1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề thực trạng về hành vi nói tục chửi thề của sinh viên năm nhất khoa xã hội và nhân văn tại trường đại học văn lang

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng về hành vi nói tục, chửi thề của sinh viên năm nhất khoa Xã hội và Nhân văn tại Trường Đại học Văn Lang
Tác giả Nguyễn Lê Hà Giang, Nguyễn Hải Thiện, Hoàng Quỳnh Trang, Nguyễn Khang Thịnh, Bùi Thái Hiển
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Kim Liên
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Xã hội học đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Về mục tiêu tổng quát, nhóm mong muốn tìm hiểu về thực trạng hành vi nói tục, chửi thề của sinh viên năm nhất ở khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang trong các cuộc giao tiếp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

¯¯¯¯¯¯

KHOA: KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI NÓI TỤC, CHỬI THỀ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Giảng viên hướng dẫn : ThS Phan Thị Kim Liên

1 Nguyễn Lê Hà Giang 2273104010056

4 Nguyễn Khang Thịnh 2273104010201

Trang 2

Lời cảm ơn

Chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, đặc biệt là giảng viên môn Xã hội học đại cương, cô Phan Thị Kim Liên đã luôn hỗ trợ chúng tôi trong quá trình hoàn thành tiểu luận cũng như xuyên suốt học phần môn Xã hội học đại cương Chúng tôi vô cùng biết

ơn những kiến thức thú vị và bổ ích mà cô đã truyền đạt

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và toàn bộ cán bộ nhà trường đã tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, chúng tôi vô cùng biết ơn sâu sắc Chúng tôi cảm thấy vô cùng vinh hạnh khi được trải qua quãng đường đại học ở Trường Đại Học Văn Lang

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Trang 4

Bảng đánh giá mức độ tích cực của các thành viên STT MSSV Họ và tên Mức độ tích cực (%)

s

Trang 5

Các bảng – biểu đồ

Biểu đồ 1 1 Tần suất sử dụng hành vi nói tục, chửi thề tỏng một cuộc đối thoại khoảng 20 câu 4

Biểu đồ 1 2 Mục đích sử dụng hành vi nói tục, chửi thề 4

Biểu đồ 1 3 Cuộc đối thoại giữa cá nhân với cá nhân ở tần suất thấp (trên 6 câu/1 lần) 6

Biểu đồ 1 4 Cuộc đối thoại giữa cá nhân với cá nhân ở tần suất cao (1 – 3 câu/1 lần) 6

Biểu đồ 1 5 Cuộc trò chuyện giữa cá nhân với nhóm ở tần suất cao (1 – 3 câu/1 lần) 7

Biểu đồ 1 6 Cuộc đối thoại giữa cá nhân với nhóm ở tấn suất thấp (trên 6 câu/1 lần) 8

Biểu đồ 1 7 Cảm nhận của sinh viên khi trong cuộc nói chuyện thường ngày không xuất hiện hành vi nói tục, chửi thề 9

Biểu đồ 1 8 Sinh viên có thường xuyên tự sửa cách giao tiếp của bản thân 9

Trang 6

MỤC LỤC

I Phần mở đầu: 1

1 Lý do chọn chủ đề 1

2 Mục tiêu của chủ đề 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu của chủ đề 2

I Phần nội dung: 3

1 Các khái niệm 3

2 Nội dung nghiên cứu của chủ đề 3

II Phần kết luận 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 7

2 Mục tiêu của chủ đề

Về mục tiêu tổng quát, nhóm mong muốn tìm hiểu về thực trạng hành vi nói tục, chửi thề của sinh viên năm nhất ở khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang trong các cuộc giao tiếp hằng ngày Về mục tiêu cụ thể, nhóm có ba mục tiêu như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về thực trạng sử dụng của hành vi nói tục, chửi thề trong một cuộc đối thoại giữa các sinh viên năm nhất trong khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang Thứ hai, tìm hiểu về nguyên nhân sử dụng của hành vi nói tục, chửi thề của các sinh viên năm nhất trong khoa Thứ ba, tìm hiểu về các tác động tiêu cực có thể xảy ra của hành vi nói tục chửi thề đã gây ảnh hưởng thế nào đến các sinh viên khác ở trong khoa Xã Hội và Nhân Văn

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu và thông tin có sẵn liên quan đến chủ đề của nhóm Dựa vào đó, để có cái nhìn toàn diện và tìm hiểu về thực trạng hành vi nói tục chửi thề

ở sinh viên năm nhất khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang Bài tiểu luận dựa vào các bài luận văn, các trang mạng điện tử của tác giả, nhà nghiên cứu đi trước để thao tác hóa các khái niệm có liên quan, đưa ra được tổng quan và nêu quan điểm của nhóm về tài liệu thu thập được Bao gồm các công việc như tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu đi trước ở trong nước được đăng tải trên các tạp chí, các trang mạng điện tử về những vấn đề liên quan đến hành vi nói tục, chửi thề ở sinh viên

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu về thực trạng hành vi nói tục, chửi thề trong các cuộc đối thoại với bạn hoặc nhóm bạn của sinh viên năm nhất khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang Sử dụng các kỹ thuật khảo sát mẫu thu thập thông tin bằng Google biểu mẫu và phương pháp thống kê Nhóm tôi xây dựng bảng hỏi thành 2 phần

đó là mức độ tần suất nói tục trong giao tiếp, cảm nhận của sinh viên năm nhất khoa Xã Hội

và Nhân Văn khi nghe và nói tục

Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích bổ sung thông tin cho các phân tích định lượng Với đối tượng phỏng vấn là sinh viên của 4 ngành trong khoa Xã Hội và Nhân Văn như Tâm Lý Học, Công tác xã hội, Văn học ứng dụng và Đông Phương học Phương pháp này nhằm thu thập thêm các thông tin sâu để có cái nhìn tổng quát và đánh giá được thực trạng hành vi nói tục, chửi thề của các sinh viên ở các ngành khác nhau trong khoa Xã Hội và Nhân Văn

Trang 8

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu của chủ đề

Năm 2020, tác giả Lê Văn Hảo với đề tài nghiên cứu “Nói tục, chửi tục ở sinh viên” cho rằng hành vi nói tục, chửi tục ở sinh viên như một hiện tượng ngôn ngữ - tâm lý phổ biến trong cuộc sống cá nhân hay liên cá nhân và có tác động tới con người, như nói tục, chửi tục lại hiếm khi được khảo cứu cụ thể Nghiên cứu định tính và định lượng trên mẫu 268 thanh niên – sinh viên (tuổi trung bình = 20.25) tại Hà Nội phát hiện ra rằng, dường như nói tục, chửi bậy là một hiện tượng bình thường ở thanh niên, từ cá nhân quan niệm, xúc cảm lẫn hành

vi Thay đổi hiện tượng đã thành “chuẩn” này chắc chắn là một thách thức lớn Tác giả kết luận rằng nói tục, chửi tục được sử dụng khá phổ biến bởi đại đa số sinh viên – ít nhất là trong nghiên cứu này Ngoài dạng nói tục, chửi tục đã có từ lâu đời, còn xuất hiện dạng mới, đặc trưng của giới trẻ trong thời gian gần đây với nhiều biến thể Môi trường xung quanh, đặc biệt

là nhóm bạn bè, người quen, người yêu là nguồn lan truyền nói tục, chửi tục phổ biến nhất Nói tục, chửi tục có thể diễn ra ở tất cả các địa điểm công cộng, trừ trường học, nhà hàng, siêu thị cho đến ngoài đường phố hay lúc đi xe máy Lý do nói tục chửi tục khá đa dạng, bao gồm thể hiện cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực, do thói quen, quen miệng, do được sử dụng như ngôn khí Thể hiện sự trung thực với cảm xúc của mình hay thể hiện cảm giấc gắn bó, cùng

“hội”, cùng nhóm Nói tục gây ra hiệu ứng nhất định trong xử lý cảm xúc tiêu cực và tích cực trong việc tăng thêm sức mạnh như một ngôn khí Từ cấp độ nhận thức, có tới một nửa số khách thể đánh giá hành vi nói tục, chửi tục là bình thường, không lệch lạc Từ cấp độ cảm xúc, đa số khách thể cũng đều đánh giá là bình thường, không quan tâm hoặc có khi cảm thấy thoải mái, vui vẻ, gần gũi khi nói tục, chửi tục

Năm 2021, tác giả Trần Thị Phương Thảo với đề tài nghiên cứu “Thực trạng hành vi nói tục, chửi tục trong giao tiếp của sinh viên hiện nay” với kết quả nghiên cứu từ 268 sinh viên thuộc hai trường Đại học tại Hà Nội cho thấy nói tục, chửi tục được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp thường ngày của sinh viên Nói tục, chửi tục còn xuất hiện các dạng mới với nhiều biến thể khác nhau Nghiên cứu cho thấy, có trên 90% sinh viên đã từng nói tục Nguồn lan truyền phổ biến nhất và môi trường hành vi nói tục diễn ra chính “bạn bè, người quen, người yêu” Với nữ có xu hướng nói tục trong các mối quan hệ thân thiết cao hơn nam Địa điểm nói tục, chửi tục xảy ra trong các buổi giao tiếp hay tương tác nhóm Từ đó, tác giả kết luận nghiên cứu thực tiễn gợi ý rằng, dường như nói tục, chửi tục dường như đã trở thành một phần trong văn hóa giao tiếp của thanh niên nó trở thành một thói quen bình thường của

họ, được hỗ trợ bởi nhận thức, cảm xúc lẫn hành vi Thay đổi hành vi này chắc chắn là một thách thức lớn và chắc chắn mỗi người chúng ta không ai muốn trong giao tiếp luôn kèm theo những từ tục, chửi thề … Do đó, gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cần có sự phối hợp và định hướng trong giao tiếp đối với sinh viên nhằm bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ giao tiếp

Như vậy, nhìn chung các nghiên cứu trên các tác giả đều kết luận việc nói tục chửi thề

đã trở thành một phần trong văn hóa giao tiếp của sinh viên và việc thay đổi hành vi này là một thách thức lớn Hai bài nghiên cứu trên của hai tác giả trên đã chọn các địa điểm khác nhau, những tình huống khác nhau để nghiên cứu các trường hợp cụ thể về hành vi trên ở sinh viên tại Hà Nội

Với bài luận nghiên cứu của nhóm tôi về thực trạng hành vi nói tục, chửi thề ở sinh viên năm nhất, khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang nhóm tôi muốn tìm hiểu

Trang 9

nhiều hơn về thực trạng của hành vi, về nguyên nhân dẫn đến hành vi và tác động của hành

vi đó đối với sinh viên cũng như sinh viên khác trong khoa Xã Hội và Nhân Văn Bên cạnh

đó, bài luận sẽ tập trung nhiều vào hai yếu tố là tần suất nói tục, chửi thề và cảm nhận của người nghe hoặc người nói về hành vi nói tục chửi thề ở sinh viên năm nhất khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang

I Phần nội dung:

1 Các khái niệm

Về khái niệm nói tục, theo Đại từ điển tiếng Việt thì nói tục là “nói những lời tục tĩu, mất lịch sự” Nói tục là hành động giao tiếp sử dụng ngôn từ tục tĩu, mang tính chủ động và được thực hiện trong môi trường thân thuộc Trong môi trường thân thuộc như giữa bạn bè với nhau thì người ta hay nói tục nhiều hơn còn trong môi trường khác, ví dụ như môi trường học tập thì người ta thường sẽ ít hoặc không nói ra vì e sợ rằng người khác sẽ có cái nhìn xấu

về mình hoặc các hiểu lầm trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày

Về khái niệm chửi, cũng theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê biên soạn thì

“chửi là thốt ra những lời xúc phạm cay độc để làm nhục.” ví dụ như “Chửi như tát nước vào mặt”, “Chửi cha không bằng pha tiếng” Còn theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Văn Tân biên soạn thì “chửi là dùng lời độc ác và thô tục nói phạm đến người khác” Tóm lại, chửi thề là hành động giao tiếp sử dụng ngôn từ tục tĩu để bày tỏ một cách chủ động phản ứng bất bình đối với một đối tượng cụ thể nhằm mục đích giải tỏa những ẩn ức trong tâm lý của người chửi

Nói tục, chửi thề đã có từ rất lâu trong nền lịch sử nước ta, tuy chưa có tài liệu nào có thể đưa ra thời điểm chính xác mà việc chửi hay nói tục xuất hiện đầu tiên ở trong xã hội loài người Nhưng theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ thì riêng tiếng chửi đã xuất hiện

từ rất sớm, từ thời nguyên thủy Và có nhiều cách thức để chửi không nhất thiết phải dùng các từ tục tĩu để bộc lộ cảm xúc hay cái tôi hay cái lý của mình

2 Nội dung nghiên cứu của chủ đề

Trước tiên, bằng phương pháp quan sát, nhóm nhận thấy ở sinh viên năm nhất trong khoa có sự có mặt của các hành vi nói tục, chửi thề trong các cuộc trò chuyện với bạn bè Nhận thức được tình hình diễn ra, đầu tiên, nhóm đã tiến hành khảo sát với câu hỏi tần suất gồm 4 mức độ như sau: tần suất cao (1 – 3 câu/1 lần), tần suất trung bình (4 – 6 câu/1 lần)

Trang 10

tần suất thấp (trên 6 câu/1 lần) và nhóm không sử dụng các từ tục tĩu trong các cuộc trò chuyện

Theo như ta thấy ở bảng trên, trung bình số lượng sinh viên lựa chọn mức sử dụng những từ ngữ tục ở tần suất thấp (trên 6 câu/1 lần) và trung bình (4 – 6 câu/1 lần) chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất lần lượt là 28% và 41% trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát Ngược lại, số lượng sinh viên trả lời rằng bản thân nói tục, chửi thề ở tần suất cao chỉ chiếm 15% Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy được tại khoa Xã Hội và Nhân Văn, tần suất sinh viên nói tục ở mức trung bình

Vây, câu hỏi được đặt ra rằng các sinh viên của khoa Xã Hội và Nhân Văn đã sử dụng với mục đích gì? Ta đến với câu hỏi tiếp theo này, nhóm đã liệt kê ra 4 mục đích, một câu trả lời khác và có kết quả như bảng sau:

Theo dõi tại biểu đồ trên, lựa chọn chiếm phần đông có tỷ lệ là 47% với việc quen miệng và 46% với việc bộc lộ cảm xúc Điều này cũng được khẳng định khi nhóm tiến hành

phỏng vấn sâu, bạn Đ.K.H – sinh viên năm nhất, ngành Văn học ứng dụng cho biết “kiểu như

thông thường á, mình nói chuyện á, trong giao tiếp á, thì những cái chuyện như nói tục chửi thề á, thì kiểu như là mình bị quen ấy Hoặc là mình buột miệng nói ra ấy, kiểu có thể như là trong giao tiếp ấy có khả năng là mình bức xúc hay là mình bị một cái vấn đề gì đó Kiểu như

là mình không hề cố ý, có những tình huống như chỉ là vô tình thôi Hoặc có một số người

Không có Thấp (trên 6 câu/1 lần) Trung bình (4 - 6 câu/1 lần) Cao (1 - 3 câu/1 lần)

Biểu đồ 1 1 Tần suất sử dụng hành vi nói tục, chửi thề tỏng một cuộc đối thoại khoảng 20 câu.

46%

47%

2% 5%

Bộc lộ cảm xúc Quen miệng xúc phạm, công kích người khác khác

Biểu đồ 1 2 Mục đích sử dụng hành vi nói tục, chửi thề

Trang 11

kiểu như trong giao tiếp ấy, họ thường xuyên nói tục chửi thề rất nhiều.” Một sinh viên khác

cho rằng “Thật ra thì sẽ có hai kiểu người, kiểu là do người ta quen miệng, cứ đụng đâu người

ta cũng nói Còn kiểu thứ hai là khi gặp bạn bè người ta mới nói thôi.” (V.D.A – sinh viên

năm nhất, ngành Đông phương học Mục đích này trong quá trình phỏng vấn sâu được nhiều bạn sinh viên nói rằng do thói quen và việc bộc lộ xúc cảm ra bên ngoài nên sử dụng những

từ tục tĩu trong vô thức Bên cạnh đó, mục đích xúc phạm, công kích người khác cũng được

đề cập trong phần câu trả lời của khảo sát, số lượng sinh viên lựa chọn câu trả lời này chiếm 2% Dù đây chỉ là một phần nhỏ nhưng cũng đã thể hiện được đây là điều đáng buồn, đáng quan ngại khi có tới 2% sinh viên sử dụng với mục đích xúc phạm, công kích người khác, dù rằng các bạn đều biết đây là hành vi không nên Còn đối với các bạn chọn phương án khác thì

đa số các bạn đều nói rằng việc bản thân không sử dụng các từ tục tĩu trong lời nói của mình hoặc có bạn thì lại ghi việc bản thân đang hạn chế nói tục, chửi thề nên không có mục đích sử

dụng

Ở các câu hỏi trong phỏng vấn sâu, nhóm tôi đặt ra các câu hỏi xoay quanh các cuộc nói chuyện thường ngày của sinh viên và nhận thấy một điều rằng hành vi nói tục, chửi thề luôn diễn ra trong các cuộc nói chuyện dù ít hay nhiều cũng làm cho không khí của cuộc nói chuyện thoải mái, vui vẻ Và dường như là thứ không thể thiếu trong các cuộc trò chuyện giữa các bạn sinh viên ở mọi ngành trong trường Đại học Văn Lang chứ không riêng gì sinh viên năm nhất của khoa Xã Hội và Nhân Văn trong trường Việc các bạn sử dụng vì thói quen trong vô thức hoặc bộc lộ cảm xúc thì không quá xấu nhưngs nếu tần suất bị đẩy lên cao thì

sẽ gây ảnh hưởng đến bộ mặt của khoa

Vậy khi sử dụng những ngôn từ như thế thì có gây ảnh hưởng thể nào đến bộ mặt của khoa hay không? Phần phỏng vấn sâu sau đây của nhóm tôi đã trả lời câu hỏi này, P.V.A.T –

sinh viên năm nhất, ngành Tâm lý học cho biết rằng “dựa vào cái tên khoa mà bản thân các

bạn cứ nói tục, chửi tục nhiều thì người khác nhìn vào sẽ đánh giá khoa mình có những bạn

vô ý thức và không có tính kỹ luật thì sẽ làm mất mặt của khoa, nên là mình sẽ không ủng hộ hành vi đó.” Tóm lại, qua phần phỏng vấn sâu các bạn có thể nhận thức được với các hành vi

nói tục, chửi thề ở tần suất cao như thế sẽ gây ảnh hưởng đến bộ mặt của khoa và có thể ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà trường

Ngoại trừ những nguyên nhân từ những tác động tiêu cực này ảnh hướng như thế nào đối với cá nhân sinh viên cũng như các mối quan hệ xung quanh của sinh viên đó, nên nội dung trong câu hỏi tiếp theo được nhóm đặt ra trong bảng khảo sát Nhóm đã đặt ra các câu hỏi về cảm nhận của các bạn đối với 2 tình huống là cuộc trò chuyện giữa cá nhân và cá nhân với cuộc trò chuyện giữa cá nhân với nhóm Với câu trả lời dựa theo 5 thang bậc như ghét, không thích, bình thường, thích và rất thích Từ đó, ta sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về tác

Trang 12

động tiêu cực của thực trạng về hành vi nói tục, chửi thề ở sinh viên năm nhất, khoa Xã Hội

và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang

Với câu hỏi về cảm nhận của cuộc nói chuyện giữa cá nhân với cá nhân theo dựa theo biểu đồ trên thì ở các bạn có tới 71% các bạn xem cuộc đối thoại đó là bình thường, còn lại

cả thích và rất thích có tỷ lệ phần trăm bằng nhau là 9% Tuy nhiên, cũng có 11% là không thích và không có ghét việc giao tiếp ở tần suất thấp này Vậy, lý do gì dẫn đến việc có xuất hiện lựa chọn không thích và ghét, điều này đã được chứng minh trong một câu trả lời phỏng

vấn sâu của bạn V.T.L – sinh viên năm nhất, ngành Tâm Lý Học cho rằng “không chỉ xét

trong bối cảnh sinh viên khoa xã hội và nhân văn, nếu bản thân tui gặp một số người khác, sinh viên khác, người lạ hoặc người thân quen mà trong cuộc nói chuyện đó, hsọ liên tục sử dụng các câu từ không được lịch sự thì họ sẽ khiến cho tui cảm thấy không có thiện cảm cho lắm Tất nhiên rằng là họ có mục đích khác, hoặc do bản thân tui là người thân thiện, dễ tính nên là họ mới theo thói quen dẫn đến việc họ sử dụng các câu từ tục tĩu như Nhưng nếu trong cuộc gặp mặt đầu tiên mà họ lại sử dụng các câu từ ấy thì họ có thể sẽ để lại các ấn tượng xấu vậy và từ đó bản thân tui sẽ có thiên hướng né tránh họ khi bản thân tui thấy họ sử dụng các từ tục tĩu khác nhiều.” Chính vì sợ sẽ gây ấn tượng xấu về hình ảnh cá nhân và sẽ bị xa

lánh bởi các bạn sinh viên khác nên các bạn có lựa chọn không thích khi phải tiếp xúc với các bạn có tần suất nói thấp hoặc không có

Vậy nếu câu hỏi ở trường hợp cá nhân và cá nhân ở tần suất cao (1 – 3 câu/1 lần) thì kết quả nhóm thu được như sau

Biểu đồ 1 4 Cuộc đối thoại giữa cá nhân với

cá nhân ở tần suất cao (1 – 3 câu/1 lần)

Trang 13

Theo biểu đồ này ta thấy có tới 63% là không thích khi giao tiếp với các bạn ở tần suất cao, tuy vậy vẫn có 30% các bạn cảm thấy bình thường Ở trường hợp này có thể là đám bạn thân thiết nên việc xuất hiện tần suất sử dụng các từ tục tĩu ở đây khá cao, nếu dựa vào yếu tố này thì chỉ giải thích được 30% bình thường và 7% thích Còn với 63% không thích ấy là do

ở các bạn không muốn tiếp xúc với những lời tục tĩu quá nhiều và các tác nhân tiêu cực giữa

cá nhân với cá nhân trong một cuộc tranh luận bị đẩy đi xa dẫn đến một bên sử dụng quá nhiều từ tục tĩu nhằm bảo vệ quan điểm cũng như hạ thấp người khác xuống, lúc này mục đích sử dụng không phải là bộc lộ cảm xúc nữa mà là vừa bộc lộ cảm xúc vừa xúc phạm, công kích người khác bảo vệ cho luận điểm của cá nhân còn bên còn lại sẽ cảm thấy khó chịu và muốn dừng cuộc trò chuyện này Hậu quả nặng nề là giữa hai bạn sẽ không còn muốn nói chuyện với nhau nữa Vấn đề này sẽ có diễn ra trong cuộc sống đời thường, trong những cuộc tranh luận mà nhóm tôi quan sát được

Giữa cá nhân và cá nhân dễ xảy ra các hiềm khích khi tranh luận với nhau, vậy với cá nhân với nhóm thì kết quả như thế nào Cùng với câu hỏi tương tự và dựa theo biểu đồ trên thì có thể thấy được tỷ lệ không thích ở nhóm có tần suất nói tục cao là 51%, bên cạnh đó cũng có 35% các bạn cảm thấy bình thường với điều đó và trong đó có 14% là ghét và không

có bạn nào chọn rất thích hoặc thích hành vi nói tục, chửi thề ở tần suất này Điều này cho ta thấy được là phần lớn các bạn đều không thích ở trong việc chung nhóm với các bạn có tần suất nói tục, chửi thề cao nhưng bên cạnh đó thì vẫn có một số bạn vẫn thấy việc đó rất bình thường, lý giải việc này cũng có thể dựa theo mối quan hệ giữa các bạn rất thân thiết nên việc này chỉ là để tạo không khí của cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ hơn

Trang 14

Còn với nhóm có tần suất nói tục thấp thì tỷ lệ ngược lại hoàn toàn, có tới 61% các bạn thấy việc chung nhóm với các bạn có tần suất nói thấp là việc bình thường và có một số bạn thích chung nhóm với các bạn có tần suất thấp chiếm 21% Bên cạnh đó có 13% là không thích, 5% là ghét và 11% là rất thích Ở 13% không thích và 5% ghét lý do cũng giống như phần khảo sát giữa cá nhân với cá nhân có tần suất thấp, ở trường hợp xã giao mới quen nhau

ở một lớp học mới hoặc các bạn khác ngành khi học chung các môn đại cương thì thường sẽ được giảng viên sắp nhóm sẵn dẫn đến các bạn đều không quen biết nhau nên thường giữa các bạn không muốn nói những từ tục tĩu tần suất sẽ thấp đi so với khi nói chuyện với nhóm bạn thân thiết

Tuy nhiên, ở hai cuộc phỏng vấn sâu thì các bạn có nêu ý kiến về việc nói tục, chửi thề

ở sinh viên không xấu và tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng sinh viên, đó là cách giao tiếp đời thường do sự tiếp xúc với các tác động từ gia đình, xã hội và bạn bè Điều này đã được chứng minh trong câu trả lời phỏng vấn sâu của bạn V.T.L – sinh viên năm nhất, ngành

Tâm Lý Học “tui xin được trích một phần ý nghĩa của cuộc trò chuyện mà tui có đọc phải thì

việc chửi thề không phải là xấu cũng chẳng phải là tốt mà nó là một cách mà họ giãi bày các cảm xúc một cách tức thời Ví dụ như trong một khoảnh khắc mà mình tức giận hay tiêu cực thì đột nhiên bản thân mình lại thốt ra cái câu từ nói cục, chửi thề trong một khắc đó, bản thân mình sẽ cảm thấy nhẹ lòng đi một chút trong một thời điểm tức thời thôi Thì trong một mối quan hệ bạn bè bình thường thì việc này được xem là hiển nhiên ý” Do việc giao tiếp

này diễn ra thường ngày và lặp đi lặp lại dẫn đến việc nó hình thành một thói quen ở các bạn

và theo quan sát của nhóm tôi thì dường như các bạn sinh viên năm nhất, khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang đang hạn chế lại tần suất nói tục của bản thân, tạo ra các cuộc giao tiếp vui nhộn, không khí trò chuyện vui tươi mà không cần dùng tới những từ tục tĩu để tạo tiếng cười Tạo nên các thói quen tốt hơn ở cộng động sinh viên năm nhất, khoa Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Văn Lang

Bên cạnh đó, nhóm cũng có hỏi các bạn ở thêm ở trường hợp nếu trong cuộc nói chuyện giữa các bạn với nhau không xuất hiện từ tục tĩu thì các bạn cảm thấy thế nào Thì kết quả thu được 55% các bạn cảm thấy việc này bình thường, 20% thích và 11% rất thích Chỉ có 14%

là không thích Lý giải cho điều này thông qua câu trả lời phỏng vấn của bạn V.T.L – sinh

Ngày đăng: 22/07/2024, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w