Một trong những cơ sở quan trọng để quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên thực tế đó chín
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA CON – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT
HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 8
1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật 8
1.1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con 8 1.2 Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật 9
2 Khái niệm, đặc điểm của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 15
2.1 Khái niệm bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 15 2.2 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 17
3 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 20
4 Sơ lược pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ năm 2000 đến nay 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA CON SINH RA BẰNG KỸ THUẬT
HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HOÀN THIỆN 26
1 Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con thông qua cơ chế xác định cha, mẹ cho con 26
1.1 Quy định của pháp luật 26 1.2 Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện 31
2 Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con thông qua quy định các điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 44
2.1 Quy định của pháp luật 44 2.2 Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện 54
3 Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con thông qua các quy định đảm bảo quyền được sống và phát triển toàn diện của con 59
3.1 Quy định của pháp luật 59 3.2 Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện 64
Trang 24 Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con thông qua chế tài xử lý hành
vi vi phạm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con 65
4.1 Quy định của pháp luật 65
4.2 Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 84
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định
về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo (sửa đổi bởi Nghị định số: 98/2016/NĐ-CP và Nghị định số: 155/2018/NĐ-CP)
Fertilization)
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm gắn bó những con người bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản Đối với mỗi người con, gia đình còn được xem là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách Gia đình Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn được xây dựng trên nền tảng đạo đức và truyền thống tốt đẹp, thể hiện bằng
sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên Ở góc độ pháp lý, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam1 đòi hỏi các thành viên trong gia đình
có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; đảm bảo thực hiện quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con, em, cháu Trong đó, sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha
mẹ đối với con không chỉ hàm chứa những ứng xử thường tình mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của đấng sinh thành: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân
có ích cho xã hội…”2 Maria Montessori – nhà giáo dục người Ý từng nói: “Trẻ nhỏ vừa
là hy vọng vừa là lời hứa hẹn của nhân loại.” Mỗi cá thể được sinh ra là một “hạt mầm” của xã hội trong tương lai Do đó, chỉ khi bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của con hôm nay thì mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của xã hội mai sau Xuyên suốt hành trình phát triển của con, từ khi con sinh ra đến lúc trưởng thành, có khả năng lao động và có tài sản để tự nuôi mình, pháp luật xác định cha mẹ trước tiên là người đồng hành, bảo vệ con Luật xác định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha
mẹ đối với con trên nguyên tắc không phân biệt quan hệ cha mẹ - con phát sinh từ sự kiện sinh, sự kiện nhận nuôi con nuôi hay sự kiện sống chung (giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng); không phân biệt cha, mẹ có hay không có hôn nhân; khi quan hệ nhân thân của cha mẹ đang tồn tại hay chấm dứt (chấm dứt do ly hôn, hủy hoặc không được công nhận quan hệ vợ chồng)
Tiếp cận từ góc độ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm) va mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã có những quy định mang tính nhân văn trong việc bảo vệ quyền của con được sinh ra Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn cơ bản đã đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với văn bản pháp luật có liên quan, như BLDS, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, BLHS ; tạo cơ chế pháp lý minh bạch, rõ ràng hơn cho việc xác định quan hệ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ - quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con Song, với
sự thay đổi không ngừng của xã hội, các quy phạm pháp luật cụ thể hóa trách nhiệm,
1 Khoản 3 Điều 1, khoản 2 Điều 12, khoản 1 Điều 14, Điều 68, Điều 69, Điều 71, Điều 78, Điều 79, Điều 81- Điều
87, Điều 88 đến Điều 94, Điều 10, Điều 102, Điều 128, Điều 103 đến Điều 106 Luật HN&GĐ năm 2014
2 V.L Lê Nin (1972), V.L Lê Nin toàn tập, (30), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 473
Trang 5nghĩa vụ chủ thể thực hiện nhằm đảm bảo quyền của con sinh ra từ những phương pháp trên chưa theo kịp thực tiễn, vẫn còn thiếu khuyết cần có sự tháo gỡ kịp thời Làm sao
để quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được bảo vệ một cách trọn vẹn nhất? Đã có không
ít tác giả, nhóm tác giả thể hiện sự lưu tâm đến vấn đề này thông qua các công trình nghiên cứu3 Tuy nhiên, những câu trả lời thỏa đáng vẫn còn đang bỏ ngỏ Trong hoàn cảnh đó, việc làm sáng tỏ, giải đáp minh bạch, thuyết phục những vấn đề mà thực tiễn
đã, đang đặt ra là cấp thiết Và đây chính là lý do mà nhóm tác giả chọn đề tài “quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con - tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con - tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” là quyền để con sinh ra được sống,
được phát triển và được bảo vệ Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến vấn đề này
Các nghiên cứu trong nước
Tiếp cận từ góc độ lý luận và thực tiễn với giới hạn phạm vi khác nhau, nhiều tác giả, nhóm tác giả trong nước thực hiện các nghiên cứu liên quan đến quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con nói chung, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nói riêng Điển hình,
có các công trình sau:
- Dương Nguyên Kim (2021), Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha
mẹ và con, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh: Luận văn gồm có
hai phần, trong đó phần một nghiên cứu về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con Tuy không trực tiếp nghiên cứu riêng biệt về quyền của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng ở phần một của luận văn đã cung cấp cơ sở lý luận và pháp lý bao quát về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con; nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khi không trực tiếp nuôi con Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị định hướng nhóm tác giả khi tiếp cận về mặt lý luận của đề tài
- Nguyễn Quỳnh Bảo Trang (2022), Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Khóa luận chuyên ngành Luật Dân sự, Trường Đại học Luật
TP HCM: Đề tài tập trung làm rõ quyền tài sản – quyền thừa kế của con sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Qua công trình, tác giả khẳng định: Quyền thừa kế là một trong những quyền dân sự, đảm bảo cho quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ
3 Các công trình nghiên cứu tiếp cận từ các góc độ của các tác giả, nhóm tác giả được nêu tại mục “Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài”
Trang 6thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện trên thực tế Theo tác giả thì con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cần được thừa nhận quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào việc
đã thành thai trước hay sau khi người để lại di sản chết và không có sự phân biệt về mặt huyết thống di truyền
- Ngô Thị Anh Vân (2018), “Quyền xác định nguồn gốc của con được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 09 (121)/2018
Một trong những cơ sở quan trọng để quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh
ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên thực tế đó chính là việc xác định nguồn gốc của con được sinh ra từ giải pháp này Tác giả bài viết tập trung làm rõ ý nghĩa của quyền được biết nguồn gốc con trong pháp luật Việt Nam, so sánh với xu hướng trên thế giới về mối quan hệ giữa quyền được xác định nguồn gốc của con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với những vấn đề pháp lý khác như cơ sở xác định; quan hệ pháp lý giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con… Bài viết là nguồn tài liệu hữu ích để nhóm nghiên cứu tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
Các nghiên cứu nước ngoài
- H.Colpin, S.Soenen (2002), “Parenting and psychosocial development of IVF children: a follow-up study”, Human Reproduction, Volume 17, Issue 4: Công trình
nghiên cứu so sánh sự khác nhau về mối quan hệ cha, mẹ - con; sự phát triển tâm lý giữa con sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và con sinh ra bằng phương pháp
tự nhiên Ngoài ra, công trình con nghiên cứu sự khác nhau về tâm lý của con trước và sau khi sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm Kết quả mà công trình thu được là nguồn tài liệu quan trọng để nhóm tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định về điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hướng đến sự phát triển toàn diện của con
- Yehezkel Margalit (2012), “To be or not to be (a parent)? – Not Precisely the question; The frozen embryo dispute”, Cardozo Journal of Law & Gender, Vol 18 (355
– 389): Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày và đánh giá hướng giải quyết các tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định cha, mẹ cho con sinh ra từ kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản – phôi đông lạnh thông qua việc thực hiện vai trò làm cha mẹ tại một số tiểu bang Hoa Kỳ Tác giả bài viết đã xem xét tác động của các biện pháp hỗ trợ sinh sản và nhấn mạnh tầm quan trọng của các thỏa thuận ban đầu trong thiết lập tư cách làm cha mẹ Với những lập luận chặt chẽ, tác giả đã cho rằng việc xác lập quan hệ cha mẹ con hợp pháp thông qua sự kiện thụ tinh trong ống nghiệm – phôi lưu giữ - chủ yếu là
do sự thỏa thuận; do vậy, mức độ làm cha mẹ cũng như quyền lợi của con cũng cần được xác định dựa trên văn bản thỏa thuận ban đầu Bằng cách này, các cặp vợ chồng có thể thiết lập một thỏa thuận rằng quá trình thụ tinh có thể tiếp tục mà không cần sự đồng
Trang 7thuận của bên còn lại Giải pháp này giúp xác định được quyền làm cha mẹ hợp pháp đối với con sinh ra từ phôi đông lạnh, từ đó bảo vệ được quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con trong các tranh chấp phát sinh
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã thể hiện khá sinh động và hiện thực về pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở phạm vi trong và ngoài nước Trong các công trình nghiên cứu đã nêu:
(i) Có công trình mang định hướng về quyền con người đặt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền - trong đó hoạt động thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những nội dung bảo vệ quyền con người, là cơ sở lý luận quan trọng định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
(ii) Có công trình giới hạn khai thác một vấn đề liên quan quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng các phương pháp khoa học (như quyền thừa kế, quyền khai sinh, xác định nguồn gốc, quan hệ giữa cha mẹ và con ) hoặc tiếp cận quyền chăm sóc, dưỡng dục của con đặt trong mối quan hệ giữa gia đình, Nhà nước và xã hội giúp nhóm tác giả tổng kết kinh nghiệm, đối sánh với cơ chế và thực tiễn đương đại từ đó giải quyết nội dung đề tài theo hướng toàn diện;
(iii) Có công trình nghiên cứu cơ chế pháp lý cũng như thực tiễn nước ngoài về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc giám hộ con trẻ; hoặc làm rõ quan điểm về việc thừa nhận và không thừa nhận đối với vấn đề mang thai
hộ, cũng như các yếu tố nhân đạo về việc bảo vệ con sinh ra từ các phương pháp này
Dù tiếp cận từ góc độ khác biệt nhất định về điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý song không thể phủ nhận, những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có nội dung liên quan là nguồn tài liệu giá trị giúp nhóm tác giả chọn lọc “điểm son” từ đó rút
ra kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài đặt trong bối cảnh tại Việt Nam
Tuy nhiên, nhìn tổng quan, đa phần các công trình trong và ngoài nước chỉ dừng
ở một sản phẩm khoa học về quyền nhân thân, tài sản cua con nói chung hoặc chỉ mới giải quyết được một mảng nội dung liên quan đến bảo vệ quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ hoặc chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hai phương pháp trên trong cơ chế bảo vệ quyền lợi của con Từ tình hình nghiên cứu thể hiện qua các đề tài cùng nội dung mà chúng tôi đã đề cập, khẳng định đến tại thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về bảo vệ quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con sinh
ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ – trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, lần đầu tiên, nội dung, mục tiêu và định hướng này
Trang 8sẽ được nhóm tác giả tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện qua đề tài: “Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con - tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Phù hợp phạm vi nghiên cứu, đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu:
- Làm rõ cơ sở lý luận – những vấn đề chung về việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Đánh giá khách quan, toàn diện nội dung điều chỉnh pháp luật và hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm nước ngoài về việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Làm rõ thực tiễn bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận
từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chỉ ra những bất cập, vướng mắc của pháp luật, của cơ chế thi hành pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và điều kiện áp dụng nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
4 Phạm vi nghiên cứu
Công trình chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Vấn đề bảo vệ nhóm quyền quyền cơ bản khác, cũng như quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra tự nhiên, từ sự kiện mang thai hộ vì mục đích thương mại,
sự kiện nhận nuôi con nuôi hay sự kiện sống chung không được bàn luận qua công trình này
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu quy định trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ; thực trạng việc bảo vệ quyền; chỉ rõ những vướng mắc, bất cập tồn tại trên cả khía cạnh quy định của pháp luật lẫn cơ chế thực thi pháp luật
5 Phương pháp nghiên cứu
Công trình được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật bảo vệ quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của con
Trang 9Phù hợp nội dung và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau để thực hiện đề tài: Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, chứng minh
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những vấn đề mang tính lý
luận, quan điểm pháp lý và thực tiễn về việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ đó đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khoa học
- Phương pháp tổng hợp được nhóm tác giả sử dụng để tổng hợp các vấn đề pháp
lý sau khi đã phân tích, luận bàn Phương pháp này cũng được sử dụng để tổng kết lại kết quả nghiên cứu của từng chương cũng như toàn bộ đề tài Trong đó, phần Kết luận của Chương 1, Chương 2 và Kết luận của đề tài chủ yếu được sử dụng bởi phương pháp này
- Phương pháp so sánh, chứng minh được sử dụng xuyên suốt đề tài Cụ thể,
nhóm tác giả thực hiện so sánh pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam; đối chiếu quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Từ kết quả phân tích, so sánh, tổng hợp, nhóm tác giả nhận định và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam và cơ chế
áp dụng pháp luật
6 Nội dung nghiên cứu và cấu trúc đề tài
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con nói chung và việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo nói riêng là điều kiện cần, cơ sở đảm bảo quyền được sống còn, được phát triển không chỉ vì quyền lợi hợp pháp – chính đáng của con mà còn vì lợi ích của các chủ thể liên quan, Nhà nước và xã hội
Với thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật còn tồn tại bất cập; con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ gặp nhiều trở ngại trong việc thụ hưởng quyền thì việc nhận diện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng như hiệu quả thực thi pháp luật một cách toàn diện là yêu cầu cần được đặt ra và giải quyết Từ mục tiêu xác định, đề tài nghiên cứu được kết cấu hai Chương với các nội dung như sau:
Chương 1 Những vấn đề chung về việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi
dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nội dung chương này sẽ được luận giải qua năm vấn đề: i) Căn cứ phát
sinh quan hệ cha, mẹ, con và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật; ii) Khái niệm, đặc điểm của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ; iii) Sự cần thiết
Trang 10của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản và mang thai hộ; iv) Sơ lược pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền được chăm
sóc nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ; v) Pháp
luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ một số quốc gia về bảo vệ quyền được chăm sóc,
nuôi dưỡng của con Làm rõ các nội dung thuộc Chương 1 nhằm xác định cơ sở lý luận
cho việc giải quyết các nội dung tại Chương 2 của đề tài
Chương 2 Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền được chăm sóc,
nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo, thực tiễn và giải pháp pháp lý hoàn thiện Trong Chương này, vấn đề
bảo vệ quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
và mang thai hộ được làm rõ thông qua nhiều cơ chế: Xác định cha, mẹ cho con; xác
định các điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ;
vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của con; chế
tài xử lý hành vi vi phạm quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của con Đi từ quy định của
pháp luật đến thực trạng thực thi để từ đó chỉ ra những bất cập và giải pháp hoàn thiện
pháp luật, các nội dung thuộc Chương sẽ được luận giải qua từng mục tương ứng
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA CON – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật
1.1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con
Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành thừa nhận, quan hệ cha mẹ
và con có thể phát sinh từ các sự kiện: sinh đẻ, mang thai hộ, sống chung và nhận nuôi con nuôi
Sự kiện sinh đẻ
Gia đình là cái nôi sinh thành của con người, là tế bào của xã hội, là nơi chuyển giao văn hóa giữa các thế hệ Mỗi gia đình sẽ đảm nhận và thực hiện các chức năng xã hội của riêng mình Trong mỗi tế bào đơn cử ấy lại phát sinh và thiết lập các mối quan
hệ đặc thù Tuy nhiên, không gì sâu sắc và lâu bền hơn quan hệ giữa cha mẹ và con cái Xuyên suốt lịch sử lập pháp, từ thời kỳ phong kiến với Quốc triều Hình luật dưới thời
Lê hay Luật Gia Long của triều Nguyễn, tuy chưa tồn tại quy định về việc xác định quan
hệ cha mẹ và con, song trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều phong tục tập quán nhằm chứng minh mối liên hệ này như tục “trích máu nghiệm thân” Đến thời kỳ Pháp thuộc,
Bộ Dân luật Bắc Kỳ tại Điều 79 có thể hiện hai cách tính giá thú hợp pháp: “giá thú về chính thất và giá thú về thứ nhất” 4 Theo đó, con sinh ra có giá thú sẽ được coi là con chính thức, ngược lại con sinh ra ngoài giá thú là con hoang Điều này, đồng nghĩa với việc nếu là con ngoài giá thú thì sẽ không được phép nhận cha Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 quy định người con hoang không ai thừa nhận được phép yêu cầu Tòa án xác định cha hoặc mẹ cho mình5 Các Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực sau đó cũng ngày càng hoàn thiện hơn trong việc ghi nhận mối quan hệ thiêng liêng giữa cha mẹ và con sinh ra
từ sự kiện sinh
Sự kiện sinh đẻ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con là sự kiện con sinh ra một cách tự nhiên hoặc con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ mục đích nhân đạo, thông qua sự kiện thành thai và sinh nở (quan hệ cha
mẹ - con ruột) hoặc bằng các sự kiện pháp lý nhân tạo khác Việc xác định quan hệ giữa cha mẹ, con do sinh đẻ trên cơ sở suy đoán pháp lý, dựa vào thời kỳ hôn nhân6, khi con
4 Điều thứ 79 Dân luật tại các tòa Nam án Bắc Kỳ: “Có hai cách giá thú hợp phép: giá thú về chính thất và giá
thú về thứ nhất.”
5 Điều 9 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về việc sửa đổi một số quy định và chế định về dân luật:
“Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình”
6 Trừ một số trường hợp ngoại lệ, khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 xác định “thời kỳ hôn nhân là khoảng
thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Trang 12sinh ra mà cha mẹ tồn tại hôn nhân7; hoặc theo yêu cầu của các chủ thể có quyền trên
cơ sở quy định của pháp luật nếu con sinh ra mà cha mẹ không tồn tại hôn nhân8 Trường hợp con sinh ra do thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thì quan hệ cha, mẹ
và con được xác định theo Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014 và việc xác định con sinh
ra từ sự kiện mang thai hộ thực hiện trên cơ sở Điều 94 Luật HN&GĐ hiện hành Tuy nhiên, ngoài sự kiện sinh, quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ chỉ được chính thức thiết lập thông qua sự kiện pháp lý thứ hai: hành vi đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở tuân thủ trình tự, thủ tục luật định
Sự kiện nhận nuôi con nuôi
Sự kiện nhận nuôi con nuôi là sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con thông qua việc Nhà nước bằng hệ thống pháp luật thừa nhận một hình thức chăm sóc thay thế cho những người – vì nhiều nguyên do không được hoặc không thể chung sống với gia đình ban đầu (gia đình gốc) bằng một gia đình mới Và một trong những hình thức chăm sóc thay thế đó là việc nhận nuôi con nuôi Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi9 Khi thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con trên cơ sở nuôi dưỡng thì giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm nuôi con nuôi sẽ phát sinh các quyền
và nghĩa vụ cha mẹ - con (cha mẹ nuôi – con nuôi) với nhau như cha mẹ đẻ với con đẻ10
Sự kiện sống chung
Theo Luật HN&GĐ năm 2014, quan hệ sống chung là quan hệ giữa cha dượng,
mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng; con dâu, con rể với cha mẹ chồng hoặc cha
mẹ vợ Và quan hệ này chỉ phát sinh khi giữa các chủ thể này cùng chung sống với nhau Tuy nhiên, khác với quan hệ cha mẹ và con phát sinh do sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa con dâu, con rể với cha mẹ vợ, cha mẹ chồng chỉ giới hạn trong khuôn khổ tại Điều 79, Điều 80 Luật HN&GĐ năm 2014
1.2 Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con
7 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng 2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải được Tòa án xác định.”
8 Việc xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không tồn tại hôn nhân được tiến hành thông qua thủ tục hành chính, theo pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp, các bên chủ thể quan hệ còn sống và tự nguyện thừa nhận nhau Trường hợp có tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ - con hoặc người được xác định, người thực hiện việc xác định) là cha, mẹ, con đã chết thì việc xác định được tiến hành theo thủ tục tư pháp tại Tòa án
9 Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010
10 Theo khoản 3 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2014, khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, “Kể từ ngày giao
nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
Trang 13Mỗi đứa con sinh ra đều được có quyền được hưởng sự chăm sóc và nuôi dưỡng
từ đấng sinh thành Theo từ điển Tiếng Việt, “chăm sóc” là “việc một người cung cấp những thứ cần thiết cho người khác, nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người đó” Thêm vào đó, “chăm sóc con” là việc con được dành những điều kiện cần thiết nhất như: ăn, mặc, ở và đi lại để có thể phát triển bình thường về cả thể lực lẫn trí lực trong môi trường sống lành mạnh, an toàn “Nuôi dưỡng” được hiểu là việc “nuôi nấng và chăm chút cho sự tồn tại khỏe mạnh và phát triển nói chung” và
“dưỡng dục” – giáo dục hoàn thiện nhân cách và tư duy của con Nhìn chung, chăm sóc
và nuôi dưỡng con là một quá trình lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn, xuyên suốt hành trình trưởng thành của con từ thời điểm người mẹ mang thai những ngày đầu tiên cho đến khi đứa con chào đời và nhận được sự yêu thương, dạy dỗ của cha mẹ lúc còn sống chung trong gia đình hoặc thậm chí khi đã đặt chân ra ngoài xã hội Nhìn từ góc độ pháp
lý, hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể về thế nào là “quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con” Song căn cứ theo Điều 69 và Điều 70 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ - con, có thể hiểu, “quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con” là việc con được hưởng những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần trong
sự săn sóc ân cần, chu đáo để lớn lên bình thường và phát triển toàn diện về mọi mặt Chính vì vậy, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con được xem là “xương sống” để hình thành và xác lập các quyền lợi chính đáng khác của con về sau
Cơ sở của việc thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con bắt nguồn từ sự ghi nhận là quyền con người – quyền công dân được pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật quốc gia nói riêng cam kết bảo vệ Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị đã tuyên bố:
“Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên”11 Việc được hưởng mức sống thích đáng cho nhu cầu phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội theo năng lực tài chính của cha mẹ12 là rất cần thiết Pháp luật Việt Nam cũng rất chú trọng về việc chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của con
11 Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
12 Điều 27 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989
Trang 14Tại Điều 98 Luật Trẻ em năm 201613 và Điều 71 Luật HN&GĐ năm 201414 có đề cập đến, song lại được đặt trong mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái Vấn đề này được xem là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, minh chứng qua các đạo luật về phúc lợi trẻ em Ở Trung Quốc, “bảo đảm quyền sống, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia của trẻ vị thành niên”15 là nhiệm
vụ của Nhà nước Tương tự, Đạo luật Phúc lợi trẻ em của Hàn Quốc (có hiệu lực từ ngày
01 tháng 7 năm 2022) khẳng định rõ “đảm bảo phúc lợi cho trẻ em để chúng được sinh
ra khỏe mạnh và lớn lên hạnh phúc, an toàn.”16 Trẻ em là “người dưới 16 tuổi”17 theo luật một số quốc gia, nhưng có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về việc xác định này theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em18 Tuy nhiên khái niệm
“con cái” và “trẻ em” lại chứa đựng sự khác nhau về nội hàm Con cái vừa có thể nhưng cũng vừa không thể được xem là trẻ em Bởi lẽ, trẻ em bị giới hạn độ tuổi theo pháp luật mỗi quốc gia nhưng con cái lại là chủ thể gắn với quan hệ cha mẹ và con Do đó, ở bất
kỳ độ tuổi nào, dù đã thành niên hay chưa thành niên, tư cách “làm con” vẫn sẽ tồn tại với mỗi cá nhân suốt cuộc đời Cụ thể, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng
thuộc các trường hợp đặc biệt theo luật định như “mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”19 đều hoàn toàn được hưởng quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ Vì thế, nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con trong suy nghĩ của mỗi người làm cha làm mẹ hầu như sẽ kéo dài
cả một phần hai quãng đời còn lại Ngoài ra, con cái là yếu tố gắn bó mật thiết với cha
mẹ cả về vật chất lẫn tinh thần nên việc pháp luật phân định những trường hợp ngoại lệ
13 Điều 98 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “1 Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình
có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.; 2 Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi.3 Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em
có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em.4 Phụ nữ mang thai có trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em.5 Cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.”
14 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:“1 Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc,
nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.2 Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
15 Article 3 China's Law on the Protection of Minors (2020): “The State shall guarantee the right to life, the right
to development, the right to protection and the right to participate of minors.”
16 Article 1 Child Welfare Act - Statutes of the Republic of Korea (2020): “The purpose of this Act is to ensure the
welfare of children so that they can be born healthy and grow up happy and safe.”
17 Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016
18 Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989
19 Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 15trong trường hợp con đã thành niên nhưng vẫn được hưởng quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ là cần thiết
Thừa nhận quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con căn cứ theo nguyên tắc bình đẳng không phân biệt quan hệ cha mẹ và con phát sinh ra từ sự kiện pháp lý nào: sự kiện sinh đẻ, sự kiện mang thai hộ, sự kiện nhận nuôi con nuôi hay sự kiện sống chung Vì thế, con đẻ hay con nuôi, có yếu tố huyết thống hay không có yếu tố huyết thống đều được quyền hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng ngang bằng nhau, không phân biệt đối xử
Cụ thể hơn, trong sự kiện mang thai và sinh đẻ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con được bảo vệ mà không phân biệt con sinh ra tự nhiên hay có sự can thiệp của y học, không phân biết giới tính (con trai, con gái…); cha mẹ có hay không có tồn tại quan hệ hôn nhân; có diễn ra hay đã chấm dứt quan hệ hôn nhân… Đây được xem là một trong những đặc trưng của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con
Xuất phát từ vai trò là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện quyền để con được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, khiến cho cha mẹ trở thành nhân tố giữ tính quyết định Cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi (sự kiện nhận nuôi con nuôi) và cả cha, mẹ được xác định theo pháp luật về hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Theo Điều 16 Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2020 việc thực hiện nhiệm vụ giám hộ trong đó có chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu thích đáng của con là nghĩa vụ của cha mẹ và người giám hộ20 Đạo luật phúc lợi trẻ em của Hàn Quốc năm 2022 cụ thể quyền được chăm
sóc, nuôi dưỡng của con (là trẻ em) bằng việc quy định: “Người giám hộ của trẻ em phải nuôi dạy trẻ em một cách lành mạnh và an toàn tại gia đình theo thời kỳ trưởng thành của trẻ”21 Và “người giám hộ là người có thẩm quyền của cha mẹ, quyền giám
hộ hoặc người bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hoặc có nghĩa vụ đối với trẻ em hoặc trên thực tế chịu trách nhiệm bảo vệ, giám sát trẻ em liên quan đến việc làm của trẻ em.”22 Đối với Nhật Bản, cha mẹ chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng con cái23 Bộ
luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Đức năm 1896 cũng quy định: “Cha mẹ phải tự mình thực hiện quyền nuôi con với thỏa thuận chung vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ Trong trường hợp có sự khác biệt về quan điểm, họ phải nỗ lực để đạt được sự thỏa
20 Article 16 China's Law on the Protection of Minors (2020): “A parent or other guardian of a minor shall perform
the following duties under guardianship: (1) Provide minors with life, health, safety, and other protective aspects; (2) Care for the physical, psychological, and emotional needs of minors;”
21 Article 5 Child Welfare Act - Statutes of the Republic of Korea (2022): “The guardian of a child shall raise the
child in a healthy and safe manner at home according to the period of his or her growth.”
22 Article 3 Child Welfare Act - Statutes of the Republic of Korea (2022): “3 "Guardian" means a person with
parental authority, guardianship, or person who protects, cares, educates, or has such duties with a child, or who
is in fact responsible for the protection and supervision of a child in relation to his or her employment.”
23 Article 2 Child Welfare Law of Japan (1947) (Amendments to the Child Abuse Prevention Law and the Child
Welfare Law, 2007) “(2) Parents of children have the primary responsibility for nurturing their children in good
physical and mental health.”
Trang 16thuận”24 Hoặc trong Luật Hôn nhân và Gia đình Slovenia năm 2017 thể hiện rõ khái
niệm “chăm sóc của cha mẹ vừa là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ, kiểm soát con trẻ cũng như đại diện và duy trì quản lý tài sản của chúng”25 Từ đó, khẳng định bổn phận của cha mẹ bao gồm việc chăm lo, cấp dưỡng và các nghĩa vụ khác cho con cái26 Thông qua việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ cha mẹ đối với con mà quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con được đảm bảo trên thực tế
Con thụ hưởng quyền được chăm sóc nuôi dưỡng được các quốc gia thừa nhận chủ yếu trong đó có Việt Nam là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Pháp luật Việt Nam quy định con được bảo vệ quyền chăm sóc, nuôi dưỡng là con đẻ, con nuôi, con riêng của một bên vợ hoặc chồng (Điều 68, 69, 70, 71, 78, 79 Luật HN&GĐ năm 2014) Trong đó, nhóm con được quan tâm bảo vệ gồm: con chưa thành niên và con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Thứ nhất, nhóm con chưa thành niên, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015:
“Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” Với độ tuổi này, cha mẹ là
người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con27 Trường hợp cha, mẹ ly hôn khi con chưa đủ 18 tuổi, pháp luật quy định người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng để đảm bảo quyền lợi cho con cho đến tuổi trưởng thành Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như Luật Trẻ em năm 2016, được sửa đổi, bổ sung năm 2018, lại không đưa ra khái niệm cụ thể về “nuôi dưỡng” cũng như các tiêu chí để xác định một đứa con sẽ được đảm bảo nuôi dưỡng như thế nào
để đáp ứng các điều kiện vật chất tối thiểu, phát triển bình thường Điều này có thể được
lý giải bằng việc, pháp luật quy định độ tuổi chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc
“bắt buộc” từ cha mẹ nhằm mục đích đáp ứng những điều kiện sống và phát triển bình thường phù hợp với đặc điểm sức khỏe, tâm lý, nhận thức của con trong thời kỳ này Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới cũng tương đồng với Việt Nam về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là người chưa thành niên Khoản 1 Điều 1626 Bộ luật
24 Section 1627 The Civil code of Germany 1896 (last amended 2022): “The parents are to exercise the parental
custody on their own responsibility and in mutual agreement for the best interests of the child In the case of differences of opinion, they must make efforts to achieve agreement.”
25 Article 136 Family Code Slovenia (2017): “(1) Parental care is the obligations and rights of parents that relate
to care for the child's life and health, his upbringing, protection and care, control over the child and care for his education, as well as the obligations and rights of parents that relate to representation and support the child and the management of his property.”
26 Article 137 Family Code Slovenia (2017): (1) Parents must take care of the life and health of their children,
protect, nurture and educate them and supervise them.(2) Parents must provide their children with healthy growth, harmonious personality development and training for independent living and work.(3) Parents must support their children in accordance with the provisions of this Code.(4) Parents must take care of their children's schooling and professional education according to their abilities, inclinations and wishes.”
27 Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 17Dân sự của Cộng hòa liên bang Đức 1896 quy định cha mẹ phải có nghĩa vụ và quyền chăm sóc con chưa thành niên (quyền nuôi con của cha mẹ)28 Pháp luật hôn nhân gia
đình của Slovenia 2007 thừa nhận: “Sự chăm sóc của cha mẹ chấm dứt khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, tức là khi đứa trẻ đủ 18 tuổi hoặc đầy đủ năng lực chủ thể trước khi đến tuổi thành niên.”29 Khoản 1 Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình Nga 1995 quy định
về quyền được sống và được nuôi dưỡng của trẻ em trong gia đình, chủ thể được nhận hưởng quyền ở đây không ai khác là trẻ em – người chưa đủ 18 tuổi30 Đối với các trường hợp thuộc nhóm con đã thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không đủ tài sản để tự nuôi mình theo khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ dù không sống chung với con, quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng con không hoàn toàn chấm dứt Căn cứ theo khoản 1 Điều
20 BLDS năm 2015, “người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên” Ngoài
điều kiện về độ tuổi, con đã thành niên chỉ được hưởng quyền chăm sóc và nuôi dưỡng
từ cha mẹ khi đồng thời thỏa mãn điều kiện bản thân mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 BLDS năm 2015hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Vậy trong trường hợp nào sẽ được xem là không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình của con đã thành niên? Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa định nghĩa thế nào là người không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Tuy nhiên, có thể hiểu không có khả năng lao động vào các trường hợp: sức khỏe yếu, mất sức lao động, bị khuyết tật/tàn tật,… Song, nếu con chỉ đáp ứng yếu tố không có khả năng lao động thì chưa đủ; theo đó, không có khả năng lao động phải đi kèm với việc không có tài sản để tự nuôi mình mới được pháp luật cho phép hưởng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ Bởi lẽ, trên thực tế có rất nhiều trường hợp con cái không có khả năng lao động nhưng vẫn có tài sản để tự nuôi mình Tài sản ấy có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng cốt yếu vẫn có thể sử dụng nhằm mục đích trang trải cuộc sống của chính mình Vậy khi nào một người được coi là “không có khả năng lao động” và “không có tài sản để tự nuôi mình”? “Không có tài sản tự nuôi mình”
có thể xem là tài sản gốc của chủ sở hữu nhưng không có khả năng sinh lợi hoặc tài sản
đã được khai thác nhưng vẫn không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết? Hay “không có khả năng lao động” có được đánh giá trên cơ sở có hay không việc lao động trên thực tế? Đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp từ các nhà làm luật Tuy vậy, quy định trên
28 Section 1626 The Civil code of Germany 1896 (last amended 2022): “(1) The parents have the duty and the
right to care for the minor child (parental custody) Parental custody includes the care for the person of the child (care for the person of the child) and the assets of the child (care for the assets of the child).”
29 Article 152 Family Code Slovenia (2017): “(1) Parental care ends when the child reaches the age of majority,
i.e when the child reaches the age of 18, or if the child acquires full business capacity before reaching the age of majority.”
30 Article 54 The Family Code of the Russian Federation 1995 (last amended 2021): “(1) Recognized as a child
shall be a person who has not reached the age of 18 years.”
Trang 18cũng đã thể hiện tính nhân văn khi xác định trách nhiệm nhiệm làm cha mẹ đối với con cái của mình Pháp luật dân sự Pháp cũng ghi nhận việc cha mẹ có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con trưởng thành không thể tự mình đáp ứng nhu cầu của bản thân31 Song, thế nào là “không thể tự mình đáp ứng nhu cầu của bản thân” vẫn không được pháp luật quốc gia này cụ thể hóa Có thể thấy, pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung đều quan tâm đến thế hệ con chưa thành niên trong việc hưởng quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ
2 Khái niệm, đặc điểm của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
2.1 Khái niệm bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để một người phụ nữ mang thai và sinh con Trong đó, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là các kỹ thuật được sử dụng để mang thai bằng các phương pháp khác ngoài quan hệ tình dục, bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm, hiến giao tử, thụ tinh nhân tạo, tiêm tinh trùng vào trứng và thụ tinh trong tử cung32 Dưới góc độ pháp lý, luật liên bang Hoa Kỳ ban
hành năm 1992 quy định về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là “Tất cả các phương pháp điều trị hoặc thủ thuật xử lý trứng hoặc phôi người để giúp người phụ nữ mang thai Bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm, Chuyển giao tử trong ống dẫn trứng, chuyển giao hợp
tử nội tạng, chuyển phôi vào ống dẫn trứng, bảo quản lạnh trứng và phôi, hiến trứng và phôi, và mang thai hộ”33
Theo Luật HN&GĐ năm 2014 ,“sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm” 34 Qua đó, có thể thấy sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc áp dụng các phương pháp y học
để có thể mang thai trong trường hợp không thể sinh con bằng phương pháp thông thường (quan hệ tình dục) hoặc không sinh con bằng phương pháp thông thường (phụ
31 Article 373-2-5 French Civil Code 1804 (last amended 2022): “The parent who has the primary responsibility
of taking care of an adult child who cannot by himself meet his own needs may ask the other parent to pay a contribution to his support and education The judge may decide or the parents agree that this contribution be paid in whole or in part into the hands of the child.”
32 Kelly L (2001), In vitro fertilisation: the science and the ethics in the 21st century, Human Reprod Genet Ethics
;(7), tr.15–20
33 Section 8 Fertility Clinic Success Rate and Certification Act of USA (1992): “(1) The term ''assisted reproductive
technology" means all treatments or procedures which include the handling of human oocytes or embryos, including in vitro fertilization, gamete intrafallopian transfer, zygote intrsifallopian transfer, and such other specific technologies as the Secretary may include in this definition, after maJdng public any proposed definition
in such manner as to facilitate comment from any person (including any Federal or other public agency).”
34 Khoản 21 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 19nữ độc thân) Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng dưới hai hình thức: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm
Cụ thể, “thụ tinh nhân tạo là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi” 35 Còn, “thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi” 36
Trong lúc đó, mang thai hộ là việc một người phụ nữ (được gọi là người được nhờ mang thai hộ) mang thai bằng noãn và tinh trùng của người khác, dựa trên kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản, sau khi sinh xong thì trao cho cha, mẹ nhờ mang thai hộ Lúc này cha,
mẹ nhờ mang thai hộ được xác định là cha, mẹ của đứa bé Trên thực tế, mang thai hộ
có thể phát sinh và được pháp luật các quốc gia thừa nhận vì các mục đích khác nhau:
vì mục đích nhân đạo hoặc vì mục đích thương mại37
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật HN&GĐ năm 2014 là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con” 38 Mặc dù, tại khoản 21 Điều 3 Luật HN&GĐ năm
2014 chỉ quy định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo nhưng khi xem xét về bản chất thì ta thấy việc mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo cũng chính là sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Bởi lẽ, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con Điểm khác biệt ở đây nằm ở chỗ, người phụ nữ thực hiện việc mang thai và sinh đẻ lại không phải là mẹ của đứa bé được pháp luật thừa nhận sau này
Khái niệm bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
“Bảo vệ” theo nghĩa thông thường được hiểu là việc chống lại sự hủy hoại, xâm hại để giữ cho một sự vật, hiện tượng nào đó được vẹn nguyên Theo khoản 1 Điều 4
Luật Trẻ em năm 2016 thì “bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để
35 Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2003 quy định chi tiết về sinh con theo phương pháp khoa học
36 Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
37 Trong phạm vi đề tài này “Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con: tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ”, được nghiên cứu theo nghĩa là bảo vệ quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
38 Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 20bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”
Dưới góc độ pháp lý, bảo vệ có nghĩa là thông qua các quy phạm pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, từ đó điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực nhất định theo hướng không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người khác Mặt khác, trong trường hợp nếu có hành vi xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người khác thì người có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài luật định
Trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự đồng thời không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình là những đối tượng được pháp luật bảo vệ
Tiếp cận từ góc độ con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự đồng thời không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc bảo vệ quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con cũng hoàn toàn cần thiết.Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nghĩa là không cho phép bất kỳ ai làm phương hại đến quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con Khái niệm này là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó quyền và nghĩa vụ của cha mẹ - con được pháp luật tôn trọng và bảo vệ không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mọi thỏa thuận của cha mẹ và con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con
Nhìn từ góc độ pháp lý và giới hạn trong phạm vi quan hệ cha mẹ và con có thể
hiểu, bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc xây dựng và áp dụng các biện pháp pháp lý và giải pháp thực tế khác nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, bảo đảm cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ một cách trọn vẹn, vì lợi ích chính đáng của con
Trên thực tế, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con ra đời bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau như: thông qua chủ trương, chính sách của Nhà nước; hoạt động áp dụng pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền… Trong đó, bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai
hộ bằng cơ chế pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
2.2 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh
ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trang 21Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thông qua việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
Tại Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình” Từ sự dẫn chiếu của quy phạm trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sinh
ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng là quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ Nói một cách khác, quyền của cha mẹ đối với con sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 không chỉ thuần túy là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con Bởi vậy, cha mẹ không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ thực hiện các quyền cha mẹ của mình39 Nếu xét theo khía cạnh nghĩa vụ thì cha, mẹ là người có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, suy ra con là chủ thể được thụ hưởng quyền Cha, mẹ ở đây được hiểu không chỉ là cha mẹ sinh con một cách tự nhiên mà cha mẹ thực hiện kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng con như đã nêu ở trên Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn
đề này là phù hợp với pháp luật quốc tế, theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ
em “cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái…”40
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ đối với với con cần diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn Cha, mẹ sống chung cùng con lẽ đương nhiên phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng Tuy nhiên, lưu ý trường hợp ngoại lệ, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên được quy định tại Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014 Giả sử, hoàn cảnh nghĩa vụ nuôi dưỡng không thực hiện được thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện thay thế nhằm đảm bảo quyền được sống và phát triển của con Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con41
Đồng thời, cần xác định rõ nét riêng biệt của mang thai hộ về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con có thể được bảo vệ qua việc thực hiện nghĩa vụ của “cha mẹ thứ ba”, bên mang thai hộ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con đến thời điểm chuyển
giao Cụ thể, tại khoản 1 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014: “Người mang thai hộ, chồng
39 Đại học Luật TP.HCM (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr 333 – 334
40 Khoản 1 Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989
41 Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 22của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ”
Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm cho con bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền, vì lợi ích tốt nhất của con
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được bảo vệ một cách bình đẳng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ không phụ thuộc vào giới tính của con (con trai, con gái); không phụ thuộc con sinh ra mà cha, mẹ có hay không có hôn nhân (con do phụ
nữ độc thân sinh bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản) bình đẳng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng như con sinh tự nhiên Điều này được cụ thể hóa tại khoản 4 Điều 69 Luật
HN&GĐ năm 2014: “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha và mẹ”
Khi cha mẹ ly hôn thì quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo về nguyên tắc cũng được bảo vệ thông qua quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thăm nom con.Đồng thời, trên cơ sở vì lợi ích tốt nhất đối
với con, pháp luật cũng đưa ra các nguyên tắc “không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi dục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội”42 Khi cha, mẹ có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của con chưa thành niên thì Tòa án có thể ra quyết định nhằm hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên43
Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trên cơ sở tuân thủ pháp luật kết hợp với quy chuẩn đạo đức và tập quán tốt đẹp của dân tộc
Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
và mang thai hộ là những ứng xử chuẩn mực buộc các bên chủ thể tuân thủ thực hiện
Song những ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý này thực chất là quy chuẩn đạo đức
và tập quán tốt đẹp của dân tộc được nâng thành luật Việc bảo vệ quyền được chăm
sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do vậy trên cơ sở tuân thủ pháp luật kết hợp với quy chuẩn đạo đức và
tập quán tốt đẹp của dân tộc
42 Khoản 4 Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014
43 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 23Mặt khác, trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình quan hệ cha, mẹ, con hình thành từ các sự kiện pháp luật đặc biệt mang sắc thái tình cảm hoặc huyết thống nên quan hệ (quyền và nghĩa vụ) giữa cha, mẹ, con là tự nhiên (mang yếu tố đạo đức, bị chi phối bởi tập quán đẹp đẽ từ bao đời nay)
3 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thứ nhất, đặc điểm thể chất, tinh thần của nhóm con thuộc đối tượng cần được chăm sóc, nuôi dưỡng
Khác với con sinh ra một cách tự nhiên, con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có những sự khác biệt về mặt thể chất Nếu như những đứa con sinh ra một cách tự nhiên về cơ bản có cùng yếu tố huyết thống với cha
mẹ thì con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
có thể cùng hoặc không cùng huyết thống với cha mẹ Bởi lẽ, tùy vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện bằng việc sử dụng noãn, tinh trùng (hoặc nhận phôi) từ nguồn nào mà con sinh ra có thể cùng huyết thống với người được xác định là cha, mẹ hoặc không44
Theo một nghiên cứu so sánh những đứa con được sinh ra nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với những đứa con được thụ thai tự nhiên tại trường Đại học Helsinki, Tiến
sĩ Hanna Remes – tác giả của nghiên cứu cho rằng “mặc dù chúng tôi không có dữ liệu
để giải thích lý do tại sao những đứa con được sinh ra nhờ hỗ trợ sinh sản lại có nguy
cơ mắc rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn một chút, những chúng tôi tin rằng điều này
có thể là do các cơ chế khác nhau”45
Qua các phân tích trên ta thấy, chính những khác biệt “đặc biệt” về mặt thể chất, tinh thần của những đứa con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đặc ra vấn đề cần thiết phải được bảo vệ quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
Thứ hai, vai trò của cha, mẹ và thành viên gia đình đối với sự phát triển về thể chất, tinh thần và quá trình hình thành nhân cách của con
Gia đình không chỉ là chứa đựng tình yêu thương mà còn là nơi thực hiện quá trình truyền dẫn văn hóa qua các giá trị và chuẩn mực xã hội cho các thành viên mới46 Trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ và thành viên gia đình là những chủ thể có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, ngủ nghỉ… cho việc phát
46 Phạm Đức Trọng (cb), Giáo trình xã hội học đại cương, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Tp
Hồ Chí Minh, tr.96
Trang 24triển về mặt thể chất của con Ngoài ra, giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ” của con cũng diễn ra tại gia đình - đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa cá nhân,
ở giai đoạn này với biểu hiện là việc trẻ hay hỏi, để đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và thông tin, đây được coi là cách tốt nhất để phát triển ngôn ngữ, tư duy và nhận thức Thông qua gia đình – nơi mà con lĩnh hội được một số nguyên tắc xã hội cơ bản, chính những thông tin, giá trị văn hóa mà gia đình cung cấp nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và nhân cách của con
Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con được sinh
ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đồng nghĩa với việc ràng buộc quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của những chủ thể được xác định là cha, mẹ và “cha mẹ thứ ba” đối với đứa con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đảm bảo cho sự phát triển bình thường
về thể chất, tinh thần và quá trình hình thành nhân cách của con
Thứ ba, bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ là tiền đề để thực hiện các quyền nhân thân và tài sản khác của con
Trong phạm vi nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con có thể chia thành một số các nhóm chính: cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, chăm sóc con; cha mẹ có nghĩa vụ và quyền trong việc giáo dục con, chăm lo việc học tập của con; cha mẹ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con47 Quan hệ pháp luật
về tài sản giữa cha mẹ và con cái được thể hiện trong những quan hệ chủ yếu như quan
hệ sở hữu tài sản, quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, quan hệ thừa kế48 Đặc biệt, trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa
vụ nuôi dưỡng con thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình49
Khi nhìn nhận về các quyền nhân thân, tài sản và cấp dưỡng của con, chúng ta phải xem xét một cách tổng thể, không thể xem xét một cách rời rạc, riêng lẻ từng quyền Tất cả những quyền này đều liên kết với nhau và không có quyền nào là quan trọng hơn quyền nào Bởi lẽ, đây là những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật ràng buộc cha, mẹ phải thực hiện đối với con mà không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp cha,
mẹ bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền đối với con Có thể nói tất cả các quyền này
là quyền chung của những đứa con sinh ra một cách “thông thường”, kể cả những đứa con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và khi chúng ta xem xét các quyền này là một khối thống nhất thì việc bảo vệ quyền được chăm
47 Đại học Luật TP.HCM (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tlđd số 39, tr.334
48 Đại học Luật TP.HCM (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tlđd số 39, tr.343
49 Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 25sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là tiền đề để thực hiện các quyền khác của con
Thứ tư, bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là sự phù hợp với xu hướng của thế giới ngày nay
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo được các quốc gia xây dựng trong hệ thống pháp luật nước mình thông qua các đạo luật, như: Luật Bảo vệ người chưa thành niên năm 1991 (sửa đổi gần nhất năm 2020) của Trung Quốc; Đạo luật Phúc lợi trẻ em năm 1961 (sửa đổi gần nhất năm 2020) của Hàn Quốc; Đạo luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 (sửa đổi gần nhất năm 2022) của Nhật Bản
Tại Việt Nam, con được sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích được bảo vệ thông qua các chế định về xác định cha, mẹ con; các điều kiện khác nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của con…Có thể thấy vấn đề bảo vệ quyền lợi của con, trong đó quyền lợi của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được các quốc gia trên thế giới quan tâm từ rất sớm Chính
vì thế, bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn là sự phù hợp đối với xu hướng của thế giới ngày nay
4 Sơ lược pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ năm 2000 đến nay
Mặc dù đi sau thế giới 20 năm và sau các nước trong khu vực 10-15 năm, nhưng Việt Nam vẫn thể hiện quyết tâm đột phá về khoa học Thành công từ những bước tiến đầu tiên như: TTTON năm 1998, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) năm 1999, xin trứng năm 2000, kỹ thuật đông lạnh và lưu trữ giao tử và phôi đã tạo niềm tin cho hành trình làm cha mẹ của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn
Các nhà lập pháp Việt Nam ghi nhận việc cho phép sinh con bằng phương pháp khoa học, quy định đầu tiên được thể hiện tại Điều 63 Luật HN&GĐ năm 200050 và cụ thể hóa tại Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 về sinh con theo phương pháp khoa học Đặc biệt, trong các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước luôn
tỏ rõ thái độ quan tâm, khuyến khích đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc sinh sản Cụ thể, theo Pháp lệnh dân số năm 200351: “Nhà nước đầu tư và khuyến khích
tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh
50 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000
51 Pháp lệnh dân số của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 về dân số
Trang 26sản nhằm giúp đỡ người vô sinh, người triệt sản và những người có nhu cầu theo quy định của pháp luật” Mặc dù chưa chi tiết hóa nhiều vấn đề về sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản hay việc chưa ghi nhận phương pháp mang thai hộ dù vì mục đích gì (nhân đạo hay thương mại)52, song lại là tín hiệu đáng mừng cho việc lập pháp của Việt Nam và là nền tảng cho việc duy trì và tiếp nối các quy định về sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sau này Luật HN&GĐ năm 2014 hiện hành, ngoài sự quy định chi tiết về việc xác định cha mẹ và con, các điều kiện cơ bản cho trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, còn thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Tuy nhiên, việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy
đủ các điều kiện cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ Đồng thời, pháp luật ràng buộc người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng người nhờ mang thai hộ Đây là quy định mới, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nhưng xuất phát từ giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo không có biến tướng từ việc áp dụng phương pháp này, pháp luật chỉ chấp nhận vì mục đích nhân đạo Góc nhìn của các nhà lập pháp của Việt Nam là phù hợp với tinh thần chuẩn hóa pháp luật vào đời sống nhân dân Các nghị định quy định chi tiết cũng từ đó lần lượt ra đời Ngày 28 tháng 01 năm 2015, Nghị định
số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ra đời Tiếp đến Bộ Y tế ban hành Thông
tư 57/2015/TT-BYT nhằm hướng dẫn Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Đồng thời, việc đảm bảo sức khỏe của người nhờ mang thai hộ được pháp luật Việt Nam chú trọng từ rất sớm, ngoài những quy định về điều kiện trong Luật HN&GĐ năm
2014, ngày 15 tháng 9 năm 2016 Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định việc chi trả chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Đến nay, Nghị định số 10/2015/NĐ-
CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 98/2016/NĐ-CP để phù hợp với thực tiễn Ngoài ra, thủ tục hành chính về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được công bố trong Quyết định 7358/QĐ-BYT ngày
15 tháng 12 năm 2016
Sự phát triển ngày càng hoàn thiện của quy định pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và phương pháp mang thai hộ đã khẳng định tầm quan trọng, xu hướng của thế giới hiện nay Song, việc lồng ghép các quy định về bảo vệ quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang
52 Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 quy định chi tiết về sinh con theo phương pháp khoa học
Trang 27thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam còn rất hạn chế Không phủ nhận việc thông qua các quy định về xác định cha mẹ con phục vụ cho việc khai sinh, thừa kế, cấp dưỡng; các điều kiện từ quy trình cho và nhận tinh trùng, noãn, phôi hay ràng buộc chủ thể mang thai hộ và nhờ mang thai hộ để đáp ứng các yếu tố cần thiết về sức khỏe, thể chất, tinh thần, tư duy của con sinh ra Song, tính chi tiết và riêng biệt thành quyền của con sinh ra từ phương pháp này là chưa thật sự quan tâm Ngay cả trong Luật Trẻ em năm
2006 có quy định về quyền của trẻ em khuyết tật53; quyền của trẻ em không có quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn54; nhưng quyền của con trẻ được sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được nhắc đến Một câu hỏi cần cân nhắc ở đây, việc một đứa con được sinh ra từ các phương pháp khoa học được pháp luật thừa nhận nên đối xử ngang bằng hay đặc biệt hơn so với những đứa con khác, hay chăng cần có sự thiết lập cơ chế bảo vệ quyền nuôi dưỡng và chăm sóc đặc biệt trong một vài trường hợp ngoài lệ hay không? Đồng thời, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con được sinh ra từ chính các phương pháp này cũng không được đảm bảo khi pháp luật vẫn, thiếu minh bạch đòi hỏi cần được bổ sung điều chỉnh
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quyền của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nói riêng được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng cha me của mình là một trong những giá trị cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia công nhận, bảo vệ Như mọi công dân khác trong xã hội, con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo kể từ khi chào đời cũng được hưởng sự đối xử công bằng, bảo vệ và nuôi dưỡng như bao đứa trẻ khác Đặc biệt trong bối cảnh của sự phát triển khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế hiện nay, quyền của con - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và được dành nhiều sự quan tâm hơn nữa
Toàn bộ Chương 1 – những vấn đề chung về việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ đã được làm rõ thông qua các nội dung về căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật và khái niệm, đặc điểm,
sự cần thiết, sự thay đổi của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con – tiếp cận từ góc độ pháp luật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Đầu tiên, việc làm rõ các nội dung về căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con theo quy định của pháp luật cho ta cái nhìn
53 Điều 35 Luật trẻ em năm 2016
54 Điều 36 Luật trẻ em năm 2016
Trang 28tổng quan về quan hệ cha, mẹ, con và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con Từ
đó đi đến kết luận, con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phát sinh thông qua sự kiện sinh đẻ và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là quyền của con được pháp luật của nhiều quốc gia và pháp luật quốc tế bảo vệ
Tiếp đến khi nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo giúp chúng ta biết được tổng quan về quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, những sự “khác biệt” của con và việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra từ quá trình này Qua đó, cho thấy sự cần thiết của việc bảo vệ quyền dược chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nó của ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện và các quyền lợi khác của con
Cuối cùng, tìm hiểu về sự thay đổi của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, có thể thấy ở các giai đoạn khác nhau thì quan điểm của các nhà lập pháp về vấn đề kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là có sự khác nhau Suy cho cùng, việc pháp luật hiện nay mở rộng cho phép áp dụng khoa học hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa nhân văn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn Tuy nhiên, việc bảo vệ con sinh ra từ những kỹ thuật này vẫn còn nhiều kẽ hở vì thế pháp luật cần được bổ sung, hoàn thiện
Trang 29CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA CON SINH RA BẰNG KỸ THUẬT
HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO, THỰC
TIỄN VÀ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HOÀN THIỆN
Hiện nay, với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã trở nên phổ biến, đáp ứng nhu cầu thực tế của các cặp vợ chồng vô sinh55, người phụ nữ độc thân56 hoặc một số trường hợp đặc thù khác Việc sinh con bằng phương pháp khoa học mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân có thể thực hiện thiên chức làm cha làm mẹ Từ đó, việc bảo vệ quyền của con – trong đó có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thừa nhận và bảo vệ
Trong phạm vi phần nghiên cứu này, việc bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được làm rõ qua các cơ chế pháp lý: i) xác định quan hệ cha mẹ cho con; ii) xác định các điều kiện để thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ; iii) xác định các điều kiện đảm bảo quyền được sống và phát triển toàn diện của con; iv) xác định các chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con
1 Bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con thông qua cơ chế xác định cha, mẹ cho con
1.1 Quy định của pháp luật
1.1.1 Xác định quan hệ cha mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được
áp dụng đối với cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có nguyện vọng có con
Đối với cặp vợ chồng vô sinh
Việc xác định cha mẹ - con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, xuất phát từ nguyên tắc chung: xác định cha mẹ cho con khi cha mẹ có tồn tại hôn
nhân hợp pháp Căn cứ theo Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014, “1 Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.” Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
“1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
là con chung của vợ chồng Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ
55 Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
56 Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trang 30chồng 2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”
Như vậy, để xác định quan hệ cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với cặp vợ chồng vô sinh cần xác định thông qua nhiều các yếu tố Thứ nhất, trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đòi hỏi việc thụ thai phải được diễn
ra trong thời kỳ hôn nhân Cụ thể, trong thời kỳ này, nếu cặp vợ chồng vô sinh có đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế có thể tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với các trường hợp:
- Con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng vô sinh nếu noãn và tinh trùng đủ điều kiện;
- Con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với noãn của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh và tinh trùng của người hiến tặng do tinh trùng của người chồng không đảm bảo việc thụ thai;
- Con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với noãn của người hiến tặng và tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh do “người vợ không có noãn hoặc noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai”57;
- Con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với phôi hiến tặng do nguyên nhân vô sinh nằm ở cả hai vợ chồng hoặc do cặp vợ chồng vô sinh đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014: “1 Con sinh
ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” tất cả các trường hợp trên, việc xác định cha mẹ cho con hoàn toàn dựa
trên yếu tố pháp lý Do đó, dù con sinh ra có cùng huyết thống hay không cùng huyết thống vẫn đương nhiên được xem là con chung của hai vợ chồng Từ đó, các quan hệ pháp luật như: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái được phát sinh Con sinh ra có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, cấp dưỡng và hưởng thừa kế theo những trường hợp cụ thể quy định tại Bộ luật Dân sự
Ngoài ra, khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 áp dụng nguyên tắc suy đoán
đối với trường hợp: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân” Luật Dân sự
Hàn Quốc năm 2020 tại khoản 2 Điều 844 cũng quy định về việc áp dụng nguyên tắc
vô danh khi xác định quan hệ cha con Cụ thể: “Con sinh ra sau hai trăm ngày kể từ ngày xác lập hôn nhân hoặc sinh ra trong vòng ba trăm ngày kể từ ngày chấm dứt quan
hệ hôn nhân, thì được coi là được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân” Tuy nhiên, việc áp
dụng nguyên tắc suy đoán vô tình đã đặt ra hai trường hợp: con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ
57 Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trang 31trợ sinh sản trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân và con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
Trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong thời hạn 300 ngày kể
từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
Thứ nhất, xét trường hợp “chấm dứt hôn nhân” qua sự kiện ly hôn giữa hai vợ chồng, trong đó thời điểm ly hôn được tính từ ngày bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật; con sinh ra, kể từ ngày bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong vòng 300 ngày trở lại theo pháp luật được xác định
là con chung của hai vợ chồng, đồng nghĩa phát sinh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái Con hoàn toàn có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và thừa kế tài sản của cha mẹ theo quy định của pháp luật
Thứ hai, nếu “chấm dứt hôn nhân” dựa trên sự kiện chết (vợ hoặc chồng chết) hoặc tuyên bố chết (quyết định của Tòa), theo đó, để xác định cái chết cho một người pháp luật dự liệu 2 căn cứ: chết sinh học và chết pháp lý Chết sinh học là việc một người chết do các yếu tố: bệnh tật, tai nạn… có hoặc có thể xác định được ngày giờ, nguyên nhân cái chết, được xác lập thông qua thủ tục chứng tử về mặt hộ tịch Ngược lại, chết pháp lý là việc Tòa án ra quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự Tương tự sự kiện ly hôn, kể từ ngày quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật nếu người vợ sinh con trong hạn định 300 ngày, con sinh
ra được xác định là con chung của hai vợ chồng
Trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau thời hạn 300 ngày kể
từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
Pháp luật hiện hành không có dự liệu cho trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản sau thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, pháp luật lại quy định về việc gửi
tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi: “1 Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công Có thể thấy, pháp luật
Việt Nam đã cho phép các cá nhân cụ thể được quyền lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi trong những trường hợp nhất định Tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà việc lưu giữ sẽ được diễn ra theo những điều kiện khác nhau Việc cho phép lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi đã đáp ứng nhiều nhu cầu, giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản
Đối với người phụ nữ độc thân
Trang 32Đây là một quy định nhân đạo, đáp ứng nguyện vọng có con của nhiều người phụ
nữ độc thân Việc xác định quan hệ cha, mẹ cho con được áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ cho con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP: “Phụ nữ độc thân là người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật” Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự tự nguyện
cá nhân và sự kiện sinh đẻ từ chính họ Xét quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ
năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra” Có thể hiểu rằng, con
sinh ra trong trường hợp này bằng việc nhận tinh trùng58, nhận phôi59 trong trường hợp
“không có noãn hoặc noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai”60 của chính người phụ nữ độc thân Tức là, con sinh ra có thể mang huyết thống của người mẹ trong trường hợp người mẹ nhận tinh trùng từ ngân hàng kết hợp với noãn người phụ nữ độc thân vẫn đảm bảo chất lượng Hoặc không cùng huyết thống nếu người phụ nữ độc thân tiến hành nhận phôi khi “không có noãn hoặc noãn không đảm bảo chất lượng” Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, con vẫn được xác định là con của người phụ nữ đó Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hợp họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai Việc quy định cho người phụ nữ độc thân được phép nhận phôi thể hiện tính chất nhân văn của pháp luật Bởi, khi người phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do yếu tố khách quan về thể chất mà không có noãn hay noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai thì dù có nhận tinh trùng của người khác cũng không thể thụ thai được Vì vậy, cơ hội mở ra, cho phép lúc này họ có thể nhận phôi để được sinh con
1.1.2 Xác định quan hệ cha mẹ cho con sinh ra bằng phương pháp mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo
Ở góc độ y học, mang thai hộ có thể được thực hiện dưới hai hình thức: mang thai hộ một phần và mang thai hộ toàn phần “Mang thai hộ một phần là trường hợp phôi thai của trẻ em sinh ra từ mang thai hộ được hình thành từ sự kết hợp tinh trùng người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ và noãn của người phụ nữ được nhờ mang thai hộ”61 Trường hợp này, con sinh ra có mối quan hệ huyết thống với người
58 Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
59 Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
60 Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
61 Đại học Luật TP.HCM (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tlđd số 39, tr.278
Trang 33mang thai hộ nhưng quan hệ mẹ - con có thể được thừa nhận hoặc không được thừa nhận tùy thuộc pháp luật các quốc gia Ngược lại, “mang thai hộ toàn phần được hiểu là phôi thai của trẻ em được sinh ra từ mang thai hộ được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ”62 Trong trường hợp này, người mang thai hộ “mang nặng đẻ đau” và nuôi dưỡng phôi đứa trẻ nhưng giữa đứa trẻ và người mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống nào Phôi mà người mang thai hộ mang là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nên xét về mặt sinh học, đứa trẻ được sinh ra có cùng huyết thống với cặp vợ chồng này
Luật HN&GĐ năm 2014 tại khoản 3 Điều 93 quy định: “3 Việc xác định cha,
mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này” Theo Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 thì “con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra” Như vậy, theo quy định của pháp luật
thì, con được sinh ra từ kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được pháp luật công nhận là con của của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ từ thời điểm con được sinh ra)
và không có bất kì mối liên hệ pháp lý nào đối với người phụ nữ đã sinh ra nó Tức, người mang thai hộ chỉ là “mẹ thứ ba” của con chứ không phát sinh quan hệ cha mẹ con
về mặt pháp lý Điều này là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, căn cứ để xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp thông thường đều dựa trên yếu tố huyết thống và thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng Tuy nhiên, trong trường hợp này yếu tố huyết thống và thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ là căn cứ để xác định quan hệ cha mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Do đó, con được sinh ra
là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ Ngoài ra, pháp luật hiện hành không ràng buộc mối quan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ Tuy nhiên, trước khi con
được sinh ra: “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ”63
Đồng thời, việc pháp luật quy định vấn đề mang thai hộ hoàn toàn dựa trên mục đích đảm bảo quyền làm cha làm mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh không thể có con
kể cả khi đã sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Theo đó, bên mang thai hộ thực hiện kỹ thuật này xuất phát từ mục đích nhân đạo, giúp đỡ mà không có ý định làm mẹ về mặt pháp lý Vì thế, quy định này không chỉ nhằm bảo vệ mục đích mang thai hộ mà còn giúp ổn định mối quan hệ cha mẹ - con Để thực hiện quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cho con, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ngay từ khi con sinh ra phải có nghĩa vụ thực
62 Đại học Luật TP.HCM (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tlđd số 39, tr.279
63 Khoản 1 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014
Trang 34hiện thủ tục đăng ký khai sinh thông qua giấy khai sinh – giấy tờ hộ tịch đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cá nhân – xác lập quan hệ cha mẹ về mặt pháp lý Căn cứ theo Thông tư 34/2015/TT-BYT64 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định việc cấp giấy
chứng sinh cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai
hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng
ký khai sinh.” Ngoài ra, Luật Hộ tịch 2014 quy định “… trường hợp khai sinh cho trẻ
em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật” 65 Theo đó, để chứng minh tư cách chủ thể cặp vợ chồng nhờ mang thai
hộ phải bổ sung các loại giấy tờ xác nhận việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ, bởi trong giấy chứng sinh chỉ có tên của bên mang thai hộ, theo yêu cầu về trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh trong Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn kèm theo
1.2 Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện
Đối với cặp vợ chồng vô sinh
Như đã phân tích, con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định dựa theo thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh Theo khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ
năm 2014: “1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời
kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” Có thể thấy, quy định này không căn cứ vào
sự thừa nhận của cha, mẹ cho con về mặt pháp lý Cụ thể, nếu con được mẹ mang thai
và được sinh trong thời kỳ hôn nhân (vợ chồng đã tiến hành đăng ký kết hôn với cơ quan
có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục) theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP nguyên tắc con sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm66 sẽ được xác lập quan hệ cha mẹ - con đối với cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân Trong đó, đối tượng là cặp vợ chồng vô sinh, tức đã có phát sinh quan hệ hôn nhân trên thực tế? Điều này còn nhiều tranh cãi Hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không định
64 Điều 1 Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của bộ trưởng bộ y tế quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh
65 Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014
66 Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trang 35nghĩa “cặp vợ chồng”; vì vậy, có nhiều quan điểm cho rằng, cặp vợ chồng được hiểu
theo nghĩa đã xác lập quan hệ hôn nhân về mặt pháp luật để phù hợp với khái niệm “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” 67 Tuy nhiên, cũng có không ít những
lập luận cho rằng việc suy đoán như trên là không có cơ sở Pháp luật Thụy Điển định
nghĩa rất cụ thể “Cặp vợ chồng có nghĩa là một người phụ nữ và một người đàn ông sống với nhau trong hôn nhân hoặc trong các mối quan hệ giống như hôn nhân hoặc hai người phụ nữ sống với nhau trong hôn nhân, quan hệ đối tác đã đăng ký hoặc các mối quan hệ giống như hôn nhân”68 Đạo luật về hỗ trợ sinh sản của Thụy Điển năm
2006 đã bao hàm tất cả các trường hợp xem xét thừa nhận là “cặp vợ chồng” trên thực
tế nhằm tránh bỏ sót và bảo vệ toàn diện mối quan hệ được xác lập từ những chủ thể trên, trong đó có quan hệ xác định cha mẹ cho con Mặt khác, người “phụ nữ độc thân” được xác định là người phụ nữ chưa tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp Vậy con sinh
ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trước thời kỳ hôn nhân của vợ chồng xác định như thế nào? Nên chăng, pháp luật cần quy định hoặc dự liệu các trường hợp ngoại lệ về việc xác định quan hệ cha mẹ cho con ngoài thời kỳ hôn nhân trên cơ sở có
sự đồng thuận thừa nhận từ cặp vợ chồng? Bởi lẽ, xã hội ngày càng phát triển các nhu cầu đời sống ngày một phức tạp và khó kiểm soát, tình trạng sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn đã chẳng còn xa lạ với nhiều người, song sự quản lý đến nay vẫn còn nhiều hạn chế Mặt khác, tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-
CP, có đề cập đến “quan hệ ngoài hôn nhân và gia đình” nhưng không định nghĩa “quan
hệ ngoài hôn nhân và gia đình” được hiểu như thế nào? Trường hợp này, pháp luật cũng cần phải quy định cụ thể, nếu không sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng giải quyết các quan hệ khi có tranh chấp phát sinh Theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, cụ thể Điều 4 Luật HN&GĐ của Slovenia năm 2017 có định nghĩa thế nào là quan hệ ngoài
hôn nhân Theo đó, “Quan hệ ngoài hôn nhân là sự kết hợp lâu dài giữa một người nam
và một người nữ chưa đăng ký kết hôn nhưng không có lý do gì khiến cuộc hôn nhân giữa họ bị vô hiệu”69 Ở đây, pháp luật hôn nhân và gia đình của Slovenia đã đề cập đến quan hệ ngoài hôn nhân trên cơ sở thừa nhận tính “bình đẳng” về quyền giữa các cá nhân trong xã hội Lý giải điều này, xuất phát từ khoản 2 Điều 23 Công ước về Quyền
dân sự và chính trị: “Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận” Đồng thời, quay về bản chất của sự kiện kết hôn, kết hôn là quyền
67 Khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014
68 Article 2 Family Code Slovenia (2017): “(1) "couple" means a woman and a man living together in marriage
or in like relationships or two women living together in marriage, registered partnership or like relationships.”
marriage-69 Article 4 Family Code Slovenia (2017): “(1) An extramarital union is a long-term life union between a man and
a woman who have not entered into a marriage, and there are no reasons why the marriage between them would
be invalid Such a community has the same legal consequences in the relationship between them under this Code
as if they had entered into a marriage; in other legal areas, however, such a community has legal consequences,
if the law stipulates so.”
Trang 36của mỗi cá nhân (nam và nữ) trên nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện và đáp ứng các quy định pháp luật phù hợp với điều kiện xã hội mà mỗi quốc gia đặt ra, nhìn chung bao gồm: độ tuổi, không vi phạm các điều cấm, tôn giáo… Do đó, thủ tục đăng ký kết hôn
là việc công nhận về mặt pháp lý giữa những cặp vợ chồng để nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, pháp luật không có quyền “tước đoạt” bất kỳ một mối quan hệ nào dù có xác lập thủ tục hay chưa xác lập thủ tục Vì thế, “quan hệ ngoài hôn nhân” theo pháp luật Slovenia là một hướng nhìn mới cho việc “thừa nhận” quan hệ sống chung như vợ chồng của nhiều cá nhân trong thời kỳ hiện đại “mà không có lý do để khiến cuộc hôn nhân giữa họ là vô hiệu” Từ đấy, có cơ sở xác định cha mẹ - con cho những đứa con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản ngoài hôn nhân nhằm thực hiện quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc của con sinh ra bằng kỹ thuật này về mặt pháp luật Không chỉ dừng lại ở đó, pháp luật hôn nhân và gia đình của Slovenia còn ghi nhận quan hệ cha con
ngoài hôn nhân của trẻ được thụ thai với sự hỗ trợ y sinh Cụ thể: “Cha của đứa trẻ được thụ thai nhờ hỗ trợ y sinh là chồng của người mẹ hoặc người bạn đời ngoài hôn nhân của cô ấy, với điều kiện cả hai đồng ý thực hiện kỹ thuật này theo các quy định về quản lý thủ tục thụ tinh và hỗ trợ y sinh”70 Đồng thời, để tránh có tranh chấp, pháp luật
nước này còn dự liệu “Không thể nghi ngờ quan hệ cha con của người được coi là cha của đứa trẻ theo quy định trên, trừ khi có khẳng định rằng đứa trẻ không được thụ thai thông qua quá trình thụ tinh với sự hỗ trợ y sinh học”71 Ở đây, pháp luật nước ngoài chỉ quy định việc xác định quan hệ cha con với trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
là phù hợp Bởi lẽ, quan hệ mẹ con mặc nhiên được xác lập thông qua sự kiện sinh đẻ,
dù tính huyết thống có thể “không đảm bảo” (trường hợp nhận noãn, thậm chí nhận phôi
từ người hiến tặng), song luật pháp thừa nhận sự “mang nặng đẻ đau” và ý nguyện có con của người mẹ trên thực tế, so với quan hệ cha con được suy đoán dựa trên sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của con
Từ phân tích trên, nhóm tác giả đề xuất việc xác định quan hệ cha mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dẫn chiếu theo Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 cần có những ngoại lệ nhất định Đồng thời, với mục tiêu vận dụng tối đa trên thực tiễn, những văn bản hướng dẫn cụ thể phải đề cập chi tiết đến vấn đề này Mặt khác, cần hoàn
thiện quy định về “quan hệ ngoài hôn nhân” trong pháp luật Việt Nam về mặt định
nghĩa tránh việc liệt kê nhưng bỏ ngỏ, thiếu thực tế và bổ sung cơ chế thừa nhận có điều kiện về quan hệ này đảm bảo tính chặt chẽ hơn so với pháp luật hôn nhân và gia đình
70 Article 134 Family Code Slovenia (2017): “(1) The father of a child conceived with biomedical assistance is
the mother's husband or her extramarital partner, provided that they have consented to the procedure in accordance with the regulations governing insemination procedures with biomedical assistance.”
71 Article 134 Family Code Slovenia (2017): “(2) The paternity of the person who is considered to be the child's
father according to the previous paragraph may not be challenged, except when asserting that the child was not conceived through the process of fertilization with biomedical assistance.”
Trang 37của Slovenia Bên cạnh đó, cần có chế tài bằng pháp luật quy định nghiêm ngặt vì đây
là một quy định mới, tránh trường hợp lợi dụng, gây ảnh hưởng không đáng có Ngoài
ra, tiếp cận luật pháp Slovenia về việc cho phép vợ, chồng được toàn quyền quyết định việc sinh con và họ có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với con chung72 Điều này, đảm bảo con sinh ra về mặt sinh học (có hay không sự can thiệp của công nghệ y học) được hưởng đầy đủ quyền chăm sóc và nuôi dưỡng từ cha mẹ, dù quyết định sinh con thuộc
về ai Có thể xem đây là kinh nghiệm lập pháp để pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam không chỉ đảm bảo tuyệt đối quyền được làm cha làm mẹ của vợ, chồng mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con sinh ra
Bên cạnh đó, việc áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý trong trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn còn nhiều bất cập
Trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong thời hạn 300 ngày kể
từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
Thứ nhất, vợ và chồng “chấm dứt hôn nhân” qua sự kiện ly hôn, giả sử, cha mẹ (là cặp vợ chồng vô sinh) trong thời kỳ hôn nhân đã đồng ý sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, song vì nhiều nguyên nhân cả hai đã tiến hành ly hôn nhưng người vợ vẫn thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo như thỏa thuận từ trước Trong một số trường hợp, nếu tính theo nguyên tắc suy đoán, 300 ngày kể từ ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân là chưa phù hợp Bởi lẽ, việc con sinh ra theo phương pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào thể chất người mẹ cũng như khuyến cáo của cơ sở y tế Vì thế, thời gian con sinh ra có thể lên đến hơn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân hợp pháp Khi
đó, đứa bé sinh ra mặc dù là con chung của cặp vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn không được xác định là con của người chồng, quan hệ cha con không được thiết lập Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt là con về nhu cầu được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ hai phía
Để bảo vệ quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản một cách tốt nhất cần bổ sung vấn đề đảm bảo quyền lợi của con khi có sự kiện ly hôn xảy ra từ các cặp vợ chồng vô sinh mà pháp luật hiện nay không đề cập Trong trường hợp người chồng muốn ly hôn với người vợ mà trước đó cả hai đã đồng thuận thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thì pháp luật cần xác định
rõ thời điểm phôi đã đưa vào tử cung của người vợ hay chưa để đưa ra phán quyết chung cho các bên Nếu phôi chưa được đưa vào tử cung của người vợ và việc ly hôn xuất phát
từ ý chí của hai bên vợ chồng thì lúc này Tòa án có thể ra quyết định hủy bỏ yêu cầu áp dụng việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để tiến tới giải quyết việc ly hôn, trừ
72 Article 57 Family Code Slovenia (2017): “Spouses are free to decide on the birth of children They have the
same rights and obligations towards their joint children.”
Trang 38trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác Cụ thể, theo pháp luật Hoa Kỳ, Uniform Probate
Code 2010: “Nếu một cặp vợ chồng ly hôn trước khi đặt trứng, tinh trùng hoặc phôi, một đứa trẻ sinh ra từ sự hỗ trợ sinh sản không phải là con của vợ hoặc chồng cũ của
mẹ đẻ, trừ khi vợ hoặc chồng đồng ý trong hồ sơ rằng nếu hỗ trợ sinh sản xảy ra sau khi
ly hôn, đứa trẻ vẫn sẽ được coi như con của vợ/chồng cũ”73 Điều này, nhằm đáp ứng tối đa quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của con sau khi chào đời từ cha và mẹ Ngược lại, nếu phôi đã đưa vào tử cung của người vợ, xác lập quá trình mang thai, đứa trẻ được xem là con chung của vợ chồng, việc ly hôn được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện nay, thực hiện cấp dưỡng cho trẻ để đảm bảo quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của con Theo đó, cần bổ sung quy định tại Điều 51 về Quyền yêu cầu giải quyết
ly hôn, cụ thể tại khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 từ: “3 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”, khuyến nghị thành: “3.Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp hai vợ chồng đang trong quá trình tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (cấy phôi thành công), vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” Pháp luật hôn nhân và gia đình ở Slovenia có quy định “một cuộc hôn nhân bị chấm dứt
do cái chết của một bên vợ hoặc chồng, bằng việc tuyên bố một bên vợ hoặc chồng là
đã chết, hủy hôn hoặc ly dị”74 Theo đó, “hôn nhân không bền vững vì bất kỳ lý do gì, mỗi bên vợ hoặc chồng có thể yêu cầu ly hôn”75 Tuy nhiên, trước khi giải quyết ly hôn theo thủ tục tòa án, “việc bảo vệ, giáo dục và duy trì con cái chung” được cân nhắc và
“phải xác định quyền lợi của đứa trẻ sẽ được đảm bảo như thế nào là tốt nhất”76 Có thể thấy, vấn đề ly hôn về mặt ý chí của vợ chồng không được làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của con
Thứ hai, trên thực tế, không hiếm trường hợp cặp vợ chồng vô sinh khi đang tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người vợ hoặc người chồng chết do bệnh tật, tai nạn hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết (việc “chấm dứt hôn nhân” được xác định trên sự kiện chết (vợ hoặc chồng chết) hoặc tuyên bố chết (quyết định của Tòa)) Căn cứ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, dựa trên nguyên tắc suy đoán, trong vòng 300 ngày tính từ thời điểm ghi nhận trên giấy chứng tử (chết thực tế) hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực (chết pháp lý), con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
73 Section 2 – 120 Uniform Probate Code (2010): “(i) [Divorce Before Placement of Eggs, Sperm, or Embryos.] If
a married couple is divorced before placement of eggs, sperm, or embryos, a child resulting from the assisted reproduction is not a child of the birth mother’s former spouse, unless the former spouse 59 consented in a record that if assisted reproduction were to occur after divorce, the child would be treated as the former spouse’s child.”
74 Article 95 Family Code Slovenia (2017): “A marriage is terminated by the death of one spouse, by the
declaration of one spouse as dead, by annulment or by divorce.”
75 Article 98 Family Code Slovenia (2017): “(1) If the marriage is unsustainable for any reason, each spouse may
request a divorce.”
76 Article 98 Family Code Slovenia (2017): “(3) Before the court makes a decision according to the previous
paragraph, it must determine how the benefits of the child will be best ensured.”
Trang 39sản vẫn được xác định là con của người chồng/người vợ hiện tại với người chồng/người
vợ đã chết Đứa con ấy về mặt giấy khai sinh vẫn có đủ tên cả cha và mẹ Đồng thời được hưởng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng từ chính người chồng/người vợ hiện tại với gia đình của người chồng/người vợ đã chết Tuy nhiên, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sử dụng phương pháp cấy phôi vào tử cung của người vợ (thụ tinh trong ống nghiệm) Do
đó, nếu trường hợp người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh đã được cấy phôi vào tử cung của mình thành công thì dù người chồng chết hoặc bị tuyên bố chết cũng không ảnh hưởng được việc xác lập quan hệ cha con về mặt pháp lý, con sinh ra vẫn được hưởng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng từ hai phía (người vợ và gia đình người chồng), thậm chí nhận thừa kế từ người cha đã chết như thông thường Song, nếu người chồng chết hoặc
bị tuyên bố chết trong giai đoạn phôi đã thụ tinh thành công trong ống nghiệm nhưng được cơ sở y tế lưu giữ (chưa chuyển phôi) thì phải xác định quan hệ cha con như thế nào trong trường hợp giải pháp hỗ trợ sinh sản vẫn tiếp tục được thực hiện và con được sinh ra? Liệu đứa con sinh ra có được quyền khai sinh đầy đủ cả cha lẫn mẹ và hưởng
sự chăm sóc, nuôi dưỡng của hai bên gia đình? Hiện nay, pháp luật Việt Nam còn khá
mơ hồ trong việc định nghĩa “phôi” và “thai”, tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP quy định “Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng” Mặt khác, Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 dẫn chiếu từ khoản 1 Điều 93 Luật
HN&GĐ năm 2014 cũng không quy định cụ thể về việc xác định quan hệ cha con trong trường hợp này Điều này đã tạo ra hai luồng ý kiến Theo luồng ý kiến thứ nhất, việc xác định quan hệ này phụ thuộc vào thời gian tạo thành phôi “Theo quy trình thông thường, phôi thai được hình thành vào tuần thứ năm và phát triển trong vòng sáu tuần trước khi phát triển thành cơ thể thai nhi Vì vậy, phôi thai chưa phải là thai nhi, phôi thai cần một khoảng thời gian nhất định để phát triển và các tế bào hình thành nên cơ thể thai nhi.”77 Vì thế, nếu phôi được tạo thành trước thời điểm này và chưa cấy vào tử cung của người mẹ thì không thể coi là “thai nhi”, nên quyền khai sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, cấp dưỡng78 và thừa kế79 sẽ không được thừa nhận Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng “thai” và sự kiện “thành thai” nên được hiểu theo nghĩa rộng, tức bao gồm cả
“phôi” và “thai nhi”; bất kỳ phôi này đã cấy vào tử cung của người mẹ hay chưa thì kể
từ thời điểm thụ tinh thành công, quan hệ cha con đã thiết lập; con sinh ra có thể được khai sinh và hưởng các quyền lợi về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự Ý kiến thứ hai cũng có cơ sở Bởi lẽ, bài nghiên cứu Alla Tymofeyeva – Đại học Charles – lấy dữ kiện từ án lệ của Tòa án Nhân quyền Châu Âu
về vấn đề phôi người, chỉ ra Tòa án ở đây đã đề cập tới một nhận định rằng không thể
Trang 40coi “phôi người” là “một vật”, dù không thể đồng thời coi nó là “một người”80 Trên thực tế, đa số các nhà làm luật, trong đó có pháp luật Việt Nam đồng tình với ý kiến thứ nhất Điều này nhằm ngăn chặn trường hợp tranh chấp về thừa kế Nhóm tác giả cũng ghi nhận luồng ý kiến thứ nhất, nhưng để bảo vệ quyền xác định cha mẹ cho trẻ tiến tới thực hiện quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các nhà làm luật cần xác định rõ khái niệm “phôi”, “thai” Ngoài ra, nếu việc tạo thành phôi và chuẩn bị cấy vào tử cung của người mẹ dựa trên mong muốn và nguyện vọng của người chết (có bằng chứng kèm theo) thì các nhà lập pháp nên xác nhận quan hệ cha con để “hợp pháp hóa” quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thừa kế từ đứa con sinh ra bằng phương pháp này Ở những nước phát triển như Hoa Kỳ những trường hợp sinh con bằng cách tạo thành phôi từ tinh trùng của người chết để lại không phải là không phổ biến Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho con sinh ra trong trường hợp trên, đảm bảo con được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng toàn diện, tại Hoa Kỳ, Uniform Probate Code 1969, sửa đổi bổ sung năm 2010 (UPC), yêu cầu phải có bằng chứng về việc người chồng quá cố đã đồng ý là cha của một đứa trẻ được hình thành sau khi họ chết, nếu giữa hai người không có thủ tục ly dị và đứa trẻ được hình thành trong tử cung trong vòng 36 tháng hoặc sinh ra không muộn hơn 45 tháng sau cái chết của cá nhân
đó81
Trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau thời hạn 300 ngày kể
từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
Hiện nay, pháp luật cho phép các cá nhân được quyền lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi khi có nguyện vọng, nhưng lại không quy định trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân đã gây khó khăn trong việc xác định quan hệ cha mẹ - con cho trẻ sinh ra
Ở Việt Nam, vào ngày 9/12/2013 tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, sự kiện hai
bé trai sinh đôi (tại Hà Nội) chào đời là kết quả của ca thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người cha được bảo quản sau 3 năm, lấy từ tử thi sau vụ tai nạn là điều hy hữu Tuy nhiên, việc xác định quan hệ cha con cho hai bé trai đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi Căn cứ vào Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì các con được sinh ra trong hoàn cảnh trên đều có noãn và tinh trùng của cha mẹ mình Chiếu theo quy định tại khoản 1
Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.” Căn cứ theo nguyên tắc suy đoán tại Điều 88 của Luật này, trường hợp con
sinh ra sau hơn 3 năm kể từ ngày cha mất, vượt quá thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm
80 Alla Tymofeyeva, “The Human Embryo in the Case-Law of the European Court of Human Rights”
[https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2954370], (truy cập ngày 21/5/2023)
81 Uniform Probate Code of USA 2010