1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhóm môn lý thuyết tài chính và tiền tệ chủ Đề thực trạng phát triển thị trường tài chính tại việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Phát Triển Thị Trường Tài Chính Tại Việt Nam
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Minh Châu
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Thuyết Tài Chính Và Tiền Tệ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 150,01 KB

Nội dung

Đặc biệt, trong giai đoạn 2000 - 2022, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng lẫn số lượng, thực hiện tốt chức năng cung cấp vốn cho nền ki

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

 TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ

Chủ đề: Thực trạng phát triển thị trường tài chính tại

Việt Nam

NHÓM: 10/10

Lớp: FIN301_2411_11_L14

Khóa học: Chất lượng cao K11

GVHD: Nguyễn Thị Minh Châu

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024

Trang 2

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

Giảng viên chấm 1:

Nhận xét (nếu có):

Điểm:

Giảng viên chấm 1 (Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên chấm 2:

Nhận xét (nếu có):

Điểm:

Giảng viên chấm 2 (Ký và ghi rõ họ tên)

Điểm tổng hợp:

Trang 3

Bùi Thị Ngọc Trân 050611231331

Tìm hiểu nội dung “ Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến sinh viên?”

và “Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2030 như thế nào”

100%

Mai Quỳnh Trang 050611231391

Tìm hiểu nội dung  “Sự

phát triển của thị trường tài chính đã hỗ

trợ gì cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu” và làm Minigame

100%

Trang 4

Mục Lục

MỞ ĐẦU 1-5 CHƯƠNG 1 1-6 1.1 Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2000 – 2022: 1-6 1.2 Lịch sử phát triển của thị trường tài chínhViệt Nam 1-7 CHƯƠNG 2 1-11 2.1 Huy động vốn hiệu quả 1-11 2.2 Tăng cường thanh khoản 1-11 2.3 Cải thiện quản trị doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho các lĩnh vực khác 1-12

2.4 Thúc đẩy đổi mới sáng tạo đồng thời hội nhập quốc tế 1-12 2.5 Thực hiện cải cách, giáo dục và chính sách vĩ mô tài chính .1-13 2.6 Đóng góp vào việc giảm nghèo và nâng cao đời sống 1-14 CHƯƠNG 3 1-15 3.1 Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, minh bạch, hiện đại theo định hướng và lộ trình tái cơ cấu thị trường tài chính 1-15 3.2 Mở rộng thị trường vốn để tăng vốn trung và dài hạn phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh 1-15 3.3.Tạo ra và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực , khả năng hội nhập quốc tế 1-16 3.4.Tiếp tục cải cách toàn diện hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống tín dụng 1-17 3.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn hệ thống tiền tệ 1-18 CHƯƠNG 4 1-19 4.1 Cơ hội việc làm đa dạng 1-19 4.2 Nhu cầu về kiến thức và kỹ năng 2-19 4.3 Cơ hội học tập và nâng cao trình độ 3-20 4.4 Để tận dụng tối đa những cơ hội này, sinh viên nên: 4-20

4.5 Lời khuyên: 5-21

Trang 5

KẾT LUẬN 5-22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5-23

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thời đại đổi mới ngày nay nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhu cầu về vốn luôn là vấn đề ưu tiên hàngđầu được đặt ra trên bàn tròn thảo luận trước khi bắt đầu vào một năm tài khóa mới Đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã cơ bản hình thành, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn Đặc biệt, trong giai đoạn 2000 - 2022, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng lẫn số lượng, thực hiện tốt chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ sự tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Tuy nhiên so với tiềm năng thị trường tài chính Việt Nam được coi là kém phát triển, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế cần được giải quyết

Từ đó đặt ra yêu cầu về mục tiêu định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2030 như thế nào một cách lành mạnh, hiện đại, bảo đảm cơ cấu hợp lý, theo kịp xu thế mới của thế giới, góp phần thực hiện tốtcác đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Đềcập đến vấn đề này cũng thấy rằng thực trạng phát triển thị trường tài chínhtại Việt Nam có sức ảnh hưởng đối với cả sinh viên trong và ngoài nước.Nhằm làm rõ vấn đề này, tiểu luận của nhóm em sẽ tập trung phân tích Thị trường tài chính và vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay và sắp tới

Nhóm em thực hiện tiểu luận này mong nhận được góp ý, bổ sung của Quý Thầy Cô, Bạn bè để hoàn chỉnh tiểu luận được tốt hơn

Trước khi đi vào phân tích thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam, chúng ta cần làm rõ khái niệm về thị trường tài chính và những vấn đề mang tính chất lý luận chung về thị trường tài chính

Trang 7

CHƯƠNG 1

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2022

Thực ra hệ thống tài chính, các phương tiện thanh toán (tiền tệ) luôn lànhững công cụ không thể thiếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào, đã tồn tại từkhi hình thành ra nước Việt Nam Nhưng hệ thống tài chính, thanh toán thờibấy giờ rất khác so với hiện nay Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thờiphong kiến liên quan đến hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam là vào đầu thế

kỷ 15, lần đầu tiên Hồ Quý Ly đã cho phát hành và lưu thông tiền giấy

Để thấy rõ quá trình hình thành và phát triển hệ thống tài chính Việt Nam,

ta có thể chia ra ba loại hình chính: Ngân hàng, Chứng khoán và Bảo hiểm

1.1 Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2000 – 2022:

1 Giai đoạn đầu (2000 – 2006):

Cải cách và hội nhập: Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hội nhập kinh tế quốc tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đóng vai trò quản lý và điều tiết.

Tái cấu trúc ngân hàng: Một số ngân hàng yếu kém được sáp nhập hoặc chuyển nhượng để củng cố sức mạnh hệ thống.

2 Giai đoạn phát triển nhanh (2007 – 2012):

Tăng trưởng mạnh mẽ: Số lượng ngân hàng thương mại tăng lên nhanh chóng, bao gồm cả ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài.

Sản phẩm dịch vụ đa dạng: Các ngân hàng mở rộng dịch vụ, từ cho vay, huy động vốn đến các sản phẩm tài chính phức tạp hơn như thẻ tín dụng và ngân hàng điện tử.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008): Dù Việt Nam ít bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến việc cần phải cải cách hơn nữa.

3 Giai đoạn ổn định và tái cấu trúc (2013 – 2016):

Trang 8

Chương trình tái cơ cấu ngân hàng: NHNN phát động chương trình tái cấu trúc ngân hàng, nâng cao chất lượng tài sản và giảm nợ xấu Nhiều ngân hàng yếu kém được sáp nhập vào ngân hàng mạnh hơn.

Ứng dụng công nghệ: Ngân hàng bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ, hình thành xu hướng ngân hàng số.

4 Giai đoạn chuyển mình (2017 – 2022):

Phát triển ngân hàng số: Sự bùng nổ của công nghệ tài chính (Fintech) đã tạo ra một cú hích lớn cho ngành ngân hàng, với nhiều dịch vụ ngân hàng số ra đời Quản lý rủi ro: Hệ thống ngân hàng ngày càng chú trọng đến quản lý rủi ro, đảm bảo tính ổn định và an toàn.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Ngân hàng Việt Nam bắt đầu mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.

1.2 Lịch sử phát triển của thị trường tài chínhViệt Nam.

Trước khi đi vào phân tích lịch sử của thị trường tài chính Việt Nam, chúng

ta cần làm rõ khái niệm về thị trường tài chính và những vấn đề mang tính chất lý luận chung về thị trường tài chính

1. Cơ sở khách quan cho sự ra đời

Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên

là nhu cầu về vốn và một bên là khả năng về vốn Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau

Trang 9

các loại chứng khoán Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính.

 2 Khái niệm Thị trường tài chính  là nơi diễn ra các giao dịch tài chính, trong đó các tài sản tài chính được mua bán, trao đổi giữa các nhà đầu tư, tổchức tài chính, và các bên liên quan khác Thị trường này cung cấp cơ chế

để huy động vốn, phân bổ nguồn lực và quản lý rủi ro trong nền kinh tế.3.Các thành phần chính của thị trường tài chính:

Thị trường tiền tệ: Giao dịch các công cụ tài chính ngắn hạn, thường có thời gian đáo hạn dưới 1 năm, như trái phiếu ngắn hạn, tín phiếu, và các sản phẩm tài chính khác

Thị trường vốn: Bao gồm thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu, nơi diễn ra giao dịch các công cụ tài chính dài hạn Thị trường vốn giúp doanh nghiệp huy động vốn cho các dự án đầu tư

Thị trường chứng khoán: Nơi diễn ra việc mua bán cổ phiếu và chứng khoán khác Thị trường này thường được chia thành hai loại: thị trường sơ cấp và thứ cấp

Thị trường ngoại hối: Nơi diễn ra giao dịch các loại tiền tệ khác nhau, giúp các tổ chức và cá nhân thực hiện các giao dịch quốc tế

Thị trường phái sinh: Giao dịch các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, cho phép các bên tham gia quản lý rủi ro và đầu cơ

4 Chức năng của thị trường tài chính:

Huy động vốn: Cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn để đầu tư và phát triển

Phân bổ tài nguyên: Giúp phân bổ nguồn lực tài chính đến các lĩnh vực sản xuất và đầu tư hiệu quả

Quản lý rủi ro: Cung cấp các công cụ tài chính giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp quản lý rủi ro trong đầu tư và hoạt động kinh doanh

Cung cấp thông tin: Thị trường tài chính hoạt động như một cơ chế cung cấp thông tin giá cả và xu hướng cho nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ ra quyết định đầu tư

Trang 10

Ta có thể hiểu rõ hơn thông qua sơ đồ cấu trúc thị trường tài chính sau:

Lịch sử phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2022 chứng kiến nhiều sự kiện và bước chuyển quan trọng, phản ánh sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế Dưới đây là các giai đoạn chính trong quá trình này:

1 Giai đoạn khởi đầu và phát triển (2000 – 2006)

Thiết lập cơ sở hạ tầng: Vào năm 2000, thị trường chứng khoán chính thức được thành lập với sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) Tháng 7/2005, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng được thành lập,

mở rộng thị trường.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chương trình cổ phần hóa được đẩy mạnh, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và thu hút vốn vào thị trường tài chính Tăng trưởng nhà đầu tư: Số lượng nhà đầu tư cá nhân gia tăng mạnh mẽ, với nhiều người tham gia vào thị trường chứng khoán.

2 Giai đoạn bùng nổ và suy thoái (2007 – 2009)

Tăng trưởng mạnh mẽ: Năm 2007, chỉ số VN-Index ghi nhận sự tăng trưởng kỷ lục, với số lượng cổ phiếu niêm yết và vốn hóa thị trường tăng mạnh.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Cuối năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến sự sụt giảm của chỉ số và niềm tin của nhà đầu tư.

Trang 11

3 Giai đoạn phục hồi và tái cấu trúc (2010 – 2016)

Chính sách hỗ trợ: Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm khôi phục thị trường, bao gồm việc giảm lãi suất và tăng cường vốn cho doanh nghiệp Tái cấu trúc thị trường: Nhiều biện pháp được triển khai để nâng cao chất lượng niêm yết và quản lý, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Phát triển thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn quan trọng, thu hút cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4 Giai đoạn hiện đại hóa và hội nhập (2017 – 2022)

Ứng dụng công nghệ: Sự phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) đã thúc đẩy sự hiện đại hóa của thị trường, với giao dịch điện tử và nền tảng giao dịch trực tuyến.

Tăng cường minh bạch: Quy định về công bố thông tin được thắt chặt, góp phần nâng cao tính minh bạch của thị trường.

Gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài: Sự thu hút của nhà đầu tư nước ngoài tăng lên, với nhiều công ty niêm yết lớn mở rộng ra thị trường quốc tế.

Trang 12

CHƯƠNG 2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐÃ HỖ TRỢ GÌ CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

2.1 Huy động vốn hiệu quả

Thị trường chứng khoán:

Khả năng tiếp cận vốn: Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có thể huyđộng vốn nhanh chóng thông qua việc phát hành cổ phiếu mới Chẳng hạn,những doanh nghiệp lớn như Vinamilk hay Vietcombank đã sử dụng thànhcông hình thức này để mở rộng hoạt động

Sự phát triển của sản phẩm và giao dịch chứng khoán phái sinh đã cho phépcác nhà đầu tư bảo vệ rủi ro và tận dụng cơ hội trên thị trường, giúp tăngcường hoạt động đầu tư

Thị trường trái phiếu:

Phát hành trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ không chỉ giúp chínhphủ huy động vốn cho các dự án hạ tầng mà còn ổn định thị trường tài chínhbằng cách tạo ra một kênh đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp lớn đã phát hành trái phiếu đểtài trợ cho các dự án mở rộng Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển hạtầng và sản xuất

2.2 Tăng cường thanh khoản

Tăng cường các sàn giao dịch: Sự phát triển của các sàn giao dịch chứngkhoán, cùng với các sản phẩm tài chính mới, đã tạo ra một môi trường giaodịch sôi động Khả năng mua bán chứng khoán dễ dàng giúp cải thiện dòngvốn trong nền kinh tế

Quản lý thanh khoản ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các công

cụ để quản lý thanh khoản hiệu quả, từ đó đảm bảo sự ổn định của hệ thốngtài chính và giảm rủi ro cho nền kinh tế

Trang 13

2.3 Cải thiện quản trị doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho các lĩnh vực khác

Quy định pháp lý: Các quy định về quảntrị công ty ngày càng chặt chẽ hơn đãgiúp các doanh nghiệp nâng cao tiêu chuẩn quản trị Các doanh nghiệp niêmyết phải tuân thủ các quy định công bố thông tin, tạo ra sự minh bạch tronghoạt động kinh doanh

Gánh nặng trách nhiệm: Sự gia tăng yêu cầu về quản trị cũng đã tạo ra áp lựccho các công ty phải có chiến lược phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.Đổi mới công nghệ: Các ngân hàng đã áp dụng công nghệ thông tin và fintech

để cải thiện dịch vụ, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng và gia tănghiệu quả hoạt động

Dịch vụ tài chính số: Sự phát triển của ngân hàng điện tử và ví điện tử đã mở

ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, giúp cải thiện khả năngtiếp cận tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs): Thị trường tài chính đã tạo ra nhiềusản phẩm tín dụng và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của các SMEs, từ đó thúcđẩy sự phát triển của các doanh nghiệp này, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinhtế

2.4 Thúc đẩy đổi mới sáng tạo đồng thời hội nhập quốc tế

Quỹ đầu tư mạo hiểm và thiên thần: Sự gia tăng của các quỹ đầu tư mạo hiểmđã cung cấp nguồn vốn thiết yếu cho các start-up, đặc biệt trong lĩnh vựccông nghệ, giúp Việt Nam phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ.Chương trình ươm tạo và tăng tốc: Các chương trình ươm tạo doanh nghiệpđã hỗ trợ các startup trong việc phát triển mô hình kinh doanh, tư vấn pháp lý,

và kết nối với các nhà đầu tư

Tham gia vào các hiệp định thương mại: Sự phát triển của thị trường tài chínhđã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do nhưCPTPP hay EVFTA Điều này không chỉ mở rộng thị trường cho hàng hóaViệt Nam mà còn thu hút đầu tư nước ngoài

Thúc đẩy FDI: Thị trường tài chính phát triển đã thu hút nhiều nhà đầu tưnước ngoài, không chỉ vào lĩnh vực tài chính mà còn vào các ngành sản xuất,công nghệ và dịch vụ

Ngày đăng: 27/12/2024, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w