Trong đó: - Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài thông qua việc làm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ
Trang 1NGUYỄN GIANG NAM
BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ
VÀ TRẺ EM KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
Trang 2NGUYỄN GIANG NAM
BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ
VÀ TRẺ EM KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN
Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số:8380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Nay do vậy, tôi viết Lời cam đoan này với mục đích đề nghị Khoa Luật xem xét cho tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
NGUYỄN GIANG NAM
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ luật học
chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự với tên đề tài “Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn”; tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh để hoàn thành luận văn này
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp – người đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ
vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
TÁC GIẢ
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Mục đích nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN 7
1.1 Khái quát chung về bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi ly hôn 7
1.1.1 Khái niệm về bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn 9
1.1.2 Khái quát pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn 13
Trang 71.1.3 Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi ly
hôn 16
1.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn 18
1.2.1 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong quan hệ nhân thân khi ly hôn 18
1.2.1.1 Bảo vệ quyền tự do ly hôn 18
1.2.1.2 Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn 21
1.2.2 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ tài sản khi ly hôn 26
1.2.2.1 Bảo vệ quyền lợi của vợ trong nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn 26
1.2.2.2 Bảo vệ quyền sở hữu của người vợ khi ly hôn 30
1.2.2.3 Bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ sau ly hôn 32
1.2.2.4 Bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ khi ly hôn 33
1.2.3 Bảo vệ quyền lợi của trẻ em theo quy định của pháp luật khi cha mẹ ly hôn 34 1.2.3.1 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có tài sản, không có khả năng lao động khi cha mẹ ly hôn 34
1.2.3.2 Bảo vệ quyền lợi của các con khi cha mẹ ly hôn thông qua cấp dưỡng 45
1.2.3.3 Vấn đềyêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 58
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN 59 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn 59
Trang 82.1.1 Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ khi giải quyết ly
hôn 59
2.1.1.1 Bất cập trong các quy định về bảo vệ quyền tự do ly hôn 59
2.1.1.2 Bất cập trong các quy định về bảo vệ quyền làm mẹ 60
2.1.1.3 Bất cập trong các quy định về bảo vệ quyền đối với tài sản 61
2.1.1.4 Bất cập trong các quy định về bảo vệ quyền có chỗ ở 63
2.1.1.5 Bất cập trong các quy định về bảo vệ quyền được cấp dưỡng 64
2.1.2 Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em khi giải quyết ly hôn 66
2.1.2.1 Bất cập trong các quy định về xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn 66
2.1.2.2 Bất cập trong các quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 69
2.2 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn 73
2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ khi giải quyết ly hôn 73
2.2.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em khi giải quyết ly hôn 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc Sự an bình của mỗi gia đình là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, là nền tảng để mỗi cá nhân vươn tới hoàn thiện, đóng góp sức mình vào việc xây dựng xã hội phồn vinh, tiến bộ
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan
hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) cũng bị tác động mạnh mẽ Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng ly hôn ngày một gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó phần lớn là giới trẻ Họ thường ly hôn trong vòng 5 năm đầu chung sống Phân tích về độ tuổi trong các vụ ly hôn thì thấy: Trong số án “Ly hôn” năm 2017, có hơn 40% các cặp
vợ chồng ở dưới độ tuổi 30 (trong đó số các cặp vợ chồng từ 22 tuổi trở xuống chiếm khoảng 3%); khoảng 36% ở độ tuổi 30 - 40, phần lớn trong số đó (chiếm tới khoảng 90%) là có con nhỏ - đây là đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất khi
bố và mẹ ly hôn; các cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi từ 40-50 chiếm khoảng 15%; còn lại là các cặp vợ chồng có độ tuổi khá lớn (trên 50 tuổi) chiếm khoảng 9%, họ đều có con đã thành niên, thậm chí là được lên chức ông, bà1
Tuy nhiên, ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội đặc biệt đối với người phụ nữ và con cái của họ khi vợ chồng ly hôn.Phụ nữ và trẻ
em là hai đối tượng luôn cần được quan tâm, chăm sóc từ gia đình và xã hội Chính
vì vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ bà mẹ trẻ như một nguyên tắc cơ bản mang tính chất dẫn đường xuyên suốt toàn bộ luật Mặc
dù luật phần nào đã có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho vợ và các con, tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc áp dụng pháp luật về vấn đề này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Những vấn đề như vợ chồng tranh giành quyền nuôi con, tài
1Nguyễn Mai Thúy, ‘Tình trạng ly hôn gia tăng - Nguyên nhân, giải pháp khắc phục”; truy cập tại: https://www.vksquangninh.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/cac-d-o-lu-t-tu-phap-m-i/2608-tinh-trang-ly-hon-gia- tang-nguyen-nhan-giai-phap-khac-phuc
Trang 10sản chung trong hôn nhân, tài sản riêng của vợ chồng hay những vấn đề liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con, không cấp dưỡng đầy đủ cho con khi vợ chồng ly hôn Pháp luật tuy đã có những chế tài nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với thực tế, còn nhiều vướng mắc, bất cập và thiếu những cơ chế cần thiết Vậy nguyên nhân do đâu, thực tế tại Tòa án, Cơ quan thi hành án hay các cơ quan, tổ chức có liên quan đã áp dụng thế nào, những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập phát sinh ra sao?
Do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn” làm luận văn thạc sĩluật học chuyên ngành
Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
2 Tình hình nghiên cứu
Chế định pháp lý về bảo vệ quyềnvà lợi ích của trẻ em, phụ nữ khi giải quyết
ly hôn là lĩnh vực pháp luật đã nhận được sự quan tâm của các luật gia, nhà khoa học nghiên cứu ở các khía cạnh nội dung và cấp độ khác nhau (Luận văn/ bài viết khoa học/ chuyên khảo) Có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu; chẳng hạn:
- Lê Vân Anh (2019), “Áp dụng nguyên tắc pháp luật hôn nhân và gia đình
về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Toà án”, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường ĐH Luật Hà Nội, 2019 Luận văn đã nghiên cứu nội dung các nguyên tắc pháp luật hôn nhân và gia đình về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Trên
cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng tại Toà án, từ đó đưa ra yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng các nguyên tắc này trong thực tế
- Nguyễn Xuân Tùng (2018), “Áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con
chung của vợ chồng khi ly hôn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà
Nội, 2018 Luận văn đã phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề nuôi con chung của vợ chồng khi ly hôn; từ đó đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về vấn đề này trong thực tiễn
Trang 11- Dương Tấn Thanh (2019), “Bàn về lấy ý kiến con chưa thành niên trong vụ
án ly hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Kiểm sát, Số 5, tr 50-52 Bài viết đề cập đến
một số vấn đề về phương pháp lấy ý kiến con chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trở lên trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con
- Ngô Thuỳ Châm (2021), “Bảo vệ con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thực hiện”, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2021 Luận văn đã phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
- Doãn Thanh Thủy (2015), “Bảo vệ quyền lợi của người vợ khi ly hôn - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”,Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội,
2015 Luận văn đã phân tích thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về quyền lợi của người vợ khi ly hôn; từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này
- Nguyễn Thị Hồng Tuyến (2022), “Thực trạng tranh chấp về nuôi con và
cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn”, Tạp chí Luật sư Việt Nam điện tử Bài viết đã
phân tích để làm rõ thực trạng quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn và những vướng mắc trên thực tế; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
- Bùi Thị Mừng (2020), “Giải quyết vấn đề liên quan đến con chung khi cha,
mẹ ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 1, tr 6-13 Bài viết đã trình bày nguyên tắc
điều chỉnh pháp luật và các qui định về giải quyết vấn đề liên quan đến con chung khi cha, mẹ ly hôn trong pháp luật Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ được thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn, đồng thời chỉ ra
Trang 12được những tồn tại, hạn chế Trên cơ sở đó, đề tài phải đưa ra được những kiến nghị
để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Phân tích, đánh giá các quan điểm khoa học về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn;
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một là,nghiên cứu các quan điểm khoa học về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn;
Hai là, nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ
nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn;
Ba là, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
Trang 13Khi đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn, đề tài lấy mốc từ năm 2015 cho đến nay [kể
từ thời điểm Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành trên thực tế kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2015]
Thứ hai, Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Cả nước
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lôgic Trong đó:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng trong quá trình thực hiện
đề tài thông qua việc làm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn Đồng thời, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
- Phương pháp so sánh pháp luật được áp dụng để so sánh, đối chiếu các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 và pháp luật nước ngoài để tìm hiểu những điểm khác biệt
và tương đồng; tạo cơ sở khoa học cho việc để xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Tác giả hy vọng rằng, những kết quả của luận văn sẽ là những đóng góp nhất định cho quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
Đồng thời, đây có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập liên quan đến chủ đề về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn tại Việt Nam
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 2 chương:
Trang 14Chương 1: Tổng quan về bảo vệ quyềnvà lợi ích của Phụ nữ và trẻ em khi
giải quyết ly hôn
Chương 2:Thực trạng áp dụng pháp luật và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ
EM KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN
1.1 Khái quát chung về bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ
và trẻ em khi ly hôn
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Nhà nước bằng pháp luật không thể bắt buộc nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên
trong gia đình Theo Lê-nin:“thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan
rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh” Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia
đình, vợ chồng, con cái Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội2
Ly hôn thực chất là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác Do đó, với tính chất là biện pháp xử lý cuối cùng để chấm dứt quan hệ hôn nhân dưới góc độ pháp lý, ly hôn sẽ tác động
“tiêu cực” nhất định đến trẻ em (với tư cách là thực thể có quyền lợi liên quan khi quan hệ hôn nhân của cha mẹ chấm dứt) Các tác động cụ thể như sau:
2 Đoàn Thị Ngọc Hải (2015), “Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014”; xem tại: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1835
Trang 16Thứ nhất, Dưới góc độ xã hội Gia đình được ví như tế bào xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của mỗi con người Theo quan niệm truyền thống, gia đình bao gồm những người gắn bó với nhau trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân Theo quan niệm hiện đại, gia đình là nơi mà các công dân nhỏ tuổi được chuẩn bị về mọi mặt để tham gia vào đời sống xã hội Để xã hội được phát triển theo khuynh hướng “tốt” thì mỗi tế bào phải là hạt nhân đóng vai trò tích cực Ly hôn là tác nhân cơ bản để phá vỡ mối quan hệ gia đình Việc gia đình bị “ tan vỡ” có thể gây trở ngại nhất định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ em, bởi thiếu sự định hướng, giáo dục, và hướng dẫn của cha và mẹ Các nghiên cứu về tâm
lý học đều cho rằng lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn “tuổi nổi loạn”, có những bất ổn, phức tạp, và khó lường trước được về tâm sinh lý, do đó cần phải có sự giáo dục toàn diện của gia đình, kết hợp với nhà trường, và xã hội để giúp vượt qua lứa tuổi này Thực tiễn cho thấy, các tội phạm xảy ra ở lứa tuổi này tương đối phổ biến, với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có sự tan vỡ của gia đình do bố, mẹ ly hôn Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an thì, trong ba năm từ 2016 đến 2018 toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể thống kê một số tội danh như sau: Giết người là 183 vụ với 293 đối tượng; Cướp tài sản là
475 vụ với 830 đối tượng; Cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111 đối tượng; Cố ý gây thương tích là 2017 vụ với 3797 đối tượng; Trộm cắp tài sản là 5565 vụ với 7611 đối tượng; Cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối tượng3
Thứ hai, Dưới góc độ pháp lý Hậu quả pháp lý về con cái sau khi cha mẹ ly hôn với một số nội dung cơ bản như: (i) Giao trẻ em cho ai nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc Sau khi cha mẹ ly hôn, con cái phải gánh chịu nhiều thiệt thòi về tâm lý, tình cảm cũng như những yếu tố khác trong đời sống Chính vì vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của con cái trong quá trình giải quyết ly hôn luôn được pháp luật bảo vệ,
mà trước hết là trong việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục Giao con
3 Phạm Minh Tuyên (2019), “Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua hoạt động xét xử của Tòa án – Hạn chế và kiến nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
Trang 17cho ai nuôi dưỡng, giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống, với tương lai của các con Bởi vì người trực tiếp nuôi con là người cùng sống với con trong một mái nhà, là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, thể chất của người con Một quyết định sai lầm khi giao con cho người kia nuôi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục được Do vậy, một trong những nội dung quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn là việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục; (ii) Người không được giao nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc trẻ em trực tiếp thì có quyền thăm viếng, chăm sóc, giáo dục và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con như thế nào
1.1.1 Khái niệm về bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ
em khi giải quyết ly hôn
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo vệ được hiểu là “Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn”4 Có thể hiểu bảo vệ chính là việc ngăn ngừa, hạn chế, chống lại những hành vi xâm phạm đến đối tượng được bảo vệ Thiết thực nhất để có thể tác động đến hành vi của con người chính là bằng pháp luật
Bảo vệ quyền của phụ nữ được ràng buộc chặt chẽ bởi các công ước quốc tế
về quyền con người mà Việt Nam là thành viên như: Hiến chương Liên Hợp Quốc (1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (1948, UDHR), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979, CEDAW), Theo đó, việc bảo vệ quyền của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, kể cả khi ly hôn được nhấn mạnh và quy định rất cụ thể tại Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ:
Các quốc gia thành viên phải áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để xoá
bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình, cụ thể phải bảo đảm những quyền dưới đây trên cơ sở bình đẳng nam nữ: a) Quyền kết hôn như nhau; b) Quyền như nhau trong việc tự do lựa chọn người để kết hôn và chỉ kết hôn khi minh được tự do quyết định và hoàn toàn tự nguyện; c) Quyền và trách nhiệm như nhau giữa vợ chồng trong thời gian
4 Hoàng Phê (2006), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng
Trang 18hôn nhân cũng như khi hôn nhân bị hủy bỏ; d) Quyền và trách nhiệm như nhau trong vai trò làm cha mẹ, bất kể tình trạng hôn nhân như thế nào về các vấn đề liên quan đến con cái họ Trong tất cả các trường hợp, lợi ích của con cái phải được coi
là điều quan trọng nhất.5
Quyền phụ nữ và trẻ em là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con người của phụ nữ và trẻ em Vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bằng pháp luật là việc nhà nước ghi nhận quyền phụ nữ và trẻ em đồng thời ban hành những quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền phụ nữ và trẻ em trên thực tế
Thứ nhất, Đối với trẻ em
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình, với xã hội, với quốc gia và thế giới Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn phải được đặc biệt quan tâm Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, việc bảo vệ quyền lợi của con được đặt
ra đối với trẻ em, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình khi cha mẹ ly hôn, trẻ em chưa phát triển toàn diện về mặt nhận thức và nhân cách dễ bị chấn động tâm
lý khiến chúng bị phát triển lệch lạc nhân cách, đạo đức Những người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi sống mình sẽ không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của bố
mẹ Chính vì vậy những đối tượng này cần được đặc biệt quan tâm và bảo vệ khi cha mẹ ly hôn6
Ly hôn là điều mà mọi gia đình đều không mong muốn, bởi lẽ vì sau khi ly hôn vấn đề đầu tiên người ta đặt ra là khi ly hôn con ở với ai, bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng ra sao tới con cái, những đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào khi cha mẹ ly hôn Điều
đó phần nào cho chúng ta câu trả lời, khi ly hôn con cái chính là người thiệt thòi đầu tiên Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người
5 Quy định tại Khoản 1- Điều 16 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979
6 Lê Thụ Trang (2012), “Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 19Không ai khác, chính cha mẹ chính là hai nhân tố tạo nên giá trị của gia đình cho mỗi đứa trẻ Người cha với vai trò là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và nơi theo, còn người mẹ là chỗ dựa cho các con Vậy con cái sẽ ảnh hưởng như thế nào khi cha mẹ ly hôn Ảnh hưởng về tâm lý là điều
dễ nhìn thấy nhất với mỗi gia đình ly hôn Thay vì có cả cha và mẹ trong mỗi ngày thì một người cha hoặc người mẹ phải làm thay vai trò của người kia trong việc nuôi dạy con cái, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn chỉ gặp được chúng vào một khoảng thời gian rất hạn chế Thay vì sống trong ngôi nhà chung đầm ấm quen thuộc, bọn trẻ có thể sẽ phải di chuyển đến một nơi ở mới, nơi học mới, môi trường mới hoàn toàn và phải thích nghi dần với chúng Thay vì cả cha và mẹ sẽ cùng lao động và tạo dựng vật chất chăm lo cho chúng thì có thể sẽ phải chia sẻ với những em bé mới của cha hoặc của mẹ7
Do đó, quyền của con khi cha mẹ ly hôn là bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ
em khi cha mẹ chúng ly hôn Đó chính là việc “che chở”, “giữ gìn”, ngăn ngừa, hạn chế hoặc chống lại hành vi xâm phạm các quyền của trẻ em đặc biệt trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn Bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn được thể hiện qua hệ thống các biện pháp, cơ chế, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của con trên thực tế, đảm bảo cho các quyền cơ bản của con không bị xâm phạm, hạn chế hoặc bị ảnh hưởng xấu do việc ly hôn của cha mẹ gây ra, cũng như đảm bảo nghiêm khắc, kịp thời mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con
Thứ hai, Đối với phụ nữ
Trong xã hội xưa và nay, người phụ nữ góp một vai trò vô cùng quan trọng, vai trò đó thể hiện ngay trong gia đình, họ vừa là người vợ, người mẹ, người con dâu trong gia đình Hơn thế người phụ nữ còn là người của xã hội, họ còn có vai trò
to lớn với xã hội đó là người lao động trong một xã hội Chính vì vậy người phụ nữ không chỉ có vai trò rất quan trọng trong gia đình mà còn đối với cả xã hội
7 Hoàng Văn Phóng (2019), “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
và thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”,Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật
Hà Nội,
Trang 20Sau khi ly hôn thông thường người vợ sẽ là người chịu tổn thương nhiều hơn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần Với tư tưởng “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” từ lâu đã tồn tại trong xã hội Việt Nam, rất nhiều trường hợp người vợ sau khi kết hôn phải từ bỏ công việc của mình để chăm sóc cho gia đình Dẫn đến tình trạng sau khi ly hôn, kinh tế của người vợ khó có thể được đảm bảo đặc biệt là những trường hợp người vợ đảm nhận việc nuôi con một mình Xã hội hiện đại đã
có những tư tưởng tân tiến hơn, rất nhiều người mẹ đơn thân sau khi ly hôn vẫn đảm bảo về mặt kinh tế, nhưng những trường hợp này còn chiếm số ít Do vậy, việc bảo vệ quyền lợi liên quan đến tài sản, quyền được đảm bảo đời sống sau ly hôn là cần thiết và có ý nghĩa đối với người vợ sau khi ly hôn Hơn nữa, sau khi ly hôn người vợ phải một mình đối mặt với những áp lực của cuộc sống, không có chỗ dựa vững chắc về tinh thần Nhiều người mẹ đơn thân sau ly hôn có thể sẽ phải đối diện với sự khinh bỉ của những người khác Những tổn thương tinh thần này sẽ gây tác động xấu cho đời sống của người phụ nữ Đứng dưới góc độ về mặt xã hội, cần phải
có sự bảo đảm cho những tổn thất về mặt tinh thần của người vợ khi ly hôn, đó là sự đảm bảo quyền con người về danh dự, nhân phẩm của họ Từ đó sau khi ly hôn, họ
có thể tự tin hơn và có cơ hội tìm lại hạnh phúc8
Dưới góc độ gia đình, việc quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ khi ly hôn nếu được bảo vệ tốt sẽ giúp cho vị thế của người phụ nữ bình đẳng hơn trong mối quan hệ gia đình Hiện nay, người vợ không những phải làm tốt công việc trong gia đình mà còn phải hoàn thành tốt công việc xã hội Pháp luật bảo đảm cho quyền lợi của họ khi ly hôn cũng là một kênh tác động tốt đến đời sống gia đình, giúp ổn định đời sống gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng nam và nữ Đối với xã hội, bảo vệ tốt quyền lợi của người vợ khi ly hôn góp phần đảm bảo cho xã hội được ổn định hơn Thể hiện ở việc xã hội sẽ tiết kiệm được chi phí giải quyết các tranh chấp liên quan đến ly hôn, hạn chế được một số lượng đối tượng tham gia vào tệ nạn xã hội
8 Võ Thị Hồng Trâm, “Bình đẳng giới và mô hình người phụ nữ hiện đại”; Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Bình Định
Trang 21khi thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp người con của những gia đình có hôn nhân đổ vỡ dễ bị lôi kéo, dụ dỗ sa chân vào tệ nạn9
Từ các phân tích trên có thể hiểu: “Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ
em khi giải quyết ly hôn bằng pháp luật là hệ thống những cơ chế, biện pháp, cách thức theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em nhằm chống lại hoặc ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đó của phụ nữ và trẻ em khi ly hôn được thực hiện bởi chủ thể tiến hành và tham gia giải quyết ly hôn”
1.1.2 Khái quát pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã tồn tại 05 bản Hiến pháp 1946,
1959, 1980, 1992 và mới đây nhất là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Ngay từ những ngày đầu, Nhà nước Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trên mọi phương diện chính trị, kinh
tế, văn hóa Điều đó thể hiện xuyên suốt trong những bản Hiến pháp từ năm 1946
cho đến năm 1992: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”10;
“Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các
quyền lợi của người mẹ và của trẻ em Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng: Cha
mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội”13;
“Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”14; “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo
dục”15… Những quy định trên của những Bản Hiến pháp đã cho thấy sự quan tâm
9 Nguyễn Viết Thái (2013), “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội,
10 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946
11 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959
12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
13 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Trang 22của Nhà nước đối với vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em Trước tiên đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới, đảm bảo bình đẳng giữa mọi công dân nước Việt Nam với nhau Sau đó là đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng được coi là yếu thế trong xã hội, dễ bị tổn thương bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực trong xã hội Cùng với đó, vấn đề bảo vệ cuộc sống hôn nhân gia đình cũng là một nội dung được Hiến pháp nước Việt Nam thừa nhận và coi trọng
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp hiện hành, thể hiện đầy đủ nội dung tư tưởng của Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới Đối với vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân những nội dung liên quan đến vấn đề này đã được chuyển từ Chương V của Hiến pháp năm 1992 lên Chương II của Hiến pháp năm 2013 Điều này là sự thay đổi lớn về tư duy, nhận thức, quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề bảo đảm quyền con người, bảo đảm bình đẳng về giới, bình đẳng giữa mọi tầng lớp trong xã hội
Đối với vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 26: “1 Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới 2 Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội 3 Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” Phát huy những thành tựu, giá trị thu được
từ quá trình triển khai, thực hiện những bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm
2013 tiếp tục đề cao sự bình đẳng giữa nam và nữ, bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong xã hội, ngăn chặn việc phân biệt đối xử về giới Về chế độ hôn nhân và gia đình nhà nước công nhận quyền kết hôn, ly hôn ở cả nam và nữ theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Những nội dung liên quan đến hôn nhân và gia đình, liên quan đến bảo hộ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em cũng được chú trọng đến
Như vậy, có thể thấy sự quan tâm đặc biệt của hệ thống chính trị nước ta đối với vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em Rõ ràng với vị thế là những đối
Trang 23tượng yếu thế trong phần lớn những mối quan hệ xã hội hiện đại, việc phụ nữ và trẻ
em được Nhà nước bảo vệ, quan tâm, tạo mọi điều kiện để phát triển, học tập, lao động khẳng định vị thế của bản thân so với phần còn lại của thế giới là điều vô cùng đúng đắn, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta cũng như xu hướng phát triển chung của thế giới
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của mình; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau,…Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo
hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em
Đối tượng điều chỉnh của Luật HN&GĐ năm 2014 là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, bao gồm quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng giữa cha mẹ, con cái và giữa những người thân khác trong gia đình16 Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân
và gia đình, theo đó, yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một đặc điểm trong quan hệ HN&GĐ, các quyền và nghĩa vụ HN&GĐ bền vững lâu dài, không mang tính chất đền bù ngang giá, gắn liền với nhân thân các chủ thể, không thể chuyển giao được cho bất kỳ ai
Như vậy, đặc trưng của Luật HN&GĐ chính là việc điều chỉnh hai mối quan
hệ, đó là quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ kết hôn giữa nam nữ với nhau, dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng Còn quan
hệ gia đình là quan hệ giữa các cá nhân có mối quan hệ huyết thống nuôi dưỡng với nhau như giữa cha mẹ với con giữa ông bà với cháu Những chủ thể này có mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản đặc biệt gắn bó với nhau, không thể tách rời, không thể chuyển giao cho chủ thể khác được17 Trong những mối quan hệ này, có
16Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Hồng Đức,
17 Ngô Thị Hường, Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Mừng (2020), Hướng dẫn học tập và tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.Lao động,
Trang 24hai nhóm đối tượng chính luôn cần được bảo vệ và quan tâm, đó là phụ nữ và con Như đã đề cập ở trên, phụ nữ và con là những nhóm đối tượng yếu thế trong phần lớn những mối quan hệ xã hội, và quan hệ hôn nhân gia đình cũng không là ngoại
lệ Thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con, bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình chính là những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được Nhà nước thừa nhận và quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014, dựa trên nền tảng là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên cơ sở đó, việc pháp luật quy định những nội dung để bảo vệ quyền của phụ nữ và con trong các vụ án ly hôn
là điều hoàn toàn hợp lý và vô cùng cần thiết
1.1.3 Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ
em khi ly hôn
Tư tưởng bảo vệ phụ nữ và trẻ em được ghi nhận đầu tiên vào đầu thế kỷ XVIII trong bản tuyên ngôn của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, tuy nhiên trong lúc đó pháp luật chưa có cơ chế bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và vẫn đặt người phụ nữ vào trình trạng không bình đẳng với nam giới
Theo Liên Hợp Quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng nhiều điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ về quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung do đó, Bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước nhằm hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Vấn đề đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ đã sớm được pháp luật quốc tế cụ thể hóa và ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người Ngay từ khi mới thành lập, Liên hiệp quốc đã xác định rõ mục tiêu hành động của họ là phấn đấu thực hiện việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ Cụ thể, trong Điều 1
Hiến Chương Liên hiệp quốc: “… Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền
con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” Quyền bình đẳng này tiếp tục được phát
Trang 25triển và khẳng định trong Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948:
“Mọi người được hưởng các quyền tự do cơ bản nêu trong Tuyên ngôn này, không
có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da giới tỉnh tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác” Những Văn kiện quốc tế khác, trong một mức độ nhất định, đều để cập
đến vấn đề quyền con người của phụ nữ Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội – văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị, Công ước Giơ ne –
vơ 1949 về việc bảo vệ thường dân trong chiến tranh, Tuyên ngôn Viên và chương trình hành động 1993; Công ước về các quyền chính trị của người phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn 1957, Tuyên ngôn về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1967 Thêm vào đó, ngày 10/12/1979, Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử (CEDAW) của Hội đồng Liên hiệp quốc đã được thông qua Đây là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đáp ứng được những yêu cầu khách quan trọng việc bảo vệ các quyền con người của phụ nữ Bằng việc chỉ ra những lĩnh vực cụ thể có sự phân biệt đối xử với phụ
nữ như HN&GĐ, dân sự CEDAW đã đưa ra những quy phạm riêng áp dụng cho phụ nữ nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ
“Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối với người phụ nữ trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình và đặc biệt phải đàm bảo trên cơ sở bình đẳng nam nữ”
Kể từ những năm 1920, vấn đề trẻ em đã được cộng đồng quốc tế quan tâm thảo luận Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, tương tự như
người phụ nữ, trẻ em cũng là đối tượng được xã hội quan tâm sâu sắc: “Bà mẹ và
trẻ em được bảo đảm chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt Tất cả mọi trẻ em, dù trong hay ngoài giá thú phải được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau” Sau 10 năm soạn thảo
từ 1979 đến 1939, Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/11/1989 là một văn kiện pháp lý quan trọng chuyên biệt bảo vệ các quyền của trẻ em Với bốn nguyên tắc cơ bản được lấy làm cơ sở để các quốc gia thực hiện việc bảo vệ quyền trẻ em: (1) Không phân biệt đối xử; (2) Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em; (3) Quyền được sống tồn tại và phát triển; (4) Trẻ em có quyền được nêu ý kiến Những nguyên tắc này là nền tảng căn bản để pháp luật Việt
Trang 26Nam lấy đó làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của trẻ em nói riêng và phát triển lên trở thành bảo vệ quyền lợi của người con khi cha mẹ ly hôn.Bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ và trẻ em trong quan hệ nhân thân khi ly hôn
1.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em khi giải quyết ly hôn
1.2.1 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong quan hệ nhân thân khi
ly hôn
1.2.1.1 Bảo vệ quyền tự do ly hôn
Thứ nhất, Người vợ thực hiện quyền yêu cầu ly hôn
Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của người vợ hoặc chồng để đảm bảo cho họ có quyền chấm dứt đời sống vợ chồng khi mục đích của cuộc hôn nhân
đó đã không còn đạt được Quyền ly hôn khác với quyền yêu cầu ly hôn Quyền yêu cầu ly hôn không phải quyền tự nhiên mà vợ chồng có được thông qua việc thực hiện quyền ly hôn của mình trước Tòa án và chỉ có được khi các chủ thể có yêu cầu
và thực hiện đúng các thủ tục luật định18
Bảo vệ quyền tự do ly hôn xuất phát từ một nguyên tắc Hiến định Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” Đây là cơ sở đầu tiên và rất quan trọng để đảm bảo cho việc bảo vệ quyền tự
do ly hôn của người vợ Dựa trên cơ sở đó, quyền tự do ly hôn được cụ thể hóa tại Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” Thêm vào đó, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành đã ghi nhận cho phép người vợ yêu cầu ly hôn trong một số trường hợp cụ thể:
Một là, người vợ được quyền cùng với người chồng thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn Trong trường hợp này, hai vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn, cùng nhau đi đến thỏa thuận thống nhất trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
18 Trần Thị Lịch (2019), Bàn về quyền yêu cầu ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 21, tr 01-04
Trang 27giáo dục con cái, phân chia tài sản hay các nghĩa vụ trả nợ (nếu có) Ở đây quyền yêu cầu ly hôn của người vợ đã được pháp luật ghi nhận tại Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014
Hai là, người vợ được quyền đơn phương ly hôn Trong trường hợp này, pháp luật ghi nhận quyền yêu cầu ly hôn xuất phát từ phía người vợ, cụ thể trong những trường hợp sau đây:
* Trường hợp người vợ chứng minh được người chồng vi phạm quyền và nghĩa vụ làm chồng hoặc người chồng có hành vi bạo lực đối với vợ, dẫn tới hôn nhân không đạt được mục đích, pháp luật cho phép người vợ được quyền yêu cầu ly hôn Các hành vi bạo lực trong trường hợp này đã được quy định cụ thể trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc thực hiện các hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Cưỡng ép quan hệ tình dục…
* Trường hợp vợ chồng cùng thuận tình ly hôn, nhưng người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, pháp luật không cho phép giải quyết thuận tình ly hôn Tuy nhiên, người vợ vẫn muốn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì phải thực hiện thủ tục “đơn phương ly hôn” Sau khi xét thấy ly hôn là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người vợ, Tòa án sẽ giải quyết cho người vợ đơn phương ly hôn
* Trường hợp người chồng bị Tòa án tuyên bố là mất tích, người vợ được thực hiện quyền yêu cầu ly hôn Sự kiện pháp lý khác trở thành điều kiện tiên quyết trong trường hợp này Trường hợp người chồng mất tích, người vợ phải một mình vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, tự mình đảm bảo đời sống và chăm sóc con cái (nếu có), không có ai cùng san sẻ gánh nặng kinh tế, có chỗ dựa về tinh thần Do đó, quy định này của Luật HN&GĐ 2014 đã tạo điều kiện cho người vợ đảm bảo về mặt pháp lý để giải quyết các hậu quả phát sinh từ việc ly hôn, giúp họ
có một cuộc sống mới, tạo lập hạnh phúc gia đình mới
Thứ hai, Cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người vợ thực hiện quyền yêu cầu ly hôn
Trang 28Ghi nhận quyền yêu cầu ly hôn của chủ thể khác ngoài vợ, chồng là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, Khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”
Để bảo đảm và đồng nhất về mặt pháp lý để các chủ thể có căn cứ và dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
đã quy định rõ tại Điều 186 và Điều 187 về quyền khởi kiện vụ án dân sự, cụ thể:
“Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình”
Tuy nhiên, để những chủ thể theo quy định của Điều 51 Luật HN&GĐ có quyền yêu cầu ly hôn, trường hợp này phải thỏa mãn cả ba điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất, người vợ phải bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Để chứng minh được tình trạng bệnh của người vợ, cần phải có kết luận giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định được thành lập theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012
Điều kiện thứ hai, người vợ phải là nạn nhân của bạo lực gia đình Có nghĩa
là, phải có hành vi bạo lực của người chồng của chính người người vợ bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác Việc xác định bạo lực gia đình để làm căn cứ cho cá nhân ngoài người vợ có quyền ly hôn cần được chứng minh bằng nhân chứng hoặc văn bản xác nhận có hành vi bạo lực gia đình (Như biên bản xử lý hành chính đối với người chồng có hành vi bạo lực)
Điều kiện thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người chồng gây ra bạo lực gia đình và việc đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người vợ Để chứng minh được điều kiện này, thiết nghĩ cần phải dựa trên kết luận giám định pháp y thương tích, qua đó kết luận rằng những thương tích
Trang 29của người vợ là kết quả của hành vi bạo lực gây ra và vì những thương tích đó mà tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người vợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng19
1.2.1.2 Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn
Sinh con là chức năng sinh học tự nhiên không thể thay thế được đối của người phụ nữ với tư cách làm mẹ, đó cũng là thiên chức cao quý và thiêng liêng nhất Việc thực hiện chức năng đó không chỉ vì lợi ích của riêng người mẹ, mà còn
vì lợi ích giống nòi của cả gia đình, dòng họ và quốc gia, dân tộc Do vậy, quyền làm mẹ luôn được quan tâm bảo vệ ở mọi thời đại và trong mọi lĩnh vực Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành ghi nhận việc bảo vệ quyền làm mẹ khi ly hôn thể hiện trong những trường hợp như sau:
Một là, Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Có lẽ chỉ những người phụ nữ mới thấu cảm được nỗi đau đớn, vất vả của người mẹ khi mang thai và sinh con “Mang nặng, đẻ đau” và chịu đựng bao khó nhọc, nguy hiểm trong cả quá trình đó cùng nhau đánh đổi bằng sức khỏe của chính người mẹ về sau để thực hiện thiên chức làm mẹ Trong khi đó, việc ly hôn có tác động rất lớn cả về vật chất và tinh thần đối với người vợ Điều đó có thể khiến họ không đảm bảo sức khỏe để mang thai và sinh con an toàn20 Do vậy, việc pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ trong trường hợp này là rất cần thiết và có ý nghĩa Thể hiện ở việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng tại quy định ở Điều 51 Luật HN
và GĐ năm 2014: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người
vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”
Bên cạnh đó, pháp luật cũng ghi nhận việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Thực tế thì việc quy định như vậy không chỉ bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ mà còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả đối với đứa trẻ đang trong những tháng năm đầu đời Bảo đảm cho người vợ cả về
19Nguyễn Văn Cừ (2020), Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Số 11, tr 38-45
20 Nguyễn Văn Cừ (2015), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 30vật chất và tinh thần để nuôi con nhỏ, cũng chính là tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Hai là, Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi xem xét các trường hợp ly hôn
Để hiểu rõ được vấn đề này, cần phân tích một số khía cạnh cụ thể trong các trường hợp ly hôn
* Trong trường hợp thuận tình ly hôn, Luật HN&GĐ tại Điều 55 có quy định một trong những điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là các thỏa thuận của vợ, chồng phải “dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con” Khi cả vợ, chồng cùng nhận thấy việc ly hôn là cần thiết Họ cùng nhau yêu cầu Tòa
án giải quyết việc ly hôn và cùng đồng thuận về việc giải quyết các hậu quả của việc ly hôn Và tất cả những thỏa thuận đó cần phải thật sự bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cả người vợ và con - những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội Do vậy, có thể hiểu dù người vợ cũng đồng nhất quan điểm phân chia tài sản hay những quyền và nghĩa vụ khác, nhưng nếu Tòa án nhận thấy việc thỏa thuận như vậy quyền lợi của người vợ và con không được đảm bảo, có thể dẫn tới những khó khăn nhất định cho họ sau khi ly hôn hoặc ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện quyền làm
mẹ hay cho sự phát triển của con cái, thì Tòa án cũng không quyết định công nhận thuận tình ly hôn Trong trường hợp này, quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn được đã được ghi nhận, bảo vệ
* Xem xét bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong trường hợp đơn phương
ly hôn Đối với trường hợp này pháp luật hôn nhân và gia đình đã có những quy định cụ thể và đảm bảo quyền lợi của người vợ Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ ràng về các trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên tại Điều 56 Vậy tại sao có thể khẳng định được quyền làm mẹ được bảo vệ trong trường hợp này? Như
đã nói ở trên, làm mẹ là thiên chức thiêng liêng cao quý nhất của người phụ nữ Bảo
vệ quyền làm mẹ chính là việc bảo đảm môi trường tốt nhất có thể cả về vật chất và tinh thần để người phụ nữ có thể thực hiện chức năng sinh con, sau đấy là việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái Đặt một tình huống rằng người vợ đang mang thai, nhưng người chồng lại không quan tâm, chăm sóc vợ lại có hành vi đánh đập vợ khi uống rượu say dẫn tới người vợ bị “dọa sảy thai”, thường xuyên chửi mắng vợ mang thai
Trang 31chỉ biết ở nhà nghỉ ngơi, không chia sẻ gánh nặng kinh tế cho chồng Trong tình huống này, mục đích hôn nhân không còn đạt được, quan trọng hơn người vợ lại đang mang thai, hành vi của người chồng không những ảnh hưởng xấu đến tinh thần của vợ mà còn đe dọa đến sự sinh trưởng của thai nhi trong bụng mẹ Vậy giải thoát khỏi cuộc hôn nhân đó là một cách thức để bảo vệ cho em bé còn trong bụng mẹ, bảo đảm cho quyền làm mẹ của người vợ Hay như trong trường hợp người chồng
đã bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc ghi nhận quyền yêu cầu ly hôn của người vợ chính là để đảm bảo cho quyền nhân thân của người vợ để tham gia quan hệ kết hôn mới, có điều kiện được làm mẹ
* Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu giải quyết việc ly hôn Khi người vợ bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến tình trạng mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và đồng thời bị chồng bạo hành thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn để bảo
vệ quyền lợi của người vợ Xét về khía cạnh pháp luật, người vợ trong trường hợp này vẫn có đầy đủ quyền làm mẹ, có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thăm nom con cái Do vậy, quyền làm mẹ của người vợ trong trường hợp này vẫn được pháp luật bảo đảm
Hai là, Bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ trong việc giải quyết quan hệ đối với con khi ly hôn
Khi ly hôn, ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái luôn là vấn đề được quan tâm giải quyết hàng đầu Pháp luật đảm bảo và tôn trọng thỏa thuận của vợ, chồng
về việc ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Việc thỏa thuận này dựa trên ý chí, nguyện vọng chung của hai vợ chồng có dựa trên cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho người con Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, Tòa án sẽ phân
xử xem ai được quyền nuôi con dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con dựa trên các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của hai bên vợ, chồng Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, việc phân định người trực tiếp nuôi con cần xem xét đến nguyện vọng của người con (Theo Khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014), thể hiện sự tôn trọng nguyện vọng của trẻ, không áp đặt, tạo điều kiện tốt hơn cho đời sống của
Trang 32người con sau khi cha mẹ ly hôn Vậy quyền làm mẹ trong việc giải quyết quan hệ đối với con khi ly hôn được ghi nhận như thế nào?
- Quyền được trực tiếp nuôi con của người mẹ Pháp luật ghi nhận người vợ
và chồng sau ly hôn bình đẳng với nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có tài sản để tự nuôi mình (Theo Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ 2014) Như vậy, quyền làm mẹ đối với người con sau ly hôn đã được ghi nhận Thêm vào đó, quyền làm mẹ còn được ghi nhận thể hiện ở sự ưu tiên trong việc trực tiếp nuôi con Khoản 3 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định người
mẹ được ưu tiên trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi Trẻ em dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ là người có điều kiện chăm sóc nhất, gần gũi nhất với đứa trẻ, trong nhiều trường hợp không người thân thích nào có thể thay thế được vai trò của người mẹ Với đặc điểm sinh lý của đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi, đặc biệt là ở những tháng đầu sau sinh, có lẽ chỉ có người mẹ “dứt ruột đẻ ra” đứa trẻ ấy mới có thể toàn tâm, toàn ý, chăm nom, lo lắng và luôn dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất Thực tế cho thấy, ngay cả với những trường hợp người con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên, thông thường người mẹ vẫn được ưu tiên hơn, bởi sự cân nhắc ở nhiều góc
độ từ việc đảm bảo kinh tế để nuôi dạy con cái, đến việc dành thời gian quan tâm, chăm sóc cho sức khỏe, tâm sinh lý của con ngay từ khi còn bé21
Trong trường hợp người vợ là người trực tiếp nuôi con, pháp luật cũng cho phép người vợ được quyền yêu cầu người chồng tôn trọng quyền được nuôi con của mình, quyền con được sống chung với mẹ và yêu cầu người chồng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Theo Điều 83 Luật HN&GĐ năm 2014) Đây cũng là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000, tạo
cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mẹ được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Thực tế cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng trong nhiều trường hợp không được đầy đủ Khiến cho người vợ sau ly hôn phải chịu gánh nặng tài chính Do vậy, pháp luật ghi nhận như vậy có vai trò rất quan trọng đối với người vợ, đặc biệt đối với người mẹ đang trong thời kỳ đầu nuôi
21 Trương Như Thuỷ (2021), “Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về quyền nuôi con
và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Toà án nhân dân Số 12, tr 25-30
Trang 33con22 Cùng với đó, nếu người chồng lạm dụng việc thăm nom để cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người vợ thì người vợ
có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng
- Bảo vệ quyền làm mẹ trong trường hợp mẹ không trực tiếp nuôi con Mặc
dù không được trực tiếp nuôi con, pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn có những quy định đảm bảo quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn Đó chính là thông qua việc cấp dưỡng và thực hiện quyền thăm nom con Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 có ghi nhận “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở” Quy định này có ý nghĩa
to lớn trong việc bảo đảm quyền làm mẹ của người vợ không được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Bảo đảm quyền làm mẹ thông qua quy định yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn Trong trường hợp có những thay đổi nhất định, cha, mẹ thống nhất thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc người cha không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, làm ảnh hưởng đến lợi ích của con, người mẹ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con Tòa án sẽ dựa trên thực tế và căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo cho lợi ích của người con Thêm vào đó, Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định mới
so với luật cũ khi quy định người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,
cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con Quy định như vậy là rất cần thiết Bởi sau khi ly hôn, người mẹ có thể xây dựng cuộc sống mới ở xa, không nắm bắt được việc chăm sóc, nuôi dạy con của người cha Các cơ quan kể trên và những người thân thích có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin hơn, qua đó họ thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, để đảm bảo quyền lợi của người con và cả quyền làm
mẹ của người vợ sau ly hôn23
22 Phạm Thị Bích Hảo (2021), “Tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 1+2, tr 71-73
23 Nguyễn Văn Cừ (2015), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 341.2.2 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ tài sản khi ly hôn
1.2.2.1 Bảo vệ quyền lợi của vợ trong nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn
Vấn đề về tài sản là một trong những vấn đề quan trọng trong hôn nhân và khi ly hôn Đây cũng là vấn đề phát sinh nhiều tranh chấp khi ly hôn Do vậy, pháp luật cũng cần có những quy định để bảo vệ quyền lợi về tài sản của người vợ khi ly hôn Nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, có thể chia ra những trường hợp sau đây để thấy được pháp luật đã ghi nhận và bảo vệ quyền đối với tài sản của người vợ ly hôn
Một là, Trường hợp khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cho vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận Qua đó, ghi nhận quyền sở hữu tài sản của người vợ trong thời kỳ hôn nhân và cả khi ly hôn
(i) Bảo vệ quyền đối với tài sản của người vợ qua nguyên tắc chia tài sản khi
ly hôn Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về nguyên tắc chung chia tài sản tại Điều
59 Theo đó, khi ly hôn tài sản chung được chia đôi cho hai bên vợ, chồng trên cơ
sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ (Khoản 5 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014) Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền lợi của người vợ, khi phân chia tài sản, pháp luật quy định cần xem xét đến các yếu tố khác Cụ thể:
- Khi chia tài sản chung cần xem xét đến hoàn cảnh gia đình của hai bên vợ, chồng Căn cứ vào hoàn cảnh gia đình thực tế, Tòa án đưa ra những quyết định trên
cơ sở bảo đảm cho quyền lợi của người vợ Ví dụ như, sở hữu chung của vợ chồng
có một ngôi nhà nhỏ, xét đến hoàn cảnh khó khăn của người vợ khi ly hôn, nếu thực hiện theo nguyên tắc chia tài sản số tiền người chồng thanh toán cho người vợ sẽ không đủ để người vợ tạo lập một nơi ở mới, do đó Tòa án có thể tuyên ngăn đôi ngôi nhà để người vợ được quyền sở hữu một nửa ngôi nhà, bảo đảm quyền lợi cho người vợ
- Khi chia tài sản phải tính đến công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Quy định như vậy rất quan trọng và thể hiện tính công
Trang 35bằng khi phân chia Công bằng ở đây không có nghĩa là cào bằng, tức là cần xem xét một cách công tâm nhất việc họ đóng góp khi tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, để quyết định phần họ được hưởng khi ly hôn Vì trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều trường hợp mặc dù là tài sản của vợ chồng được thừa kế hoặc tặng cho, là tài sản chung, nhưng người chồng lại không góp phần duy trì, phát triển khối tài sản đó trong khi người vợ chăm chỉ lao động, chăm lo cho gia đình và góp công sức duy trì và phát triển khối tài sản đó Nếu chỉ áp dụng nguyên tắc chia đôi cho cả hai vợ chồng trong trường hợp này, quyền lợi của người vợ sẽ không được đảm bảo
Thêm vào đó, Luật HN&GĐ đã coi công sức của người vợ lao động trong gia đình là lao động có thu nhập (Theo điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014) Với truyền thống các nước phương Đông nói chung và nước ta nói riêng, nhiều trường hợp người vợ chấp nhận hy sinh công việc có thu nhập của mình để ở nhà chăm sóc gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho người chồng phát triển sự nghiệp của mình Đây chính là điều kiện, yếu tố quan trọng tạo dựng được khối tài sản chung lớn cho gia đình Bởi vậy, khối tài sản chung này phải được thừa nhận là được xây dựng bằng công sức đóng góp của cả hai vợ chồng Vì nếu người vợ không lo lắng chu toàn mọi việc trong gia đình nhỏ ấy, liệu người chồng có đạt được thành công đến vậy? Do vậy, việc pháp luật quy định như trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của người vợ đối với tài sản khi ly hôn
- Khi phân chia tài sản còn xem xét dưới khía cạnh bảo vệ chính đáng quyền lợi của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động, tạo thu nhập Đây là quy định hợp lý, bảo vệ quyền lợi của người
vợ trong một số trường hợp nhất định khi mà việc chia đôi tài sản chung gây ảnh hưởng hệ trọng đến việc sản xuất, kinh doanh của người vợ tạo lập riêng Ví dụ như khi hai vợ chồng ly hôn, tài sản chung bao gồm bất động sản, trong đó trên diện tích đất chung của vợ chồng, người vợ đã tự xây dựng một quán ăn riêng, quán ăn khi xây dựng đã được thiết kế đặc biệt và mất nhiều thời gian để hoàn thành, việc kinh doanh của quán tốt, lượng khách ổn định Việc phân chia đôi bất động sản trong trường hợp này gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng Quyền lợi của
Trang 36người vợ trong trường hợp này có thể bị ảnh hưởng Do vậy, việc pháp luật quy định như trên là hợp lý24
Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 còn ghi nhận một vấn đề mới, góp phần bảo vệ quyền lợi của người vợ hơn khi chia tài sản Điểm d Khoản 2 Điều 59 quy định chia tài sản vợ chồng khi ly hôn cần xem xét đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng Ta có thể tự vấn rằng: Trong khi người vợ vẫn luôn chăm sóc chu toàn cho gia đình của mình, nếu như người chồng không vi phạm quyền, nghĩa vụ của mình, khiến đời sống hôn nhân khủng hoảng không thể cứu vãn, liệu có dẫn đến việc ly hôn không? Nếu như đời sống hôn nhân còn được duy trì, khối tài sản chung ấy vẫn có khả năng phát triển hơn nữa Vậy công bằng mà nói, xem xét yếu tố lỗi ở đây góp phần đảm bảo quyền lợi cho người
vợ khi chính người chồng là người đã không muốn duy trì cuộc hôn nhân đó thể hiện bằng hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ, chồng
(ii) Bảo vệ quyền đối với tài sản của vợ trong quan hệ với bên thứ ba Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ 2014 so với luật cũ trước đây Theo quy định tại Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2014, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng bao gồm: “Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung ” Có thể hiểu trong trường hợp người vợ không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ chung nói trên, người chồng có nghĩa vụ phải thực hiện Thêm vào đó, pháp luật cũng có quy định nếu người chồng xác lập và thực hiện giao dịch với người thứ ba mà không vì nhu cầu của gia đình thì người vợ không phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện Quy định như vậy đã bảo vệ khá tốt quyền lợi của người
vợ Bởi thực tế đời sống, có rất nhiều trường hợp người chồng thực hiện những khoản vay không vì nhu cầu của gia đình, không thông qua sự bàn bạc với người vợ nhưng người thứ ba thường yêu cầu người vợ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của người vợ hơn nữa, pháp luật cũng
24 Đào Thanh Huyền (2018), “Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội
Trang 37quy định nếu người chồng có nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật thì phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình25
(iii) Bảo vệ quyền đối với tài sản của người vợ trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình Trước đây việc phân chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình khá phức tạp Việc pháp luật không quy định về trường hợp này dẫn tới khi ly hôn, quyền lợi của người vợ đối với tài sản trong khối tài sản chung đó khó mà được bảo vệ Cho đến khi Luật HN&GĐ năm
2000 sau đó là Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, vấn đề này mới được ghi nhận, qua đó tạo ra căn cứ pháp lý để quyền lợi của người vợ được bảo đảm, cụ thể tại Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2014 chia thành hai trường hợp:
- Trong trường hợp tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì người vợ được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của người vợ vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ, chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo nguyên tắc chia tài sản chung đã phân tích ở trên
(iv) Bảo vệ quyền đối với tài sản của người vợ trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ
về phân chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh Đây là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó ghi nhận quyền sở hữu của vợ hoặc chồng đối với tài sản chung mà vợ hoặc chồng đưa vào kinh doanh sản xuất và họ có nghĩa vụ thanh toán cho bên còn lại phần giá trị mà họ được hưởng Quy định như vậy góp
25 Lương Hải Anh (2016), “Giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân quận Ba Đình thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội
Trang 38phần bảo đảm quyền lợi cho cả 2 bên vợ, chồng và giúp các bên ổn định sản xuất kinh doanh để không bị ảnh hưởng bởi việc ly hôn
Hai là, Trường hợp khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những quy định rõ ràng về áp dụng chế độ tài sản, theo đó vợ, chồng có thể lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận Có thể thấy rằng việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản sẽ góp phần bảo đảm quyền lợi đối với tài sản của cả hai bên vợ, chồng khi ly hôn Theo quy định của pháp luật thì thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (Theo Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014) Nội dung thỏa thuận phải được xác lập đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2014 Sau khi hoàn thiện đầy đủ thủ tục, chế độ tài sản theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn Thông qua thỏa thuận đó, tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng được xác định rõ ràng Qua đó xác định được quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và các giao dịch có liên quan
Như vậy, với việc ghi nhận quyền thỏa thuận áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận, việc định liệu tài sản vợ, chồng từ trước khi kết hôn không những đảm bảo cho quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của cả hai bên vợ, chồng mà còn thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với ý chí về tài sản của vợ, chồng và cũng là cách ứng xử công bằng, văn minh và tiến bộ cho cả hai bên
1.2.2.2 Bảo vệ quyền sở hữu của người vợ khi ly hôn
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp phân chia quyền
sử dụng đất Ngoài việc ghi nhận bảo đảm quyền sử dụng đất của người vợ khi ly hôn dựa trên những nguyên tắc chia tài sản đã phân tích nêu trên, pháp luật hôn nhân và gia đình đã ghi nhận và bảo vệ quyền lợi của người vợ đối với quyền sử dụng đất từ trong thời kỳ hôn nhân Theo đó, ghi nhận quyền sử dụng đất có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (Trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng) và phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng ghi tên cả hai
vợ chồng (Điều 33 và Điều 34 Luật HN và GĐ năm 2014) Thực tiễn đời sống, xảy
ra nhiều trường hợp người chồng thực hiện những giao dịch liên quan đến quyền sử
Trang 39dụng đất nhưng không thông qua người vợ, khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cũng chỉ đứng tên người chồng Dẫn đến khi ly hôn, người chồng coi
đó là tài sản riêng, quyền sở hữu tài sản đối với quyền sử dụng đất không được bảo đảm Do vậy, việc ghi nhận như trên góp phần bảo vệ quyền lợi của người vợ đối với quyền sử dụng đất khi ly hôn Không chỉ vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình còn tạo ra cơ chế bảo vệ cho quyền lợi của người vợ chặt chẽ hơn khi quy định nếu người chồng không chứng minh được tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng thì sẽ coi đó là tài sản chung (Khoản 3 Điều 33 Luật HN và GĐ năm 2014) Ngoài ra, quyền lợi của người vợ còn được bảo vệ thông qua quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật HN và GĐ năm 2014: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa
vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi”
Theo nội dung Án lệ số 03/2016/AL về vụ án ly hôn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất
đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất” Trong trường hợp này quyền sử dụng đất được tặng cho là tài sản chung của vợ chồng và khi chia tài sản khi ly hôn phải xem công sức đóng góp của vợ, chồng vào tài sản chung đó
Không chỉ vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình còn có những ghi nhận bảo đảm cho người vợ được sở hữu tài sản riêng của mình và cả những tài sản riêng đã
bị sáp nhập hay trộn lẫn giữa tài chung Khoản 4 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ,
Trang 40chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”
1.2.2.3 Bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ sau ly hôn
Sau khi kết hôn, vợ chồng thường cùng chung sống và tạo lập một chỗ ở nhất định Họ có thể ở tại ngôi nhà riêng mà một trong hai bên đã có trước hôn nhân hay cùng nhau tạo lập nhà riêng, chung sống cùng gia đình một trong hai bên hoặc đối với những cặp vợ chồng chưa có điều kiện xây dựng nhà riêng cho mình thì thường
sẽ thuê nhà ở Khi ly hôn, vấn đề phân chia tài sản đặt ra cũng có thể bao gồm cả việc phân định chỗ ở Do đó pháp luật cũng cần xem xét việc bảo vệ quyền lợi của người vợ đối với chỗ ở khi ly hôn để nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi ly hôn của họ được thuận lợi hơn Để thấy được sự bảo đảm của pháp luật đối với vấn đề nhà ở của người vợ trong việc phân chia nhà ở khi ly hôn, ta có thể xem xét thông qua các trường hợp sau:
Thứ nhất, Trường hợp nhà ở là tài sản chung của vợ chồng
Trong đời sống văn hóa Việt, nhà ở không chỉ là nơi mọi thành viên trong gia đình cùng sinh sống, mà nó còn là nơi gắn bó với những tình cảm, những thăng trầm của cuộc sống gia đình Sau khi ly hôn, việc bảo đảm cuộc sống cho người vợ trong đó có nơi ở là vô cùng quan trọng Đặc biệt đối với người vợ phải nuôi con, được ưu tiên ở tại ngôi nhà đó sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho sự trưởng thành của con cái Khi ly hôn, nhà ở là tài sản chung của vợ chồng, việc phân chia sẽ tuân thủ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 đã được phân tích ở trên Tuy nhiên tại Điều luật này đã ghi nhận việc ưu tiên bảo đảm cho quyền lợi của người vợ hơn khi quy định một trong những nguyên tắc khi phân chia
là phải “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”
Thứ hai, Trường hợp nhà ở là tài sản riêng của người chồng
Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều trường hợp ngay sau khi ly hôn người vợ thường bị yêu cầu chuyển ra khỏi nhà khiến họ gặp khó khăn trong ổn định cuộc