Các công ty tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác.. Khái niệm Công ty tài chính là loại hình tổ chức tí
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: THẦY PHẠM CHÍ KHOA
Mã lớp học phần: 231TC1009
Học kỳ 1, Năm học 2023 - 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nguyễn Trần Diễm
Thy
K214101308 - Lời mở đầu, lời cảm ơn
- Chương 2: Phẩn 2.1
- Tổng hợp word
100%
Đặng Kiều Oanh K224040537 - Chương 2: Phần 2.3 100%
Nguyễn Trần Ngọc
Trúc
K224040555 - Chương 2: Phần 2.5 100%
Nguyễn Thị Hải Tiên K224040550 - Chương 2: Phần 2.4 100%
Lê Thị Kiều Nhi K224040535 - Chương 3
- Mindmap
100%
Nguyễn Công Minh
Khôi
K224040526 - Chương 2: Phần 2.4 100%
Nguyễn Văn Tuyên K224040557 - Chương 2: Phần 2.2 100%
Nguyễn Tấn Thành K224040544 - Chương 3
- Mindmap
100%
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các công ty tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Các công ty tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác Tại Việt Nam, các công ty tài chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Số lượng công ty tài chính tăng nhanh, quy mô hoạt động mở rộng, phạm vi hoạt động ngày càng đa dạng Các công ty tài chính đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu về công ty tài chính
Chương 2: Hoạt động của công ty tài chính
Chương 3: Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân
Mục tiêu của tiểu luận:
Tiểu luận này nhằm cung cấp kiến thức vể công ty tài chính Từ đó, giúp hiểu rõ hơn
về bản chất, cách thức hoạt động và vai trò của công ty tài chính
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin tỏ lòng biết ơn đối với Trường Đại học Kinh tế - Luật vì đã thêm môn học "Lý thuyết tài chính - tiền tệ" vào chương trình giảng dạy Môn này đã phần nào giúp chúng em mở rộng kiến thức về các thông tin về các nguyên lý của thị trường tài chính
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Chí Khoa, thầy đã trực tiếp hướng dẫn chúng em và giúp chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này Nhờ sự dạy dỗ nhiệt tình và đầy nhiệt huyết của thầy mà chúng em đã hiểu rõ hơn về các nguyên
lý, thuật ngữ của thị trường tài chính cũng như những kiến thức sâu rộng về tiền tệ Điều này giúp chúng em áp dụng kiến thức vào các môn học khác và công việc sau này Có thể bài viết này còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế, nhưng chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa và bổ sung từ phía thầy để bài thuyết trình của chúng em hoàn thiện hơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU III
Chương 1: Giới thiệu về công ty tài chính 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Đặc điểm 1
Chương 2: Hoạt động của công ty tài chính 3
2.1 Hoạt động huy động vốn 3
2.2 Hoạt động tín dụng 3
2.2.1 Hoạt động cho vay: 3
2.2.2 Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác: 3
2.3 Hoạt động đầu tư 3
2.3.1 Đầu tư dự án 3
2.3.2 Ủy thác đầu tư 4
2.3.3 Nghiệp vụ trái phiếu .4
2.3.4 Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá .4
2.4 Hoạt động bảo lãnh 4
2.4.1 Khái niệm 4
2.4.2 Các loại bảo lãnh 5
2.4.3 Hình thức phát hành bảo lãnh 5
2.4.4 Các điều kiện về bảo lãnh 5
2.4.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC 6
2.4.6 Ưu và nhược điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 6
2.5 Hoạt động khác 6
2.5.1 Các nghiệp vụ được thực hiện theo đúng quy luật của pháp luật hiện hành 6 2.5.2 Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép 7
Chương 3: Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân 8
3.1 Thành tựu 8
3.2 Tồn tại 8
3.3 Nguyên nhân 8
3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 8
3.3.2 Nguyên nhân khách quan 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6Chương 1: Giới thiệu về công ty tài chính
1.1 Khái niệm
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm
1.2 Đặc điểm
Bản chất và phạm vi hoạt động:
- Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm
- Công ty tài chính được mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản
- Công ty tài chính được thành lập công ty trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ, môi giới, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn theo quy định của pháp luật
Mức vốn pháp định:
- Công ty tài chính có vốn pháp định, song ta biết vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải
có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng
- Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả (không được hưởng lãi) mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày
Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi Công ty Tài chính khai trương hoạt động
Loại hình tổ chức hoạt động: Công ty tài chính TNHH một thành viên, công ty hai
thành viên trở lên và công ty cổ phần
Thời gian hoạt động: Theo quy định, các công ty chỉ được hoạt động trong vòng 50
năm trở xuống Nếu muốn gia hạn thêm thời gian, các tổ chức phải làm đơn yêu cầu và được ngân hàng nhà nước đồng ý.(thời gian gia hạn không được vượt quá 50 năm.)
Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại:
- Cơ hội cạnh tranh: CTTC có những cơ hội cạnh tranh nhất định với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, bao gồm:
Trang 7o Cơ hội tiếp cận các đối tượng khách hàng mới: Các CTTC có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng mà các ngân hàng thương mại không quan tâm, do quy
mô nhỏ, rủi ro cao
o Cơ hội cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp: Các CTTC có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu
o Cơ hội tiếp cận các kênh tiếp thị hiệu quả: Các CTTC có thể áp dụng các chiến lược tiếp thị linh hoạt, tập trung vào các kênh tiếp thị trực tiếp, để tiếp cận các khách hàng mục tiê u
- Lợi ích mang lại:
o Đối với nền kinh tế:
▪ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
▪ Hỗ trợ phân phối thu nhập
▪ Hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực
o Đối với cá nhân, hội gia đình: CTTC cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính như cho vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua xe, thẻ tín dụng, giúp các cá nhân, hộ gia đình giải quyết các nhu cầu tài chính cá nhân
o Đối với doanh nghiệp: CTTC cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính như cho vay ngắn hạn, vay trung hạn, vay dài hạn, bao thanh toán, giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 8Chương 2: Hoạt động của công ty tài chính
2.1 Hoạt động huy động vốn
Vốn là yếu tố quan trọng nên việc huy động vốn từ nhiều nguồn là điều cần thiết để doanh nghiệp ổn định và phát triển
Các hoạt động huy động vốn của công ty tài chính:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức và cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của cá nhân trong và ngoài nước của pháp luật hiện hành
- Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế
- Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
2.2 Hoạt động tín dụng
2.2.1 Hoạt động cho vay:
Theo nghị định 39/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính ban hành ngày 07/05/2014, có hiệu lực ngày 25/06/2014: Công ty tài chính được cho vay dưới các hình thức:
- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, của cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác
- Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp
Công ty tài chính có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sở cân đối nguồn vốn trung hạn, dài hạn, không sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống
2.2.2 Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác:
Theo văn bản hợp nhất số 09/2019/VBHN-NHNN ban hành ngày 22/02/2019 có hiệu lực từ ngày 20/03/2019 thì:
- Công ty tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và các nhân
- Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau
2.3 Hoạt động đầu tư
Về hoạt động đầu tư, thì ở mỗi công ty tài chính có một cách làm khác nhau, cách phân
chia khác nhau, và chủ yếu được chia làm bốn loại hình đầu tư lớn như sau
2.3.1 Đầu tư dự án
Các công ty tài chính chủ yếu tìm kiếm và tham gia góp vốn đầu tư vào các doanh
nghiệp dưới các hình thức:
Trang 9- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Thành lập công ty cổ phần
- Công ty TNHH
- Công ty Liên doanh
2.3.2 Ủy thác đầu tư
Các công ty tài chính còn thực hiện việc đầu tư gián tiếp, các công ty tài chính đại diện
khách hàng để đầu tư tài chính vào các cơ hội đầu tư
Uỷ thác đầu tư có chia sẻ rủi ro: Khách hàng và các công ty tài chính cùng thoả thuận
cơ chế phân chia kết quả kinh doanh và rủi ro (nếu có)
Uỷ thác đầu tư không chia sẻ rủi ro: Khách hàng uỷ thác cho các công ty tài chính thực hiên đầu tư với thỏa thuận khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả kinh doanh thực tế đồng
thời chịu toàn bộ rủi ro (nếu có)
Uỷ thác đầu tư lợi tức cố định: Khách hàng và các công ty tài chính thoả thuận một tỷ suất lợi nhuận cố định trong kỳ Uỷ thác, không phụ thuộc kết quả kinh doanh thực tế và
các rủi ro (nếu có)
2.3.3 Nghiệp vụ trái phiếu
2.3.3.1 Phân phối trái phiếu:
- Các công ty tài chính hỗ trợ doanh nghiệp chào bán trái phiếu đến các nhà đầu tư.
- Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp có nhu cầu vốn dài hạn (từ 1 đến 3 năm)
2.3.3.2 Tạo lập thị trường trái phiếu:
- Các công ty tài chính hợp tác với các đối tác nhằm phát triển thị trường cho trái phiếu
- Đối tượng khách hàng: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp tác và tham gia vào thị trường trái phiếu
2.3.4 Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá
Các công ty tài chính cung cấp khách hàng các dịch vụ nguồn vốn ngắn hạn thông qua:
- Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn chứng từ có giá
- Nghiệp vụ hợp đồng bán quyền bán chứng khoán
2.4 Hoạt động bảo lãnh
2.4.1 Khái niệm
Theo Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng quy định về các hoạt động ngân hàng của
Trang 10Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh (Theo Luật các tổ chức tín dụng)
Theo NĐ79/2002/NĐ-CP tại điều 20 về bảo lãnh: “Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Việc bảo lãnh của công ty tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NHNN
2.4.2 Các loại bảo lãnh
Theo Thông tư 11/2022/TT-NHNN về Quy định bảo lãnh ngân hàng, NHNN Việt Nam định nghĩa một số loại bảo lãnh sau:
1 Bảo lãnh đối ứng: là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối
ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận đã ký
2 Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận
bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa
vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký
3 Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là bảo lãnh
ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh là ngân hàng thương mại cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên mua, bên thuê mua về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là chủ đầu tư khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết;
chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký
2.4.3 Hình thức phát hành bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng bao gồm các hình thức sau:
a Hợp đồng bảo lãnh;
b Thư bảo lãnh;
c Các hình thức khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế
2.4.4 Các điều kiện về bảo lãnh
Theo Điều 10 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, điều kiện để Công ty tài chính thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
Trang 111 Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép
2 Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định
2.4.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC
Khi phát sinh nhu cầu có bảo lãnh, khách hàng cần gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến CTTC, hoặc bên nhận bảo lãnh sẽ gửi hồ sơ đến CTTC Sau một khoảng thời gian, CTTC tiến hành thẩm định Nếu đủ điều kiện thì CTTC sẽ có văn bản chấp thuận bảo lãnh cho khách hàng, và nếu không đủ điều kiện thì khách hàng cũng sẽ được thông báo lý do cụ thể Sau đó, bên nhận bảo lãnh sẽ xem xét và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng Tiếp
đó, CTTC thực hiện các hình thức phát hành bảo lãnh (phát hành thư bảo lãnh, giấy xác nhận bảo lãnh ) để khách hàng thực hiện nhu cầu của mình với bên nhận bảo lãnh
2.4.6 Ưu và nhược điểm của nghiệp vụ bảo lãnh
Ưu điểm:
- Đối với khách hàng:
o Với các sản phẩm bảo lãnh đa dạng của CTTC, khách hàng có thể đắp ứng được các yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba
o Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện
o Tăng tính đảm bảo của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh
o Tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng thúc đẩy quá trình đầu tư, kinh doanh của khách hàng
o Giúp các hoạt động trong nền kinh tế phát huy hết tiềm năng của nó
- Đối với CTTC: Tạo thêm nguồn lợi nhuận và mở rộng năng lực hoạt động
Nhược điểm:
- Rủi ro về khả năng thanh toán của khách hàng: thanh toán chậm trễ hạn cam kết hoặc không có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty tài chính
- Thực tế, các CTTC tăng tính cạnh tranh với nhau, thu hút nhiều khách hàng nên đi sai lệch một số quy định về điều kiện được bảo lãnh của khách hàng như bỏ qua một
số giấy tờ làm tăng rủi ro cho CTTC khi khách hàng không thực hiện như đúng cam kết
2.5 Hoạt động khác
2.5.1 Các nghiệp vụ được thực hiện theo đúng quy luật của pháp luật hiện hành
- Góp vốn mua cổ phần cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác
- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng
- Tham gia thị trường tiền tệ