- Công nghệ tân tiến kết hợp với giảng dạy sẽ làm cho quá trình giảng bài tốt hơn, kiểm soát hồ sơ thông tin sinh viên dễ dàng hơn, bảo mật thông, kiểm soát lịch học cũng như lịch dạy củ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
VIỆN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN
“KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VĂN LANG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Họ và tên học viên: Tạ Thanh Tùng
Mã số học viên: 911723037 Mã lớp: CHQGD.ML2312
GIẢNG VIÊN: TS VÕ VĂN LUYẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG
II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.1 Môi trường bên trong
2.2 Môi trường bên ngoài
III XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỦA TRƯỜNG
3.1 Sứ mạng
3.2 Tầm nhìn
3.3 Giá trị cốt lõi
IV MỤC TIÊU
4.1 Mục tiêu chung
4.2 Mục tiêu cụ thể
V CÁC GIẢI PHÁP
5.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo
5.2 Giải pháp về mở rộng quy mô đào tạo
5.3 Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo
5.4 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên
5.5 Giải pháp tăng cường hoạt động NCKH của người học
5.6 Giải pháp mở rộng quy mô, lĩnh vực nghiên cứu
5.7 Giải pháp phát triển hệ thống thông tin về nghiên cứu khoa học
5.8 Giải pháp phát triển đội ngũ
5.9 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất
5.10 Giải pháp tăng quy mô và đa dạng hóa nguồn tài chính
5.11 Giải pháp quản lý và sử dụng nguồn tài chính hiệu quả
VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VII KẾT LUẬN
VIII KIẾN NGHỊ
Trang 3I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG
Trường Đại học Dân lập Văn Lang được thành lập theo Quyết định số 71/TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, được chính thức hoạt động theo Quyết định số 1216/GD-ĐT ngày 05/4/1995 của Bộ GD&ĐT Khi thành lập, vốn chủ sở hữu của Trường
là hơn 2 tỷ đồng được huy động từ 253 nhà đầu tư Năm học 1995-1996, Trường có 7 khoa đào tạo, 6 phòng chức năng và là năm đầu tiên trường thực hiện đào tạo 12 ngành với 4.700 sinh viên Cho đến nay, Trường được phép đào tạo 66 ngành bậc đại học và 13 ngành bậc cao học Quy mô đào tạo của Trường nhiều năm nay ổn định ở mức trên 10 nghìn sinh viên/học viên theo hệ chính quy tập trung Cho đến tháng 7/2021, Trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho 39.273 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và 77 thạc sĩ
Ngày 05/02/2009, Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT đã
đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận trường ĐHDL Văn Lang đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và gửi thông báo (số 115/TB-BGDĐT ngày 25/02/2009)
Khi mới thành lập, Trường Đại học Văn Lang phải đi thuê địa điểm để tổ chức đào tạo Sau nhiều nỗ lực, năm 1999 trường mua tòa nhà số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1 (cơ sở 1) vừa làm trụ sở chính, vừa làm cơ sở đào tạo Năm 2000 tiếp tục mua cơ sở 233A Phan Văn Trị, Quận Bình Thạnh (cơ sở 2) Năm 2002, Nhà trường đã xây nhà học 7 tầng theo đúng tiêu chuẩn giảng đường đại học Đến năm 2010 - 2011, Trường sở hữu thêm 2 cơ sở (108C, Thống Nhất, P.11, Quận Gò Vấp) và Ký túc xá sinh viên (160/63A-B Phan Huy Ích, P.12, Quận Gò Vấp)
Từ năm 1998, Trường được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định giao 5,2 ha đất tại P.5, Quận Gò Vấp, nhưng Trường phải tự đền bù giải tỏa Năm 2013, Trường đã hoàn thành việc đền bù, giải tỏa, thu hồi toàn bộ 5,2 ha đất này Hiện nay, Trường đã hoàn thành thiết
kế tổng thể mặt bằng, đã khởi công xây dựng và dự kiến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào sử dụng Đến nay, Trường Đại học Văn Lang đã sở hữu 4 cơ sở và 1 ký túc
xá, đủ chỗ học cho toàn bộ sinh viên và học viên của trường, hoàn toàn không phải thuê mặt bằng
Đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý giáo dục: ban đầu từ chỗ chỉ có 61 cán bộ, giảng viên, nhân viên (CB-GV-NV) khi mới thành lập, sau nhiều năm xây dựng đội ngũ CB-GV-NV cơ hữu của Trường đã không ngừng lớn mạnh đủ để đảm nhiệm tốt mục tiêu
sứ mạng của trường Tính đến nay, Trường Đại học Văn Lang có 541 giảng viên (trong đó
1 GS TSKH, 2 GS.TS, 23 PGS.TS, 2 PGS, 55 TS, 276 ThS, 182 ĐH), tỷ lệ giảng viên cơ hữu từ thạc sĩ trở lên đạt trên 66%, đội ngũ này đang đảm nhận 82% khối lượng giảng dạy của toàn trường Trường có 177 cán bộ, chuyên viên cơ hữu làm công tác quản lý, nghiệp
vụ (41 người kiêm nhiệm giảng dạy) và phục vụ đào tạo, đáp ứng về cơ bản nhu cầu quản
lý của trường
Năm 2015, Nhà trường thực hiện chuyển đổi trường sang tư thục theo Thông tư số 45/2014/TT-BGDĐT Ngày 14/10/2015 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1755/QĐ-TTg về việc chuyển đổi loại hình của trường Đại học Văn Lang sang tư thục, với tổng vốn chủ sở hữu hiện tại gần 233,3 tỷ đồng, vốn điều lệ 135,6 tỷ đồng và 865 nhà đầu tư Ngày 30/12/2015, UBND Tp HCM ra Quyết định số 7087/QĐ-UBND công nhận Hội đồng quản trị Trường Đại học Văn Lang
Trang 4II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.1 Môi trường bên trong
a Điểm mạnh
- Cán bộ, giảng viên tâm huyết, nhiều kinh nghiêm chuyên môn chuyên sâu
- Cán bộ, giảng viên có trình độ cao dễ dàng thích ứng với những thay đổi của công việc
- Hợp tác, kết hợp với nhiều doanh nghiệp
- Hơn 200 đối tác thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, 140 MOU đã ký kết
- Đa dạng về các ngành đào tạovà chương trình học
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Tỉ lệ sinh viên đầu ra có việc làm cao
- Môi trường mở giúp sinh viên phát huy hết tiềm năng
- Trang thiết bị công nghệ tiên tiến áp dụng vào học tập
- Chính sách hỗ trợ gia hạn, miễn giảm học phí
b Điểm yếu
- Khan hiếm nguồn nhân lực do yêu cầu lao động có trình độ cao
- Một số nhân viên/bộ phận còn khá yếu chưa thực sự thích ứng với xu thế hội nhập
- Tỉ lệ sinh viên / 1 giảng viên còn cao chưa đảm bảo cho tất cả sinh viên có thể tiếp cận trao đổi về bài giảng
- Nhóm lao động dưới 30 tuổi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chưa chín muồi
- Học phí tăng dần qua các năm
- Tốn nhiều chi phí cho hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chật
- Hoạt động ngoại khóa còn khá ít chưa thể thu hút nhiều sinh viên
- Chưa đủ sân chơi, sân thể thao để phục vụ cho tất cả sinh viên
2.2 Môi trường bên ngoài
a Cơ hội
- Kinh tế phát triển càng mạnh thì thu nhập bình quân tăng vì vậy sẽ cónhiều gia đình muốn cho con mình học các trường quốc tế có cơ sở vật chất tốt Từ đó, Văn Lang trong tương lai có thể sẽ là một trong những lựa chọn hằng đầu của các sinh viên
- Chính trị của một đất nước ổn định thì đất nước mới phát triển từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy suôn sẻ, ổn định và phát triển
- Có nhiều học sinh từ các nơi khác đến học nên các sinh viên có cơ hội tiếp thu thêm các nền văn hóa mới, phong tục tập quán ở từng nơi, biết thêm nhiềuthứ tiếng, …
Trang 5- Công nghệ tân tiến kết hợp với giảng dạy sẽ làm cho quá trình giảng bài tốt hơn, kiểm soát hồ sơ thông tin sinh viên dễ dàng hơn, bảo mật thông, kiểm soát lịch học cũng như lịch dạy của thầy cô dễ dàng hơn, …
- Nguồn cung cấp đầu vào từ các trường THPT cung cấp một lượng lớn sinh viên mỗi năm cho Văn Lang Mức đăng kí đầu vào mỗi năm tăng lên, môi trường học tập sẽ ngày được
mở rộng, doanh thu đầu vào của Văn Lang cũng tăng lên
- Với nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp liên kết mang lại phần lợi ích khôngnhỏ trong việc nâng cao cơ sở vật chất, môi trường học tập được mở rộng, đảm bảo nguồn chất lượng đầu
ra cho sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp Từ đó thu hút thêm nhiều học sinh đăng kí xét tuyển vào trường mỗi năm
b Thách thức
- Mức học phí tương đối cao dẫn tới một số sinh viên sẽ không có khả năng thanh toán trong các giai đoạn kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính ổn định của trường
- Bất đồng ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, … trong môi trường đa dạng người học
- Cạnh tranh với nhiều trường đại học danh tiếng khác
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng phát triển, gây sức ép không nhỏ lên trongviệc cạnh tranh số lượng sinh viên đầu vào Đặc biệt là trường đại học hệ tư thục, với mức học phí dao động tương đương nhau, cạnh tranh từ cơ sở vật chất đến chất lượng đào tạo, cạnh tranh từng đối tác doanh nghiệp Để đảm bảo sự cạnh tranh, Văn Lang không chỉ cải thiện nâng cấp chất lượng đáp ứng nhu cầu sinh viên mà mở rộng thêm nhiều chính sách ưu dãi thu hút nguồn đầu vào, đặc biệt là nguồn chất lượng đầu ra đang là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên
Trang 6II XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỦA TRƯỜNG
3.1 Sứ mạng
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội Xây dựng con người có lối sống và tư duy tích cực thông qua giáo dục và nghiên cứu khoa học
3.2 Tầm nhìn
Trở thành trường đại học có vị thế cao tại Việt Nam, ngang tầm với các trường trong khu vực
3.3 Giá trị cốt lõi
Đạo đức - Ý chí - Sáng tạo
Trang 7IV MỤC TIÊU
4.1 Mục tiêu chung
Xây dựng Trường Đại học Văn Lang trở thành trường đại học đa ngành, đa bậc học, đảm bảo chất lượng đào tạo; là địa chỉ đáng tin cậy đối với người học; là đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
4.2 Mục tiêu cụ thể
4.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo
- Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô và bậc đào tạo phù hợp với như cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và đa dạng của thị trường lao động
- 40% số ngành học tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến
- 40% số học phần mỗi chương trình đào tạo được giảng dạy song ngữ
- Quy mô đào tạo quy đổi đến năm 2025 là 15.000 sinh viên, đến năm 2030: 20.000 sinh viên Đến năm 2025 có 25% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, đến năm 2030 có 30% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ Mỗi ngành đào tạo có ít nhất 1 PGS/GS làm chuyên gia đầu ngành 4.2.2 Phát triển nghiên cứu khoa học
- Phát triển nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và là đơn vị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ uy tín trong cả nước
- 20% đề tài/dự án Nghiên cứu khoa học có kết quả được ứng dụng thực tiễn
- 2% đề tài/dự án nghiên cứu khoa học được đăng ký bản quyền
- 35% kết quả nghiên cứu khoa học được đưa vào chương trình đào tạo
- 6 đầu sách chuyên khoa được xuất bản
4.2.3 Phát triển đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giá, có số lượng và cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các nhiệm
kỳ của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo
- 25% tổng số giảng viên cơ hữu đạt trình độ tiến sĩ
4.2.4 Phát triển cơ sở vật chất
- Xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo của Trường giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030
- Đầu tư hệ thống phục vụ phát triển ngành công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm
- Đầu tư xưởng thực hành đối với các ngành: Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế công nghiệp, Đồ họa, Kiến trúc
- Đầu tư xưởng thực nghiệm đối với các ngành: Công nghệ sinh học, Nông nghiệp kỹ thuật cao, Kỹ thuật môi trường, Công trình xây dựng
Trang 84.2.5 Phát triển tài chính
- Tăng quy mô, đa dạng hóa nguồn tài chính đồng thời quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính
Trang 9V CÁC GIẢI PHÁP
5.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo
- Hoàn thiện chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ và từng bước hoàn thiện
- Triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến
5.2 Giải pháp về mở rộng quy mô đào tạo
- Mở thêm ngành đào tạo và bậc đào tạo
- Mở rộng hợp tác đào tạo với các tổ chức quốc tế
5.3 Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo
- Kiểm định chất lượng trường đại học
- Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
5.4 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên
- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH)
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động NCKH
- Phát triển các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm
- Đầu tư có chọn lọc các đề tài, dự án NCKH để giải quyết các vấn đề thực tế; Chú trọng ứng dụng kết quả NCKH trong đào tạo
5.5 Giải pháp tăng cường hoạt động NCKH của người học
- Tăng cường hoạt động NCKH của sinh viên
- Gắn kết đề tài khóa luận, luận văn, luận án với đề tài nghiên cứu của giảng viên
5.6 Giải pháp mở rộng quy mô, lĩnh vực nghiên cứu
- Tăng cường hợp tác NCKH với các đối tác trong và ngoài nước
- Phát triển các nghiên cứu mũi nhọn và liên ngành
5.7 Giải pháp phát triển hệ thống thông tin về nghiên cứu khoa học
- Xây dựng và kết nối cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ
- Phát triển Tạp chí khoa học và tăng cường tổ chức Hội thảo/hội nghị khoa học
5.8 Giải pháp phát triển đội ngũ
- Xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện có của Trường và có chính sách hỗ trợ giảng viên học tập nâng cao trình độ
- Xây dựng cơ chế chính sách để thu hút giảng viên giỏi, được đào tạo từ các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước
Trang 10- Tranh thủ hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để đào tạo đội ngũ
- Liên kết với các trường đại học, viện đào tạo trong nước để đào tạo tại chỗ đội ngũ giảng viên theo các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
5.9 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất
- Xây dựng cơ sở 3 tại Quận Gò Vấp
- Đầu tư nâng cấp hệ thống phòng học, hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm 5.10 Giải pháp tăng quy mô và đa dạng hóa nguồn tài chính
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị tìm kiếm hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn nhằm tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị chủ động trong hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực đội ngũ, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện các dự án hợp tác quốc tế để nhận được hỗ trợ từ các nước
- Tranh thủ sự đóng góp của cựu sinh viên thành đạt
5.11 Giải pháp quản lý và sử dụng nguồn tài chính hiệu quả
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và cơ chế phân bổ tài chính
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiệm chi tiêu, tránh lãng phí để tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính
Trang 11VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ban Lãnh đạo cần chỉ đạo thực hiện tốt những việc sau đây:
Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược Tổ chức đánh giá hàng năm tình hình thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Văn Lang giai đoạn 2020-2025, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp của Kế hoạch chiến lược đã xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường
Thông báo Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Văn Lang giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến 2030 đến toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên và sinh viên của Trường
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, thành viên toàn Trường trong việc thực hiện Kế hoạch chiến lược này
Tổ chức, phân công nhiệm vụ thực hiện đối với từng đơn vị và thành viên toàn Trường
Cụ thể hóa Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Văn Lang giai đoạn 2020- 2025 trong Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch hoạt động hàng năm), Kế hoạch trung hạn (kế hoạch hoạt động giai đoạn 2020-2021 và kế hoạch hoạt động 2022-2024)