Mô hình Tòa án Nhân quyền ECtHR là một trong ba cơ quan giám sát thực thi quyền con người được thành lập dựa trên Công ước Nhân quyền châu Âu - là tiền đề pháp lý để công dân bảo vệ các
LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 11 1.1 Cơ chế bảo vệ quyền con người
Khái quát về quyền con người
Khi mỗi cá nhân được sinh ra đã mang trong mình một thứ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm - quyền con người Ta định nghĩa quyền con người là những lợi ích, cơ bản, vốn có và khách quan của nhân loại Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là những đòi hỏi chính đáng về tự do cũng như là các nhu cầu cuộc sống phổ thông cần được đáp ứng của con người Theo bài viết Universal Declaration of Human Rights 4 của Liên hợp Quốc đã tuyên bố, khẳng định phạm vi, cũng như đối tượng áp dụng các quyền cơ bản này: Tuyên ngôn về Nhân quyền này như một tiêu chuẩn mới được đặt ra để tất cả dân tộc, quốc gia, chủ yếu
4 “OHCHR | Universal Declaration of Human Rights - English.” ohchr, https://www.ohchr.org/en/human- rights/universal-declaration/translations/english (truy cập ngày 19/7/ 2023) là mọi cá nhân, tổ chức xã hội luôn ghi nhớ và thực hiện theo Tuyên ngôn này, đồng thời sẽ tuyên truyền, giáo dục nhằm củng cố, phát triển các quyền lợi, tự do của con người Ngoài ra, sử dụng các biện pháp tiến bộ, tầm quốc gia và quốc tế để đảm bảo sự tiếp nhận và thực hiện theo giữa người dân của các quốc gia thành viên của LHQ cũng như giữa người dân của các vùng lãnh thổ thuộc quyền tài phán với các quốc gia này
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người
Còn ở Việt Nam, khái niệm về quyền con người có lẽ quen thuộc và dễ hiểu hơn cả là trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Quyền con người là phạm trù mang tính đa chiều, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tuân thủ và bảo vệ Nhờ những chuẩn mực này, nhân phẩm của con người được tôn trọng, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện các năng lực cá nhân Dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, quyền con người vẫn là giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi hoàn cảnh lịch sử và trong mọi xã hội.
Tóm lại, qua các định nghĩa về quyền con người mang tính phổ biến, qua những tuyên bố, văn kiện xoay quanh quyền lợi, lợi ích của con người, đặc biệt là người dân Việt Nam, ta thấy được đây là một thứ quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của mỗi cá thể sống, từ đó, ta rút ra được những kiến thức về đảm bảo nhân quyền, cũng như có cái nhìn thực tế về đời sống xã hội của con người ra sao, ở góc độ xã hội lẫn pháp lý.
Phân biệt quyền con người và quyền công dân
Bên cạnh quyền con người, mỗi đất nước sẽ bổ sung thêm cho người dân của họ quyền công dân khi họ đã đủ điều kiện theo quy định pháp luật từng quốc gia Cả hai thuật ngữ này đều được gọi là “quyền”, với nội dung thể hiện những gì cá nhân được phép lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện; ngoài ra những “quyền” này đều có thể bị hạn chế trong trường hợp nhất định; trong hệ thống lập hiến của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, quyền con người và quyền công dân đều được quy định trong Hiến pháp với các hình thức như: quy định trực tiếp trong Hiến pháp, trong các tu chính Hiến pháp hoặc trong các tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền
Tuy nhiên, hai loại quyền này có những đặc tính khác nhau, cụ thể:* **Thời điểm ra đời:** Một quyền được công nhận vào thời điểm nhất định, trong khi quyền kia có thể tồn tại từ trước khi pháp luật hình thành.* **Bản chất:** Một quyền là quyền chủ quan của cá nhân, trong khi quyền kia là quyền thuộc về tập thể hoặc cộng đồng.* **Chủ thể quyền:** Chủ thể quyền của một loại quyền có thể là cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng, còn chủ thể quyền của loại quyền kia có thể chỉ là Nhà nước.* **Văn bản điều chỉnh:** Một loại quyền được quy định trong các văn bản pháp luật cấp cao, trong khi quyền kia có thể được điều chỉnh bởi cả luật và thông lệ.
Hiến pháp Việt Nam đã trải qua năm lần sửa đổi, thể hiện tư tưởng tiến bộ trong bảo vệ nhân quyền, bao gồm: tách biệt quyền con người và quyền công dân, bổ sung trách nhiệm của Nhà nước đối với các quyền này, và khắc phục những bất cập để đảm bảo hiệu quả thực thi (Điều 14 Hiến pháp 2013) Hiến pháp hiện hành của nước ta phân loại nhân quyền thành các nhóm cơ bản, trong đó bao gồm nhóm quyền dân sự (Điều 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 Hiến pháp 2013).
30, 31, 36, 42 Hiến pháp 2013), nhóm quyền cơ bản về chính trị (Điều 27, 28, 29, 30 Hiến pháp 2013); Tuy nhiên các quy định pháp luật của Hiến pháp này chú tâm đến các quyền lợi về mặt khái quát, cơ bản hơn của con người, chính là quyền sống, học tập, kết hôn, ly hôn, khiếu nại, tố cáo, bầu cử và quyền tự do kinh doanh.
Cơ chế bảo vệ quyền con người trên thế giới
Hiến chương Liên Hợp Quốc là một văn kiện nền tảng của luật quốc tế về quyền con người Sự ra đời của LHQ năm 1945 đánh dấu một bước phát triển đối với lịch sử nhân loại trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh, thúc đẩy phát triển cũng như trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên quy mô toàn cầu Dù không trực tiếp điều chỉnh về mối quan hệ xã hội này nhưng cộng đồng quốc tế vẫn thừa nhận rằng Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện xác lập nền tảng của luật quốc tế về quyền con người thông qua những quy định cụ thể Hiến chương khẳng định việc bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu hoạt động của LHQ và đã xác lập thêm những nguyên tắc, khuôn khổ thiết chế cơ bản để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người
Các nội dung của pháp luật quốc tế về quyền con người được đề cập và tiêu biểu ở ba văn kiện quan trọng, nền tảng lần lượt là Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người năm 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) được thông qua năm 1966 Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên tập hợp các quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con người dựa trên nhiều phương diện Mặc dù UDHR không phải là một điều ước quốc tế tuy nhiên đây lại được xem là cấu thành trung tâm của luật tập quán quốc tế về quyền con người, có thể xem như có hiệu lực bắt buộc với mọi quốc gia trên thế giới Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (The International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (The International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights - ICESCR) quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các cá nhân về vi phạm quyền dân sự, chính trị của các quốc gia Như vậy, các nội dung của pháp luật quốc tế về quyền con người có vị trí đặc biệt trong luật quốc tế về quyền con người, đây được xem như những văn kiện quốc tế đầu tiên có nội dung hoàn toàn về nhân quyền Những văn kiện này cung cấp khuôn khổ các tiêu chuẩn cơ bản để có thể làm tiền đề cho các văn kiện khác của luật quốc tế về quyền con người
Bên cạnh hai Công ước trên, có bảy Công ước khác cũng được xem là công ước chính yếu gồm: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc (ICERD
- 1965), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW -
1979), Công ước chống tra tấn (CAT - 1984), Công ước về quyền trẻ em (CRC -1989), Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú (ICRMW -1990), Công ước quốc tế về bảo vệ mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích (ICPPED - 2006) và Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD - 2007) Thế giới ghi nhận được rằng Việt Nam là một quốc gia đóng góp to lớn vào quá trình bảo vệ nhân quyền quốc tế nói chung và trong nước nói riêng, điều này được thể hiện qua việc hiện nay, đất nước của chúng ta đã tham gia hầu hết các Công ước về quyền con người trên thế giới Trong các văn bản được liệt kê ở trên, Việt Nam đã gia nhập vào gần như tất cả, lần lượt là ICERD (gia nhập ngày 09/6/1982), CRC (vào ngày 20/2/1990, là quốc gia châu Á đầu tiên tham gia), CEDAW (là quốc gia thành viên thứ 35), CRPD
Các văn kiện phổ quát về quyền con người trong các lĩnh vực Về nội dung, các văn kiện quy định các chuẩn mực về quyền trong các lĩnh vực (quyền tự quyết, chống kỳ thị, trong lĩnh vực tư pháp, ) hay quyền của một nhóm người cụ thể (người thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, ) Bên cạnh những văn kiện được thông qua tại Đại Hội đồng LHQ còn có những văn kiện do các cơ quan chuyên môn của LHQ soạn thảo (UNESCO, ILO, ) và về giá trị pháp lý, sẽ có văn kiện mang tính ràng buộc, có những văn kiện chỉ mang tính khuyến nghị, có ý nghĩa về mặt chính trị
Sau khi tìm kiếm, phân tích tài liệu, nhóm thấy tồn tại một công ước phù hợp với Việt Nam về mặt văn hóa, cũng như về kỹ năng tư pháp mà nước ta có thể học tập, vận dụng vào hệ thống pháp lý của mình qua đó có thể áp dụng vào đời sống và đó chính là Công ước Nhân quyền châu Âu Đây là bản công ước giúp hình thành nên cơ quan tư pháp với mục đích hiện thực hóa các biện pháp bảo vệ quyền con người - Tòa án Nhân quyền châu Âu Văn bản quy phạm pháp luật này được thế giới biết đến rộng rãi với những điều luật quy định chặt chẽ về đảm bảo quyền tự do tuyệt đối với con người dù trong trạng thái nào Với những lý do này, nhóm quyết định sẽ nghiên cứu, phân tích, qua đó rút ra được những kinh nghiệm cho Việt Nam.
Khái quát về Công ước Nhân quyền châu Âu
1.2.1 Lịch sử hình thành/bối cảnh Công ước Nhân quyền châu Âu
Công ước châu Âu về quyền con người có tên chính thức là Công ước bảo vệ Nhân quyền và các quyền Tự do căn bản (tiếng Anh: Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms - ECHR) là một hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do căn bản ở châu Âu được Hội đồng châu Âu thông qua và ký kết vào ngày 04/11/1950, tại thủ đô Roma của nước Ý bởi Ủy hội châu Âu có hiệu lực từ ngày 03/9/1953 Ủy hội châu Âu (Council of Europe) quyết định thông qua Công ước Nhân quyền châu Âu như một cơ chế ràng buộc các quy tắc của Tuyên bố phổ quát (Universal Declaration of Human Rights), do Tuyên bố phổ quát không có tính ràng buộc các quốc gia thành viên về mặt pháp lý Như vậy, Công ước Nhân quyền châu Âu có tác dụng thực tế hơn Tuyên bố phổ quát và các công ước khác trong khu vực vì Công ước này thành lập ra một cơ quan thực thi là Tòa án Nhân quyền châu Âu Bên cạnh việc đưa ra những quy định về quyền con người, Công ước còn thành lập một cơ chế giám sát gồm ba cơ quan: Ủy ban quyền con người trực thuộc Hội đồng châu Âu (The European Commission of Human Rights, hiện nay cơ quan này đã ngừng hoạt động); Tòa án Quyền con người châu Âu (The European Court of Human Rights) và Ủy ban Các bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (The Committee of Ministers of the Council of Europe) 5 Tòa án nhân quyền châu Âu ngày càng mở rộng và việc lập một tòa án để bảo vệ các cá nhân khỏi bị vi phạm nhân quyền là một điểm mới cho một công ước quốc tế về nhân quyền, vì nó cho cá nhân vai trò tích cực trên trường quốc tế (theo luật quốc tế, các quốc gia mới được coi là chủ thể trong công pháp quốc tế) Công ước này hiện vẫn còn là điều ước quốc tế về nhân quyền duy nhất bảo vệ cá nhân ở mức độ cao nhất
Công ước châu Âu về Nhân quyền có nhiều Nghị định thư Sự ra đời của Công ước là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các nước thành viên của Liên minh châu Âu (European Union - EU) thống nhất phê chuẩn Công ước là một phần của pháp luật châu Âu, đồng thời là nền tảng cho việc giải thích và áp dụng pháp luật của từng quốc gia thành viên 6
Công ước nhân quyền châu Âu gồm ba phần: các quyền và quyền tự do (quy định tại mục I), mục II quy định các điều khoản thiết lập nên Tòa án Nhân quyền châu Âu cũng như
5 Duy, Trần Văn, và Chử Thị Nhuần “Cơ chế bảo đảm quyền con người ở châu Âu hiện nay.” Lý luận chính trị,
2018, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2449-co-che-bao-dam-quyen-con-nguoi-o-chau-au-hien- nay.html (truy cập ngày 19/07/2023)
6 “Bảo đảm quyền của người bị buộc tội theo điều 6 – Công ước châu Âu về quyền con người.” Bộ Tư pháp,
(01/02/2017), https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId ua8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId1f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID 89&SiteRootID1e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 (truy cập ngày 19/7/2023) các cách thức và quy chế hoạt động của nó, cuối cùng chính là quy ước về kết thúc, chấm dứt khác nhau tại mục III Trong đó ta cần đặc biệt quan tâm đến mục I bởi các điều khoản tại đây chú trọng vào việc bảo đảm về quyền, lợi ích con người, ví dụ như: Điều 5 quy định về “Tự do và an toàn” Ngoài ra, công ước này có nhiều Nghị định thư Tính đến thời điểm năm 2010 đã có 15 Nghị định thư được bổ sung Trong đó tiêu biểu là Nghị định thư 13 về việc cấm án tử hình Điều ước này ra đời nhằm đánh dấu sự thỏa thuận, thống nhất, phê chuẩn của các nước thành viên Liên minh châu Âu (tên tiếng anh: European Union - EU), qua đó trở thành nền tảng cho việc giải thích và áp dụng pháp luật của quốc gia thành viên 7 Tất cả các nước thành viên của Ủy hội châu Âu đều là thành viên của công ước (hiện nay có 47 quốc gia thành viên)
Công ước Châu Âu về quyền con người (ECHR) ra đời năm 1950, đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ quyền con người, cụ thể là quyền của người bị buộc tội theo Điều 6 Điều này bao gồm hai nội dung chính: bảo đảm quyền lợi của các bên trong vụ án dân sự và hình sự (Điều 6.1), cũng như đưa ra những quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự (Điều 6.2 và Điều 6.3) Theo đó, quyền của người bị buộc tội được đảm bảo thông qua hai phương diện: các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng và các quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự.
Theo thực tế xét xử, sự buộc tội được khởi phát từ thời điểm một người được thông báo chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền về những chứng cứ rõ ràng cho rằng (nghi vấn) người đó đã thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: lệnh bắt, lệnh khám xét nhà, ) Việc thông báo này đôi khi có giá trị ngay cả khi người có liên quan không hiểu hoặc không biết được thông báo đó thì kể từ thời điểm có thông báo người đó bị coi là người bị buộc tội trong vụ
7 “Bảo đảm quyền của người bị buộc tội theo điều 6 – Công ước châu Âu về quyền con người.” Bộ Tư pháp,
(01/02/2017), https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId ua8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId1f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID 89&SiteRootID1e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 (truy cập ngày 19/7/2023) án hình sự Sự buộc tội sẽ tồn tại và kéo dài trong suất quá trình tố tụng chứng minh hành vi của người bị cáo buộc là có tội hay không
Nguyên tắc xét xử công bằng và nguyên tắc suy đoán vô tội là hai nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm quyền của người bị buộc tội Nguyên tắc xét xử công bằng nhằm mục đích đảm bảo việc xét xử công bằng đối với các bên trong vụ án, đối với người bị buộc tội thì họ cũng có quyền được xét xử một cách công bằng nhất ngay cả khi họ không có khả năng tự bào chữa hay không có căn cứ nào minh bạch đối với hành vi vi phạm của họ Đối với nguyên tắc suy đoán vô tội, đây là một thành công lớn của khoa học pháp lý hiện đại và giữ một vị trí vô cùng quan trọng định hướng toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự đối với hầu hết các quốc gia Theo quan điểm các luật gia châu Âu, khía cạnh quan trọng và nền tảng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội chính là sự buộc tội và điều này cũng gắn liền với việc xét xử công bằng của tòa án Nguyên tắc suy đoán vô tội có sự gắn bó mật thiết với nguyên tắc xét xử công bằng vì thẩm phán không thể công bằng nếu việc phán xử của họ là phiến diện hay thiên vị, và ngược lại
Công ước nhân quyền châu Âu cũng đã thể hiện được nét hiện đại của mình khi chỉ ra những quyền cơ bản của người bị buộc tội theo Điều 6.3 của Công ước như quyền được thông báo kịp thời về lý do buộc tội (Điều 6.3a); quyền được tạo điều kiện thuận lợi về khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa (Điều 6.3b); quyền được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp thực sự cần thiết mà người bị buộc tội không có khả năng tài chính để lựa chọn người bào chữa thì họ sẽ được giúp đỡ miễn phí (Điều 6.3c); quyền được quyền thu thập chứng cứ và kiểm tra lại các chứng cứ do nhân chứng cung cấp chống lại người bị buộc tội (Điều 6.3d); quyền được có người phiên dịch miễn phí (Điều 6.3e)
Như vậy, ta có thể thấy Công ước nhân quyền châu Âu về việc đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người bị buộc tội có nhiều điểm tiến bộ so với một số văn bản bảo vệ nhân quyền khác như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 hay Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 vì quyền của người bị buộc tội đã được Công ước nhân quyền châu Âu ghi nhận một cách chi tiết và cụ thể
Tại châu Âu, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ vững chắc Công ước Nhân quyền Châu Âu thành lập Tòa án Nhân quyền Châu Âu, cho phép cá nhân bị xâm phạm quyền lợi đưa vụ việc ra tòa án Các phán quyết của Tòa án này ràng buộc các quốc gia thành viên phải thi hành, trao quyền chủ động cho cá nhân trong lĩnh vực pháp lý quốc tế Công ước này bảo vệ quyền cá nhân ở mức độ cao nhất, và Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng Châu Âu giám sát việc thi hành các phán quyết, đảm bảo nguyên đơn được bồi thường thiệt hại như Tòa án Nhân quyền đã quyết định.
Trong phạm vi các quốc gia, hệ thống quy phạm pháp luật về nhân quyền được xây dựng dựa trên các quy phạm chung của khu vực, nhằm trao quyền cho công dân trong việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đồng thời, các quy phạm này cũng là cơ sở để công dân đánh giá và kiểm tra hành vi của Nhà nước và các thành viên trong xã hội.
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Thực trạng cơ chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam
2.1.1 Phạm vi bảo vệ quyền con người
Khái quát: Ngày nay, quyền con người được quy định chặt chẽ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam Cụ thể, trong bản Hiến pháp năm 2013 của nước ta, nhà làm luật đã dành riêng một chương riêng biệt để quy định về nhân quyền (Chương II), hay ở Điều 3 luật này cũng có đề cập “Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…” Ngoài ra vì đường lối xây dựng bộ máy nhà nước theo chế độ pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa của nước ta, tôn chỉ là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, nên ngoài những quy định tại “luật gốc” thì những pháp luật chuyên ngành cũng chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân Thật vậy, ta có thể lấy vài ví dụ: như về vấn đề hồi tố trong các pháp luật chuyên ngành, ở khoản 2 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về việc không được phép áp dụng hồi tố nếu có quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn; hay việc đảm bảo quyền con người trong tố tụng dân sự thể hiện ở việc các bên đương sự ngang bằng với nhau về quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng tại Tòa mà không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da, Trong đó, ta không thể không công nhận việc quy định pháp luật ở thời xưa và nay có sự tiến bộ rõ rệt, biểu hiện qua việc quy định về tử hình tại Việt Nam
Cụ thể hơn: một trong những yếu tố mà Công ước Nhân quyền châu Âu điều chỉnh đó chính là mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ của người bị buộc tội, phạm nhân … phạm vi các con người tại khu vực khối châu Âu Từ đó, nhóm mong muốn được tập trung nghiên cứu về góc độ những quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng này ở trong nước
Tố tụng hình sự là một quá trình, trong đó quyền con người rất có thể bị giới hạn và xâm hại do các hành vi, hoạt động và quyết định của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự Đặc biệt, với quyền con người của người bị buộc tội, những quyết định và các biện pháp cưỡng chế với họ luôn mang tính chất nặng nề, nên nguy cơ họ bị xâm hại và gánh chịu những hậu quả nặng nề do các sai lầm và vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền gây nên là hoàn toàn có thể xảy ra
Bảo vệ quyền con người nói chung và của người bị buộc tội nói riêng trong tố tụng hình sự là thước đo tính dân chủ của nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa Do đó, tại Bộ luật
Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người đã được bảo vệ chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ và phù hợp
Trên lý thuyết, đây sẽ là lý tưởng nếu những điều này được ứng dụng và áp dụng một cách hoàn hảo Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều lỗ hỏng trong quá trình tố tụng hình sự mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội Ví dụ như các vấn đề về quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ vẫn còn chưa thống nhất (Điều 110, 113, 114, 179 luật Tố tụng Hình sự 2015); quyền yêu cầu thay đổi người tố tụng đối với các đối tượng người bị bắt khẩn cấp, người bị bắt và tạm giữ (Điều 58 đến Điều 61 luật Tố tụng Hình sự 2015);
Qua đó, ta thấy được, dù đã có những thay đổi rõ rệt trong công cuộc lập pháp, những vấn đề về chi tiết vẫn xuất hiện phổ biến, trong đó là trong quá trình Tố tụng hình sự Từ đó, ta cần đặt ra mục tiêu là giải quyết các vấn đề như trên, với cơ sở là học tập các kinh nghiệm quốc tế
2.1.2 Thực tiễn bảo vệ quyền con người ở VN
Mặt tích cực: Ở Hiến pháp 2013, chế định quyền con người được mở rộng để phù hợp với xu hướng pháp luật thế giới Một công trình khảo cứu 420 bản Hiến pháp của các nước trên thế giới đã thống kê có gần 60 loại quyền con người trong Hiến pháp các nước và Luật Nhân quyền quốc tế Tại Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng đã nhắc đến những loại quyền tương tự
Từ đó, ta có thể thấy những quy định về nhân quyền của Việt Nam cơ bản đã có sự tương thích với pháp luật quốc tế
Nhân phẩm là quyền bất khả xâm phạm của mọi người, được bảo hộ bởi pháp luật (Điều 20 Hiến pháp 2013) Đây là giá trị cốt lõi trong nhân quyền, được nhấn mạnh trong hiến pháp các nước như Mỹ, Pháp, Đức Mọi quyền con người cơ bản được công nhận trong Công ước quốc tế về nhân quyền đều được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và pháp luật Việt Nam Các quyền đặc thù của người khuyết tật, dân tộc thiểu số tuy chưa được quy định trong Hiến pháp nhưng đã được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết tật 2012 và các chính sách phát triển của Nhà nước.
Một số quyền con người mới được bổ sung trong Hiến pháp 2013 là những quyền mới, tiến bộ, phản ánh xu thế quốc tế hóa về quyền con người tuy nhiên những quyền này chỉ trở thành quyền con người và được bảo vệ khi chúng ta có cơ chế để đảm bảo thực hiện 13
Ví dụ: tại Điều 22 Hiến pháp 2013 “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” Hiện nay, vấn đề nhà ở của người dân, đặc biệt ở những thành phố lớn, khu công nghiệp hàng nghìn người lao động thì việc thiếu chỗ ở, phải đi thuê với điều kiện môi trường không bảo đảm Trên đà phát triển của xã hội, trên thực tế, Nhà nước không thể bảo vệ quyền con người bằng cách lo cho từng người một chỗ ở được nên quy định này có phần chưa thực sự hợp lý Tại Điều 35 Hiến pháp 2013 “Công dân có quyền làm việc”, quy định này đồng nghĩa hiến định Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho công dân Việt Nam Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam cũng như các nước trên thế giới vẫn chưa có nước nào thực hiện được Đối với tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp sa thải hàng loạt, nhân sự mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là minh chứng cho thấy chúng ta cần có một cơ chế tốt hơn để bảo vệ quyền này của công dân
Việc thiếu hụt thông tin và số liệu về tình hình thực hiện Công ước ICCPR gây khó khăn trong đánh giá hiệu quả các chính sách, chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể tại Việt Nam Điều này cản trở cơ quan quản lý nhà nước trong việc đề xuất các chính sách tiếp theo Thêm vào đó, các thành tựu về công nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền không được minh họa cụ thể, dẫn đến thiếu thuyết phục và ảnh hưởng đến đánh giá của Ủy ban nhân quyền LHQ về các nghĩa vụ của Việt Nam Những đánh giá tiêu cực từ Ủy ban nhân quyền LHQ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
13 Dương, Nguyễn Cảnh “Quyền con người trong Hiến pháp 2013 - Những thay đổi để phù hợp bối cảnh toàn cầu hóa.” Tạp chí Quản lý Nhà nước, no 234, 7/2015, https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv219/2015/CVv219S2342015013.pdf (truy cập ngày
2.1.3 Thực tiễn bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội tại Việt Nam Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về tình trạng nhân quyền nói chung tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào, đã có những điểm tích cực cần phát huy cũng như đã phổ biến những thiếu sót còn đang hiện hữu, thì bây giờ, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu hơn vào mối quan hệ về quyền, lợi ích của một đối tượng đặc biệt trong nước, mà những yếu tố này nếu không được đảm bảo một cách tuyệt đối thì sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của họ Đó chính là nhóm đối tượng người bị buộc tội
2.1.3.1 Khái niệm người bị buộc tội
Theo Điều 6 Công ước Nhân quyền châu Âu, “người bị buộc tội” được xác định theo cơ sở, căn cứ vào “sự buộc tội” Sự buộc tội (accusation, criminal charge) được khởi phát từ thời điểm một người được thông báo chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền về những chứng cứ rõ ràng cho rằng (nghi vấn) người đó đã thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: lệnh bắt, lệnh khám xét nhà, ) Việc thông báo này đôi khi có giá trị ngay cả khi người có liên quan không hiểu hoặc không biết được thông báo đó thì kể từ thời điểm có thông báo người đó bị coi là người bị buộc tội trong vụ án hình sự Sự buộc tội sẽ tồn tại và kéo dài trong suất quá trình tố tụng chứng minh hành vi của người bị cáo buộc là có tội hay không Theo pháp luật Tố tụng Hình sự tại Việt Nam, “người bị buộc gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” (theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Luật Tố tụng Hình sự 2015), thì định nghĩa theo hướng liệt kê chứ không phải miêu tả trạng thái hay đưa ra được nội dung khái quát nội dung về các thành phần tạo nên chủ thể đó 14
2.1.3.2 Thực tiễn quyền, lợi ích của người bị buộc tội tại Việt Nam
Kinh nghiệm từ Công ước Nhân quyền châu Âu
Hiến pháp và luật pháp Việt Nam quy định cụ thể, rõ ràng về quyền con người, quyền công dân Việc thực hiện và bảo vệ quyền con người chính là thước đo nền dân chủ, văn minh, thể hiện tự do và sự tiến bộ của xã hội Thực tế, bên cạnh hệ thống pháp luật tiên tiến, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân Sự phối hợp này chính là nền tảng đảm bảo quyền con người được thực hiện hiệu quả.
Quá trình tố tụng hình sự tiềm ẩn nhiều rủi ro vi phạm quyền con người do các tác động từ cơ quan tiến hành tố tụng Nghiên cứu chỉ ra những điểm tương đồng giữa Công ước Nhân quyền châu Âu và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, cho thấy việc tiếp thu và vận dụng chuẩn mực quốc tế trong tố tụng hình sự tại Việt Nam là cần thiết để đảm bảo quyền công dân.
17 Nguyễn Thế Đức Tâm, Phạm Ngọc Hoàng Anh: Vài suy nghĩ về cơ chế bảo đảm nhân quyền, Tài liệu lưu hành nội bộ phục vụ đào tạo cử nhân luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr.116 của người bị buộc tội nhằm góp phần cải thiện chất lượng hoạt động và nâng cao uy tín của hệ thống tư pháp
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” tại Điều 26 và được xem là một nguyên tắc đột phá, góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế của hoạt động tư pháp, bảo vệ hơn nữa quyền con người, quyền công dân đặc biệt là quyền con người của người bị buộc tội Nguyên tắc mới này đã góp phần xác định sự khác quan của vụ án vì các bên trong vụ án được chứng minh các chứng cứ, tình tiết vụ án một cách bình đẳng Tuy nhiên, muốn việc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm thì phải bảo đảm sự bình đẳng của các bên trong những giai đoạn tố tụng hình sự trước đó Chính vì vậy, BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung một loạt các quy định để phù hợp nguyên tắc như: bổ sung quyền của người bị buộc tội là quyền đưa ra chứng cứ (Điều 57, 58, 59, 60, 61); người bào chữa có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ Tại quy định này, chúng ta có thể nhận thấy nét tương đồng của hai văn bản quy phạm pháp luật khi Công ước Nhân quyền châu Âu cũng đề cập đến vấn đề quyền được quyền thu thập chứng cứ và kiểm tra lại các chứng cứ do nhân chứng cung cấp chống lại người bị buộc tội tại Điều 6.3d Việc bổ sung những quy định tiến bộ này giúp cho Tòa án không bị bỏ sót chứng cứ nhằm đưa ra những phán quyết đúng đắn, khách quan nhất dành cho người bị buộc tội
Pháp luật Việt Nam ngày càng cho thấy sự tiến bộ khi học tập và thừa nhận những nguyên tắc nổi bật của khoa học pháp lý hiện đại điển hình như nguyên tắc “suy đoán vô tội” Tư tưởng này đã được nước ta thừa hưởng và ghi nhận tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Tại BLTTHS 2015, nguyên tắc “suy đoán vô tội” cũng được ghi nhận tại Điều 13 nhằm khẳng định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, người có thẩm quyền luôn phải coi, đối xử với người bị buộc tội là không có tội cho đến vi hành vi phạm tội của họ đã có bản án có hiệu lực pháp luật Quyền con người trong quá trình tố tụng hình sự ở Việt Nam cũng được bảo đảm theo nguyên tắc “bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” tại Điều 16 BLTTHS 2015 Tương đồng với Điều 6.3c Công ước Nhân quyền châu Âu thì pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền bào chữa của người bị buộc tội Theo khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.” Theo BLTTHS 2015 quyền bào chữa của người bị buộc tội xuất hiện kể từ thời điểm một người bị bắt (Điều 58 và Điều 74 BLTTHS 2015) giúp cho người bị buộc tội bình đẳng hơn nữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, quy định đề phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia hay tổ chức của mình nên việc đưa các văn bản quy phạm pháp luật lên bàn cân so sánh với nhau là thiếu cơ sở Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu, có thể thấy rằng giữa Công ước châu Âu về quyền con người và BLTTHS năm 2015 có những điểm tương đồng rõ rệt Đó là việc bảo đảm quyền lợi của người bị buộc tội được ghi nhận thông qua các nguyên tắc mang tính định hướng, nền tảng trong quá trình áp dụng thủ tục tố tụng (Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13), Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội (Điều 16); …) Các quy định cụ thể về các quyền của người bị buộc tội ở các giai đoạn tố tụng Sự tương đồng này cho thấy các quy định của BLTTHS năm 2015 ngày càng thể hiện sự hội nhập với những tiến bộ của thế giới trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị buộc tội nói riêng 18