Cụ thể theo quy định tại Đạo luật Sửa đổi của tiểu bang Arizona năm 2017, cụ thể tại Điều 44-7061 Chương 44 Giao dịch và Thương mại đã có quy định khái quát về hợp đồng thông minh như sa
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (SMART CONTRACT)5 1.1 Khái quát về hợp đồng thông minh
Lịch sử của hợp đồng thông minh
Thế kỷ 21 đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ, trong đó đặc biệt là công nghệ số, một trong những nền tảng cốt lõi của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) Đây là thời kỳ, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bước vào “Industrie 4.0” (thuật ngữ xuất phát từ một bài báo của Đức năm 2013) 1 mà biểu hiện rõ nhất chính là
“Chuyển đổi số” “Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số”, “Y tế số”, … chính là những minh chứng cho những cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay Tất yếu rằng, chuyển đổi số không chỉ tự giới hạn mình trong một số lĩnh vực tiêu biểu như dịch vụ công, y tế, tài chính – ngân hàng, … mà còn còn mở rộng ra đối với cả các lĩnh vực khác không thể không nhắc đến như giao dịch dân sự, cụ thể hơn là hợp đồng Cho đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã không còn xa lạ gì với khái niệm “Hợp đồng điện tử” được điều chỉnh và hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua Luật Giao dịch điện tử năm
Số 51/2005/QH11 năm 2005 đánh dấu bước tiến trong quá trình chuyển đổi số của lĩnh vực hợp đồng Tuy nhiên, hợp đồng điện tử vẫn chưa phải là bước hoàn thiện Hiện tại, các doanh nghiệp đang hướng đến "Hợp đồng điện tử thông minh" - bước tiền đề cho "Hợp đồng thông minh", với công nghệ tiên tiến hơn.
Khái niệm "hợp đồng thông minh" chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng đã xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây Thuật ngữ này do Nick Szabo, một nhà khoa học máy tính người Mỹ, đề xuất từ năm 1994 Hợp đồng thông minh là một phần mềm máy tính thực hiện các điều khoản của hợp đồng Tuy nhiên, trong những năm đầu, hợp đồng thông minh chưa được ứng dụng rộng rãi.
Cho đến năm 2009, Blockchain (có thể dịch là “Chuỗi khối”), một yếu tố nền tảng quan trọng trong quá trình Chuyển đổi số bên cạnh các Big Data (Dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo…) ra đời cùng với đồng Bitcoin bởi một nhân vật ẩn danh là Satoshi Nakamoto,
1 Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình (2021), “Hiểu thế nào về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ?”, [https://tttt.ninhbinh.gov.vn/cach-mang-40/hieu-the-nao-ve-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-1305.html] (Truy cập ngày 15/08/2023)
2 SAVIS TECHNOLOGY GROUP, “Bắt đầu chuyển đổi số với hợp đồng điện tử thông minh Smart eContract”, [https://savis.vn/chuyen-doi-so-voi-hop-dong-dien-tu/] (Truy cập ngày 15/08/2023) mở ra những cơn sốt về “tiền ảo” Tạm gác lại vấn đề “tiền ảo”, nền tảng Blockchain như
“mảnh đất màu mỡ” cho hợp đồng thông minh phát triển mạnh mẽ Tới năm 2015, một loại
“tiền ảo” khác ra đời với tên gọi là Ethereum, sáng lập bởi Vital Buterin, và đồng Ethereum, tất nhiên, cũng hoạt động trên nền tảng Blockchain, gọi là Blockchain Ethereum Điểm đáng nói ở đây, Blockchain này cho phép hợp đồng thông minh và một số ứng dụng khác hoạt động trên nền tảng của nó, đánh dấu sự hoàn thiện dần của hợp đồng thông minh cũng như một minh chứng cho tính tương thích hiệu quả giữa nền tảng blockchain và hợp đồng thông minh
Trên đây là sơ lược về lịch sử phát triển của hợp đồng thông minh Loại hợp đồng này chỉ mới xuất hiện trong giai đoạn gần đây, nguyên nhân cho sự thiếu hụt các phương pháp quản lý và điều chỉnh đối với loại hợp đồng này, ngay cả từ vấn đề định nghĩa khái niệm “hợp đồng thông minh”.
Khái niệm “hợp đồng thông minh”
Trước khi đi vào định nghĩa “hợp đồng thông minh”, cần thiết phải tìm hiểu về
“Blockchain”, vốn là nền tảng hoạt động chủ yếu của hợp đồng thông minh cho tới thời điểm hiện tại
Về mặt ngôn ngữ, “Blockchain” được dịch là Chuỗi khối (“block” là khối và “chain” là chuỗi) Theo từ điển điện tử Cambridge, Blockchain được định nghĩa là một “hệ thống được dùng để tạo các bản ghi điện tử của mọi biến động của một đồng tiền điện tử (như là bitcoin) được mua hay được bán, hệ thống này sẽ tự mở rộng theo thời gian khi các khối được thêm vào” Hay theo từ điển điện tử Oxford, nền tảng này được định nghĩa là một “hệ thống mà trong đó các thanh toán bằng đồng tiền điện tử được lưu giữ thông qua các máy tính được liên kết với nhau” Có thể thấy rằng, nhìn chung, nền tảng Blockchain đang được định nghĩa theo cách thông thường gắn liền với hoạt động của các loại “tiền ảo” như cách nó ra đời
Tổng quan về mặt kỹ thuật, Blockchain được coi là một loại cơ sở dữ liệu phân tán, một chuỗi khối lưu trữ dữ liệu thông tin điện tử ở dạng kỹ thuật số 3 Trong Blockchain, tồn tại các khối liên kết với nhau thành chuỗi, trong mỗi khối sẽ chứa thông tin về một đối tượng và hình thành dựa trên nền tảng của khối trước bằng mã hóa, được mở rộng theo thời gian 4 Để nạp dữ liệu vào mỗi khối trong chuỗi Blockchain cần được đại đa số các thành
Blockchain là một công nghệ ghi chép giao dịch an toàn, phi tập trung và minh bạch, giúp loại bỏ sự cần thiết của các bên trung gian đáng tin cậy Nó hoạt động bằng cách tạo ra một sổ cái được phân phối, chứa các khối thông tin liên kết với nhau và được xác minh bởi toàn bộ mạng Những khối này lưu trữ thông tin về giao dịch và được sắp xếp theo thứ tự thời gian, tạo thành một chuỗi liên kết không thể thay đổi Các khối trong Blockchain rất khó sửa đổi, do tính bảo mật của công nghệ mã hóa và sự đồng thuận của mạng Bất kỳ thay đổi nào đối với một khối cũng sẽ được phản ánh trong tất cả các bản sao khác của sổ cái, đảm bảo tính chính xác và tính toàn vẹn của dữ liệu.
4 Sự phát triển của hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra viên tham gia mạng lưới chấp nhận Blockchain có một đặc điểm là “tính bất biến”, có nghĩa là khi một khi dữ liệu đã được nạp vào các khối thì không thể thay đổi được, nhờ đó các thành viên tham gia Blockchain có thể truy ngược dữ liệu các khối trước chứ không phải chỉ chuỗi khối gần nhất Về đặc điểm “cơ sở dữ liệu phân tán” (distributed database) căn cứ theo mô hình triển khai của Blockchain có thể hiểu là nền tảng này về mặt vật lý được lưu trữ, khai thác và quản lý bởi nhiều hệ thống phần cứng máy tính, tất yếu có sự liên kết giữa hệ thống phần cứng với nhau Còn đặc điểm “phi tập trung” (decentralized) mô tả Chuỗi khối là cơ sở dữ liệu mà ở đó dựa trên đặc điểm phân tán, Blockchain cần có sự đồng thuận của phần lớn máy tính tham gia hệ thống để xác định xem dữ liệu trên hệ thống có được thể hiện chính xác hay không Nhờ những đặc tính này, Blockchain cho phép các thành viên có thể theo dõi các dữ liệu và có thể thống kê lịch sử thông tin dữ liệu, thể hiện tính minh bạch khi hoạt động trên nền tảng 5 Nhưng đó chỉ là theo dõi thông tin, còn nếu muốn truy xuất thông tin dữ liệu từ một khối của chuỗi, người dùng cần có chìa khóa hay mã bảo mật (private key) mới có thể thực hiện được, nhờ vậy, blockchain vừa đảm bảo sự công khai dữ liệu, vừa đảm bảo tính bảo mật đối với các dữ liệu trên không gian của nó Nói ngắn gọn lại, có thể coi Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại toàn bộ dữ liệu của hệ thống để người tham gia có thể theo dõi nhưng không thể xóa đi Mỗi khi có giao dịch diễn ra trên Blockchain, thông tin mới xuất hiện nhưng thông tin cũ không mất đi mà thay vào đó dữ liệu mới được ghi vào một khối mới và liên kết với khối cũ 6 , theo đó tạo thành một chuỗi khối khổng lồ Với cơ chế vận hành của một chuỗi blockchain, khi xác lập giao dịch trên nền tảng này, các bên tham gia giao dịch không cần thông qua một bên trung gian nào cả bởi vì nền tảng này đã làm rất tốt nhiệm vụ mà một bên trung gian có thể làm
Sơ lược về phân loại, tùy theo cơ chế vận hành cụ thể trong việc đọc và ghi dữ liệu, có thể phân chia Blockchain thành ba loại Thứ nhất, Chuỗi khối công khai (Public), ở đây, toàn bộ thành viên tham gia đều có quyền đọc và ghi dữ liệu, tương ứng, việc xác lập giao dịch cần có hàng nghìn nút tham gia Thứ hai, Chuỗi khối Riêng tư (Private), đối với loại này thì các thành viên tham gia không có quyền ghi, chỉ có quyền đọc trong khi quyền ghi thuộc về một bên thứ ba tin cậy, nhờ vậy mà giao dịch diễn ra nhanh hơn khi chỉ cần một số ít nút đồng ý khi xác thực giao dịch Và cuối cùng là Chuỗi khối Được cấp phép (Permissioned) hay Consortium, đây là một dạng Chuỗi khối Riêng tư được xây dựng kĩ
6 Đoàn Thảo (2022), “Sớm xây dựng hành lang pháp lý cho công nghệ blockchain”, Báo Quân đội nhân dân Điện tử, [https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/som-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-cong-nghe-blockchain-703223] (Truy cập ngày 15/08/2023) càng hơn, kết hợp giữa niềm tin tuyệt đối khi tham gia vào Private và niềm tin đa số khi tham gia Public, được ứng dụng bởi các tổ chức tài chính liên doanh, ngân hàng
Blockchain không ngừng phát triển để hoàn thiện hơn theo sự tiến bộ của công nghệ và nhu cầu ứng dụng thực tế Phiên bản Blockchain được phân loại thành bốn loại chính:
Đầu tiên, đối với phiên bản 1.0, Blockchain gắn liền với mục đích ra đời của nó là nền tảng hoạt động cho tiền ảo, mà đầu tiên chính là Bitcoin Satoshi Nakamoto đã sáng tạo ra Blockchain với mục đích chính là giúp các giao dịch bằng tiền ảo trở nên nhanh chóng và minh bạch hơn Ông đã khẳng định rằng: "Chúng tôi đề xuất một hệ thống nơi mà các giao dịch điện tử không cần dựa vào niềm tin".
Thứ hai, đối với phiên bản 2.0, về cơ bản Chuỗi khối tiếp tục vai trò như phiên bản
1.0 của nó nhưng nâng cấp thêm một yếu tố quan trọng – hợp đồng thông minh (Smart Contract) Ứng dụng đặc tính bất biến của “sổ cái” Blockchain, nơi mọi dữ liệu được ghi lại, theo dõi và không thể thay đổi, các giao dịch được thiết lập sẵn và được giám sát bời rất nhiều nút trong sự bảo mật
Tiếp đến, với phiên bản 3.0, vượt ra khỏi lĩnh vực tài chính tiền tệ, Blockchain được kết hợp giữa hợp đồng thông minh và Ứng dụng phân tán (Decentralized Application – Dapp) để kết nối nhiều kho lưu trữ thông tin dưới mọi ngôn ngữ lập trình Từ đây, hợp đồng thông minh có cơ sở để ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống trong công cuộc chuyển đổi số
Cho đến hiện tại, phiên bản 4.0 của Blockchain được phát triển theo hướng tập trung cho các doanh nghiệp, các chủ thể tiềm năng ứng dụng các tính năng của Chuỗi khối vào các lĩnh vực một cách có hệ thống và hiệu quả
Như vậy, Blockchain chính là một cơ sở dữ liệu phân tán phi tập trung có tính bất biến và hiệu quả bảo mật cao Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, cần thiết ứng dụng những tính năng của Blockchain vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, đặc biệt là hợp đồng thông minh
Tuy nói Blockchain là môi trường phù hợp nhất thời điểm hiện tại dành cho hợp đồng thông minh, nhưng sự thật là khái niệm “hợp đồng thông minh” đã ra đời từ trước khi có Chuỗi khối cả thập kỷ
7 Nakamoto, S (2008), “Bitcoin: A peer-to-peer electronic cash system”, [https://bitcoin.org/bitcoin.pdf] (Truy cập ngày 15/08/2023)
Về khái niệm ban đầu, cha đẻ của hợp đồng thông minh, Nick Szabo đã định nghĩa khái quát như sau: “hợp đồng thông minh là một giao thức giao dịch trên máy tính thực hiện các điều khoản của hợp đồng” 8 Ông cũng đề cập rằng mục đích chính của hợp đồng thông minh khi được xây dựng là nhằm để thỏa mãn những điều kiện hợp đồng thông thường, tối thiểu những ngoại lệ cố tình hay vô ý và đặc biệt là loại trừ sự cần thiết xuất hiện một bên thứ ba đáng tin cậy 9
Khái niệm như Nick Szabo đưa ra chưa thỏa mãn để làm rõ về “Smart Contract” lý tưởng của ông để ứng dụng vào trong thực tế mà nó như một lời mở đầu Cho đến năm
Đặc điểm và bản chất của hợp đồng thông minh
1.2.1 Đặc điểm của hợp đồng thông minh
Mang tiềm năng là một loại hình hợp đồng tiến bộ hơn so với hợp đồng truyền thống bởi tính bảo mật, công khai, minh bạch và hiệu quả thực hiện để ứng dụng vào quá trình số hóa các giao dịch dân sự và hướng tới môi trường doanh nghiệp đối với nền tảng Blockchain phiên bản 4.0, hợp đồng thông minh có những đặc điểm của riêng nó bên cạnh thỏa mãn các nguyên tắc cơ bản theo pháp luật dân sự đối với hợp đồng nói chung:
Thứ nhất , ngay từ trong khái niệm của hợp đồng thông minh, các quan điểm đều thống nhất rằng hợp đồng thông minh thực chất là một phần mềm máy tính được lập trình sẵn Nếu như hợp đồng truyền thống được tự do thỏa thuận về hình thức hợp đồng trong khuôn khổ luật định: văn bản giấy, lời nói hay dưới các định dạng điện tử thì hợp đồng thông minh bản chất chỉ có thể là tổ hợp những câu lệnh, các điều khoản của hợp đồng này được thể hiện ra dưới dạng câu lệnh “If…then…” và đa dạng theo ngôn ngữ lập trình được các nền tảng Blockchain sử dụng và thực hiện thông qua các chương trình máy tính Chính vì thế, hợp đồng thông minh được coi là hợp đồng điện tử đặc biệt khi có những yêu cầu cao hơn về kỹ thuật tạo lập và sử dụng
Thứ hai, tính thực thi của hợp đồng thông minh là rất cao Mặc dù việc tạo ra hợp đồng thông minh bằng các câu lệnh lập trình có thể khó khăn, nhưng bản chất là một phần mềm máy tính, hợp đồng sẽ tự động thực hiện các câu lệnh Điều này đảm bảo độ chính xác và loại bỏ khả năng sai sót của con người, nâng cao đáng kể hiệu quả thực thi hợp đồng.
“then” nếu điều kiện “If” được thỏa mãn Điều này có nghĩa là chỉ cần sau khi xác lập hợp đồng, các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình nhằm đáp ứng các điều kiện thực hiện hợp đồng đã thỏa thuận thì hợp đồng thông minh sẽ tự động được thực hiện đúng với những gì đã được lập trình sẵn Ví dụ cơ bản: anh A muốn anh B chuyển nhượng 5 đồng Bitcoin cho mình với giá là 10.000 Đô la Mỹ, thì đối với hợp đồng thông minh, khi cả hai bên đã xác lập hợp đồng, cung cấp các quyền cần thiết cho phần mềm thì khi anh A có đủ 10.000 đô trong tài khoản và anh B có 5 đồng Bitcoin thì giao dịch sẽ tự động được hợp đồng thông minh thực hiện, cụ thể là việc chuyển 5 đồng Bitcoin cho anh A và 10.000 Đô la Mỹ cho anh B Đây chính là ưu thế của hợp đồng thông minh đối với việc thực hiện nghĩa vụ của các bên nhằm hạn chế các vi phạm vì lý do khách quan hay chủ quan của các bên vì trong trường hợp xảy ra vi phạm, các bên vẫn được hoàn trả lại bởi vì các đối tượng của giao dịch cũng như giao dịch diễn ra trên môi trường điện tử, như một cơ chế đảm bảo của Blockchain, từ đó tạo được độ tin cậy nhất định cho các bên tham gia giao dịch
Thứ ba , như định nghĩa đã nêu, cho đến thời điểm hiện tại, hợp đồng thông minh được xây dựng trên nền tảng duy nhất là các cơ sở dữ liệu chuỗi khối Blockchain Như vậy, tất cả những ưu điểm mà của nền tảng Blockchain được hội tụ đầy đủ trên hợp đồng thông minh Smart Contract: Đầu tiên, Smart Contract kế thừa tính bất biến vì được quản lý dựa trên nền tảng Blockchain mang tính chất là một quyển sổ cái Lợi ích của sự bất biến này của hợp đồng thông minh là một khi các dữ liệu được nhập vào các khối trong chuỗi, các thông tin sẽ được lưu lại thời gian và không thể can thiệp bởi bất kỳ một bên nào, mọi chỉnh sửa diễn ra sau đó nếu có sẽ được lưu lại trong một khối các liên kết với khối cũ chứ không phải ghi đè lên Cơ chế này cho phép không chỉ các bên mà còn những khác tham gia vào nền tảng blockchain có một khả năng tra cứu, theo dõi và kiểm tra đối với hợp đồng và các đối tượng của hợp đồng Khi mà các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bằng hợp đồng thông minh, có khả năng tự kiểm tra các thuộc tính liên quan là lợi thế giúp các bên chủ động hơn trong giao dịch và đảm bảo nguyên tắc trung thực (khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015) trong quan hệ hợp đồng Ưu điểm tiếp theo chính là tính minh bạch của hợp đồng thông minh Về cơ bản, chuỗi Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán phi tập trung như đã định nghĩa, trong hệ thống có thể lên tới hàng chục triệu máy tính tham gia, kết hợp với sự bất biến của thông tin trong hệ thống Blockchain đảm bảo các dữ liệu, thông tin, giao dịch và cụ thể là hợp đồng xây dựng trên nền tảng này có một sự minh bạch nhất định khi mà thông tin có thể được kiểm chứng Đồng thời, môi trường Blockchain của hợp đồng thông minh cho phép các bên liên quan trong giao dịch có khả năng tiếp cận với các điều khoản hợp đồng như nhau, đảm bảo quá trình giao kết hợp đồng diễn ra rõ ràng khách quan
Cuối cùng, dù là môi trường thông tin điện tử, nhưng vì hoạt động của hợp đồng thông minh diễn ra trên môi trường Blockchain Về cơ bản, khi muốn nhập dữ liệu vào một Blockchain như Bitcoin hay Ethereum (các Public Blockchain) thì cần cả một lượng đa số nút đồng ý của những người tham gia dẫn tới trường hợp muốn xâm nhập, chỉnh sửa dữ liệu của các nền tảng này là cực kỳ tốn kém Tất nhiên, đối với những sàn nhỏ hơn, việc bị các tin tặc tấn công là đã từng xảy ra, nhưng chủ yếu là các Blockchain Private khi mà lượng nút cần để xác thực bên thứ ba đáng tin cậy ít hơn nhiều so với các nền tảng Hybrid hay Public Đơn cử một ví dụ như vụ Robin Network năm 2022 gây tổn thất lên đến 615 triệu USD, vụ hack lớn nhất trên các nền tảng số 15 Robin Network là một Blockchain dành cho Axe Infinity - một trò chơi dựa trên nền tảng Blockchain Theo đó, Blockchain này là một Blockchain Private khi mà số lượng nút xác thực khá ít – 9 nút với yêu cầu 5 nút thông qua Và tin tặc đã lợi dụng số lượng nút xác thực ít ỏi mà tấn công chiếm quyền kiểm soát đối với 5 nút để thực hiện các giao dịch nhằm lấy đi những “tài sản ảo” trên nền tảng này
Ví dụ vừa rồi chỉ nói nên là Blockchain vẫn có những sơ hở riêng để bị lợi dụng với ý đồ bất chính, cho nên tới thời điểm hiện tại các Blockchain Public vẫn phù hợp hơn cho vận hành hợp đồng thông minh Còn trong điều kiện thông thường, thông tin dữ liệu vẫn được lưu giữ một cách bảo mật với các mã khóa “private key” nên chỉ những bên tham gia quan hệ hợp đồng mới có thể trích xuất dữ liệu Như vậy nhìn chung, tính bảo mật của nghiên cứu này tương đối cao
Ngoài ra cũng lưu ý rằng, tính “thông minh” của hợp đồng thông minh khác với định hướng khái niệm”thông minh” hiện nay của mọi người theo nghĩa là tự động hóa hoàn toàn Đối với Smart Contract, như hợp đồng truyền thống, thỏa thuận các điều khoản hợp đồng vẫn được hình thành dựa trên ý chí chủ quan của các bên Sự thông minh của hợp đồng này có thể hiểu là nó được lập nên dựa trên ngôn ngữ lập trình máy tính với cấu trúc
“If…then…” thích hợp cho thời đại công nghệ số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng tới các hợp đồng không biên giới, không bị giới hạn bởi các rào cản về ngôn ngữ và thủ tục liên quan Tính tự động hóa thể hiện trong giai đoạn thực hiện hợp đồng khi các bên đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình thì các quyền tương ứng sẽ được chương trình tự động thực hiện Cho đến thời điểm hiện tại, các hợp đồng thông minh đã có thể đáp ứng nhu cầu các giao dịch giữa các nền tảng blockchain với nhau, tăng tính ứng dụng của loại Hợp đồng này trong tương lai Đặc điểm cuối cùng của hợp đồng thông minh chính là chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng ở đây Đối với hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành tại Việt Nam, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng phải đảm bảo đáp ứng được quy định về năng lực hành vi dân sự đối với các loại hợp đồng tương ứng Tuy nhiên, xét về đối tượng thực tế của hợp đồng thông minh ở thời điểm hiện tại vốn là các
15 Bảo Lâm (2022), “5 vụ hack tiền số lớn nhất”, Báo VnExpress, [https://vnexpress.net/5-vu-hack-tien-so-lon-nhat-4445196.html] (Truy cập ngày 15/08/2023)
“giá trị ảo” thì cân nhắc về năng lực chủ thể của các bên tham gia cũng không phải vấn đề dễ dàng đối với các nhà lập pháp Ngoài ra, bản thân hợp đồng thông minh là một chương trình máy tính, cùng với sự kết nối của mạng toàn cầu Internet, các bên hoàn toàn có thể giao dịch trước màn hình mà không biết rõ nhau Sự thật là chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đối với Smart Contract không phân biệt về năng lực chủ thể, miễn là họ có một tài khoản (account) tương ứng thì hoàn toàn có thể giao kết, thực hiện giao dịch thông qua hợp đồng thông minh Đặc điểm này của hợp đồng thông minh chính là một khó khăn trong việc định danh cụ thể sẽ được bàn luận ở phần sau
Hợp đồng thông minh là các chương trình máy tính sở hữu tính tự vận hành, được bảo mật, cũng như khả năng giám sát và minh bạch hoạt động trên Blockchain Do đó, cần phải đánh giá bản chất của hợp đồng này để có thể áp dụng các quy định hiện tại trong luật hợp đồng và bổ sung thêm các quy định cần thiết nhằm kịp thời điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu thực tế.
1.2.2 Bản chất hợp đồng thông minh
Bàn về bản chất của hợp đồng thông minh, vẫn chưa thống nhất được những quan điểm của các học giả Xuất phát từ tính mới mẻ của hợp đồng này cũng như sự đặc biệt trong vận hành của nó Quan điểm của nhóm tác giả cho rằng, muốn hiểu rõ bản chất của hợp đồng thông minh cần phải đặt nó trong mối tương quan với Hợp đồng truyền thống 16 trong pháp luật Việt Nam đang được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Bản chất của hợp đồng nằm ở sự thống nhất ý chí, được thể hiện ra ngoài thông qua hình thức hợp đồng Các loại hợp đồng hiện nay đều phải tuân thủ quy định tại Điều 385 và các điều liên quan, đặc biệt về sự thống nhất ý chí Vi phạm sự thống nhất ý chí có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng, như hợp đồng bị tuyên vô hiệu do lừa dối hoặc nhầm lẫn theo quy định tại Điều 124 và Điều 126 Bộ luật Dân sự.
Quay lại với bản chất của hợp đồng thông minh (Smart Contract), hiện nay, tồn tại hai quan điểm chủ yếu về chủ đề này:
16 Hợp đồng truyền thống: Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả định nghĩa hợp đồng truyền thống là loại hợp đồng đã được quy định bởi pháp luật hiện hành của Việt Nam Về nội dung, hợp đồng truyền thống phải tuân thủ quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự Về hình thức, hợp đồng truyền thống tuân thủ theo quy định chung về giao dịch dân sự tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015
Quan điểm thứ nhất cho rằng hợp đồng thông minh là một thể hiện mới của hợp đồng pháp lý và trong tương lai có thể thay thế cho hợp đồng truyền thống 17 Như vậy, xét quan điểm này, có thể hiểu rằng đây là góc nhìn cho rằng hợp đồng thông minh sẽ là một hình thức hợp đồng mới mẻ bổ sung cho các hình thức hiện tại nhằm thể hiện ý chí giữa các bên Hiểu một cách đơn giản hơn, hợp đồng pháp lý sẽ được mã hóa và tự động thực hiện, hình thành nên hợp đồng thông minh có tính pháp lý (Smart Legal Contract)
So sánh hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử 18
Hợp đồng thông minh là một khái niệm mới nổi trong lĩnh vực công nghệ Các đặc trưng của loại hợp đồng này gồm có tính tự thực thi, phi tập trung, minh bạch và bảo mật Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu một hành lang pháp lý cụ thể để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng thông minh, gây ra một số thách thức trong việc áp dụng và thực thi loại hợp đồng này.
Hợp đồng thông minh là một dạng hợp đồng điện tử, tương tự như hợp đồng truyền thống Nó chứa các điều khoản được thoả thuận giữa các bên và tuân theo các điều kiện để được coi là hợp lệ.
Sự khác biệt nổi bật nhất để phân biệt hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống nằm ở cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng Đối với hợp đồng truyền thống, sau khi các bên thỏa thuận và trao đổi, họ sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng Hợp đồng này thường sẽ được tạo thành thông qua tài liệu vật chất như giấy tờ, đồ vật có chứa chữ ký bằng tay Ngôn ngữ tự nhiên thường được sử dụng trong việc thể hiện hợp đồng Trong khi đó, trong việc giao kết hợp đồng thông minh, hợp đồng sẽ được tạo ra dưới dạng mã số điện tử, và nội dung của hợp đồng sẽ được biểu thị thông qua mã máy tính hợp đồng thông minh sẽ được lưu trữ trên nền tảng blockchain - một không gian kỹ thuật số, không liên quan đến bất kỳ hình thức vật chất cụ thể nào
Một khác biệt rõ ràng khác mà có thể dễ dàng nhận thấy là tính tự động của hợp đồng thông minh hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên mã lệnh, tự động thực hiện và không thể dừng lại Ngược lại, hợp đồng truyền thống thường được hiểu là một thỏa thuận để thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nào đó để đạt được một số lợi ích khác
Do đó, yếu tố niềm tin trong hợp đồng truyền thống rất quan trọng, vì mỗi bên cần tin tưởng rằng nhau sẽ thực hiện đúng và chính xác nghĩa vụ của mình Trong khi đó, nhờ vào tính tự động của nó, khi các điều kiện được thiết lập cho hợp đồng thông minh được đáp ứng, nó sẽ tự động thực hiện mà không có sự lựa chọn khác Điều này có nghĩa là yếu tố niềm tin trong việc giao kết hợp đồng thông minh là không cần thiết Từ đó, so với hợp đồng truyền thống, việc sử dụng hợp đồng thông minh mang lại các ưu điểm và nhược điểm riêng biệt
Về phần ưu điểm, hợp đồng thông minh tiết kiệm thời gian cho tất cả các bên tham gia và đem lại sự tiện ích hơn hợp đồng truyền thống trong việc truy cập thông tin, bởi vì nó được lưu trữ trên nền tảng kỹ thuật số Nhờ hoạt động trên không gian kỹ thuật số, các bên có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng qua máy tính Hơn nữa, các hợp đồng thông minh thường sử dụng mã hóa dữ liệu cực cao, tiêu chuẩn mà các loại tiền điện tử hiện đại áp dụng Điều này tạo ra mức bảo vệ cao, biến chúng trở thành một trong những phương tiện an toàn nhất cho dữ liệu trên mạng Ngoài ra, một lợi thế khác cần kể đến là khả năng đảm bảo của hợp đồng thông minh
So sánh với hợp đồng điện tử, ta có thể thấy rằng hợp đồng thông minh cũng là một phương thức thiết lập hợp đồng tương tự Tại Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử 2005 định nghĩa hợp đồng điện tử như sau: "Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này." Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng điện tử được xác định dựa trên hình thức thiết lập hợp đồng Như vậy, theo quan điểm này, hợp đồng thông minh cũng có thể xem là một dạng hợp đồng điện tử
Tuy nhiên, hợp đồng thông minh và hợp đồng điện tử không phải là những khái niệm đồng nhất hợp đồng thông minh không chỉ tồn tại ở dạng thông điệp dữ liệu, mà còn có đặc điểm nổi bật là tính tự động của nó hợp đồng thông minh không chỉ được tạo thành qua thông điệp dữ liệu, mà còn có khả năng tự thực hiện các điều khoản của hợp đồng mà không cần đến sự can thiệp của con người Điều này thường xuất hiện trong giai đoạn thực hiện hợp đồng Ngược lại, các hợp đồng điện tử thông thường, dù có chức năng tự động, vẫn phụ thuộc vào sự can thiệp của con người trong quá trình thực hiện hợp đồng Một hợp đồng thông minh thực sự phải có khả năng tự thực hiện các điều khoản một cách đầy đủ mà không cần sự can thiệp của con người
Hợp đồng tự động khác với hợp đồng thông minh, chẳng hạn như browse-wrap và click-wrap Browse-wrap ngụ ý thỏa thuận khi người dùng truy cập trang web, trong khi click-wrap đòi hỏi sự chấp nhận rõ ràng bằng cách nhấp vào nút "Tôi chấp nhận" Tuy nhiên, tính tự động của các hợp đồng này chỉ giới hạn ở giai đoạn hình thành thỏa thuận, trong khi tính tự động của hợp đồng thông minh nằm ở giai đoạn thực hiện hợp đồng.
Các vấn đề pháp lý của hợp đồng thông minh về giao kết
1.4.1 Cơ chế giao kết hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh, hay còn gọi là smart contract, là một chương trình máy tính được lưu trữ trên blockchain Khi các điều kiện tiên quyết được đáp ứng, hợp đồng thông minh sẽ tự động đưa ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người Điều này giúp loại bỏ sự chậm trễ và chi phí của hợp đồng truyền thống dựa trên giấy tờ Để tạo lập một hợp đồng thông minh, các bên liên quan sẽ thể hiện thỏa thuận của họ dưới dạng mã máy tính, sau đó tải mã này lên blockchain Blockchain sẽ đảm bảo tính hợp lệ và thực thi của hợp đồng thông minh.
1 Các bên thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng thông minh
2 Các điều khoản của hợp đồng thông minh được viết dưới dạng mã nguồn Một khi các đã bên đồng ý về các điều khoản, hợp đồng sẽ trở thành bất biến và không thể thay đổi bởi bất kỳ bên nào
3 Hợp đồng thông minh được lưu trữ trên blockchain
4 Bằng công nghệ blockchain, hợp đồng thông minh có thể nhận dạng và thực thi khi nó thỏa được các điều kiện đã được xác định trước
Có thể xem thêm ví dụ sau 23 : một khách du lịch thuê nhà nghỉ cho một kỳ nghỉ cuối tuần Số tiền cho thuê sẽ được chuyển qua Blockchain Sau đó, một biên nhận sẽ được lưu trữ trong hợp đồng thông minh của nhà nghỉ Nhà nghỉ sẽ gửi cho khách du lịch mật mã để vào nhà nghỉ vào một ngày xác định Nếu mật mã không đến đúng hạn do hai bên đã thống nhất, tiền sẽ được hoàn trả theo hợp đồng thông minh Nếu mật mã đến sớm hơn hạn, tiền và mật mã sẽ được giữ cho đến hạn hợp đồng thông minh hoạt động như một chương trình máy tính và được giám sát bởi hàng trăm người, đảm bảo sự an toàn và chính xác trong việc giao nhận
Hợp đồng thông minh có thể được phát triển và vận hành trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau mà không lệ thuộc vào một loại chuỗi khối nhất định Tính đến thời điểm hiện tại thì bao gồm Bitcoin, Ethereum, NXT và Hyperledger Fabric Do đó, với mỗi nền tảng khác nhau có thể sẽ cho ra mỗi phương thức vận hành hợp đồng thông minh khác nhau, dựa trên các tiêu chí như cung cấp ngôn ngữ lập trình hợp đồng, thi hành chuỗi mã hóa, lớp bảo mật an ninh,… Bitcoin là một nền tảng Blockchain công khai, được dùng chủ yếu để thực hiện các giao dịch tiền điện tử, tuy nhiên việc tạo một hợp đồng thông minh với mức độ soạn thảo ngôn ngữ của nền tảng này sẽ bị hạn chế vì Bitcoin sử dụng Ngôn ngữ lập trình stack-based 24 Còn Ethereum là nền tảng Blockchain đầu tiên và được sử dụng phổ biến nhất để phát triển, tạo lập hợp đồng thông minh 25
22 Nguyễn Đức Tuấn và Nguyễn Đình Thi (2022), “Hợp đồng thông minh trong công nghệ chuỗi khối và ứng dụng trong đào tạo”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Mở Hà Nội, số 92 (6/2022), tr 27
Để phân tích cơ chế giao kết hợp đồng thông minh và những rào cản pháp lý trong pháp luật Việt Nam hiện nay, Lê Hồ Trung Hiếu và Nguyễn Trung Thành (2023) đã đưa ra góc nhìn chuyên sâu trong bài viết "Cơ chế giao kết hợp đồng thông minh và những rào cản pháp lý trong pháp luật Việt Nam hiện nay", được đăng trên Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Đo lường, số 41-50.
25 Vitalik Buterin (2014), A next-generation smart contract and decentralized application platform, Ethereum White
Paper [https://blockchainlab.com/pdf/Ethereum_white_paper- a_next_generation_smart_contract_and_decentralized_application_platform-vitalik-buterin.pdf] (Truy cập ngày
Có thể thấy, hợp đồng thông minh hoạt động theo giao thức máy tính “nếu – thì” (“if – then” statement) 26 , điều này có nghĩa smart contract chỉ bắt đầu thực hiện giao dịch khi và chỉ khi các điều kiện được đặt ra đã được xác thực Hiện tại, các điều kiện và bước thực hiện được đưa vào hợp đồng thông minh phải cụ thể và có thể thực hiện được.
Vì hợp đồng thông minh thường phải dựa vào các sự kiện xảy ra ở ngoài thực tế để xác định xem các bên có thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của họ hay không, nên nó sẽ phải thu thập thông tin về những sự kiện đang thực sự diễn ra bên ngoài thực tế Điều này có vẻ không khả thi khi mà các thông tin này không được cài đặt sẵn khi thiết lập hợp đồng Lúc này, hợp đồng thông minh sẽ phải sử dụng một nguồn cấp dữ liệu bên ngoài (oracles) để xác minh các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển hệ thống nguồn cấp dữ liệu này vẫn còn ở giai đoạn đầu và chúng ta vẫn chưa có một nền tảng cung cấp dữ liệu nào đáng tin cậy và hoàn toàn chính xác Chính vì những lỗ hổng này mà hợp đồng thông minh vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro nhất định.
1.4.2 Hình thức của hợp đồng thông minh hợp đồng thông minh dù mang bản chất là một hình thức của Hợp đồng pháp lý nhưng bản thân của nó vẫn tồn tại dưới dạng một chương trình máy tính được tạo lập bằng những câu mã lệnh Trong các hình thức Hợp đồng hiện tại được quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch Điện tử 2005, có quan điểm cho rằng hợp đồng thông minh cũng là một dạng đặc biệt của Hợp đồng điện tử tức là ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố kĩ thuật Như vậy, tùy thuộc vào các yếu tố kĩ thuật khác nhau mà hợp đồng thông minh có những hình thức biểu hiện ra bên ngoài khác nhau.
Thứ nhất, hợp đồng thông minh hoạt động trên nền tảng Blockchain và ngoài nền tảng Blockchain.
Việc phân định hợp đồng thông minh hoạt động trong hay ngoài nền tảng Blockchain đi ngược lại với những kết quả nghiên cứu mà nhóm tác giả trình bày ở trên Trong phần khái niệm, nhóm đã khẳng định Blockchain hay một quyển sổ cái phân tán phi tập trung là
15/08/2023): Theo đó, một chủ thể của hợp đồng thông minh sẽ phải là một tài khoản có số dư và có thể thực hiện giao dịch Sau đó, tài khoản này có thể tương tác với hợp đồng thông minh bằng cách tham gia vào các giao dịch qua việc thực hiện một chức năng được xác định trên hợp đồng thông minh
26 Xem thêm: Stuart D Levi and Alex B Lipton, Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP (2018), An Introduction to Smart Contracts and Their Potential and Inherent Limitations, [https://corpgov.law.harvard.edu/2018/05/26/an- introduction-to-smart-contracts-and-their-potential-and-inherent-limitations/] (Truy cập ngày 15/08/2023) nền tảng thích hợp nhất để vận hành hợp đồng thông minh bởi những đặc điểm tiên tiến của nền tảng này và khái niệm hợp đồng thông minh luôn gắn liền với nó.
Tuy nhiên, cần nhận định rằng khái niệm hợp đồng thông minh của Nick Szabo đã xuất hiện từ trước khi xuất hiện nền tảng Blockchain 1.0 của Bitcoin Và trong tương lai, không ai có thể khẳng định được rằng sẽ không có một nền tảng nào có thể thay thế được Blockchain để xác lập và vận hành hợp đồng thông minh.
Trên nền tảng Quora 27 , có người đã đặt ra câu hỏi “hợp đồng thông minh có thể tồn tại mà không cần Blockchain hay không?” 28 Tất nhiên, các câu trả lời không được coi là nguồn tham khảo học thuật nhưng vẫn có giá trị tham khảo nhất định Đối với câu hỏi trên, có rất nhiều ý kiến cho rằng có thể, nhưng tất nhiên phải xây dựng một hệ thống đảm bảo các tính năng để vận hành hợp đồng thông minh.
Khi tìm hiểu cụ thể về một mô hình nơi mà hợp đồng thông minh hoạt động không cần blockchain, có người đưa ra một ví dụ về chiếc máy bán hàng 29 : Một người mua hàng tại máy bán hàng chỉ cần đưa vào một số tiền tương ứng, nhấn nút chọn sản phẩm và sản phẩm tương ứng sẽ rơi ra Ví dụ này chính là điển hình để mô tả cơ chế hoạt động của hợp đồng thông minh với những dòng mã “If that then that” cho những người lần đầu tiếp cận với khái niệm này nhưng đây chỉ là một cách khái quát chứ không thể dùng để mô tả đầy đủ nhất những tính năng hay của loại hợp đồng này Nhìn chung, quan điểm cho rằng hợp đồng thông minh có thể tồn tại không cần Blockchain đang mắc một phải một sai lầm lớn, những quan điểm này đang tập trung vào tính năng cụ thể là tính tự động hóa và bắt buộc thực hiện của hợp đồng thông minh Tuy nhiên, họ đang bỏ qua các đặc tính khác hợp đồng thông minh và giới hạn tính ứng dụng này
KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC BAN HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THÔNG MINH
Giao kết hợp đồng thông minh theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp
2.1.1 Tính hợp pháp của Blockchain và Hợp đồng thông minh (Smart Contract) tại Cộng hòa Pháp
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng toàn cầu và Cộng hòa Pháp, một quốc gia với nền công nghiệp và công nghệ thông tin không nằm ngoài vòng xoay của sự phát triển Ứng dụng vào trong các dự án đô thị thông minh, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ thanh toán tiền tệ, công nghệ chuỗi khối Blockchain và các ứng dụng của chuỗi khối, trong đó có hợp đồng thông minh được pháp luật Pháp thừa nhận tính hợp pháp thông qua những quy định cụ thể
Về thực tế ứng dụng Blockchain và Hợp đồng thông minh tại Pháp, trong khi các quốc gia châu Á đạt được những bước tiến đầu tiên với việc tổ chức các sự kiện Blockchain lớn, các quốc gia châu Âu đã hoàn thiện các hệ thống quy định mang tính đổi mới và thúc đẩy nó, trong đó, Pháp nổi lên như là một “Quốc gia Blockchain” 33 Tại quốc gia này, số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực Blockchain ngày càng tăng dần, bao gồm những công ty lớn và các doanh nghiệp khởi nghiệp (doanh nghiệp start-up) Những doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường Blockchain có thể kể đến là BNP Paripas (một ngân hàng đa quốc gia) 34 , SNCF 35 hay gần đây như Société Générale 36 Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, dưới sự ủng hộ của chính phủ Pháp, cũng tích cực tham gia khai thác nền tảng
33 Nasdad (2019), Vive la Blockchain: Why the French Government is Embracing Blockchain and Implementing Regulation, [https://www.nasdaq.com/articles/vive-la-blockchain%3A-why-the-french-government-is-embracing- blockchain-and-implementing] (Truy cập ngày 21/07/2023)
34 Ngày 20 tháng 8 năm 2015, BNP Paripas chính thức tuyên bố tham gia R3 Blockchain, [https://usa.bnpparibas/en/bnp-paribas-joins-the-r3-blockchain- initiative/#:~:text=BNP%20Paribas%20places%20digital%20at%20the%20heart%20of,industry%20standard%20can
%20be%20developed%20around%20blockchain%20technology.] (Truy cập ngày 21/07/2023)
35 Société Nationale de Chemins de fer Francais (Công ty Đường sắt quốc gia Pháp) có Dự án SNCF Réseau về tín hiệu đường sắt (I&P SF) đã sử dụng Blockchain Bitcoin như một ứng dụng thử nghiệm tính khả thi, [https://numerique.sncf.com/actualites/quand-la-blockchain-libere-le-rail/] (Truy cập ngày 21/07/2023)
36 Société Générale là một công ty đa quốc gia cung ứng các dịch vụ tài chính Ngày 15 tháng 4 năm 2021, công ty này ra mắt một sản phẩm cơ cấu đầu tiên là Security Token trên nền tản public blockchain Tezos, [https://www.societegenerale.com/en/news/press-release/first-structured-product-public-blockchain] (Truy cập ngày 20h 21/07/2023) tiềm năng này mà đơn cử là Ledger 37 với số vốn đầu tư hơn 7 triệu Euro 38 vào các ứng dụng Blockchain của mình
Như vậy, đứng trước sự bùng nổ của công nghệ Blockchain, tiền ảo và các ứng dụng Blockchain khác, Cộng hòa Pháp nhất thiết phải đặt ra những quy định cụ thể về tính hợp pháp của các nền tảng điện tử này để có thể khai thác hiệu quả và thực hiện chứng năng quản lý nhà nước về tài chính trên nền tảng số Ở chiều ngược lại, Smart Contract (Contrat Intélligent theo tiếng Pháp) muốn vận hành hợp pháp tại Pháp nhất thiết phải đáp ứng điều kiện rằng nền tảng Blockchain (nền tảng hoạt động), tiền ảo (phương tiện thanh toán) và các tài sản ảo khác trên nền tảng Blockchain (đối tượng hợp đồng) phải được pháp luật thừa nhận
Một trong những quy định đầu tiên về Blockchain được ghi nhận trong Nghị định số 2018 – 1226 ban hành tháng 12/2018 quy định về việc thể hiện sự dịch chuyển các chứng từ tài chính và phát hành một loại trái phiếu đặc biệt thông qua việc sử dụng một công cụ ghi điện tử phân tán 39 Trong Nghị định này, các nhà lập pháp đã bổ sung một hình thức mới cho việc phát hành trái phiếu và chuyển nhượng là thông qua một công ghi điện tử phân tán 40 Thực chất, một công cụ ghi điện tử phân tán 41 chưa có một định nghĩa pháp lý (quy định định nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng được hiểu là một công cụ ghi dữ liệu mà việc ghi và bảo mật được thực hiện thông qua các giao thức xác thực và nhân đôi các dữ liệu tới những người tham gia vào công cụ này 42 Người ta cũng xác định rằng, một công cụ ghi như vậy sẽ cho phép ghi lại danh tính các bên trong việc giao dịch tài sản kỹ thuật số, hay nói cách khác chuỗi khối Blockchain chính là một ví dụ của công cụ ghi điện tử phân tán Như vậy có thể coi rằng lĩnh vực tài chính tiền tệ chính là lĩnh vực đầu tiên công nhận cơ sở dữ liệu chuỗi khối Blockchain là một nền tảng giao dịch hợp pháp
37 The Ledger Company là một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về Blockchain với các ứng dụng giúp quản lý các tài sản ảo, [https://www.ledger.com/the-company] (Truy cập ngày ngày 20/07/2023)
38 Alexis Savalle (2019), The growth of the blockchain sector in France, [https://invest-hub.org/news/the-growth-of- the-blockchain-sector-in-france] (Truy cập ngày 20/07/2023)
39 Décret n° 2018-1226 du 24 décembre 2018 relatif à l'utilisation d'un dispositif d'enregistrement électronique partagé pour la représentation et la transmission de titres financiers et pour l'émission et la cession de minibons
40 Décret n° 2018-1226 du 24 décembre 2018 relatif à l'utilisation d'un dispositif d'enregistrement électronique partagé pour la représentation et la transmission de titres financiers et pour l'émission et la cession de minibons, [https://www.legifrance.gouv.fr/jorf/id/JORFTEXT000037852460] (Truy cập ngày 21/07/2023)
41 Un Dispositif d’Enregistrement Électronique Partagé – DEEP
42 Franceterme (2021), dispositif d'enregistrement électronique partagé, [https://www.culture.fr/franceterme/terme/ECON1503] (Truy cập ngày 21/07/2023)
Luật Tiền tệ và Tài chính của Pháp đã ghi nhận các chứng khoán đăng ký trên Blockchain, đặc biệt là tiền kỹ thuật số và tài sản kỹ thuật số làm phương tiện giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số Nổi bật trong Điều 552 là việc công nhận bản chất pháp lý của tài sản tiền tệ mã hóa Điều này đánh dấu sự tiến triển đáng kể trong việc điều chỉnh tài sản kỹ thuật số trong hệ thống pháp lý của Pháp.
2 Bộ luật này, tài sản kỹ thuật số là một dạng tài sản vô hình dưới dạng kỹ thuật số được phát triển, lưu trữ và giao dịch trên các sổ cái phân tán phi tập trung mà Blockchain đang là một đại diện nổi bật Lưu ý rằng khái niệm “Jeton” (Token) không đồng nghĩa với khái niệm Tiền điện tử (Monnaie Électronique) trong Bộ luật này Theo quan điểm của nhà làm luật, tiền điện tử là đồng tiền thực tế được lưu dưới dạng điện tử, thể hiện như là một khoản tín dụng của nhà phát hành đồng tiền điện tử đó, phục vụ cho mục đích thanh toán điện tử 43 (ví dụ như đồng Euro khi thanh toán trực tuyến được coi là tiền điện tử) Trong bộ luật này, tiền ảo (monnaie virtuelle) không được quy định trực tiếp mà chỉ mới ghi nhận tính hợp pháp của hệ cơ sở dữ liệu phân tán phi tập trung như Blockchain và sự thừa nhận đối với các tài sản kỹ thuật số (jetons numériques), tuy nhiên, vượt ra ngoài khuôn khổ của bộ luật này, trong đạo luật sửa đổi bổ sung số 2019 – 468 44 sửa đổi bổ sung một số bộ luật và các văn bản khác, đã bắt đầu hoàn thiện khung pháp lý về thuế cho các hoạt động giao dịch trên nền tảng blockchain, bao gồm cả tiền ảo hay tiền kỹ thuật số, như vậy gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động giao dịch tiền ảo trên nền tảng Blockchain hay bất kì một loại sổ cái phân tán phi tập trung nào khác Sau đó, Chính phủ Pháp ban hành Pháp lệnh 2020 – 1544 quy định cụ thể về việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua tài sản kỹ thuật số 45
Cộng hòa Pháp là quốc gia đi đầu ứng dụng công nghệ Blockchain vào các lĩnh vực tài chính tiền tệ, mở đường cho các ứng dụng khác trong cuộc sống Một trong những ứng dụng quan trọng của Blockchain là hợp đồng thông minh.
43 Điều L315-1, Bộ luật Tài chính và tiền tệ Cộng hòa Pháp
44 LOI n° 2019-486 du 22 mai 2019 relative à la croissance et la transformation des entreprises, [https://www.legifrance.gouv.fr/loda/id/JORFTEXT000038496102/2020-11-24/] (Truy cập ngày 08/08/2023)
45 Ordonnance n° 2020-1544 du 9 dộcembre 2020 renforỗant le cadre de la lutte contre le blanchiment de capitaux et le financement du terrorisme applicable aux actifs numériques,
[https://www.legifrance.gouv.fr/jorf/id/JORFTEXT000042636234] (Truy cập ngày 11/08/2023) một vùng xám của pháp luật, có nghĩa là, vẫn chưa có quy định cụ thể điều chỉnh loại hợp đồng mới mẻ này
Về khái niệm pháp lý, pháp luật hợp đồng của Pháp chưa có quy định định nghĩa nào đề cập đến hợp đồng thông minh mặc dù thừa nhận các giao dịch có thể có hoặc không thực hiện thông qua hợp đồng thông minh Căn cứ theo quy định tại Điều 1101 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, hợp đồng được hiểu là một thỏa thuận theo ý chí giữa hai hay nhiều người nhằm xác lập, điều chỉnh, chuyển giao hoặc chấm dứt một nghĩa vụ nào đó Về hình thức của hợp đồng, khác với các hợp đồng nói chung hay các hợp đồng điện tử nói riêng, hợp đồng thông minh được viết dưới dạng các đoạn mã, thực tế này đặt ra câu hỏi rất lớn về tính phù hợp đối với các quy định về hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật các quốc gia khác khác nhau Trong Bộ luật Dân sự Pháp, hợp đồng được xác lập theo nguyên tắc đồng thuận và hình thức của hợp đồng chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng theo quy định của luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 46 , như vậy, tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà cần xem xét rằng có thể xác lập hợp đồng điện tử hay không, sau đó xét đến các đặc tính của Hợp đồng thông minh hiện tại trên nền tảng Blockchain hiện tại có thể đáp ứng các quy định để có thể được ứng dụng xác lập hợp đồng Đối với hợp đồng điện tử theo quy định hiện hành của Pháp, hợp đồng được xác lập bằng các phương thức điện tử có thể thay thế cho các hợp đồng giấy nếu đáp ứng được các quy định và có một công cụ để xác thực hợp đồng này 47 Cụ thể hơn, khi xác lập hợp đồng điện tử, hợp đồng này sẽ có hiệu lực tương đương văn bản giấy nếu các bên giao kết có thể được định danh hợp lệ và hợp đồng được xác lập, lưu trữ trong điều kiện có thể bảo quản tính toàn vẹn của nó 48 Ngoài ra, chữ ký số phù hợp với quy định của pháp luật cũng được yêu cầu để có thể xác định các bên tham gia hợp đồng điện tử 49 Hợp đồng thông minh với bản chất là một loại hợp đồng điện tử, có thể dễ dàng đáp ứng các quy định này với ưu thế đồng bộ hệ thống chữ ký số và danh tính của các bên trên nền tảng cơ sở dữ liệu như một quyển sổ cái minh bạch và bất biến Tuy nhiên, những hợp đồng phải được công chứng theo quy định của pháp luật sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc dụng hợp đồng thông minh Mặc dù việc công chứng vẫn có
46 Điều 1172 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp
47 Điều 1174 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp
48 Điều 1366 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp
Giao kết hợp đồng thông minh theo quy định của pháp luật Vương quốc Anh 35 1 Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh
Tại Anh, hợp đồng thông minh đã được công nhận giá trị pháp lý và việc nghiên cứu cũng như hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề xoay quanh hợp đồng thông minh đã được nhà nước đẩy mạnh từ năm 2019 Cụ thể, Thủ tướng Anh đã yêu cầu Ủy ban Pháp luật (Law Commission) 61 đưa việc nghiên cứu hợp đồng thông minh vào một phần của dự án nghiên cứu cải cách pháp luật và Bộ Tư pháp cũng yêu cầu cơ quan này thực hiện phân tích chi tiết về các quy định hiện hành khi nó áp dụng cho các hợp đồng pháp lý thông minh
Từ ngày 25 tháng 11 năm 2021, Ủy ban Pháp luật ở nước này đã công bố lời khuyên của mình cho Chính phủ đối với các vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng thông 62 Trong đó có chỉ ra rằng vẫn có những rủi ro trong việc sử dụng các hợp đồng pháp lý thông minh tương đồng với các hợp đồng truyền thống Các quy định hiện hành, mặc dù đã điều chỉnh cho hợp đồng truyền thống, vẫn sẽ được áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thông minh Tuy nhiên, việc sử dụng khung pháp lý hiện tại đòi hỏi sự linh hoạt từ các bên tham gia cũng như các cơ quan chính phủ trong việc xử lý các tình huống rủi ro tương ứng
Các quan điểm về khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh ở Anh sẽ đóng góp một nguồn tư liệu quan trọng Sự phát triển ban đầu về lý thuyết hợp đồng thông minh tại Anh đã đạt được mức độ hoàn thiện đáng kể và tất cả những gì cần thiết ở lúc này là thời
61 Ủy ban Pháp luật là một cơ quan luật định, được thành lập bởi Đạo luật Ủy ban Pháp luật 1965 (The Law Commissions Act 1965) với mục đích thúc đẩy cải cách luật pháp Đây là một cơ quan tư vấn được tài trợ bởi Bộ Tư pháp Anh
62 Law Commission Reforming The Law (2021), "Smart legal contracts – Advice to Government", [https://s3-eu-west-2.amazonaws.com/lawcom-prod-storage-11jsxou24uy7q/uploads/2021/11/Smart-legal-contracts-accessible.pdf], (truy cập ngày 10/07/2023) gian để điều chỉnh và bổ sung, để làm cho các quy định sẵn có thích hợp với việc áp dụng thực tế của hợp đồng thông minh
2.2.1 Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh
Vương Quốc Anh đã đưa ra một khái niệm được đánh giá là rộng đối với hợp đồng thông minh Khác với quan điểm của nhiều nước trên thế giới, tại Anh, khái niệm hợp đồng thông minh được chia ra, bao gồm khái niệm “hợp đồng thông minh” (smart contract) để chỉ một công cụ thực hiện hợp đồng và khái niệm “hợp đồng pháp lý thông minh” (smart legal contract) để chỉ một hợp đồng có giá trị pháp lý
Hợp đồng thông minh được định nghĩa là chương trình máy tính tự động thực hiện mà không cần con người can thiệp Đây không được coi là hợp đồng pháp lý mà chỉ là công cụ hỗ trợ thực hiện hợp đồng Để được coi là hợp đồng pháp lý, hợp đồng thông minh phải là hợp đồng pháp lý thông minh, tức là hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý, trong đó nghĩa vụ hợp đồng được xác định và/hoặc thực hiện tự động bằng chương trình máy tính Phân chia các khái niệm này giúp tránh hiểu lầm và làm rõ giá trị pháp lý của hợp đồng pháp lý thông minh Hợp đồng thông minh đáp ứng đủ yếu tố theo quy định pháp luật sẽ được công nhận là hợp đồng có giá trị pháp lý.
Dựa vào vai trò của mã code trong các giai đoạn hình thành cho đến thực hiện hợp đồng để có thể phân loại các hợp đồng pháp lý thông minh, người ta Ủy ban Pháp luật nghiên cứu và chỉ ra rằng, hợp đồng pháp lý thông minh có thể được chia thành 3 loại: (1) Hợp đồng ngôn ngữ tự nhiên (natural language contract), (2) hợp đồng hỗn hợp (hybrid contract) và (3) hợp đồng hoàn toàn bằng mã code Các loại hợp đồng này có tính tự động tăng dần Mức độ tự động hóa của hợp đồng pháp lý thông minh sẽ tăng lên theo số lượng mã code được sử dụng, và điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện nhiều tình huống pháp lý mới
63 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd, nguyên văn: “computer programs which run automatically, in whole or in part, without the need for human intervention” tr 01
64 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd, nguyên văn: “smart legal contracts: legally binding contracts in which some or all of the contractual obligations are defined in and/or performed automatically by a computer program”, tr 11 Để hợp đồng pháp lý thông minh trở thành hiệu lực, điều quan trọng là nó cần tuân thủ những yếu tố được quy định trong pháp luật hợp đồng Điều này bao gồm việc thỏa thuận (agreement), sự xem xét (consideration), tính chắc chắn và hoàn thiện (certainty and completeness), ý định của các bên về việc thiết lập một hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý, cùng với các điều kiện hình thức khác Ủy ban Pháp luật Anh đã phân tích và chỉ ra rằng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến xác định những yếu tố trên, có thể xuất hiện những rủi ro, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến việc chứng minh khó khăn Tùy thuộc vào loại hợp đồng thông minh, việc thỏa các yếu tố này có thể khác nhau Mức độ tự động của hợp đồng pháp lý thông minh càng cao, ngôn ngữ tự nhiên trong hợp đồng càng ít Điều này có thể gây ra khó khăn trong việc chứng minh tính hợp lệ và trong việc giải thích các quy định trong hợp đồng
Vào tháng 11 năm 2019, tổ chức UKJT (UK Jurisdiction Taskforce) 65 đã công bố tuyên bố pháp lý của mình về tiền điện tử và hợp đồng thông minh Tuyên bố pháp lý của UKJT kết luận rằng, về nguyên tắc, hợp đồng thông minh có khả năng làm phát sinh các nghĩa vụ mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, có hiệu lực thực thi theo các điều khoản của chúng 66 Có thể thấy, các hợp đồng pháp lý thông minh của nước này đã được thừa nhận giá trị pháp lý Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng khung pháp luật nào sẽ được dùng để điều chỉnh hợp đồng pháp lý thông minh Ủy ban Pháp luật đã đưa ra kết luận rằng khung pháp lý hiện tại tại Anh đã có thể tạo điều kiện cho việc áp dụng hợp đồng pháp lý thông minh Các quy định hiện hành sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng pháp lý thông minh, tương tự như cách điều chỉnh các hợp đồng truyền thống khác Đồng thời, việc phát triển các tiêu chuẩn để quản lý hợp đồng thông minh cũng được coi là một trong những ưu tiên quan trọng của các cơ quan nhà nước
Thực tế, việc áp dụng hợp đồng pháp lý thông minh tại Anh đang ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển Một số ứng dụng của hợp đồng pháp lý thông minh được đề xuất vẫn chỉ tồn tại trên cương vị lý thuyết 67 Hiện nay, hầu hết tranh chấp liên quan đến việc thiết lập bằng hợp đồng pháp lý thông minh tại Anh là rất hiếm Điều này cũng ngụ ý rằng các tiêu chuẩn pháp lý về hợp đồng thông minh vẫn đang trong giai đoạn phát triển
65 Đây là một cơ quan đầu ngành, có mục tiêu là cung cấp nền tảng hiện đại làm rõ các câu hỏi chính liên quan đến tình trạng pháp lý và các nguyên tắc pháp lý cơ bản áp dụng cho tiền điện tử, công nghệ sổ cái phân tán, hợp đồng thông minh và các công nghệ liên quan theo luật pháp Anh Xem thêm: LawTechUK, [https://lawtechuk.io/ukjt] (truy cập ngày 10/07/2023)
66 UK Jurisdiction Taskforce (2019), "Legal statement on crypto assets and smart contracts", tr 51
67 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd
2.2.2 Hình thức của hợp đồng thông minh
Trong pháp luật về hợp đồng của Anh, một số hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức “văn bản” Theo đó, hình thức “văn bản” của hợp đồng được quy định gồm: đánh máy, in ấn, in thạch bản, hình ảnh hay các phương thức khác để thể hiện hoặc tái tạo từ ngữ ở dạng có thể nhìn thấy được và có thể hiểu được trong ngữ cảnh tương ứng 68
Trong những trường hợp mà hợp đồng pháp lý thông minh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, tức là tồn tại một phiên bản hợp đồng truyền thống được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên và mã code chỉ đóng vai trò thực thi hợp đồng, thì hợp đồng đó đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn hình thức "bằng văn bản" Tuy nhiên, liệu trong tình huống hợp đồng được hoàn thành toàn bằng mã code mà không có phiên bản nào dùng ngôn ngữ tự nhiên, liệu nó có đáp ứng được những yêu cầu về hình thức "bằng văn bản" hay không?
Trong quá trình tạo lập chương trình máy tính có hai bước chính: soạn thảo mã nguồn bằng ngôn ngữ lập trình tạo thành các đoạn mã gốc có thể hiểu bởi người biết lập trình, sau đó chuyển đổi mã nguồn sang ngôn ngữ máy tính (mã máy) tồn tại dưới dạng mã nhị phân không thể hiểu đối với người thường.
Giao kết hợp đồng thông minh theo quy định của pháp luật Trung Quốc
Vào năm 2017, trong Kế hoạch 05 năm lần thứ 13 của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, công nghệ blockchain đã được chú trọng Chính sách này đã làm cho blockchain và tiền điện tử trở thành những đề tài nổi bật trong cuộc tranh luận tại Trung Quốc vào thời điểm đó Các nhà hoạch định chính sách cũng khát khao xác định khung pháp lý và tiêu chuẩn để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, cùng lúc bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển của các nhà đầu tư trong hệ thống tiền điện tử, đặc biệt là những người mới gia nhập và chưa được điều chỉnh theo quy định của pháp luật trong nước
Mặc dù vậy, chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề này vẫn còn không rõ ràng và ổn định, thậm chí khi Chính phủ đang xem xét cẩn trọng cả những lợi ích và rủi ro của công nghệ blockchain Trong cùng năm, các quan chức Trung Quốc cũng đã đánh giá cao Sách Trắng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thể hiện sự nhận thức về tiềm năng của công nghệ blockchain Tuy nhiên, chỉ trong ít hơn ba tháng sau, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China - PBC) đã thông báo cấm đối với việc tiến hành các chiến dịch phát hành tiền mã hóa lần đầu (Initial Coin Offerings - ICOs) và đóng cửa các hoạt động giao dịch tiền điện tử nội địa Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc đã đưa vào hoạt động một phòng thí nghiệm đang mở về công nghệ blockchain, nhằm thúc đẩy nghiên cứu độc lập về công nghệ này, không phụ thuộc vào tiền điện tử hoặc các sàn giao dịch tiền điện tử Tổng thể, Chính phủ của nước này vẫn chưa mở rộng và tự do hóa việc sử dụng tiền điện tử, tuy nhiên, sự nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực kinh doanh vẫn được khuyến khích và đẩy mạnh
Hợp đồng thông minh được ứng dụng trong các lĩnh vực nổi bật gồm việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào ngành công nghiệp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc, thay thế cho những công cụ quản lý bản quyền số hóa (Digital Rights Management – DRM), hợp đồng thông minh mang lại sự cải tiến tích cực trong việc chống lại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng số, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu phí bản quyền 80 Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Trung Quốc đã công bố dự án số hóa đồng nhân dân tệ từ năm 2014 và tiến hành lưu thông thử nghiệm vào năm 2020 81
80 Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Phan Vân Anh, “Khung pháp lý cho hợp đồng thông - Một số gợi mở cho Việt Nam từ pháp luật Trung”, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, [https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/269] (truy cập ngày 03/08/2023)
81 Lê Đạt C., Trương Trung T và Nguyễn Triều Đ, “ Tiền tệ kỹ thuật số và hệ thống tiền tệ toàn cầu thế hệ mới”,
Trường Đại học Kinh tế Tp HCM,
2.4.1 Giá trị pháp lý và luật điều chỉnh của hợp đồng thông minh theo pháp luật Trung Quốc
Tại Trung Quốc hiện nay, việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh vẫn chưa được điều chỉnh một cách rõ ràng Tuy nhiên, nếu một hợp đồng thông minh tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý của hợp đồng truyền thống, tức là tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật hợp đồng, thì hợp đồng thông minh đó sẽ có hiệu lực pháp lý và các điều khoản của nó sẽ được thực thi bằng biện pháp tư pháp
Luật Hợp đồng của Trung Quốc xoay quanh ba giá trị cốt lõi: (i) Hình thức, (ii) Thực hiện và thi hành, (iii) Giải quyết tranh chấp Theo luật, hợp đồng là một thỏa thuận giữa ít nhất hai bên, tạo ra các nghĩa vụ được thực thi hoặc được pháp luật công nhận Để hợp đồng có hiệu lực, cần có ba yếu tố: (i) Lời đề nghị thể hiện ý định tham gia vào thỏa thuận ràng buộc, (ii) Sự chấp nhận các điều khoản được đề xuất và có sự trao đổi giá trị, (iii) Các điều khoản hợp đồng phải cụ thể và rõ ràng.
Nhìn chung, hợp đồng thông minh có thể được điều chỉnh tương tự như các hợp đồng truyền thống, dựa trên các quy định pháp luật hiện có Sự cải tiến trong công nghệ không bao gồm việc thay đổi cách thức pháp luật hoạt động Dựa trên ứng dụng thực tế của hợp đồng thông minh và các phân tích đã trình bày, Trung Quốc có xu hướng sử dụng khung pháp luật hiện có để điều chỉnh hợp đồng thông minh, bao gồm cả việc quy định về bảo vệ, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại
2.4.2 Chữ ký điện tử trong hợp đồng thông minh
Tại Trung Quốc, việc xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng thông minh dựa trên chữ ký điện tử được quy định trong Luật Chữ ký điện tử năm 2004 Trước đó, Luật Hợp đồng năm 1999 đã có quy định về sử dụng dữ liệu điện tử để ký kết hợp đồng, tập trung vào "hình thức văn bản" và nêu rõ nội dung hợp đồng có thể thể hiện trong văn bản, thư từ, dữ liệu điện tử như điện tín, telex, fax và email.
Luật Hợp đồng cũng đã cung cấp cho việc giao kết hợp đồng một loạt hình thức khác nhau như ký kết bằng miệng hoặc các phương thức khác Luật này đã tạo nên cơ sở pháp lý cho việc sử dụng các dạng văn bản ký kết trong giao dịch Điều 3 của Luật Hợp đồng
[https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?subfolder/72/78/&doc7278891744191245522941235668294888723&bitsidb8a0b5-456f-420f-b5bc-cd5d04bfb5a4&uid=] (truy cập ngày 05/08/2023) xác định nguyên tắc bình đẳng giữa các bên, Điều 16 quy định rằng "khi hợp đồng được ký kết dưới dạng thông điệp dữ liệu", các "hệ thống cụ thể được chỉ định" có thể được sử dụng
Năm 2004, Trung Quốc ban hành Luật Chữ ký điện tử, đánh dấu bước đầu trong việc tạo lập một hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử Đây là sự tiếp nối với Luật này qua các phiên bản sửa đổi vào năm 2015 và 2019 Luật này định rõ các yếu tố quan trọng về chữ ký điện tử, xác nhận giá trị pháp lý của chúng, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia Theo định nghĩa trong Luật, "chữ ký điện tử" là dữ liệu điện tử đính kèm trong thông điệp dữ liệu, dùng để xác định người ký và sự đồng ý của họ "Thông điệp dữ liệu" là thông tin tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ qua phương tiện điện tử, quang học, từ tính hoặc tương tự
Về hiệu lực pháp lý của chữ ký hợp đồng điện tử, ngoài việc quy định về quá trình giao kết hợp đồng điện tử, cũng tồn tại các quy định pháp luật cụ thể và chặt chẽ liên quan đến việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để thực hiện giao kết hợp đồng điện tử Điều 14 của Luật Chữ ký điện tử quy định: “chữ ký điện tử đáng tin cậy có hiệu lực pháp lý tương tự như chữ ký viết tay hoặc con dấu” Điều 13 của Luật Chữ ký điện tử quy định: “chữ ký điện tử đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây được coi là chữ ký điện tử đáng tin cậy khi dữ liệu tạo chữ ký điện tử được sử dụng cho chữ ký điện tử là dữ liệu dành riêng cho người ký điện tử; dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ do người ký điện tử kiểm soát tại thời điểm ký; có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chữ ký điện tử sau khi ký; mọi thay đổi về nội dung và hình thức của thông điệp dữ liệu sau khi ký đều có thể bị phát hiện” 82
Tại Trung Quốc, Luật Chữ ký điện tử công nhận hợp đồng điện tử không bị từ chối chỉ vì tồn tại ở định dạng điện tử, miễn là sao chép được để sử dụng sau này Nguyên tắc này có thể được áp dụng cho hợp đồng thông minh Công nghệ blockchain có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách ghi chép, chứng minh và thực thi thỏa thuận pháp lý Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản của thỏa thuận ràng buộc về pháp lý vẫn được duy trì Khung pháp lý hiện hành tại Trung Quốc có thể cung cấp những quy định cơ bản cho việc thực thi hợp đồng thông minh, ngay cả khi các cải tiến pháp luật "độc đáo" đang được đón nhận.
Nhìn chung, chữ ký điện tử hiện đang có giá trị pháp lý mạnh mẽ tại Trung Quốc Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại trực tuyến, bao gồm cả việc thực hiện các giao dịch liên quan đến hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain Chữ
82 Quỳnh Vũ (2022), "Luật chữ ký điện tử của Trung Quốc", Báo điện tử Đại biểu nhân dân, [https://daibieunhandan.vn/nghi-vien-the-gioi-viet-nam-va-the-gioi/luat-chu-ky-dien-tu-cua-trung-quoc-i304536/0] (truy cập ngày 05/08/2023) ký điện tử đóng một vai trò cốt yếu trong việc xác lập tính hợp pháp của hợp đồng thông minh được ký kết theo thỏa thuận giữa các bên Điều này đảm bảo tính không thể chối bỏ và bảo đảm tính an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch liên quan đến hợp đồng thông minh
KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THÔNG MINH CHO VIỆT NAM
Thực tiễn các quy định pháp luật về ứng dụng giao kết hợp đồng thông minh theo Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Giao dịch Điện tử 2023
Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Giao dịch Điện tử 2023
Việt Nam vẫn là quốc gia đang trong quá trình tiếp cận với công nghệ Blockchain nói chung và hợp đồng thông minh nói riêng nên việc hệ thống pháp luật vẫn chưa có những quy định chi tiết liên quan là điều dễ hiểu Dù thế, quá trình phát triển không thể ngừng phát triển để có thể chờ phổ cập các quy định pháp luật và sự phát triển cũng là động lực cần thiết để có thể bổ sung các quy định phù hợp, vì lẽ đó mà hợp đồng thông minh vẫn đang được thử nghiệm và hoạt động tại Việt Nam Trong quá trình tiếp cận này, áp dụng các quy định hiện hành để điều chỉnh cơ chế giao kết hợp đồng thông minh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng, là tất yếu
Bộ luật Dân sự 2015 được coi là luật mẹ trong pháp luật hợp đồng, các quy định của các luật chuyên ngành như Luật Thương mại, Luật Đầu tư… cũng phải đảm bảo các nguyên tắc và quy định chung của quan hệ dân sự và quan hệ hợp đồng được quy định trong bộ luật này Nếu tiếp cận hợp đồng thông minh dưới góc độ một hợp đồng như cách nhóm tác giả đang tiếp cận, các quy định chi tiết điều chỉnh việc giao kết hay cả thực hiện, chấm dứt và giải quyết tranh chấp xoay quanh loại hợp đồng mới mẻ này cũng cần phải tuân theo sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng, thực tế việc giao kết hợp đồng thông minh không ảnh hưởng nhiều bởi các quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Không tính đến việc dùng hợp đồng thông minh bổ trợ cho hợp đồng truyền thống (hoạt động đề nghị và chấp nhận đề nghị theo truyền thống), thì cách thức các bên biết đến nhau để tiến hành giao kết hợp đồng thông minh cũng rất đa dạng và không nhất thiết phải thực hiện trên nền tảng blockchain, do đó vẫn có thể áp dụng các quy định hiện hành Ngoài ra, hợp đồng thông minh, trước khi được giao kết vẫn có thể sửa đổi bằng cách thay đổi mã lệnh theo thỏa thuận của các bên hoặc đơn giản là các bên cùng lập một hợp đồng thông minh mới ngay trên nền tảng cơ sở dữ liệu đang sử dụng, điều này là hoàn toàn có thể Hoàn tất quá trình giao kết hợp đồng thông minh là việc ký kết Trên môi trường điện tử kỹ thuật số, trừ khi các bên sử dụng hợp đồng thông minh như một điều khoản của hợp đồng truyền thống bằng văn bản giấy, nếu các bên tương tác hoàn toàn bằng phương tiện điện tử và cơ sở dữ liệu, chữ ký điện tử hay chữ ký số là yêu cầu bắt buộc Trong trường hợp này, các bên giao kết đều cần chữ ký số có thể có hoặc không được chứng thực tùy theo quy định của các bên hoặc theo quy định của pháp luật 83 Chữ ký số hoạt động độc lập về mặt pháp lý so với nền tảng ứng dụng, giúp xác định danh tính, chống chối bỏ và đảm bảo tính toàn vẹn 84 Nền tảng blockchain hiện tại đang gặp vấn đề về định danh chủ thể, nếu có thể khai thác ứng dụng chữ ký số sẽ giúp cho việc giao kết hợp đồng thông minh trở nên an toàn rất nhiều.
3.1.1 Quy định pháp luật về giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh
Có quan điểm cho rằng hợp đồng thông minh không thể được coi là hợp đồng điện tử vì sự khác biệt quá lớn về cách vận hành và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam nhất là nền tảng phi tập trung mà ở đó hợp đồng thông minh đang vận hành, cụ thể hơn là Blockchain cũng còn thiếu nhiều quy định liên quan và vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam Nhưng đứng nhìn từ góc độ lý luận để diễn giải các quy định hiện tại, việc coi hợp đồng thông minh là một loại hợp đồng điện tử tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở, nhất là trong điều kiện Luật Giao dịch Điện tử 2023 ra đời, thay thế cho Luật Giao dịch Điện tử 2005 từ ngày 01/07/2024 Theo đó, Luật Giao dịch điện tử 2005 đã đưa ra những khái niệm có phần tương đồng với khái niệm “hợp đồng thông minh”, là khái niệm “giao dịch điện tử tự động” Đây là giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn 85 Tuy nhiên, quy định này lại không thể dùng để áp dụng cho loại hợp đồng điện tử hoạt động trên hệ thống chuỗi khối mang tính tự động như blockchain Với sự điều chỉnh của Luật mới (2023), các nhà lập pháp đã không tiếp tục phân biệt giữa hai khái niệm “hợp đồng điện tử” và “hợp đồng điện tử tự động” Luật Giao dịch điện tử 2023 định nghĩa giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử 86 , hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu 87 Ngoài ra, luật mới này còn thừa nhận các hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện toàn bộ hoặc một phần qua thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử 88 Nhóm nghiên cứu nhận định, với hướng quy định này, hợp đồng thông minh hoàn toàn có thể được xem là một hợp đồng điện tử và thỏa mãn các quy định của pháp luật hiện hành
Về giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh, Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định rõ: “Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị
83 Điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2005
84 Giao dịch bằng chữ ký số có gì khác hợp đồng thông minh bằng Blockchain?, website: Giao dịch bằng chữ ký số có gì khác hợp đồng thông minh bằng Blockchain? | VTV.VN
85 Khoản 7 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005
86 Khoản 1 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023
87 Khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023
88 Khoản 2 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng” Ngoài ra, Luật Giao dịch Điện tử cung cấp những nguyên tắc liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong Điều 35 và 36 Theo đó, giao kết hợp đồng điện tử đề cập đến việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành giao dịch, có thể là một phần hoặc toàn bộ quá trình giao kết hợp đồng điện tử Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện qua thông điệp dữ liệu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác Quy định này đã tạo cơ sở phù hợp cho việc thiết lập hợp đồng thông minh, cho phép các bên thỏa thuận bằng cách sử dụng mã code
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã thiết lập cơ sở pháp lý để công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh Xét trên thực tế rằng hợp đồng thông minh vốn là một ứng dụng mới mẻ của công nghệ thông tin, cách tiếp cận gián tiếp vẫn sẽ đảm bảo được sự an toàn cho các giao dịch vã không làm xáo trộn hệ thống quy định pháp luật hiện hành Tuy nhiên, sự an toàn này đồng thời kìm hãm sự phát triển nói chung của ứng dụng kỹ thuật số, thương mại và chính bản thân hệ thống pháp luật so với các quốc gia phát triển Ngoài ra, để một hợp đồng thông minh có hiệu lực, nó cần tuân thủ các điều kiện chung về nội dung của hợp đồng theo quy định khác của pháp luật hợp đồng nói chung
3.1.2 Quy định về chữ ký số và chữ ký điện tử
Hiện tại, với quy định tại Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 bổ sung thêm loạt khái niệm mới về “chữ ký điện tử”, “chữ ký số” Cụ thể:
‐ Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu
Chữ ký số sử dụng thuật toán khóa không đối xứng với khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật dùng để ký số, còn khóa công khai dùng để kiểm tra chữ ký Chữ ký số đảm bảo ba tính chất quan trọng: xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ Tuy nhiên, chữ ký số không đảm bảo tính bí mật của thông điệp dữ liệu.
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2023, chữ ký số được công nhận là chữ ký điện tử nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
‐ Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu
‐ Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận
‐ Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký
‐ Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện
‐ Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số
‐ Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần; không làm thay đổi dữ liệu cần ký.
Đánh giá thực tiễn các quy định pháp luật về ứng dụng giao kết hợp đồng thông
3.2.1 Chưa có quy định minh thị về hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh đã được công nhận về mặt pháp lý tại Việt Nam dựa trên Bộ luật Dân sự (BLDS) và Luật Giao dịch điện tử 2023 Tuy nhiên, việc thiếu một định nghĩa chính thức về "hợp đồng thông minh" trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ là rào cản lớn cho việc áp dụng hợp đồng thông minh vào thực tế.
Ngoài ra, để hợp đồng thông minh có hiệu lực pháp luật cũng cần phải thỏa các điều kiện của một hợp đồng theo pháp luật Việt Nam gồm 89 : (1) điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự; (2) điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử; và (3) điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thông minh
(1) Hiệu lực của hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm
2015, theo đó yêu cầu phải có đủ các điều kiện gồm: (i) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập ; (ii) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện ; (iii) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
(2) Hiệu lực của hợp đồng điện tử được quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2023, gồm các nguyên tắc: (i) Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; (ii) Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có
89 Nguyễn Hữu Lộc và Huỳnh Thị Kim Thoa (2023), "Hợp đồng thông minh – góc nhìn từ khung chính sách của Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Hợp đồng thông minh - những vấn đề pháp lý liên quan”, do Khoa Luật Quốc Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí tổ chức ngày 1/3/2023 tại Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 17-18 quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó; (iii) Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2023, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan
(3) Hợp đồng thông minh mang tính tự động, nhưng chỉ tự động chỉ diễn ra khi đã thỏa mãn các điều kiện được đưa vào từ trước
Do đó, nhóm nghiên cứu có một số đề xuất, cụ thể:
Đầu tiên, ghi nhận khái niệm mới về hợp đồng thông minh Nhóm nghiên cứu đã đồng tình và đề xuất nên dựa vào khái niệm hợp đồng thông minh do Daniel đưa ra.
T Stabile và các đồng tác giả: “Hợp đồng thông minh là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia thông qua các mã code vận hành trên nền tảng công nghệ chuỗi khối hoặc các nền tảng phi tập trung tương tự và được ghi lại thông qua ngôn ngữ lập trình” 90 Khái niệm này hoàn toàn thể hiện đầy đủ đặc điểm, điều kiện để hợp đồng thông minh có hiệu lực pháp lý
Thứ hai, công nhận khái niệm mới cũng như giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Về cơ bản, hợp đồng thông minh sẽ chịu sự điều chỉnh bởi BLDS và Luật Giao dịch điện tử Do đó, nhóm đề xuất bổ sung các quy định về “hợp đồng thông minh” vào mục hợp đồng thông minh tại Chương XVI của Bộ luật Dân sự và một chương riêng tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023.
3.2.2 Quy định về chủ thể theo pháp luật Việt Nam là hạn chế tính ẩn danh của hợp đồng thông minh
Việc quy định định danh rõ ràng cũng đang không tương thích với hợp đồng thông minh vì một trong các tính năng của nó là giao dịch bằng bút danh, nghĩa là người dùng có thể không xác định (ẩn danh) 91 Nhu cầu giao dịch ẩn danh cũng là nhu cầu hợp lý và chính đáng, tuy nhiên vẫn có thể đảm bảo thông qua bên cung cấp dịch vụ nền tảng hay tài khoản giao dịch để giao kết hợp đồng Hiện nay cũng chưa có cơ chế cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng giao kết hợp đồng thông minh phải đứng ra đảm bảo khả năng giao kết của chủ thể giao kết để tránh trường hợp hợp đồng thông minh vô hiệu do vi phạm quy định
90 Daniel T Stabile, Kimberly A Prior và Andrew M Hinkes (2020), Digital Assets and Blockchain Technology: US Law and Regulation, NXB Edward Elgar Publishing Limited, tr 220
91 Nguyễn Thị Diễn, Nguyễn Quốc Việt & Đoàn Thị Hồng Ninh (2023), Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thông minh theo kinh nghiệm pháp luật Hoa Kỳ, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, [https://danchuphapluat.vn/hoan-thien-phap-luat- ve-hop-dong-thong-minh-theo-kinh-nghiem-phap-luat-hoa-ky] (Truy cập ngày 15/08/2023) về năng lực chủ thể, thường là năng lực hành vi dân sự Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam, chúng ta có quy định về định danh điện tử trong thời gian gần đây, tuy nhiên Nghị định 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử vẫn chưa để ngỏ khả năng khai thác kho cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia 92 ở mức độ phù hợp cho các bên có nhu cầu tận dụng hệ thống định danh sẵn có.
Có thể nói, tính ẩn danh của hợp đồng thông minh vừa là thế mạnh, cũng vừa là điểm yếu của loại hợp đồng này, khi mà việc định danh chủ thể tham gia không hề đơn giản Do đó, khi giao kết các hợp đồng ẩn danh, chủ thể thực hiện giao kết không chỉ có nguy cơ bị lừa đảo, mà còn gặp nguy cơ hợp đồng vô hiệu, không thể thực hiện được hoặc gặp khó khăn khi giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp phát sinh Trong khi đó, có thể nói, pháp luật Việt Nam đặt khá nặng với vấn đề xác định chủ thể Bởi lẽ, một trong những điều kiện để một hợp đồng có giá trị pháp lý là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập 93
Nhìn từ các phương tiện khác thì vấn đề định danh chủ thể trong giao dịch điện tử thường được giải quyết bằng mã OTP, hay các hình thức xác thực sinh trắc học chẳng hạn như xác thực giao dịch bằng vân tay, khuôn mặt, giọng nói Tuy nhiên, hiện nay, giá trị pháp lý của các dạng xác thực giao dịch vẫn chưa được quy định cụ thể Nhìn từ công nghệ blockchain thì hiện tại đã được một số nước trên thế giới như Hà Lan, Canada, Thụy Sĩ, Đài Loan ứng dụng trong định danh điện tử, tuy nhiên,chỉ mới dừng lại ở mức độ thí điểm 94 Nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện để thúc đẩy thế mạnh của các giao dịch điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống định danh điện tử quốc gia
Nhóm nghiên cứu đề xuất có thể xác định các bên tham gia vào hợp đồng thông minh sẽ được suy đoán là có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tham gia vào hợp đồng, trừ trường hợp có bằng chứng chứng minh điều ngược lại 95 “Suy đoán” năng lực pháp lý và hành vi sẽ giảm thiểu những khó khăn liên quan đến việc yêu cầu chủ thể đáp ứng các điều kiện, ngay cả khi hợp đồng thông minh được thực hiện mà
92 Điều 5 Nghị định 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử
95 Học hỏi từ kinh nghiệm nước ngoài, tại Điều 48 Luật Thương mại điện tử năm 2018 của Trung Quốc quy định: “Các bên thương mại điện tử sử dụng hệ thống thông tin tự động để hình thành hoặc thực hiện hành động hợp đồng có hiệu lực pháp lý đối với bên sử dụng hệ thống đó Giả định trong thương mại điện tử là các bên có năng lực hành vi dân sự tương ứng Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp có đủ bằng chứng để hủy bỏ giả định.” (tạm dịch, nguyên văn: E-commerce parties use of automatic information systems to form or perform contractual action is legally effective as to the party using that system The presumption in e-commerce is that parties have the corresponding capacity for civil conduct Except, however, where there is evidence sufficient evidence to overturn it.) không cần tiết lộ danh tính Đồng thời, khi tham gia vào hợp đồng thông minh, có thể yêu cầu các chủ thể cần phải có hiểu biết về cơ chế của hợp đồng thông minh, đặc biệt khi hợp đồng chỉ dựa trên mã code
Ngoài ra, về sự tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng thông minh, các bên phải thể hiện được sự hoàn toàn tự nguyện của mình 96 Trong hợp đồng thông minh, một chương trình máy tính cấu thành bởi các mã lệnh, việc xác định tính tự nguyện của các bên là việc rất khó khăn 97 Thông thường, khi tương tác với một phần mềm máy tính, con người phải tuân thủ theo các quy định đã được thiết lập sẵn và thường chỉ lựa chọn “Có/Không” hay trong một phạm vi lựa chọn nhất định Đây tương tự như một hợp đồng gia nhập theo quy định của Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, có nghĩa rằng, hoặc đồng ý hoặc không giao kết gì cả Chính vì thế, khi giao kết hợp đồng thông minh, phải hiểu rằng sự lựa chọn của một bên sẽ được coi là hoàn toàn tự nguyện của bên đó, vì một lợi ích nào đó, nếu không, có thể lựa chọn không tham gia Trong mọi trường hợp, không thể viện dẫn đặc tính các dòng mã có sẵn của hợp đồng thông minh để coi đây là sự ép buộc giao kết hợp đồng thông minh
3.2.3 Hình thức của hợp đồng thông minh