1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút quản lý và sử dụng vốn oda tại thành phố hà nội

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội
Tác giả Lê Quý Huy Hoàng, Lục Thị Liên, Nguyễn Anh Tú, Đào Xuân Dũng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Bảo
Trường học Trường Đại học Xây Dựng
Chuyên ngành Tài chính dự án
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 734,44 KB

Nội dung

Khái niệm và vai trò nguồn vốn ODAa Khái niệmODA là một hình thức hợp tác phát triển của các nước đã công nghiệp hoá và các tổchức quốc tế với các nước đang và chậm phát triển.. ODA là c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DỰ ÁN

CHỦ ĐỀ:

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN BẢO

HỌC VIÊN : LÊ QUÝ HUY HOÀNG - 2212057

LỤC THỊ LIÊN - 2212060

NGUYỄN ANH TÚ - 2212068

ĐÀO XUÂN DŨNG - 2212047

HÀ NỘI – 9/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DỰ ÁN

CHỦ ĐỀ:

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN BẢO

HỌC VIÊN : LÊ QUÝ HUY HOÀNG - 2212057

LỤC THỊ LIÊN - 2212060

NGUYỄN ANH TÚ - 2212068

ĐÀO XUÂN DŨNG - 2212047

Trang 3

MỤC LỤC

1 Một số vấn đề chung về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại

Việt Nam 2

1.1 Khái niệm và vai trò nguồn vốn ODA 2

1.2 Khái quát tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam 4

2 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội 8

2.1 Tình hình vận dộng, thu hút và thực hiện vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội 8

2.2 Đánh giá tình hình quản lý thực hiện các dự án ODA ở Hà Nội 9

3 Các giải pháp nâng cao khả năng thu hút và sử dụng vốn ODA trên địa bàn Hà Nội 11

3.2 Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức quốc tế ở cấp trung ương 11

3.3 Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức quốc tế ở thành phố Hà Nội 12

4 Kết luận 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌN Hình 1 Cam kết và thực hiện ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993- 2001 5

Hình 2 Cam kết và thực hiện ODA tại Việt Nam thời kỳ 2010- 2019 5

Hình 3 Cam kết và thực hiện ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993- 2020 6

Hình 4 Cơ cấu vốn ODA thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 7

Trang 4

1 Một số vấn đề chung về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

1.1 Khái niệm và vai trò nguồn vốn ODA

a) Khái niệm

ODA là một hình thức hợp tác phát triển của các nước đã công nghiệp hoá và các tổ chức quốc tế với các nước đang và chậm phát triển ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay với điều kiện ưu đãi của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và cá tổ chức phi chính phủ cho các nước đang và chậm phát triển

Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát trển chính thức (Official Development Assistance- ODA) là hình thức chuyển giao nguồn vốn (tiền tệ, công nghệ…) từ các nước công nghiệp phát triển, từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB ,…) các tổ chức của hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO) gọi chung là các đối tác tài trợ nước ngoài cho các nước đang và chậm phát triển gọi chung là bên tiếp nhận tài trợ

Theo Điều 1 và Khoản 19 Điều 3 trong Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội

b) Các hình thức của ODA

+ Phân theo nguồn vốn:

Theo khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn ODA bao gồm các loại sau:

- Vốn ODA không hoàn lại: Là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự

án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển thể chế, tăng cường năng lực các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua việc cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ nghiên cứu, điều tra

cơ bản (báo cáo tổng quan, lập quy hoạch…) chuẩn bị và theo dõi thực hiện đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi, khả thi…) Hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế bằng hàng hoá Tín dụng ưu đãi theo dự án nhằm thực hiện các công trình xây dựng, lắp đặt trang thiết bị hoặc chỉ cung cấp thiết bị Nội dung dự án có thể bao gồm cả dịch vụ

tư vấn, chương trình đào tạo cán bộ cho Việt Nam Viện trợ chương trình nhằm lồng ghép một hoặc nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án

- Vốn vay ODA: Là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc Vốn vay ODA gồm 2 loại: ODA cho vay ưu đãi và

Trang 5

ODA cho vay hỗn hợp ODA cho vay ưu đãi (còn gọi là tín dụng ưu đãi): là các khoản ODA cho vay đạt yếu tố không hoàn lại ít nhất 25% giá trị khoản vay, thường quy định cụ thể các điều kiện cho vay ưu đãi ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại (hoặc ODA cho vay

ưu đãi) và một phần tín dụng thương mại theo điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế

và phát triển (OECD)

Nguồn vốn vay ưu đãi tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong các ngành giao thông, năng lượng, phát triển nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường …

- Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 114/2021/ NĐ-CP

+ Phân theo phương thức sử dụng:

- Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ

- Hỗ trợ theo chương trình: khoản ODA được cung cấp để thực hiện một chương trình nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu với một tập hợp các dự án trong một thời gian xác định tại các địa phương cụ thể

- Hỗ trợ kỹ thuật: Nhằm giúp phát triển thể chế, tăng cường năng lực của các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp một số trang thiết bị, nhận đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc

ở nước ngoài tại các khoá học ngắn hạn dưới một năm, hỗ trợ nghiên cứu điều tra

cơ bản( như lập quy hoạch, báo cáo nghiên cứu khả thi…) Một số hỗ trợ kỹ thuật

có thể bao gồm một hoặc tất cả các nội dung nói trên

- Hỗ trợ theo dự án: ODA được cung cấp để thực hiện các dự án xây dựng cơ bản bao gồm xây lắp, trang thiết bị hoặc chỉ thuần tuý cung cấp thiết bị Trong nội dung

dự án xây dựng cơ bản có thể bao gồm dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc gửi ra nước ngoài Hỗ trợ theo dự án là hình thức chủ yếu của ODA

c) Vai trò của ODA

Đối với những các nước nhận hỗ trợ, ODA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang diễn ra mạnh

mẽ, đòi hỏi lượng đầu tư lớn Nguồn vốn ODA giúp tạo cơ sở hạ tầng kinh tế vững chắc, phục vụ cho sự phát triển Cụ thể, ODA có vai trò quan trọng trong việc khai thác triệt để tiềm năng kinh tế, chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ công nghệ và kiến thức, tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh, hỗ trợ phát triển thể chế, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp học bổng đào tạo Đồng thời, ODA giúp xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng

Trang 6

Đối với các nước tài trợ, mục tiêu kinh tế và chính trị là động lực chính cho hoạt động ODA Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các nước đang phát triển trở nên hấp dẫn với nguồn tài nguyên và thị trường tiêu thụ tiềm năng Sự phát triển công nghệ và sản xuất nhanh chóng cũng tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn Các nước tài trợ sử dụng ODA để thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác với các nước nhận ODA, thông qua các dự án tập trung vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác Giai đoạn phát triển, ODA thường bao gồm khắc phục khó khăn ban đầu của các nước nhận hỗ trợ, sau đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm quốc gia tài trợ, và cuối cùng là đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao để mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị trường Tổng cộng, ODA mang lại lợi ích cho cả hai bên, cả về mặt kinh tế và chính trị, và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại và phát triển toàn cầu

1.2 Khái quát tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam

a) Những quy định của Việt Nam về quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA

Nghị định số 114/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

Quyết định 2109/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025”

b) Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Từ năm 1993, Việt Nam hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm:

28 nhà tài trợ song phương

23 nhà tài trợ đa phương

Thời kỳ 2016 - 2020:

Tổng vốn ODA ký kết đạt 12,99 tỷ USD

Tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 13,6 tỷ USD

Thời kỳ 2011 - 2015, Việt Nam hiện có 59 nhà tài trợ, bao gồm:

28 nhà tài trợ song phương

31 nhà tài trợ đa phương:

Năm 2021:

Tổng vốn ODA ký kết đạt 328,17 triệu USD

Tổng vốn ODA giải ngân ước đạt 596,64 triệu USD

Tính chung cả giai đoạn 1993 - 2020, thông qua 20 Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam và 7 Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc

tế đã cam kết cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên đến 78,2 tỷ USD (trong đó:

Trang 7

các khoản viện trợ không hoàn lại là 11,647 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng số vốn; các khoản vay ưu đãi với 66,553 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn cam kết)

Hình 1 Cam kết và thực hiện ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993- 2001

Hình 2 Cam kết và thực hiện ODA tại Việt Nam thời kỳ 2010- 2019

Trang 8

Hình 3 Cam kết và thực hiện ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993- 2020

Trang 9

Trong 27 năm qua các nhà tài trợ đã ký kết cung ứng vốn ODA cho Việt Nam với tổng

số vốn là 86.570,62 triệu USD; số vốn đã giải ngân là 65.373 triệu USD Số vốn giải ngân chậm, chiếm 75,51% trên tổng số vốn ký kết, gần 25% số vồn còn lại bị tồn đọng, làm cho tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế khả năng trả nợ, ảnh hưởng xấu đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Về diễn biến quy mô vốn ODA trong giai đoạn 1993-2020, biểu đồ 1 cho thấy, từ năm

1993 đến 2015 số vốn ODA ký kết và giải ngân có xu hướng tăng dần qua các năm Thời kỳ 2010-2015, số vốn ký kết và giải ngân cao nhất, riêng năm 2014 số vốn giải ngân lên đến 5.655 triệu USD, cao nhất trong suốt các thời kỳ Từ năm 2016 đến 2020 vốn ODA có xu hướng giảm dần, đến năm 2019 giải ngân 1.654 tỷ USD và đến 2020 giải ngân 424 tỷ USD, mức rất thấp so với những năm trước đó, vì Việt Nam đã thoát

ra khỏi các nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình nên tính chất

ưu đãi của vốn ODA giảm đáng kể

Hình 4 Cơ cấu vốn ODA thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020

Trang 10

Vốn ODA trong thời kỳ 2011-2020 được đầu tư vào các ngành giao thông vận tải khoảng 33 %; đầu tư vào môi trường và phát triển nguồn nhân lực khoảng 23 %; đầu

tư vào năng lượng và công nghiệp khoảng 14,5%; đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo khoảng 10,2 %; đầu tư vào các ngành y tế, xã hội, giáo dục đào tạo khoảng 9%; còn lại 10,3 % đầu tư vào các ngành khác Như vậy, có khoảng 57,7% được đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Có khoảng 42,3 % được đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, phát triển nhân lực có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hoặc không trực tiếp tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

2 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội

2.1 Tình hình vận dộng, thu hút và thực hiện vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội

a) Khái quát thu hút và sử dụng vốn ODA trên địa bàn Hà Nội

Về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31-5-2017, thành phố Hà Nội đã thu hút và triển khai 104 dự án ODA với giá trị tài trợ cam kết khoảng 5.063,36 triệu USD, trong đó, giá trị đã ký kết là 3.143,37 triệu USD, đã giải ngân 1.167,39 triệu USD, đạt 37,14% giá trị ký kết Giá trị ký kết ODA không hoàn lại

là 261,93 triệu USD, chiếm 8,33% trong tổng số vốn đã ký; ODA vốn vay và vốn vay

ưu đãi là 2.881,44 triệu USD, chiếm 91,67% Trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, thành phố Hà Nội xác định việc huy động nguồn vốn ODA và vốn vay

ưu đãi cần tiếp cận linh hoạt theo hướng sử dụng tối đa các khoản vay ODA, kết hợp với viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi(6)

Tính chung hằng năm đối với Hà Nội, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 15% tổng vốn ngân sách và chiếm khoảng 3% tổng đầu tư xã hội Hầu hết các dự án ODA đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối quan trọng ít có khả năng sinh lời trực tiếp,

Trang 11

nhưng các dự án ODA đã đóng góp tăng trưởng GDP của thành phố, xây dựng các khu tái định cư và các khu đô thị mới, giải quyết được nhiều việc làm và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước, đẩy mạnh sản xuất và phúc lợi xã hội, cải thiện mời trường sống

b) Các lĩnh vực thu hút đầu tư

Các dự án ODA tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu, như: phát triển hạ tầng giao thông

đô thị (chiếm khoảng 56%); cấp, thoát nước và xử lý nước thải (31,8%); môi trường, y

tế, giáo dục, văn hóa, giáo dục văn hóa (chiếm khoảng 6%); còn lại là các lĩnh vực khác

c) Các nhà tài trợ cho thành phố Hà Nội

Ngân hàng thế giới World Bank

Nhật Bản

Hàn Quốc

Liên minh châu Âu EU

Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)

Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)

d) Tình hình thực hiện dự án trọng điểm Hà Nội

Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5km, trong đó 8,5km chạy trên cao và 4km chạy ngầm dưới lòng đất Tổng mức đầu tư dự án sau⁴ Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là 1.176 triệu euro, trong đó vốn vay ODA gần 959 triệu euro, vốn đối ứng trong nước khoảng 218 triệu euro Vốn ODA này được hỗ trợ từ Ngân hàng đầu tư châu Âu, Chính phủ Pháp, và Ngân hàng phát triển châu Á Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây, Hà Nội đã đề xuất nâng tổng mức đầu tư mới của dự án lên 34.826 tỷ đồng, tương ứng tăng 1.916 tỷ đồng Trong số này, ngân sách thành phố tăng 3.895,93

tỷ đồng và giảm vốn vay ODA 1.979,93 tỷ đồng Thủ tướng nhất trí với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án metro Nhổn - ga Hà Nội từ năm 2009 đến 2027, kéo dài 5 năm so với kế hoạch trước đó

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long: Dự án này do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có chiều dài 5,36km, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng chiều dài 5,367km, trong đó chiều dài phần đi trên cao là 4,591km Dự án này được khởi công vào tháng 1/2018 với tổng số vốn đầu tư là hơn 5.300 tỷ đồng Tuy nhiên, tiến độ hoàn thành dự án đã bị lùi lại so với kế hoạch ban đầu Thay vì hoàn thành vào tháng 8-2020, dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã được điều chỉnh lùi tiến độ đến tháng 1220203 Đến tháng 92020, các nhà thầu đã hoàn thành cầu cạn Mai Dịch

Trang 12

-cầu đô thị hai bên nhằm tăng năng lực kết nối của -cầu Mai Dịch với đường vành đai 3 trên cao Tổng mức đầu tư của hạng mục này dự kiến hơn 348 tỉ đồng Trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản hơn 291 tỉ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam hơn 56,7 tỉ đồng Thi công từ quý 4-2022 đến quý 1-2024

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) được phê duyệt năm 2008 Tuyến này có tổng chiều dài 11,5km gồm 3 ga trên cao và 7 ga ngầm Chủ đầu tư của tuyến là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và tuyến sử dụng vốn từ nhà tài trợ JICA2.Tuy nhiên, dự án này đã chậm tiến độ 12 năm và đội vốn khoảng 16.000 tỉ đồng Dự án đã được điều chỉnh và thực hiện đúng tiến độ để đưa vào sử dụng vào năm 20275 Tổng mức đầu tư của dự án sau khi điều chỉnh từ 19.555 tỷ đồng lên 35.679 tỷ đồng1 Lũy kế giải ngân đến tháng 8/2021 chỉ đạt 974 tỷ đồng

2.2 Đánh giá tình hình quản lý thực hiện các dự án ODA ở Hà Nội

Tình hình quản lý thực hiện các dự án ODA ở Hà Nội đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn một số thách thức và điểm yếu cần được cải thiện

Tiến bộ trong quản lý và triển khai dự án ODA: Thành phố Hà Nội đã có những tiến

bộ lớn trong việc quản lý và triển khai các dự án ODA Có sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo, và các dự án trọng điểm được theo dõi và triển khai khẩn trương

Công tác xúc tiến và kêu gọi tài trợ: Hà Nội đã thành công trong việc kêu gọi tài trợ cho nhiều dự án ODA tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực quan trọng khác

Triển khai và theo dõi dự án: Các dự án ODA của Hà Nội đã được triển khai khẩn trương để hoàn thành đúng kế hoạch đặt ra Có sự theo dõi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, và các cuộc họp kiểm điểm định kỳ giữa các bên liên quan được

tổ chức để xử lý các vấn đề phát sinh

Thành tựu trong các dự án ODA: Các dự án ODA đã đạt được nhiều kết quả tốt và đóng góp đáng kể vào cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố ( cầu Nhật Tân,

…)

Mở rộng hợp tác và tiềm năng: Thành phố đã mở rộng hợp tác với nhiều nhà tài trợ mới, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa thủ đô

Tăng cường năng lực và đào tạo: Năng lực của các cơ quan quản lý đã được tăng cường thông qua đào tạo và nâng cao kiến thức về quá trình chuẩn bị dự án, đấu thầu, phân tích và đánh giá dự án

Tuy nhiên, còn một số thách thức và điểm yếu cần được chú ý và cải thiện

Ngày đăng: 06/08/2024, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w