành viên, không thực hiện theo một tổ chức đại diện nào Do đó, chủ thể tham gia quan

hệ pháp luật dân sự hụi gồm:

1.2.2.1 Chủ hụi

Theo quy định của khoản 3 Điều 4 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP thì chủ hụi

là người tổ chức, quản lý dây hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi

Có thể thấy, chủ hụi là người đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một dây hụi Chủ hụi là đầu mối, là trung gian kết nối giữa các thành viên tham gia trong dây hụi với nhau, đứng ra đảm bảo cho các giao dịch quan trọng có liên quan đến tài sản của thành viên Vì vậy, Điều 6 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất, chủ hụi phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự

Như vậy chủ hụi phải là người thành niên và không bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là: người mất năng lực hành vi dân sự; hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Trang 21

Thứ hai, chủ hụi là người được hơn một nửa tổng số các thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác

Thứ ba, đảm bảo một số điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi Điều kiện khác ở đây là do tùy từng điều kiện, tập quán tại từng địa phương mà các thành viên đặt ra đối với chủ hụi

1.2.2.2 Thành viên trong dây hụi

Tương tự như điều kiện về chủ hụi, thành viên trong dây hụi cũng được quy định tại Điều 5 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, theo đó thành viên tham gia dây hụi cũng phải đảm bảo một số điều kiện sau:

Thứ nhất, thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự

Thứ hai, thành viên cũng có thể là người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng Trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây hụi thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý

Thứ ba, điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi

1.2.2.3 Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh

Không chỉ có các bên tham gia quan hệ dân sự hụi mới là chủ thể thực hiện pháp luật dân sự về hụi mà chủ thể thực hiện pháp luật dân sự này còn bao gồm các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể khác được Nhà nước trao quyền Trên địa bàn cấp tỉnh, các cơ quan này bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành

án dân sự, Ủy ban nhân dân các cấp

Các cơ quan này thực hiện các hoạt động tố tụng dân sự, thi hành án dân sự khi

có vấn đề tranh chấp trong hoạt động hụi và quản lý nhà nước đối với hoạt động hụi

Trang 22

1.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật dân sự về hụi

Hình thức thực hiện pháp luật phụ thuộc vào năng lực của chủ thể và quy định của pháp luật Do đó, đối với hình thức thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn cấp tỉnh, có thể xác định:

tổ chức hụi có lãi thì mức lãi suất phải theo quy định của Bộ luật này Như vậy căn

cứ quy định này, chủ hụi và thành viên có quyền tổ chức các dây hụi nếu mục đích

là nhằm tương trợ lẫn nhau hoặc nếu có lãi thì theo quy định của pháp luật

Ở đây, chủ hụi và thành viên có thể sử dụng quyền mà pháp luật cho phép để lựa chọn hình thức tổ chức dây hụi mà mình tham gia

Bên cạnh những quyền chung như đã phân tích thì chủ hụi và thành viên còn được sử dụng những quyền mà pháp luật quy định dành riêng cho mình, cụ thể:

+ Đối với chủ hụi: Trong quá trình điều hành dây hụi thì chủ hụi được sử dụng những quyền được quy định tại Điều 17 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP như sau:

Đối với chủ hụi trong hụi không có lãi có các quyền sau đây: Thu phần hụi

của các thành viên; yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó; một số quy định khác của pháp luật có liên quan7

của Chính phủ quy định về hụi, họ, biêu, phường

Trang 23

Đối với chủ hụi trong hụi có lãi, ngoài các quyền giống như chủ hụi trong hụi không có lãi thì có các quyền sau đây: Lĩnh các phần hụi trong kỳ mở hụi đầu

tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ hụi đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Đối với chủ hụi trong hụi hưởng hoa hồng có các quyền sau đây: Có các

quyền của chủ hụi trong hụi không có lãi hoặc có các quyền đối với chủ hụi trong hụi có lãi và được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh hụi

+ Đối với thành viên: Cũng tương tự như chủ hụi, các thành viên trong một dây hụi cũng có thể sử quyền mà pháp luật quy định theo Điều 15 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, đó là:

Đối với thành viên trong hụi không có lãi có các quyền sau đây: Góp một

hoặc nhiều phần hụi trong một kỳ mở hụi; lĩnh hụi; chuyển giao một phần hoặc toàn

bộ phần hụi cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự; yêu cầu chủ hụi hoặc người giữ sổ hụi cho xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi; yêu cầu chủ hụi trả phần hụi của thành viên không góp phần hụi đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ hụi quy định; yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định; thực hiện việc thông báo Ủy ban nhân dân nơi cư trú trong trường hợp chủ hụi không thực hiện theo quy định; một số quyền khác theo quy định

Đối với thành viên trong hụi có lãi có các quyền sau đây: Các quyền quy

định đối với thành viên trong hụi không có lãi; đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở hụi; được lĩnh hụi trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; hưởng lãi từ thành viên lĩnh hụi

Đối với thành viên trong hụi hưởng hoa hồng có các quyền sau đây: có các

quyền như thành viên trong hụi không có lãi và thành viên trong hụi có lãi; thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ hụi

Trang 24

- Về tuân thủ pháp luật: Trong quá trình tham gia hoạt động hụi, chủ hụi và thành viên phải kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật dân sự về hụi,

họ, biêu, phường cấm

Theo quy định tại khoản 4 Điều 471 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nghiêm cấm việc tổ chức hụi dưới mọi hình thức cho vay nặng lãi Như vậy trong quá trình tổ chức và hoạt động của một dây hụi, các chủ thể không được lợi dụng để cho vay nặng lãi dưới bất kỳ hình thức nào

- Về thi hành pháp luật: Bên cạnh việc thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật thì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự về hụi phải thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với mình, cụ thể:

+ Đối với chủ hụi: Bên cạnh những quyền nêu trên thì chủ hụi cũng phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật8, như sau: Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi; thông báo đầy đủ về số lượng dây hụi; phần hụi, kỳ mở hụi; số lượng thành viên của từng dây hụi mà mình làm chủ hụi cho người muốn gia nhập dây hụi; giao các phần hụi cho thành viên lĩnh hụi tại kỳ mở hụi; nộp thay phần hụi của thành viên nếu đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi trừ trường hợp có thỏa thuận khác; để thành viên xem, sao, chụp sổ hụi và cung cấp thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu; gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức hai dây hụi trở lên hoặc tổ chức các dây hụi khi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên; một số quy định khác9

+ Đối với thành viên: Để một dây hụi hoạt động an toàn, hiệu quả thì thành viên là một thành phần quan trọng, không thể thiếu trong dây hụi Vì vậy, thành viên phải thực hiện nghiêm những nghĩa vụ được pháp luật quy định:

8 Điều 18, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về hụi, họ, biêu, phường

phủ quy định về hụi, họ, biêu, phường

Trang 25

Đối với thành viên trong hụi không có lãi có các nghĩa vụ sau đây: Góp phần

hụi theo thoả thuận; thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây hụi; tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh hụi trước thành viên khác; các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật10

Đối với thành viên trong hụi có lãi có các nghĩa vụ sau đây: Có nghĩa vụ

như đối với thành viên trong hụi không có lãi và trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh hụi khi được lĩnh hụi

Đối với thành viên trong hụi hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau đây: Có

các nghĩa vụ như thành viên trong hụi không có lãi và thành viên trong hụi có lãi và trả khoản hoa hồng cho chủ hụi khi lĩnh hụi theo thỏa thuận

1.2.3.2 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn cấp tỉnh thực hiện pháp luật dân sự về hụi là thực hiện thông qua 4 hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về hụi

Trên cơ sở những quy định của pháp luật về hụi mà cụ thể là Điều 28 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ về trách nhiệm thi hành thì Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình, diễn biến quan hệ

về hụi tại địa phương khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật quy định có liên quan đến hoạt động hụi

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm tiếp nhận, thống kê thông tin về hụi; quản lý những dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ

100 triệu đồng trở lên hoặc một chủ hụi tổ chức từ hai dây hụi trở lên

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh trong hoạt động hụi, các cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện Kiểm sát) áp dụng những quy định

ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về hụi, họ, biêu, phường

Trang 26

của pháp luật về hụi và những quy định pháp luật có liên quan để giải quyết, xử lý đúng theo quy định của pháp luật

Trang 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Hụi là một giao dịch dân sự, một dạng của hợp đồng vay tài sản đã được thực hiện từ rất lâu trong cộng đồng dân cư Nhà nước cũng đã công nhận hoạt động của hình thức này Qua các thời kỳ, hiện tại hoạt động hụi được quy định và điều chỉnh bởi Điều 471 của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường và một số quy định pháp luật có liên quan

Trên cơ sở các quy định pháp luật, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực quyền, nghĩa vụ để bảo đảm cho pháp luật được đi vào cuộc sống Thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn cấp tỉnh theo đó có sự tham gia của nhiều loại chủ thể, từ chủ hụi, người tham gia chơi hụi đến các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Hoạt động này được đảm bảo thực hiện bởi nhiều yếu tố như yếu tố chính trị, pháp lý, nguồn nhân lực và các yếu tố vật chất, kỹ thuật khác

Thực hiện pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường đúng đắn, đầy đủ là điều hết sức quan trọng để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ pháp luật, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, xây dựng xã hội pháp quyền, xây dựng mối quan hệ dân sự lành mạnh, xây dựng xã hội tương thân, tương ái

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HỤI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE 2.1 Thực trạng hoạt động hụi ở tỉnh Bến Tre

2.1.1 Thực trạng chung 11

Tại tỉnh Bến Tre, hoạt động hụi đã diễn ra từ lâu, từ thành thị đến nông thôn đều diễn ra hoạt động hụi Thậm chí, có địa phương khoảng 30% dân số tham gia hoạt động hụi12 Một người có thể làm chủ của nhiều dây hụi và một người có thể tham gia nhiều dây hụi do cùng một người làm chủ hụi

Người tham gia hụi chủ yếu là phụ nữ, là những tiểu thương buôn bán tại các chợ; nông dân, công nhân, nội trợ, những người lớn tuổi Mục đích của việc tham gia hụi để dành dụm, tích lũy để đầu tư buôn bán, chi tiêu cho các hoạt động trong gia đình như mua sắm trang thiết bị, cho con đóng học phí, hoặc người già thì dành dụm tiền chơi hụi để chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật…

Ở Bến Tre nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung, hoạt động hụi diễn ra đầu tiên với tính chất hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau có một khoản tiền nhanh chóng mà không cần phải thực hiện vay tiền ở các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, khi kinh tế, xã hội phát triển, mục đích của hoạt động hụi với tính chất tương trợ giảm đi, thay vào đó là mục đích về lãi suất, người tham gia hụi chủ yếu có được một khoản lời nhất định Có người tổ chức và tham gia hụi như một hoạt động kinh

tế chính của cá nhân, là nguồn thu nhập chính của gia đình

Song song với sự tham gia hoạt động hụi ngày càng tăng của người dân là tình trạng vỡ hụi ngày càng phức tạp Từ năm 2015 đến năm 2021, Tòa án nhân dân

và thi hành pháp luật về hụi” (Lưu hành nội bộ)

12 Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Trang 29

cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã thụ lý và giải quyết 1.664 vụ, với

số tiền gần 150 tỷ đồng

Năm 2021, tổng số án liên quan đến hụi mà các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, cấp tỉnh thụ lý giải quyết là 836 việc, tương đương với số tiền là trên 93 tỷ đồng Tuy nhiên, trong số 836 việc chỉ thi hành án được 408 việc, còn 428 việc chưa

có điều kiện thi hành án, tương đương số tiền chưa thi hành được là gần 33 tỷ đồng

Số liệu trên cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của vấn nạn vỡ hụi đối với cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre Nhiều gia đình phải mất tất cả tiền dành dụm, tích góp trong nhiều năm Những ước mơ sửa lại căn nhà, đầu tư kinh doanh, chăn nuôi, cho con ăn học… đã phải gác lại vì vỡ hụi

Những tranh chấp trong vụ vỡ hụi chủ yếu là:

Thứ nhất, chủ hụi kiện các thành viên chưa góp hụi đầy đủ Đây là trường hợp thành viên đã hốt hụi nhưng không tiếp tục đóng hụi chết, chủ hụi phải thay thành viên đóng cho các thành viên khác chưa lĩnh hụi trong các kỳ mở hụi

Thứ hai, thành viên trong dây hụi kiện chủ hụi là việc phổ biến nhất Đây là trường hợp khi chủ hụi tuyên bố vỡ hụi, các thành viên khởi kiện yêu cầu chủ hụi trả lại khoản tiền đã đóng cộng với tiền lãi của các phần hụi chết

2.1.2 Thực trạng về chủ hụi và thành viên

Thực tế phân tích các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre cho thấy đa số các chủ hụi là những người trên 18 tuổi, những người có uy tín, có điều kiện kinh tế tốt, được sự tín nhiệm, tin tưởng của các thành viên

Tuy nhiên, đa số các chủ hụi không có trình độ học vấn cao, cũng nhưng không có kiến thức về tài chính tín dụng, thậm chí có người còn không biết chữ Việc thực hiện và quản lý dây hụi chỉ dựa trên kinh nghiệm vốn có lâu năm trong hoạt động hụi

Ngày đăng: 28/12/2024, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN